intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng thành viên ban kinh tế - xã hội Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu bồi dưỡng thành viên ban kinh tế - xã hội hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 gồm các chuyên đề chính như sau: kỹ năng thẩm tra, giám sát thực hiện ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã; kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện, cấp xã; kỹ năng giám sát xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã; kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về đô thị ở quận, phường; kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về an sinh xã hội ở cấp huyện, cấp xã; kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở cấp huyện, cấp xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng thành viên ban kinh tế - xã hội Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THÀNH VIÊN BAN KINH TẾ - XÃ HỘI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ NHIỆM KỲ 2021-2026 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh) (Lưu hành nội bộ) PHÚ THỌ, THÁNG 11 NĂM 2021
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CQĐP Chính quyền địa phương CNTT Công nghệ thông tin CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới TT&TT Thông tin và truyền thông TAND Tòa án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân VKSND Việt Kiểm sát nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  3. MỤC LỤC Chuyên đề 8: KỸ NĂNG THẨM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ ................................................... 1 Chuyên đề 9: KỸ NĂNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN, CẤP XÃ ........................................................................ 30 Chuyên đề 10: KỸ NĂNG GIÁM SÁT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN, XÃ................................................................................................... 53 Chuyên đề 11: KỸ NĂNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Ở QUẬN, PHƯỜNG ................................................................................. 88 Chuyên đề 12: KỸ NĂNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI Ở CẤP HUYỆN, CẤP XÃ.................................................... 103 Chuyên đề 13: KỸ NĂNG GIÁM SÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ Ở CẤP HUYỆN, CẤP XÃ .................................. 125
  4. Chuyên đề 8 KỸ NĂNG THẨM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ I. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trong lĩnh vực ngân sách 1. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, cấp xã Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn1. Trong đó: - Ngân sách cấp huyện là các các khoản thu chi của chính quyền cấp huyện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. - Ngân sách của các xã, phường thị trấn được gọi chung là ngân sách xã và có phạm vi nguồn thu, nhiệm vụ chi được thực hiện theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC và nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là HĐND tỉnh) về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (NSNN) giữa các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn. HĐND tỉnh phân phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, ngân sách xã cần đảm bảo các nguyên tắc sau2: - Ngân sách xã, thị trấn3 được phân chia nguồn thu từ các khoản: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất; - Ngân sách cấp huyện, ngân sách xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngân sách cấp huyện, ngân sách xã được chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; - Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây 1 Điều 6, Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. 2 Điều 17, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. 3 Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách phường không bắt buộc tuân thủ quy định này. 1
  5. dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác; - Phân cấp nhiệm vụ chi phải gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; - Khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; - Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách cấp chính quyền đó; - Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ; - Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia theo quy định của cấp trên đối với từng khoản thu được phân chia. Căn cứ vào các nguyên tắc nêu trên, HĐND tỉnh thường phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện như sau: - Ngân sách cấp huyện thường được hưởng 100% các nguồn thu như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức, lệ phí môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phí, lệ phí do huyện quản lý và tổ chức thu, tiền thuê mặt nước, đất, thu từ bán tài sản thuộc cấp huyện quản lý, các khoản thu khác; - Các nguồn thu ngân sách cấp huyện được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) thường là các nguồn thu mà ngân sách tỉnh được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa trung ương và tỉnh: Các loại thuế thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân giao cho cấp huyện quản lý, lệ phí trước bạ; - Ngoài các nguồn thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100% và theo tỷ lệ phần trăm phân chia, ngân sách huyện còn có nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh và nguồn thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau; - Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngân sách cấp huyện bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do huyện quản lý theo các lĩnh vực, các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật; 2
