intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:386

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2 gồm có nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong một số lĩnh vực chủ yếu qua thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; Định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 2

  1. 91 Chương 2 NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU QUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2020 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Trong lĩnh vực kinh tế, nội dung phần này của cuốn sách tập trung đề cập đến một số vấn đề chủ yếu sau: về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; về chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu; về phát triển các thành phần kinh tế, về quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng. 1. Đánh giá khái quát về nhận thức lý luận 1.1. Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Những bước tiến, những kết quả chủ yếu về mặt nhận thức Về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Tiếp tục quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của các nhiệm kỳ
  2. 92 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... trước, giai đoạn 2011-2020 Đảng ta đã có những bước phát triển quan trọng trong nhận thức về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đã chỉ rõ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó trong phát triển nền kinh tế thị trường, phải tạo điều kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất; phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đại hội XI của Đảng đã xác định hoàn thiện thể chế kinh tế là một trong ba đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XII và Nghị quyết Trung ương 11 ngày 03/6/2017 (khoá XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ hơn: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập
  3. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 93 quốc tế. Nêu lên phương hướng hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế với 6 định hướng cơ bản1; bảo đảm đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Điều đó thể hiện bước tiến trong nhận thức về nội hàm, bước đi, lộ trình của quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội: Mặc dù, trong thực tiễn luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, song phải đến Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội mới chính thức được đề cập trong văn kiện Đảng. Đây là một bước tiến quan trọng về nhận thức, trong đó nêu rõ Nhà nước đóng vai trò định hướng, kiến tạo xây dựng và hoàn _________ 1. (1) Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; (2) Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh; (3) Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; (4) Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường; (5) Hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; (6) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
  4. 94 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, sử dụng các công cụ, chính sách, nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Thị trường, được tôn trọng và vận dụng trong phát triển kinh tế. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải phù hợp với cơ chế thị trường. Thị trường là cơ sở xác định giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Xã hội, nhất quán chủ trương coi nhân dân - chủ thể của xã hội chính là chủ thể phát triển kinh tế và chủ thể thụ hưởng thành quả của kinh tế thị trường; là chủ thể tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng, Nhà nước, nhất là về các chính sách kinh tế, về quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và người dân chủ động phát huy vai trò trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật. Các hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp xã hội, các cơ sở trợ giúp xã hội, quỹ xã hội... tham gia cung ứng các dịch vụ xã hội công ích, giúp nhà nước giám sát, điều tiết thị trường, góp phần bảo vệ, bảo đảm lợi ích thiết yếu của các thành viên xã hội, đặc biệt là người lao động và các tầng lớp dễ bị tổn thương trước những rủi ro, thất bại của thị trường.
  5. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 95 Về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Nhận thức ngày càng rõ hơn về yêu cầu và tầm quan trọng phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đại hội XI (năm 2011) của Đảng tiếp tục coi trọng vấn đề năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời xác định phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Đại hội XII (năm 2016) của Đảng đã nhận thức phải gắn năng lực cạnh tranh với nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, gắn với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững1. Dấu mốc quan trọng nhận thức về nâng cao năng lực cạnh tranh thể hiện trong Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, trong đó thể hiện toàn diện các nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh phải thực hiện những chính sách lớn như: i) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; ii) Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược; iii) Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; iv) Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm; v) Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, _________ 1. “Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có văn minh công nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất và đời sống xã hội; phát triển nhanh và bền vững phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn”.
  6. 96 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; vi) Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hóa; vii) Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; viii) Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Tiếp theo, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành 03 nghị quyết có đề cập đến năng lực cạnh tranh1. Những đổi mới nhận thức đó đã tạo cơ sở nền tảng cho việc ra đời hàng loạt cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Về cơ chế phân bổ nguồn lực: Cơ chế phân bổ nguồn lực dựa vào thị trường tiếp tục có những bước tiến quan trọng về nhận thức, coi trọng vai trò của cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn lực. Từ Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định trong Văn kiện: “thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy _________ 1. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng đưa ra mục tiêu cụ thể là: “Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4”. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước”. Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đề ra quan điểm: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác”.
