intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng nông thôn mới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyện Phú Giáo triển khai thực hiện Nghị quyết và các tiêu chí của Đề án xây dựng nông thôn mới theo từng năm, từng giai đoạn. Huyện có nguồn lao động dồi dào, cần cù lao động, sáng tạo; đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Qua bài viết, tác giả muốn phân tích, đánh giá tình hình góp phần định hướng xây dựng nông thôn mới huyện Phú Giáo trong thời gian sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng nông thôn mới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

  1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Nguyễn Đình Quang1 1. Lớp CH22LS01 – Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Huyện Phú Giáo triển khai thực hiện Nghị quyết và các tiêu chí của Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) theo từng năm, từng giai đoạn. Huyện có nguồn lao động dồi dào, cần cù lao động, sáng tạo; đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Kinh tế có sự tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết chuỗi giá trị được hình thành, phát triển và đi vào ổn định. Cơ cấu lao động trên địa bàn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình sản xuất. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp vẫn còn nhỏ, manh mún, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa chủ lực mang tính truyền thống, đặc trưng của huyện. Qua bài viết, tác giả muốn phân tích, đánh giá tình hình góp phần định hướng xây dựng NTM huyện Phú Giáo trong thời gian sắp tới. Từ khóa: Nông thôn mới, Phú Giáo, Bình Dương, thực trạng, vấn đề 1. MỞ ĐẦU Mục tiêu xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn, tạo ra sự hài hòa giữa các vùng, nông dân được đào tạo nâng cao trình độ, đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM. NTM có hạ tầng kinh tế hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo qui hoạch; xã hội nông thôn giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường sự chặt chẽ, thống nhất cao (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008). Huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu ở đây là đất bazan xám phù hợp trồng các loại cây như: cao su, tiêu, điều và các loại cây ăn trái. Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình trong năm là từ 260c đến 340c, mỗi năm có 2 mùa, đó là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Đặc biệt, có vùng đất phù sa ven sông Bé bồi đắp rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, nhất là cây có múi. Năm 2011, huyện Phú Giáo bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tính đến cuối năm 2020: 10/10 xã của huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó có 7/10 xã được công nhận NTM nâng cao, 3/10 xã chưa đạt. Huyện triển khai thực hiện Nghị quyết, tiêu chí của Đề án xây dựng NTM theo từng giai đoạn. Phú Giáo có nguồn lao động dồi dào, cần cù lao động, sáng tạo; đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân điển hình, tiêu biểu mạnh dạn đề xuất các mô hình, đóng góp ý kiến xây dựng NTM. Nhiều mô hình kiểu mẫu, tiên tiến đã và đang được thực hiện như: “Ánh sáng nông thôn”, “Kinh tế xanh, môi trường sạch”, “Yêu thương và chia sẽ”, … Kinh tế của huyện có bước tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết chuỗi giá trị được hình thành, phát triển và đi vào ổn định. Có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình sản xuất. Bộ mặt nông thôn huyện Phú Giáo có nhiều thay đổi tích cực; hạ tầng giao thông nông thôn phát triển; công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; an ninh trật tự xã hội được ổn định. Các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được xây dựng và đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. 446
  2. 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong các huyện thị xây dựng NTM, tôi chọn huyện Phú Giáo để nghiên cứu và viết bài. Trong qúa trình đó, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: Một số Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ của các tác giả viết về chuyển biến kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; NTM tỉnh Bình Dương. Số liệu thống kê từ Cục Thống kê Bình Dương; các loại báo cáo, bài báo đã cung cấp các số liệu phục vụ cho bài báo. Bài viết sử dụng 2 phương pháp chính là phương pháp lịch sử, phương pháp logic: Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét, trình bày quá trình hình thành, thực trạng, một số vấn đề đặt ra của NTM, theo một trình tự liên tục về thời gian, ... Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu quá trình hình thành, thực trạng dưới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, cốt lõi đề ra một số vấn đề cần giải quyết của sự phát triển NTM. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để đưa ra kết quả. Bài viết sẽ góp phần khắc họa bức tranh NTM huyện Phú Giáo. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Dương 3.1.1. Khái niệm nông thôn mới Nông thôn: Khái niệm nông thôn khác nhau ở mỗi quốc gia, nó phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Ở những nước đang phát triển, việc phân biệt nông thôn với đô thị chưa thể tách biệt hoàn toàn, một số khu vực nông thôn diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng nhưng vẫn còn có sự xen lẫn về đất đai, địa bàn dân cư và các hoạt động kinh tế. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp, … (Phạm Kim Giao, 2004). Ở Việt Nam, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nông dân. Họ tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác (Phạm Kim Giao, 2004). Như vậy, nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, mật độ dân cư thấp, có tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng cao, trình độ dân trí còn thấp, …. Bên cạnh cư dân làm nông nghiệp là chủ yếu, nông thôn còn có các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo nên kinh tế nông thôn. Nông thôn Việt Nam có các chức năng chính như sản xuất, cung ứng nông phẩm nông nghiệp cho xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và đảm bảo môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển nông thôn là một tất yếu đặt ra trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nông thôn mới: Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT), cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". Như vậy, NTM trước tiên phải là nông thôn, không phải thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: Nông thôn là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009) 3.1.2. Đặc điểm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Dương Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020, ngày 22/07/2011. Với mục tiêu là, xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, 447