  6. - Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản chi sự nghiệp theo 13 lĩnh vực mà Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định; - Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau; - Ngoài các nhiệm vụ chi nêu trên, ngân sách cấp huyện còn được giao nhiệm vụ chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn để đảm bảo ngân sách xã, phường, thị trấn thực hiện được các nhiệm vụ được giao. Đối với ngân sách xã (ngân sách của các xã, phường, thị trấn), nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã4: - Thu ngân sách xã gồm các khoản thu phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; - Thu ngân sách xã được hưởng (100%) bao gồm các khoản thu NSNN phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của HĐND xã, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ HĐND khóa sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia thuộc phạm vi các nguồn thu ngân sách huyện được hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia. - Chi ngân sách xã, bao gồm chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được Nhà nước giao 4 Thông tư 344/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. 3
  7. nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật. 2. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã a. Lập dự toán ngân sách Việc lập dự toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc về cân đối ngân sách nhà nước, các căn cứ, yêu cầu theo quy định của và các văn bản hướng dẫn của cấp trên. (i) Hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN: Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng dự toán và số kiểm tra dự toán của UBND tỉnh, UBND huyện5 sẽ tiếp tục thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND xã bảo đảm phù hợp với số kiểm tra cả về tổng mức và chi tiết các lĩnh vực thu, chi ngân sách của cơ quan có thẩm quyền thông báo. (ii) Lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị dự toán và sử dụng ngân sách cấp huyện: - Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư và các tổ chức thuộc cấp huyện lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; - Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp huyện xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi báo cáo dự toán ngân sách nhà nước, chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, chi tiết từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tới cơ quan tài chính cấp huyện tổng hợp, trình UBND huyện, báo cáo thường trực HĐND huyện xem xét cho ý kiến trước khi gửi sở Tài chính tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo của các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; - Các cơ quan thu ngân sách nhà nước (Thuế) lập dự toán thu ngân sách nhà nước theo quy định; 5 UBND tỉnh được hiểu là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND huyện được hiểu là UBND huyện, UBND thị xã, UBND quận, UBND thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. 4
  8. - Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu từng loại phí, lệ phí, chi tiết tổng số thu, số nộp ngân sách, số được khấu trừ và trích lại theo quy định của pháp luật, chi tiết từng loại phí, lệ phí và chi ngân sách của cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp, gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách huyện6. (iii) Lập dự toán ngân sách xã: - Bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với cơ quan thuế tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn; - Các đơn vị, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình; - Bộ phận tài chính, kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình UBND xã báo cáo Thường trực HĐND xã xem xét, cho ý kiến trước khi gửi UBND huyện và cơ quan tài chính huyện tổng hợp. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do UBND tỉnh quy định;đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện làm việc với UBND xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi có đề nghị của UBND xã7. Quyết định và giao dự toán 6 Trường hợp ở địa phương thí điểm tổ chức chính quyền đô thị, đề nghị xem thêm trong: (i) Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Nghị định số 32/2021/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số số 97/2019/QH14; (ii) Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 33/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14; (iii) Nghị quyết số 119/2020/QH14, Nghị định số 34/2021/NĐ-CP về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, ở thành phố Đà Nẵng. 7 Trường hợp ở địa phương thí điểm tổ chức chính quyền đô thị, đề nghị xem thêm trong: (i) Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Nghị định số 32/2021/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số số 97/2019/QH14; (ii) Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 33/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14; (iii) Nghị quyết số 119/2020/QH14, Nghị định số 34/2021/NĐ-CP về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, ở thành phố Đà Nẵng. 5
  9. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND cấp trên, UBND huyện, UBNDxã hoàn chỉnh dự toán ngân sách báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội cùng cấp thẩm tra, Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, cho ý kiến, trình HĐND quyết định theo thời hạn do UBND tỉnh quy định. Sau khi dự toán ngân sách được HĐND quyết định, chủ tịch UBND huyện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc để làm cơ sở tổ chức thực hiện8. b.Chấp hành dự toán ngân sách (i) Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán: Sau khi được UBND huyện giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp huyện thực hiện phân bổ, giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và cấp dưới theo đúng quy trình, yêu cầu và thời hạn quy định.Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi. Cơ quan tài chính huyện thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách huyện đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại. (ii) Tổ chức thu ngân sách nhà nước: Cơ quan thu ngân sách huyệnlà cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách. Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua uỷ nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. 8 Trường hợp không tổ chưc HĐND quận, HĐND phường: UBND tỉnh giao dự toán cho UBND quận và UBND quận giao dự toán cho UBND phường trực thuộc như đối với các đơn vị dự toán. 6
  10. Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước;Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. (iii) Tổ chức chi ngân sách nhà nước: Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Thủ trưởng cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước huyện có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định, chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật và phải thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị biết. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị bị từ chối chi không thống nhất với quyết định của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên để xem xét xử lý. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác theo quy định, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định. Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, cơ quan tài chính đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết. Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi; các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi không thường xuyên khác được đảm bảo nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách được 7
  11. tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định. Đối với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản:Căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền quyết định và dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán nếu đã đủ điều kiện chi hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định. Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư gửi đến và các điều kiện chi. Đối với các khoản chi thường xuyên:Căn cứ điều kiện chi ngân sách và tiến độ triển khai công việc, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định. Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán, tính hợp pháp của hồ sơ do đơn vị gửi đến và các điều kiện chi theo quy định, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định. c. Quyết toán ngân sách (i) Quyết toán ngân sách xã UBND xã lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được giao và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã gửi Ban kinh tế - xã hội của HĐND xã để thẩm tra, đồng thời gửi cơ quan tài chính huyện; UBND xã báo cáo Thường trực HĐND xã quyết toán ngân sách để cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã trình HĐND xã xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách; Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán ngân sách xã được phê chuẩn, UBND xã gửi báo cáo quyết toán ngân sách xã cho UBND huyện, cơ quan tài chính cấp huyện. (ii) Quyết toán ngân sách huyện: Cơ quan tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã đã được HĐND xã phê chuẩn; thẩm định, xét duyệt quyết toán ngân sách các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp mình; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách 8