  7. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 97 động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường”1. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhấn mạnh: “... huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường”2. Để làm được việc này cần: “đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 3 đột phá chiến lược... Phát triển đồng bộ và lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động sản...”3. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, tháng 5/2017 chỉ rõ yêu cầu cụ thể hóa cơ chế tiếp cận nguồn lực: “Thực hiện bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... Hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn đạt hiệu quả cao, có tác động lan tỏa”4. 1.1.2. Những hạn chế, bất cập về nhận thức lý luận Về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: i) Nhận thức chưa đầy đủ về nội hàm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là sự phù hợp giữa các quy luật của kinh tế thị trường với bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng _________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.25-26. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XII, http://dantri.com.vn/chinh-tri/toan-van-phat-bieu-be-mac-hoi- nghi-trung-uong-4-khoa-xii-20161014154916592.htm. 4. Báo Hà Nội mới, ngày 05/6/2017.
  8. 98 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... giai đoạn, về hệ tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có nhiều điểm thiếu rành mạch và còn có nhiều ý kiến khác nhau, như về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước, của kinh tế tập thể; ii) Chưa có sự thống nhất nhận thức cao về mô hình thể chế kinh tế thị trường; về nội hàm của khái niệm “quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp”. Chưa nhận thức thật đầy đủ đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”; iii) Nhận thức chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân...) gắn với các thành phần kinh tế còn những nội dung chưa đủ rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau và còn nhiều vấn đề chưa thật phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập1. Cho đến nay, chưa có sự đồng thuận về một số luận điểm cơ bản liên quan đến sở hữu, như chưa phân biệt rõ ràng các khái niệm “chế độ sở hữu” và “hình thức sở hữu”. Còn nhận thức coi kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế2. Việc xác định chức năng, vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước còn có những nội dung chưa đúng, vừa làm yếu vị thế của nó vừa tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. _________ 1. Chế độ sở hữu ở nước ta hiện nay còn những vấn đề chưa phù hợp với lý luận và thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, có ba chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trong khi đó về lý luận, cũng như về thực tiễn kinh tế thị trường thế giới chỉ có hai chế độ sở hữu là công hữu và tư hữu, tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. 2. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới là thành phần kinh tế (Tọa đàm về thành phần kinh tế tại Hà Nội, ngày 10/6/2020).
  9. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 99 Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội: Nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa thể hiện tính đồng bộ, hệ thống, gắn kết với nhau trong thể chế phát triển, còn bị chia cắt. Tính chế định lẫn nhau giữa ba chủ thể này với nhau như thế nào cũng chưa được làm rõ đầy đủ; còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, như: nội dung và hình thức thể hiện của các quan hệ Nhà nước - xã hội, Nhà nước - thị trường, thị trường - xã hội còn nhiều điểm chưa đủ rõ; chủ thể xã hội ở đây còn được hiểu khác nhau. Nhận thức chưa rõ về các tiêu chí để xây dựng mối quan hệ này có hiệu lực, hiệu quả. Những yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ này chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Nhận thức về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng còn nhiều hạn chế: i) Chưa nhận thức rõ tính bức thiết và tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững; ii) Chưa nhận thức rõ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phải được thực hiện đồng bộ ở 3 cấp độ: vĩ mô, kinh tế vùng và doanh nghiệp; iii) Nhận thức về năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được xem xét từ góc độ cạnh tranh toàn cầu. Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của các yếu tố thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; iv) Chưa thấy rõ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia căn bản dựa trên nâng cao năng suất nội bộ của nền kinh tế và sự phát triển cân bằng giữa các vùng miền, bảo đảm xã hội phát triển hài
  10. 100 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... hòa, bền vững, không bỏ lại ai ở phía sau trong quá trình phát triển1. Nhận thức về cơ chế phân bổ nguồn lực cũng còn những bất cập: i) Chưa nhận thức rõ phân bổ và sử dụng nguồn lực phải hướng tới đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước; gắn với quá trình tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, gắn với việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược; tập trung cho những hướng phát triển chủ lực, mũi nhọn; ii) Chưa quán triệt đầy đủ nguyên tắc phân bổ nguồn lực phải kết hợp giữa Nhà nước với cơ chế thị trường, trong đó thị trường đóng vai trò chủ yếu, có sự tăng cường giám sát của xã hội; iii) Chưa nhận thức đầy đủ thể chế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực gắn liền với việc hoàn thiện thể chế vận hành các loại thị trường, các loại nguồn lực như: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ... để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực2. 1.2. Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu 1.2.1. Những bước tiến, những kết quả chủ yếu về mặt nhận thức Về đổi mới mô hình tăng trưởng: Sau 25 năm đổi mới, _________ 1. Xem Báo cáo tổng hợp Đề tài KX.04.11/16-20: “Nâng cao năng lực cạnh tranh...”. (Hội đồng Lý luận Trung ương). 2. Xem Báo cáo tổng hợp Đề tài KX.04.14/16-20: “Nhận thức và thực tiễn về cơ chế phân bổ nguồn lực...”. (Hội đồng Lý luận Trung ương).