  3. ổn định, giàu bản sắc dân tộc; ... (Ủy ban tỉnh Bình Dương, 2011). Đến năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định Số: 1387/QĐ-UBND, về việc ban hành bộ tiêu chí NTM tỉnh Bình Dương. Đây là căn cứ để chỉ đạo việc xây dựng, phát triển NTM và là cơ sở để đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn NTM, ... (Ủy ban tỉnh Bình Dương, 2013). Tỉnh thường xuyên, định kỳ rà soát, kiểm tra, điều chỉnh và bổ sung những nội dung các văn bản hướng dẫn đã ban hành cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Chỉ đạo các huyện-thị, xã- phường tập trung: Xây dựng kế hoạch, cân đối ngân sách; huy động các nguồn lực và tổ chức thực. UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3480/QĐ-UBND, ngày 23/11/2020, về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương (2021 - 2025), định hướng đến năm 2030. Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế; xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu; tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, … (Ủy ban tỉnh Bình Dương, 2020). Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Dương (2020): về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 3,15%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 66,94%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 21,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 7,93% (năm 2019 chiếm tỷ trọng tương ứng là 2,68% - 67,1% - 21,96% - 8,26%). Đến nay, Bình Dương có 100% xã đạt chuẩn NTM, trong đó: 07 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 01 huyện, 02 thị xã đã được công nhận huyện đạt chuẩn NTM (Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát). Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ 03 huyện còn lại (Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên) trình Hội đồng thẩm định Trung ương để công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng đàn đàn bò có 24.565 con, giảm 1,9% so với năm 2019; đàn lợn: 674.276 con, tăng 5,2%; đàn gia cầm: 13.114,6 nghìn con, tăng 10,6%, trong đó: gà 12.518,6 nghìn con, tăng 8,9%. Công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục thiên tai, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn được chú trọng; quan tâm bảo vệ rừng, trồng cây phân tán (đã trồng 12.465 cây); đến nay tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm đạt 57,5% (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2022). Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) chiếm tỷ trọng 2,64%; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) chiếm 66,26%; khu vực III (dịch vụ) chiếm 23,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,39%. Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là: 2,72%; 67,09%; 22,83%; 7,37% (Cục thống kê tỉnh Bình Dương, 2023). Tiếp tục cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có cấp mã vùng trồng truy xuất nguồn gốc. Trồng trọt: năm 2023 ước tính đạt 19.793 ha, giảm 0,7% so với cùng kỳ; trong đó: cây lúa gieo trồng 5.390 ha, giảm 4,4% so với cùng kỳ; diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác 341,7 ha, giảm 11,3%; cây lấy củ có chất bột 4.209 ha, giảm 4,6%; cây mía 390 ha, giảm 16,1%; cây có hạt chứa dầu 993 ha, giảm 4%; cây rau, đậu các loại và hoa 6.157 ha, tăng 3,9%; cây hàng năm khác 2.312 ha, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây lâu năm năm 2023 ước tính đạt 142.974 ha, tăng 0,12% so với cùng kỳ; trong đó diện tích cây công nghiệp đạt 134.221 ha, giảm 0,15% so với cùng kỳ. Chăn nuôi: Tính đến thời điểm 01/10/2023, tổng đàn trâu hiện có là: 3,7 ngàn con, giảm 0,3% so với cùng kỳ; đàn bò 21,1 ngàn con, tăng 1,2%; đàn lợn 740,2 ngàn con, tăng 5,1%; đàn gia cầm 15,7 triệu con, tăng 6,3%, trong đó: gà 15 triệu con, tăng 6,5%. Sản lượng lợn thịt xuất chuồng đạt 161,9 ngàn tấn, tăng 4,7%; sản lượng thịt gia cầm đạt 66,4 ngàn tấn, tăng 12,5%, trong đó: sản lượng thịt gà đạt 61,6 ngàn tấn, tăng 12%. Đến cuối năm 2023, duy trì 100% xã đạt chuẩn NTM, 97% xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao; 50% huyện, thị xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Cụ thể như sau: Toàn 448
  4. tỉnh có 38/38 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% (trừ 3 xã An Điền, An Tây, Thị xã (TX) Bến Cát và An Sơn, Thành phố (TP) Thuận An đã quy hoạch lên phường), đến cuối năm 2022 có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70,73%. Đối với 9 xã đăng ký đạt NTM nâng cao năm 2023, hiện đang rà soát và hoàn chỉnh hồ sơ công nhận. Toàn tỉnh hiện có 3/6 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (huyện Dầu Tiếng năm 2015, TX. Bến Cát năm 2018, TP. Tân Uyên năm 2016). Qua rà soát theo bộ tiêu chí mới, đến nay có 3 huyện cơ bản đều đạt các tiêu chí nhưng chưa công nhận đạt chuẩn bởi chưa được phê duyệt quy hoạch vùng huyện theo quy định. Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng không ngừng. Giai đoạn 2016-2020 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Bình Dương đạt 58 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2022 đã cán mốc gần 80 triệu đồng/năm (cao gần gấp đôi so với mức bình quân cả nước là 42 triệu đồng/năm). Sang giai đoạn 2021- 2025, xây dựng NTM Bình Dương đi vào chiều sâu, lấy việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn làm mục tiêu. Tỉnh đề ra mục tiêu, đến năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 24% (11/46 xã) số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 100% huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 100% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; các công trình thủy lợi, đê bao, phòng, chống thiên tai phát huy hiệu quả tưới tiêu, ngăn lũ, đảm bảo tưới cho 100% diện tích cây ngắn ngày; 100% xã có đường giao thông từ huyện đến xã, đường trục xã được nhựa hóa; đường ngõ xóm được bê tông hóa góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hàng hóa quy mô lớn đồng thời góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, Bình Dương sẽ hoàn thành xây dựng thí điểm "Làng thông minh" trên địa bàn xã Bạch Đằng, TX. Tân Uyên (nay là TP), từ mô hình đó nhân rộng ra toàn tỉnh. 3.1.3. Vị trí, vai trò của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong nền kinh tế tỉnh Bình Dương Nghị quyết số 26/NQTW, Nghị quyết hội nghị lần thứ VII ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2008 khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân, ... (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008). Nông dân là chủ thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng, trên từng lĩnh vực. Phát huy, sử dung có hiệu quả có nguồn lực; ứng dụng khoa học công nghệ để đẩy nhanh tốc độ xây dựng NTM. UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định Số 2083/QĐ-UBND, Quyết định về việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Dương (2011 - 2020), khẳng định tầm quan trọng, vai trò của xây dựng NTM ở Bình Dương: … vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Bình Dương chủ động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững gắn với tiềm năng, lợi thế của vùng, cụ thể: UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3480/QĐ-UBND, ngày 23/11/2020, về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương (2021 - 2025), định hướng đến năm 2030. Phát triển nông nghiệp với nhiều ngành; nông nghiệp công nghệ cao ứng phó được với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, … Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao cho cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế trong sản xuất, như cây có múi, cây chuối, dưa lưới... nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản xuất. Xây dựng vùng cây chủ lực, tập trung đầu tư về khoa học, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, hình thành chuỗi sản phẩm có giá trị để tạo sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn, như MM Mega Market, Saigon Coop, Big C, Aeon, Lotte,... nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế. 449
  5. Đến nay, tỉnh Bình Dương có trên 580 ha sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ với nhiều loại cây trồng (Trong đó, 250 ha cây có múi, 25,5 ha cây rau và 258 ha cây ăn quả khác); diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt là 5.403 ha tăng gấp 2,4 lần so với năm 2016 (Trong đó: cây có múi 3.783 ha, tăng gần gấp 2 lần; cây chuối 1.061 ha, tăng hơn 4 lần; cây dưa lưới 63ha, tăng 59ha). Hiện nay, các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh đang có kế hoạch chuyển đổi sản xuất ứng dụng công nghệ cao khoảng 3.790 ha. Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao sản xuất ổn định với 145 trang trại (tăng khoảng 30% so với năm 2016) đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn trên 8,7 triệu con (tăng 61% so với năm 2016); chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 176 trang trại (tăng 57% so với năm 2016) với tổng đàn 548 nghìn con (tăng khoảng 36% so với năm 2016); chăn nuôi vịt thịt có 13 trại với số lượng 178 nghìn con; chăn nuôi bò sữa có 02 trang trại với quy mô đang nuôi 880 con. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương có 3 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn, cụ thể: Khu chăn nuôi gia cầm công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên do Công ty TNHH Ba Huân đầu tư (17,6 ha); Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (78,5 ha) và Khu chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao, xã Tân Hiệp và Phước Sang, của huyện do Công ty Cổ phần (CP) phát triển nông nghiệp Bình Dương làm chủ đầu tư (471,81ha). Kinh tế tập thể có số lượng 60 hợp tác xã (HTX) với 886 thành viên (tăng 40 HTX và 567 thành viên so với năm 2016), HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp. Góp phần không nhỏ trong việc mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu tại địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, các địa phương đều có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực bảo đảm bền vững, như liên kết thu mua tiêu thụ gia súc, gia cầm giữa các trang trại với Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) San Hà, Công ty CJ Vina, Công ty CP Việt Nam, … Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã đột phá về năng suất, chất lượng nông phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo bước đi vững chắc cho nông nghiệp. Là nền tảng, cốt lõi trong quá trình xây dựng NTM, trong đó tiêu chí về thu nhập rất quan trọng, để người nông dân yên tâm sản xuất. 3.2. Thực trạng phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Phú Giáo 3.2.1. Quá trình hình thành, phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựn NTM huyện Phú Giáo Huyện Phú Giáo đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: Quyết định số 15/QĐ-BCĐ ngày 10/01/2011 của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Phú Giáo về việc Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 28/02/2012 của UBND huyện Phú Giáo về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn huyện Phú Giáo; Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 10/05/2012 của UBND huyện Phú Giáo về việc Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Toàn huyện chung sức xây dựng NTM”; Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 24/7/2020 của UBND huyện Phú Giáo về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM năm 2020 trên địa bàn huyện Phú Giáo, ... Huyện ủy, UBND huyện, tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai cuộc vận động thực hiện phong trào thi đua “Toàn huyện chung sức xây dựng phong trào NTM”; Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện đã nhận được sự chung tay, chung sức, chung lòng của các cán bộ, đảng viên, nhân dân. Vì vậy, đã nhận được không ít sáng kiến sáng tạo trong xây dựng NTM. 450