  12. nhà nước trên địa bàn huyện được giao và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình UBND huyện để gửi Ban Kinh tế - Xã hội của HĐND huyện để thẩm tra, đồng thời gửi Sở Tài chính; UBND huyện báo cáo Thường trực HĐND huyện quyết toán ngân sách để cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực HĐNDhuyện, UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách; Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn, UBND huyện gửi báo cáo quyết toán ngân sách huyện cho UBND tỉnh, Sở Tài chính9. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trong lĩnh vực ngân sách a.Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: - Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bảo đảm không thấp hơn dự toán thu ngân sách nhà nước được cấp trên giao; - Dự toán thu ngân sách, bao gồm các khoản thu ngân sách mà cấp huyện hay cấp xã hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; - Dự toán chi ngân sách chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ. b. Hội đồng nhân dân huyện quyết định phân bổ dự toán ngân sách huyện bao gồm: - Tổng số ngân sách, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực dự phòng ngân sách; 9 Trường hợp không tổ chức HĐND phường, HĐND quận, UBND phường lập báo cáo quyết toán hàng năm báo cáo phòng Tài chính - Kế hoạch quận để xét duyệt, tổng hợp, lập báo cáo thu chi ngân sách quận, báo cáo UBND quận gửi Sở tài chính thẩm định, tổng hợp quyết toán NSNN, báo cáo UBND thành phố, trình HĐND thành phố phê chuẩn. Trường hợp không tổ chức HĐND phường, UBND phường lập báo cáo quyết toán hàng năm báo cáo phòng Tài chính - Kế hoạch. 9
  13. - Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện theo từng lĩnh vực; - HĐND huyện quyết định mức bổ sung cho ngân sách từng xã, gồm bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu. c. HĐND xã quyết định phân bổ ngân sách xã theo biểu mẫu số 06, phụ lục kèm theo Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính, trong đó các nội dung chi được phân loại theo mục lục ngân sách nhà nước (chương, loại, khoản, tương ứng với các nội dung chi được phân loại theo lĩnh vực chi của các các cơ quan, tổ chức thuộc cấp xã như: Đảng ủy xã, HĐND xã, Mặt trận Tổ quốc xã,… ). d. HĐND huyện phê chuẩn quyết toán ngân sáchhuyện, bao gồm: cân đối ngân sách huyện, quyết toán thu ngân sách nhà nước của huyện, quyết toán chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách xã theo cơ cấu chi, quyết toán chi ngân sách cấp huyện theo từng lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, quyết toán chi chương trình mục tiêu quốc gia ngân sách cấp huyện và ngân sách xã. HĐND xã phê chuẩn quyết toán ngân sách xã bao gồm: cân đối quyết toán ngân sách xã, quyết toán thu ngân sách, quyết toán chi ngân sách xã, quyết toán chi đầu tư phát triển và thực hiện thu chi các hoạt động tài chính khác của xã. đ.Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. e.Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết. g.Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. h. HĐND huyện có thẩm quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp và HĐND xãtrái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên i. HĐND huyện quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm vốn ngân sách cấp huyện. HĐND xã quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn 10
  14. ngân sách xã. HĐND huyện, xã quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thuộc cấp huyện, xã10. II. Kỹ năng phân tích, thẩm tra và phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước 1. Nội dung các báo cáo dự toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã Báo cáo dự toán, quyết toán NSNN mà UBND cấp huyện, cấp xã trình HĐND và được HĐND xem xét, thảo luận và quyết định bao gồm: a.Báo cáo dự toán ngân sách huyện11 Ngoài phần thuyết minh, các mẫu biểu báo cáo dự toán bao gồm: Báo cáo Biểu mẫu Cân đối ngân sách huyện năm... Biểu số 69/CK-NSNN Cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách cấp Biểu số 70/CK-NSNN huyện và ngân sách xã năm… Dự toán thu ngân sách nhà nước năm... Biểu số 71/CK-NSNN Dự toán chi ngân sách huyện, chi ngân sách Biểu số 72/CK-NSNN cấp huyện và chi ngân sách xã theo cơ cấu chi năm… Dự toán chi ngân sách cấp huyện theo từng Biểu số 73/CK-NSNN lĩnh vực năm... Dự toán chi ngân sách cấp huyện cho từng cơ Biểu số 74/CK-NSNN quan, tổ chức năm… Dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách Biểu số 75/CK-NSNN cấp huyện cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... 10 Luật Đầu tư công năm 2019. 11 Xem chi tiết nội dung mẫu biểu tại phụ lục Thông tư 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. 11