  11. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 101 dư địa cho tăng trưởng theo chiều rộng cùng với sử dụng công nghệ lạc hậu, sản phẩm thô, giá trị thấp... đã gần như cạn kiệt, do đó, Đại hội XI của Đảng đã chủ trương, phải: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế... Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh”1... Từ những quan điểm trên, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã xác định tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp đó, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh... bảo đảm phát triển nhanh, bền vững... Kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ...”2. Đại hội nhấn mạnh “Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...”. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn”3; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, trong đó, tập trung nhất là “đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực”. _________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.107. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.280-281.
  12. 102 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... Về đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại: Nhận thức về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng có những nội dung mới. Nếu Đại hội IX (năm 2001) đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với chủ đề: “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”1, đến Đại hội X (năm 2006) đã đề ra chủ trương: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Đại hội XI (năm 2011) tiếp tục cụ thể hóa và phát triển các quan điểm, chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được đề ra trong các kỳ Đại hội trước2. Song đến Đại hội XII (năm 2016), xét thấy đến năm 2020 nước ta không có khả năng cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đảng ta đã “điều chỉnh” mục tiêu thành phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại3. Theo định hướng này, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm _________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.148. 2. Đó là: (i) Xác định rõ mục tiêu “đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”; (ii) Gắn việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn đến năm 2020 với nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; (iii) Định hướng phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại, coi trọng việc phát triển và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.90.
  13. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 103 2045 đã xác định “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; ... Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại”. Đồng thời chỉ rõ phải tăng cường năng lực tiếp cận những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tiếp tục thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu đầu tư công: Trong quá trình đổi mới, chủ trương tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng. Gần đây nhất, Nghị quyết số 12-NQ/TW khóa XII đã thể hiện nhận thức rõ hơn, sát thực tiễn hơn về doanh nghiệp nhà nước, như: khái niệm, vị trí, vai trò, phạm vi, ngành, lĩnh vực cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; tiêu chí đánh giá hiệu quả; định hướng cơ cấu lại; thực hiện chức năng chủ sở hữu... đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhận thức việc cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một quá trình thường xuyên, liên tục không chỉ nhằm xử lý những hạn chế, yếu kém hiện nay mà còn để doanh nghiệp nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng yêu cầu phải tiếp tục thu hẹp số lượng doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, đầu tư công cho thấy nhận thức mới và sự quyết tâm cao của Đảng trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả. Nhận thức rõ cơ cấu lại ngân hàng là một bộ phận hữu cơ trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; và để cơ cấu lại thị
  14. 104 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, cần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán và các loại thị trường; kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng giảm số lượng để có số lượng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Đảng ta chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, gắn với huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, theo thứ tự ưu tiên hợp lý, với quy hoạch và tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối. Đặt ra yêu cầu phải khẩn trương soát xét, điều chỉnh luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng. Về mối quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững: Quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Đại hội IX khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đại hội X xác định: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người. Đại hội XI nêu rõ một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Đại hội XII nhấn mạnh chủ trương: Phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu
  15. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 105 sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Như vậy, quan điểm phát triển nhanh, bền vững là một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước của Đảng trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nước ta cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững1. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay là phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. 1.2.2. Những hạn chế, bất cập về nhận thức lý luận Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng: Nhận thức chưa sâu sắc về sự cần thiết phát triển theo chiều sâu dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao; trên thực tế tư duy về phát triển theo chiều rộng vẫn còn chi phối mạnh; chưa nhận thức rõ để cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu, không chỉ cần hoàn thiện thể chế kinh tế là đủ (mặc dù đây là trọng tâm), mà cần xác định rõ phải đổi mới và hoàn _________ 1. Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; thành lập hội đồng phát triển bền vững quốc gia, xây dựng đề án thực hiện Chương trình nghị sự 21 và các mục tiêu Thiên niên kỷ và nhiều văn bản khác.