  6. Hiện nay, Ban chỉ đạo có 44 thành viên; Ban chỉ đạo ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, UBND các xã rà soát từng tiêu chí, hướng dẫn thực hiện nội dung. Qui định chế độ báo cáo hàng tháng, thường xuyên bám sát địa bàn phụ trách, nắm bắt tiến độ, tham mưu, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hoạt động của Ban Chỉ đạo họp là thường xuyên, định kỳ, đột xuất (theo tháng, quí, năm, ...) để đánh giá quá trình triển khai, chỉ rõ những mặt làm được, mặt còn tồn tại; tìm hiểu nguyên nhân, để đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Ban hành Nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện; Nêu rõ thuận lợi, khó khăn, đề ra giải pháp khắc phục, triển khai nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, không chung chung, né tránh việc khó. Các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động thương xuyên, đột xuất kịp thời nắm bắt, đánh giá mức độ hoàn thành, nêu rõ ưu điểm, hạn chế, kịp thời góp ý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM được Đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến xã triển khai, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, Đảng viên, ... và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng về nội dung, phong phú, sáng tạo tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân nhận thức sâu sắc. Công tác đào tạo, tập huấn: tổ chức được 41 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về xây dựng NTM (tại huyện 28 lớp, tại tỉnh 13 lớp) cho các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý và Ban Phát triển ấp của 10 xã với tổng số lượt người tham dự là 2.330 lượt người tham dự. Thực hiện tốt các Chương trình dạy nghề, giới thiệu việc làm như: mở được 97 lớp dạy nghề cho 2.433 lao động. Công tác giới thiệu lao động trên địa bàn huyện hàng năm đạt 1.000 lao động. Tổ chức tập huấn về trồng trọt 11 lớp có 547 người dự; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi 14 lớp có 725 người dự; tập huấn về phân bón, nông dược 19 lớp có 2150 người dự; Hội thảo 9 buổi có 879 người dự; 12 lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ bệnh trên cây trồng, 01 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và thực hiện 12 điểm IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) cộng đồng về phương pháp quản lý sâu bệnh gây hại trên cây trồng giúp cho nông dân có biện pháp chăm sóc cây trồng tốt hơn, diện tích nhiễm sâu bệnh trên các loại cây trồng chính giảm. Phối hợp với Tỉnh tổ chức 05 đợt tham quan tại tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Phước và tỉnh Kiên Giang với 85 lượt người tham gia. Đến nay, 100% bộ máy từ huyện đến xã, ấp đã được cử tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Tỉnh, huyện tổ chức; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, tổ chức. 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dụng NTM huyện Phú Giáo Vai trò đóng góp của các tổ chức chính trị, ban ngành, đoàn thể Mặt trận tổ quốc huyện: tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động, vận động nhân dân tích cực tham gia các mô hình tự quản ở khu dân cư. Từ đó, nhận được sự đồng tình, thống nhất của nhân dân trong giải toả, hiến đất và hoa màu không đền bù để thi công công trình đường giao thông nông thôn. Triển khai đăng ký một số phong trào, danh hiệu như: “Xã đạt chuẩn văn hóa NTM”, “Mặt trận Tổ quốc tham gia phòng chống tội phạm”; “Mặt trận tham gia phòng, chống ma túy”; “Tổ công nhân, nhân dân tự quản an ninh trật tự vườn cây cao su”, ... Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm, các chế độ, chính sách cho người có công, người nghèo được thực hiện chu đáo, kịp thời, nhất là các dịp lễ, tết. Hội Nông dân huyện: vận động nông dân đóng góp đất đai, tài sản trên đất. Vận động Qũy vì người nghèo. Xây dựng kế hoạch triển khai cho nông dân tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức tập huấn cho nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón; phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tổ chức cho nông dân thăm quan các mô hình sản xuất hiệu quả. Phối hợp mở các lớp dạy nghề ngắn hạn và giới thiệu việc làm cho hội viên nông dân. 451
  7. Hội Liên hiệp Phụ nữ: thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, công tác tuyên truyền để nâng cao hiểu biết, nhận thức về thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” là nhiệm vụ trọng tâm; tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Có giải pháp xây dựng nhà mái ấm tình thương. Vận động chị em tham gia nuôi heo đất tiết kiệm, xoay vòng, chị khá giúp chị khó; tranh thủ vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Huyện Đoàn: tuyên truyền các tiêu chí xây dựng NTM, an toàn thực phẩm ... thông qua sinh hoạt Chi đoàn - Chi hội - Chi đội, lồng ghép trong các hoạt động, các sự kiện của địa phương, …. Tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, Tháng thanh niên, Chiến dịch Xuân tình nguyện gắn với các công trình, phần việc thanh niên. Hội Cựu chiến binh huyện: vận động cán bộ, hội viên, các đơn vị bộ đội làm công tác dân vận như tu sửa, đào đắp, dặm vá, khai thông cống rãnh. Hội Cựu chiến binh tự quản “con đường sạch đẹp, an toàn”, gia đình hội viên có thùng rác, hố rác; có nhà tiêu hợp vệ sinh. Liên đoàn lao động huyện: xây dựng căn nhà “Mái ấm công đoàn” cho công nhân nghèo. Xây