  15. Dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp Biểu số 76/CK-NSNN huyện cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... Dự toán thu, số bổ sung và dự toán chi cân Biểu số 77/CK-NSNN đối ngân sách từng xã năm… Dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Biểu số 78/CK-NSNN cấp huyện cho ngân sách từng xã năm… Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia Biểu số 79/CK-NSNN ngân sách cấp huyện và ngân sách xã năm… Danh mục các chương trình, dự án sử dụng Biểu số 80/CK-NSNN vốn ngân sách nhà nước năm… Bảng 1 -Báo cáo dự toán UBND trình HĐND cấp huyện b. Báo cáo quyết toán ngân sách huyện12 Ngoài phần thuyết minh,các mẫu biểu báo cáo quyết toán bao gồm: Báo cáo Biểu mẫu Cân đối ngân sách huyện năm... Biểu số 96/CK-NSNN Quyết toán nguồn thu ngân sách nhà nước năm... Biểu số 97/CK-NSNN Quyết toán chi ngân sách huyện, chi ngân sách Biểu số 98/CK-NSNN cấp huyện và chi ngân sách xã theo cơ cấu chi năm... Quyết toán chi ngân sách cấp huyện theo từng Biểu số 99/CK-NSNN lĩnh vực năm... Quyết toán chi ngân sách cấp huyện theo cho Biểu số 100/CK-NSNN từng cơ quan, tổ chức năm... Quyết toán chi bổ sung từ ngân sách cấp huyện Biểu số 101/CK-NSNN cho ngân sách từng xã năm ... Quyết toán chi chương trình mục tiêu quốc gia Biểu số 102/CK-NSNN ngân sách cấp huyện và ngân sách xã năm… Bảng 2 -Báo cáo quyết toán UBND trình HĐND cấp huyện 12 Xem chi tiết nội dung mẫu biểu tại phụ lục Thông tư 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. 12
  16. c. Báo cáo dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã13. Ngoài phần thuyết minh, các mẫu biểu báo cáo dự toán ngân sách xã: Báo cáo Biểu mẫu Cân đối ngân sách xã năm... Biểu số 103/CK TC-NSNN Dự toán thu ngân sách xã năm... Biểu số 104/CK TC-NSNN Dự toán chi ngân sách xã năm… Biểu số 105/CK TC-NSNN Dự toán chi đầu tư phát triển năm... Biểu số 106/CK TC-NSNN Kế hoạch thu, chi các hoạt động tài Biểu số 107/CK TC-NSNN chính khác năm… Bảng 3 -Báo cáo dự toán UBND trình HĐND cấp xã d. Báo cáo quyết toán ngân sách xã và thực hiện các hoạt động tài chính khác ở xã14 Ngoài phần thuyết minh, các mẫu biểu báo cáo quyết toán ngân sách xã : Báo cáo Biểu mẫu Cân đối ngân sách xã năm... Biểu số 116/CK TC-NSNN Quyết toán thu ngân sách xã năm... Biểu số 117/CK TC-NSNN Quyết toán chi ngân sách xã năm... Biểu số 118/CK TC-NSNN Quyết toán chi đầu tư phát triển năm… Biểu số 119/CK TC-NSNN Thực hiện thu, chi các hoạt động tài Biểu số 120/CK TC-NSNN chính khác năm.. Bảng 4 -Báo cáo quyết toán UBND trình HĐND cấp xã 2. Xem xét, phân tích báo cáo dự toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã a. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách Phân tích báo cáo dự toán và báo cáo quyết toán NSNN là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích để đánh giá thực trạng thu, chi, cân đối 13 Xem chi tiết nội dung mẫu biểu tại phụ lục Thông tư 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. 14 Xem chi tiết nội dung mẫu biểu tại phụ lục Thông tư 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. 13
  17. NSNN của địa phương, giúp cho các chủ thể quản lý và đại biểu HĐND nắm được thực trạng NSNN của địa phương, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định phù hợp trong lĩnh vực ngân sách. Phân tích báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách nhằm đánh giá tình hình thu chi ngân sách, giúp các đại biểu HĐND giảm bớt các nhận định chủ quan cũng như trực giác khi giám sát thực hiện NSNN, thảo luận và quyết định dự toán NSNN hay phê chuẩn quyết toán NSNN. b. Mục tiêu phân tích báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách Phân tích NSNN của đại biểu HĐND là nhằm mục tiêu: - Thực hiện giám sát NSNN của địa phương; - Quyết định dự toán NSNN của địa phương và phân bổ các nhiệm vụ chi phù hợp với định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; - Phê chuẩn quyết toán NSNN của địa phương đảm bảo đúng quy định. c. Phương pháp phân tích ngân sách cấp huyện, ngân sách xã Mặc dù có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trong phân tích NSNN, phương pháp phổ biến được sử dụng hiện nay là phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng: (i) Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm: chủ yếu nhằm đánh giá các chỉ tiêu thu chi so với tổng thể hay so với các chỉ tiêu thu chi khác và đơn vị thường được sử dụng là phần trăm (%). Ví dụ, như khi tính toán cơ cấu thu ngân sách huyện, từng khoản thu sẽ được tính ra tỷ lệ phần trăm so với tổng thu ngân sách huyện, nhằm xác định tầm quan trọng của từng nguồn thu so về mặt quy mô. Phương pháp tỷ lệ phần trăm thường được áp dụng: - Tính tỷ lệ phần trăm của từng chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với tổng thể ngân sách hay so với tổng ngân sách theo lĩnh vực, nhằm xác định cơ cấu thu, chi; - So sánh chỉ tiêu thu với chỉ tiêu chi để đánh giá mức độ đảm bảo cho các nhiệm vụ chi từ các nguồn thu của NSNN phân cấp cho huyện hoặc xã; 14