  16. 106 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... thiện đồng bộ thể chế phát triển cả về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và môi trường. Trong nhận thức, một mặt vừa có biểu hiện nôn nóng muốn thực hiện cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu thật nhanh, không thấy đó là một quá trình; mặt khác vừa có biểu hiện bảo thủ, muốn níu kéo, duy trì phát triển theo chiều rộng do bệnh thành tích thúc đẩy tăng trưởng về số lượng. Chưa có một chiến lược cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng đáp ứng - thích ứng có hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam trong từng giai đoạn. Về đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại: Về mặt nhận thức, các quan điểm và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trải qua nhiều thời kỳ được phát triển và bổ sung, song vẫn còn thiếu tính cụ thể, phù hợp trong các mục tiêu, nội dung trong từng giai đoạn. Còn lúng túng trong việc xác định mô hình và bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn đang ở dạng khái niệm, chưa cụ thể hóa thành tiêu chí nước công nghiệp của Việt Nam. Cách hiểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chủ yếu thiên về phát triển các ngành công nghiệp, lĩnh vực công nghiệp, mà chưa thấy rõ đây là quá trình hiện đại hóa phương thức phát triển trong tất cả các lĩnh vực; nhận thức chưa thống nhất giữa các ngành, các cấp, giữa Trung ương và địa phương dẫn tới những chính sách thiếu nhất quán, phân tán và có tính hiệu quả thấp. Chưa có tư duy phối hợp hiệu quả giữa giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực với quá trình công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường.
  17. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 107 Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân hàng, cơ cấu lại đầu tư công: Chưa có sự nhận thức thống nhất về vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước. Các bộ, ngành và địa phương chưa quán triệt sâu sắc, chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện. Nhận thức về tầm quan trọng, nội dung của cơ cấu lại đầu tư công chưa đầy đủ, sâu sắc, do đó chưa quyết liệt chỉ đạo thực hiện; cơ cấu lại đầu tư công vẫn chưa được nhận thức đầy đủ theo quan điểm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Chưa có tầm nhìn xa trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư, vẫn còn bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối. Chưa nhận thức đầy đủ cơ cấu lại ngân hàng là một phần trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại đầu tư công; chủ sở hữu các tổ chức tín dụng chưa nhận thức đầy đủ rằng việc cơ cấu lại, đổi mới như là một tất yếu khách quan để định hướng chiến lược cho sự tồn tại, phát triển lâu dài, an toàn, hiệu quả, bền vững của hệ thống ngân hàng. Về mối quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững: Nhận thức về mối quan hệ này vẫn còn nhiều bất cập, chưa nhận thức đầy đủ bản chất và nội hàm của mối quan hệ giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững; trên thực tế các ngành, các cấp còn nhìn nhận tách biệt phát triển nhanh với phát triển bền vững, phát triển nhanh thiên về quy mô số lượng; chưa nhận thức đầy đủ phát triển nhanh và bền vững trong mối quan hệ hữu cơ giữa chính trị - kinh tế - văn hóa -
  18. 108 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... xã hội - môi trường, dẫn đến có những mâu thuẫn trong các mục tiêu phát triển, thiếu hiệu quả trong thực thi. 1.3. Về phát triển các thành phần kinh tế; về quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 1.3.1. Những bước tiến, những kết quả chủ yếu về mặt nhận thức Về phát triển các thành phần kinh tế: Nhận thức đã có những đổi mới quan trọng, từ phát triển đơn thành phần sang phát triển đa thành phần kinh tế; coi các thành phần kinh tế đều là những chủ thể cùng hợp tác, cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật; kinh tế quốc