dựng qũy vì người nghèo hàng năm; quỹ phụ nữ và trẻ em nghèo, đền ơn đáp nghĩa; ... Tổ chức các hoạt động như: mừng Đảng, mừng Xuân, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, … Phong trào xanh - sạch - đẹp, an toàn vệ sinh lao động cũng được hưởng ứng tích cực. Chính sách đất đai: Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (của cả nước); Quyết định số 66/QĐ/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 07/11/2008 về việc ban hành quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Công văn số 515/UBND-KT ngày 24/08/2011 của UBND huyện Phú Giáo về việc thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Về chính sách thuế: Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội, ngày 24/11/2010 có quy định về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, ...; Nghị định số 20/2011/NĐ-CP, ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Điều đó, đã tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp. Về huy động nguồn vốn Giai đoạn 2011 - 2020: 7.343 tỷ 264 triệu đồng. Giai đoạn 2021 - 2023 (ước tính đến cuối năm 2023): 1.070.988.846.000 đồng. Chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ ngày 05/07/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị Quyết Số 16/2019/NQ-HĐND, Nghi quyết của HĐND ngày 12/12/2019 về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. “CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. BNNPTNT cho biết, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo 3 trục sản phẩm: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm chủ lực địa phương theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm”. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong cả nước và thế giới nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm chủ lực, khai thác hiệu quả từ việc đàm phán thành công các Hiệp định thương mại tự do để phục vụ nông nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố khác tác động đến quá trình xây dựng NTM như: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất, sông ngòi, lượng mưa), sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, con người, … 3.3. Kết quả đạt được trong xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện 452
  8. Phú Giáo 3.3.1. Kết quả đạt được 3.3.1.1. Giai đoạn 2011 - 2020 Xây dựng cơ sở hạ tầng - Kinh tế - Xã hội Về Giao thông: toàn huyện đạt 100% km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là 21 tuyến với tổng chiều dài 31,12 km. Đạt 100% km đường trục thôn, xóm được cứng hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 115 tuyến với tổng chiều dài 203,13 km. Toàn huyện đạt 100% km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 513 tuyến với tổng chiều dài 280,9 km. Đạt 100% km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi là 119 tuyến với tổng chiều dài 133,8 km. Về Thủy lợi: Hệ thống công trình thủy lợi cùng với hệ thống giếng khoan, ao, hồ, sông, suối đã cơ bản đáp ứng tốt việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tất cả 10/10 xã đều đạt tiêu chí về thủy lợi (đạt tỷ lệ 100%). Hệ thống điện: Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn địa bàn 10 xã đạt 99,99% (20.656/20.658). Tất cả 10/10 xã đạt tiêu chí về Điện (đạt tỷ lệ 100%). Về Trường học: có 39 trường học công lập, cụ thể: Mầm non 12 trường, Tiểu học 15 trường, Trung học cơ sở (THCS) 08 trường và Trung học phổ thông (THPT) 04 trường. Ngoài ra, có 08 trường mầm non lập tư thục, 8 cơ sở nhóm/lớp,16 nhóm trẻ gia đình được cấp phép hoạt động và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX); Số trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn các xã là 37/39 trường (tăng 20 trường so với năm 2011), đạt tỷ lệ 94,87% và có 100% trường công lập có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (tăng 8 trường so với năm 2011). Đến nay, tất cả 10/10 xã đạt tiêu chí về Trường học (đạt tỷ lệ 100%). Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học là 100%. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học là 100%; học sinh lớp tiểu học hoàn thành chương trình lớp học là 98.5%; cấp THCS đạt 98,3%; cấp THPT đạt 98,2%; tỉ lệ tốt nghiệp các cấp tăng: tốt nghiệp THCS 99,14%, THPT 99,85%, GDNN-GDTX 96,89%, … Cơ sở vật chất văn hóa: có 26 Câu lạc bộ văn nghệ và 42 Câu lạc bộ Thể dục thể thao. 10/10 xã đạt tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa (đạt tỷ lệ 100%). Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: huyện có 7 chợ quy hoạch hệ thống chợ của Tỉnh, trong đó có 05/10 xã xây dựng NTM có chợ; có 01 chợ xã hội hóa do tư nhân quản lý chợ Phước Hòa B; Năm 2020, đưa vào quy hoạch và xây dựng mới 02 chợ là chợ An Bình, Phước Hòa, … Có 516 cửa hàng kinh doanh tổng hợp đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 10/10 xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Thông tin và truyền thông: có 10/10 xã có Đài truyền thanh và 100% số ấp đều có cụm loa không dây hoạt động tốt, cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đầy đủ trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhà ở dân cư: Năm 2020, 100% xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về nhà ở dân cư, Tỷ lệ đạt chuẩn Bộ Xây dựng đạt 24.779/24.779 hộ đạt 100% tăng 25,5% so với năm 2011. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân: được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: các sản phẩm chủ lực gồm có trồng, khai thác và chế biến mủ cao su; trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 10/10 xã có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững như: liên kết thu mua tiêu thụ gia súc, gia cầm giữa các trang trại với các Công ty chăn nuôi (Công ty Cổ phần Chăn nuôi Việt Nam; Công ty TNHH Jafa, Công ty TNHH Emives,…); liên kết thu mua, tiêu thụ mủ cao su của công ty CP cao su Đồng Phú, Công ty CP cao su Phước Hòa, … Diện tích một số cây trồng chủ lực như: 36.170,04 ha cây cao su; 852,95 ha cây điều; 381,82 ha cây tiêu; 800 ha cây ăn trái. Giá trị bình quân 453