  18. - Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu thu, chi ngân sách theo thời gian. Đối với với nội dung này, việc tính toán cần xác định thời gian gốc và cần đồng nhất về đơn vị đo lường. (ii) Phương pháp so sánh:được sử dụng để phân tích kết quả, phân tích mức độ biến động của chỉ tiêu, từ đó giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Phương pháp so sánh thường được áp dụng trong các phạm vi sau: - So sánh số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước: xác định xu hướng thay đổi tình hình thực hiện các chỉ tiêu NSNN; - So sánh số thực hiện (số quyết toán) và số dự toán: phản ánh mức độ đạt được theo kế hoạch và chất lượng dự toán; - So sánh số liệu của huyện hay xã với số liệu trung bình của tỉnh: xác định xem huyện hay xã đang hoạt động như thế nào so với các huyện, xã khác trong phạm vi địa bàn tỉnh. Khi sử dụng phương pháp so sánh, cần chú ý một số vấn đề sau đây: - Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. - Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh xã này này với xã khác, huyện này với huyện khác,... Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định mức độ hiệu quả hay sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch của địa phương so với địa phương khác. Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán.... cụ thể: + Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau; 15
  19. + Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu. - Các dạng so sánh: Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối. + So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy r được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc; + So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các đại biểu HDNN sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu thu chi NSNN. (iii) Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng: Phương pháp này dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu NSNN và từ đó tìm ra giải pháp định hướng nhằm đạt được mục tiêu đã định. Các bước thực hiện phân tích bao gồm: - Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thu chi. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhóm: nhóm nhân tố kinh tế như trình độ phát triển kinh tế; nhóm nhân tố xã hội như trình độ dân trí, tập quán,…; nhóm nhân tố về chương trình, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến thu, chi ngân sách; nhóm nhân tố về quản lý của UBND huyện hay xã. - Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng đến tăng giảm nguồn thu và chi ngân sách cấp huyện hay ngân sách xã, lựa chọn ba nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nguồn thu và nhiệm vụ chi và có khả năng cải thiện hay giảm thiểu các tác động của chúng. - Phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp để cải thiện. d. Nội dung phân tích báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách huyện, ngân sách xã Phân tích ngân sách huyện, ngân sách xã của đại biểu HĐND có thể thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau: (i) Đánh giá chung về NSNN của địa phương: 16
  20. Việc đánh giá khái quát tình hình NSNNsẽ giúp đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng quy mô ngân sách, cấu trúc cấu trúc cũng như năng lực tài chính của chính quyền địa phương, qua đó có thể đưa ra các quyết định nhằm nâng cao năng lực tài chính của địa phương. Theo đó các chỉ tiêu cần phân tích bao gồm: - Quy mô ngân sách: + Tổng thu NSNN, tổng thu NSNN của huyện hay xã được hưởng và tổng chi NSNN của huyện hay xã; + Tốc độ tăng trưởng thu, chi của cấp huyện hay xã qua các năm và so với các địa phương khác. - Kết cấu thu chi ngân sách cấp huyện hay xã (tính theo tỷ lệ %): + Kết cấu thu ngân sách cấp huyện, xã theo số thu được hưởng 100%, số thu được hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia, số bổ sung cân đối; + Kết cấu chi ngân sách cấp huyện, xã theo chi thường xuyên, chi đầu tư; + Năng lực tài chính của huyện, xã: Số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp so với tổng chi và so với chi thường xuyên. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tự chủ, thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách của địa phương. (ii) Phân tích tình hình thu ngân sách cấp huyện, ngân sách xã: Phân tích thu ngân sách là xem xét chi tiết kết cấu và sự biến động của các nguồn thu. - Phân tích cơ cấu thu: tỷ trọng thu ngân sách chi tiết theo từng nguồn thu. Trên cơ sở đó, đại biểu HĐND nên chọn ra khoảng 3 nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất để xem xét, phân tích chi tiết, có thể áp dụng phương pháp phân tích yếu tố ảnh hưởng để xem xét sự thay đổi của các nguồn thu này và đề ra các giải pháp nhằm cải thiện nguồn thu, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu dự toán; - Phân tích tốc độ tăng trưởng các nguồn thu của huyện hay xã qua các năm và so với các địa phương khác. Theo đó, chọn ra 3 nguồn thu có mức độ biến độ cao nhất để xem xét, phân tích chi tiết, nhằm luận giải sự biến độ và đánh giá khả năng biến động trong kỳ kế hoạch; 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2