doanh và sau đó là kinh tế nhà nước (nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước) được xác định giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể (hợp tác xã) dần dần trở thành nền tảng; kinh tế tư nhân từ chỗ được coi là một động lực, đến Đại hội XII được xác định là một động lực quan trọng; coi các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, kinh tế tư nhân đều là những chủ thể xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển; đẩy mạnh phát triển các hình thức sở hữu hỗn hợp, công ty cổ phần, các hình thức hợp tác, đối tác công - tư... là những bước tiến, những kết quả chủ yếu rất quan trọng về mặt lý luận của Đảng ta. Nhận thức về quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng đã có những đổi mới quan trọng: trong Cương lĩnh của Đảng nêu rõ phương hướng: “Phù hợp với sự
  19. Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN... 109 phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu”1. Đại hội IX (năm 2001) tiến thêm một bước nhận thức, xác định: “Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội”2. Đại hội X (2006), đã nêu rõ hơn về đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa: “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”3. Đại hội XI, XII đã nhấn mạnh về việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất trong điều kiện mới, với phương châm đồng thời vừa tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế vừa “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững”4. Về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: Nhận thức về thể chế hợp tác xã nói chung, nhất là trong nông nghiệp ở nước ta trong 10 năm trở lại đây đã có những đổi mới quan trọng. Luật Hợp tác xã theo quan điểm mới (mới nhất là Luật hợp tác xã năm 2013) đã xác định ngày càng rõ _________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII,VIII, IX, X), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, P.I, tr.373. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), P.II, tr.69, 306. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.37.
  20. 110 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN... hơn, phù hợp hơn vị trí, vai trò khách quan của chủ thể kinh tế hộ gia đình, chủ thể hợp tác xã và mối quan hệ giữa hợp tác xã với các hộ thành viên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; nhận thức và chế định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của Nhà nước và các doanh nghiệp trong quan hệ với các hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình; nhận thức rõ hơn yêu cầu khách quan phải đẩy mạnh hình thành và phát triển các chuỗi liên kết bền vững giữa các hộ gia đình với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan khác trong quá trình phát triển. 1.3.2. Những hạn chế, bất cập về nhận thức lý luận Về phát triển các thành phần kinh tế: Nhận thức về các thành phần kinh tế vẫn còn những bất cập, có mặt thiên về giác độ chính trị - xã hội, chưa lấy nội hàm kinh tế - xã hội làm trọng tâm; còn thiếu nhất quán về tiêu thức xác định và nội dung các thành phần kinh tế. Tiêu thức được sử dụng không thuần túy chỉ là quan hệ sở hữu, mà còn là quy mô và nguồn gốc của sở hữu (chẳng hạn, trong khi thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân được xác định theo tiêu chí hình thức sở hữu, thì kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại được xác định theo nguồn gốc xuất xứ của sở hữu). Chưa nhất quán về cách phân định và tên gọi các thành phần kinh tế, như có văn kiện dùng thuật ngữ “kinh tế tư nhân”, có văn kiện sau dùng thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân”. Nhìn nhận, phân định các thành phần kinh tế dưới dạng tĩnh của nguồn gốc sở hữu, không phù hợp với sự vận động đan xen, liên kết với nhau trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, do đó không bảo đảm tính thực tế trong việc xác định các tiêu chí cụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2