  9. 300 triệu đồng/ha. Tổng đàn trâu khoảng 308 con; đàn bò 3.850 con; đàn heo 348.640 con; gia cầm 2.877.378 con, … Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 được 2.011,2 tỷ đồng, tăng 4,38% so năm 2019. Một số mô hình điển hình và nổi bật: Mô hình canh tác cây chuối chuyên canh theo hướng VietGap; Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây ăn trái có múi (Cam, Quýt, Bưởi). Điển hình là trang trại của ông Phạm Văn Hòang - ấp 4, xã An Thái có diện tích canh tác 10 ha, Vườn bưởi của ông Năm Dận – xã Phước Hòa có diện tích 07 ha,....Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khoảng 500 triệu đồng đến 900 triệu đồng/ha/năm tùy theo thời vụ và giá cả thị trường; Mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi: Chuỗi liên kết thu mua tiêu thụ gà thịt giữa các trang trại với Công ty CJ Vina, Công ty CP Việt Nam, Emivest, Japfa… với quy mô 336.750 con/lứa (trung bình 3 đến 4 lứa/năm); Mô hình bò sữa theo hướng VietGap. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: quy hoạch 5 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 298,17 ha (như Tam Lập, Đồng Tâm, …). Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 3.764 tỷ đồng, tăng 3.089 tỷ đồng, tăng trưởng hàng năm bình quân khoảng 11,82%. Thương mại - dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 6.079 tỷ đồng, tăng 5.680 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm khoảng 12,5%. Phát triển kinh tế tập thể: trên địa bàn các xã có 21 Hợp tác xã (HTX) thành lập và hoạt động theo Luật HTX năm 2012 (20 HTX, trong đó: 11 HTX Nông nghiệp, 02 HTX vận tải, 02 HTX may mặc, 01 HTX xây dựng, 4 HTX chế biến gỗ và 01 Quỹ tín dụng nhân dân) với vốn điều lệ 38.063.000.000 đồng; Lợi nhuận bình quân của các HTX đạt khoảng 180 triệu đồng, thu nhập đạt 11,5 triệu đồng/người/tháng. Có 25 tổ liên kết, 8 Tổ hợp tác (THT); thu nhập bình quân của các hộ hàng tháng khoảng 15-20 triệu đồng. Thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động việc Về thu nhập: Đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân đầu người đạt 59,1 triệu đồng/người/năm, tăng 43,6 triệu đồng/người/năm (gấp 3,81 lần so với năm 2011). 10/10 xã đạt tiêu chí về Thu nhập. Về tỷ lệ hộ nghèo: tỷ lệ hộ nghèo 7,29% (2011). Đến năm 2019, 10 xã NTM, tổng số hộ nghèo là 387/20.268 hộ, chiếm tỷ lệ 1,91%. 10/10 xã đạt tiêu chí về Hộ nghèo. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoản 1.000 lao động, tính đến thời điểm 2020 tỷ lệ lao động có việc làm là 63.900/67.123 người chiếm tỷ lệ 95,1% tăng 37,1% so với năm 2011. Riêng 10/10 xã về đích NTM là 49.522/52.727 lao động đạt 93,9%. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường Về giáo dục: năm 2019, công nhận lại 10/10 xã và huyện đạt chuẩn Quốc gia về xóa mù chữ (mức 1), đạt Phổ cập giáo dục (PCGD) Mầm non trẻ 5 tuổi, đạt PCGD Tiểu học (mức 3), PCGD THCS (mức 2), đạt phổ cập giáo dục bậc trung học. Trong năm học 2017 - 2019, các xã của huyện đều có trên 90% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc THPT, học nghề. Về y tế: huyện có 01 Trung tâm Y tế, 01 Phòng khám Đa khoa khu vực Phước Hòa và 11 Trạm Y tế xã, thị trấn; 10/10 xã đều có bác sỹ khám chữa bệnh. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT) toàn huyện đạt: 83.884/97.539 người, đạt 86% (tăng 26 % so với năm 2011), trong đó, 10 xã NTM là 71.037/82.081 người, đạt 86,54%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ngành y tế từ huyện đến cơ sở được đầu tư, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho cư dân. Về văn hóa: Đến cuối năm 2019, kết quả xét hộ Gia đình văn hóa là 23.440/24.249 hộ, đạt 96,6% (tăng 9,6% so với năm 2011). Tổng số công nhận đạt danh hiệu ấp văn hóa đạt 59/61 khu ấp, đạt tỷ lệ 96,72% (năm 2011: 81,4%). 454
  10. Về môi trường: Đến năm 2020, tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định: 20.658/20.658 hộ, đạt 100% (tăng 29,18% so với năm 2011) và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn quốc gia đạt 79,11% (16.342/20.658 hộ). Phú Giáo có 10 trạm cấp nước tập trung đặt tại 10 xã và 01 nhà máy nước đặt tại thị trấn Phước Vĩnh đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh của 10 xã là 24.249/24.249 hộ đạt 100% tăng 35 % so với năm 2011. Các loại chất thải khác đều được xử lý theo yêu cầu và tiêu chuẩn; đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh đó, Phú Giáo cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội. 3.3.1.2. Giai đoạn 2021- 2023 Công tác tuyên truyền vận động: tổ chức được 33 lớp tập huấn, tuyên truyền, hội thảo về nông nghiệp, NTM, … thu hút 2.500 lượt tham gia. 116 lớp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho 5000 lượt nông dân tham gia. Tổ chức 5 lớp tập huấn, triển khai, hướng dẫn Bộ tiêu chí NTM cho cán bộ, … Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, …: tiêu biểu là mô hình “5 không” bao gồm: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội (TNXH), không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; “3 sạch” là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) (theo Quyết định 919/QĐ - TTCP): có 05 sản phẩm (SP) được chứng nhận đạt 3, 4 sao. Trong đó, có 04 SP được chứng nhận 3 sao (gồm: HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, HTX Nông nghiệp ổi Thanh Kiên, Tổ yến Hiếu Hằng, cà phê rang xay nguyên chất Đăng Nguyễn), 01 SP công nhận 4 sao (Công ty CP Nông nghiệp U&I). Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM (theo Quyết định 922/QĐ - TTCP): đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như du lịch tham quan các Di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh kết hợp tham quan các lễ hội truyền thống. Du lịch sinh thái, dã ngoại cuối tuần. Du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao, tham quan trang trại, vườn cây ăn trái, … Chương trình khoa học công nghệ (theo Quyết định 923/QĐ - TTCP): triển khai nghiên cứu khoa học – kĩ thuật như đề tài Nghiên cứu mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao gắn với việc xây dựng NTM nâng cao theo định hướng phát triển làng thông minh; dự án Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cây có múi. Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM (theo Quyết định 924/QĐ - TTCP): công tác tuyên truyền được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: bano, bangron, bảng điện tử, xe tuyên truyền lưu động, loa. 100% cơ quan của huyện thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay văn bản giấy (trừ văn bản mật). 100% các xã, thị trấn thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng. 100% cơ quan thuộc UBND huyện, xã có hệ thống mạng nội bộ, hệ thống Hội nghị trực tuyến phủ từ cấp huyện đến cấp xã, … Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm (theo Quyết định 925/QĐ - TTCP): Triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm; đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên nước; giảm thiểu ô nhiễm; đảm bảo toàn an vệ sinh. Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng NTM (theo Quyết định 926/QĐ - TTCP): nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Chương trình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Về hạ tầng kinh tế - xã hội: Hệ thống giao thông: huyện có 04 tuyến đường tỉnh, dài 61,3 km; huyện có 47 tuyến, dài 235,07 km; xã có 921 tuyến, dài 735,941 km. Trong đó: đường Bê tông nhựa nóng 65 tuyến, dài 53,716 km; đường Láng nhựa 7 tuyến, dài 10,3 km; đường Bê tông xi măng 271 tuyến, dài 137,774 km; đường 455
  11. Sỏi đỏ 578 tuyến, dài 534,151 km. Thuận lợi lưu thông, mùa mưa không lầy lội. Về điện: đầu tư 516 km đường dây trung thế, 509 km đường dây hạ áp. Khoảng 1400 trạm biến áp với tổng dung lượng 445.262 KVA, đạt tỷ lệ 99,99% hộ dân sử dụng điện. Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân: Cơ cấu nông nghiệp (37%) – công nghiệp (33,9%) – dịch vụ (29,1%). Cơ cấu giữa trồng trọt (52%) – chăn nuôi (48%). Thu nhập bình quân đầu người 72,4 triệu đồng/người/năm Về liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản: liên kết thu mua nông sản giữa Công ty U&I và 20 hộ tham gia với diện tích sản xuất khoảng 4 ha; liên kết thu mua giữa HTX Kim Long với 30 xã viên HTX, HTX ổi Thanh Kiên. Bên cạnh đó, hỗ trợ 103 hộ sản xuất nông nghiệp cấp giấy chứng nhận VietGAP (75 hộ trồng trọt, 28 hộ chăn nuôi). Chăn nuôi: xây dựng trang trại chăn nuôi tự động, khép kín, thân thiện môi trường, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, VietGAP. Tổng số trang trại: 243 trại (157 trại heo, 45 trại gà, 03 trại bò, 38 trại vịt); Heo: 157 trại, 448.014 con, đạt 97,5% so với tổng đàn chăn nuôi; Gà: 45 trại, 2.810.538 con, đạt 90,9% so với tổng đàn chăn nuôi. Về cây ăn trái: sản phẩm trái cây (Cam, Bưởi), Hồ tiêu Phú Giáo được cục Sở Hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể (Cục Sở hữu trí tuệ, 2021). Về chính sách xã hội, giải quyết việc làm và đào tạo nghề, công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội: đã chi 218.481.113.000 đồng; xây dựng và sữa chữa 170 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết với 11.199.370.000 đồng. Đến cuối năm 2022, hộ nghèo còn 957 hộ/ 26.433 hộ, chiếm 3,62% (theo tiêu chí Trung ương là 350 hộ/26.433 hộ, chiếm 1,32%). Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa Về giáo dục: Số trường đạt chuẩn quốc gia là 37/39 trường, đạt tỷ lệ 94,8%%. Đạt kiểm định chất lượng giáo dục 29/39 trường (74,3%). Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học 100%, tốt nghiệp THCS 99,16% và THPT hàng năm trên 99%; phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo qui định. Đảm bảo an ninh, an toàn trường học; có 1340 cán bộ quản lý, giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Về y tế: 100% Trạm y tế xã có bác sĩ tham gia khám, chữa bệnh. 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế hoạt động. Tỷ lệ đạt 6,7 bác sĩ/10.000 dân (trung bình hàng năm). Số giường bệnh, trung bình hàng năm đạt trên 12 giường bệnh/10.000 dân. Về văn hóa: có trên 97% hộ gia đình được công nhận đạt gia đình văn hóa; trên 92,8% khu, ấp đạt chuẩn văn hóa; 91% khu nhà trọ đạt chuẩn văn hóa. 3.3.2. Hạn chế Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất kết quả còn chậm, mô hình kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa chủ lực mang tính truyền thống, đặc trưng của huyện; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi có thực hiện nhưng kết quả liên kết còn thấp; một số HTX còn yếu, năng lực tập hợp và liên kết còn mang tính hình thức chưa đi mạnh vào thực chất. Nguồn lực huy động để thực hiện xây dựng NTM còn thấp; một số tuyến đường ngõ xóm còn chắp vá, chưa đồng bộ; môi trường, cảnh quan có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu mong muốn (vẫn có nơi còn rác thải ven đường). Công tác lãnh đạo, chỉ đạo duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt được sau khi được công nhận NTM chưa thật sự chú trọng; tiến độ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu ở một số xã còn chậm so với kế hoạch, đến nay trên địa bàn huyện chưa có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 456
  12. Vai trò chủ thể của người dân chưa phát huy đầy đủ, do vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính quyền; công tác phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ; một số nội dung triển khai còn chậm, nhất là công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực nâng cao chất lượng tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu còn nhiều hạn chế. Việc phát triển sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do trên địa bàn một số xã chủ yếu là trồng cây cao su, chưa có nhiều các sản phẩm đặc trưng. 3.4. Một số vấn đề đặt ra Để xây dựng NTM bền vững, huyện Phú Giáo y cần tập trung thực hiện, giải quyết tốt hơn trong những năm tới, đó là: Một là, công tác tuyên truyền cần được quan tâm, chú trọng; đi tiên phong phải là cán bộ, đảng viên, sau đó là cư dân nông thôn; hoạt động tuyên truyền cần phải đi vào thực chất, có hiệu quả và có ý nghĩa. Hai là, vai trò của người đứng đầu cấp huyện, xã, ấp rất quan trọng (gương mẫu, nêu gương). Coi trong việc xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Cụ thể thể bằng kế hoạch hoạt động, phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đoàn thể cùng thực hiện Ba là, nghiên cứu thế mạnh của địa phương, kiến nghị những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể với cấp trên, lập kế hoạch thực hiện. Tập trung chỉ đạo, triển khai và bố trí nguồn lực thực hiện, trong đó, chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kết nối nông thôn - đô thị hợp lý; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn bền vững; giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng. Bốn là, đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp ưu tiên phát triển các thế mạnh của địa phương về cây ăn quả, rau, cây dược liệu, cây đặc sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, ... sản xuất nông nghiệp sạch và hữu cơ; chú trọng phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững; tăng cường triển khai Chương trình OCOP, phát triển du lịch cộng đồng (văn hóa-tâm linh, sinh thái) gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Năm là, Bộ máy tổ chức ở các cấp phải đồng bộ, thống nhất từ huyện đến xã, ấp; nâng cao năng lực và kỹ năng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM; ưu tiên bố trí cán bộ trẻ, cán bộ và người có tâm huyết, có năng lực, sẵn sàng tham gia, cống hiến sức mình xây dựng NTM. Sáu là, thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực (nhất là nguồn vốn) để xây dựng NTM. Bảy là, kiểm tra, giám sát phải diễn ra thường xuyên, định kỳ hay đột xuất để kịp thời đánh giá chính xác, cụ thể quá trình thực hiện ở các xã, ấp. Có biện pháp ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện. 4. KẾT LUẬN Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm, đưa ra chủ trương, quyết tâm xây dựng thành công NTM. Chủ trương của Đảng, Chính phủ phù hợp với đặc điểm, tình hình đất nước, địa phương và qui luật phát triển tất yếu của kinh tế - xã hội. Đó được xem là động lực, đòn bẩy để phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của huyện Phú Giáo. Sau nhiều năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, điều dễ nhận thấy khi tới các xã NTM của huyện Phú Giáo ngày nay, là các tuyến đường làng, ngõ xóm, … được mở rộng, trồng nhiều cây xanh, hoa, có hệ thống đèn điện chiếu sáng. Nhà văn hóa, khu đất trống được quy hoạch có các điểm vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao. Đường giao thông (liên ấp, liên xã) được bê tông hóa, nhựa hóa. Mỗi người dân ở các xã, ấp từ đó cũng thay đổi khuôn viên trong gia đình của mình để ngày càng đẹp hơn như: làm sân, làm ngõ, tường rào bao quanh, trang trí cây xanh; ý thức cộng 457
  13. đồng được nâng cao. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Điều đó làm thay đổi diện mạo nông thôn. Thu nhập của người dân được nâng cao (thu nhập đầu người gần 80 triệu đồng/người/năm), kinh tế có nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả, việc làm ổn định, … Phú Giáo cần phát huy những mặt làm được trong thời gian qua, đồng thời nhanh chóng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế. Tập trung nghiên cứu thế mạnh của địa phương, kịp thời bổ sung vào bản đồ quy hoạch, triển khai phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị - dịch vụ - du lịch; quy hoạch NTM gắn với quá trình đô thị hóa, tập trung vốn cho các công trình giao thông huyết mạch, phát triển giao thông nhằm kết nối giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh. Gắn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng. Tiếp tục, cơ cấu lại ngành nông nghiệp nông thôn theo hướng nâng cao giá trị sản xuất hiện đại; tăng cường triển khai chương trình OCOP, ... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo (2010). Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Giáo (1930 - 2005) của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia; 2. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2023). Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2022. Hà Nội: Nxb Thống kê; 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương khóa X (2008). Nghị quyết hội nghị lần thứ VII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 26 - NQ/TW, ngày 05/08/2008; 4. Thoại Phương (2023). Huyện Phú Giáo: 10/10 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, đời sống người dân được nâng cao. Báo Bình Dương online, 12/05/2023. https://baobinhduong.vn/huyen-phu-giao-10-10-xa-dat-chuan- nong-thon-moi-doi-song-nguoi-dan-duoc-nang-cao-a296267.html 5. Thoại Phương (2023). Huyện Phú Giáo: Đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, Báo Bình Dương online, 17/06/2023. https://baobinhduong.vn/huyen-phu-giao-day-nhanh-tien-trinh-xay- dung-nong-thon-moi-nang-cao-kieu-mau-a298920.html 6. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Quyết định số 263/QĐ-TTg, ngày 22/02/2022; 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2011). Quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Quyết định số 2083/QĐ-UBND, ngày 22/07/2011; 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2018). Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và bổ sung quy hoạch đến năm 2025, Quyết định số 157/QĐ-UBND, ngày 18/01/2018; 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2020). Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh bình dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 3480/QĐ-UBND, ngày 23/11/2020; 10. Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo (2020). Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Báo cáo số: 241/BC-UBND, ngày 11/10/2020; 11. Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo (2023). Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Giáo. Báo cáo số: 116/BC-UBND, ngày 16/05/2023. 458
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2