Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Công nghệ - Nguyễn Thị Thanh Nga
lượt xem 4
download
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Công nghệ với các nội dung chính như sau: Đặc điểm môn học và quan điểm xây dựng chương trình môn học Công nghệ; Tìm hiểu mục tiêu của chương trình môn Công nghệ và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực; Tìm hiểu nội dung giáo dục môn học Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Công nghệ - Nguyễn Thị Thanh Nga
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN 2020 MÔN: CÔNG NGHỆ Chuyên đề SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC, GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 NGUYỄN THỊ THANH NGA Pleiku – Tháng 8/2020
- MỤC LỤC CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ............................................................................ 1 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4 I. Đặc điểm môn học và quan điểm xây dựng chƣơng trình môn học Công nghệ ................................................................................................................ 4 1. Khái quát về chƣơng trình Giáo dục phổ thông mới 2018 .................... 4 2. Đặc điểm môn học và quan điểm xây dựng chƣơng trình môn học Công nghệ ............................................................................................................. 5 II. Tìm hiểu mục tiêu của chƣơng trình môn Công nghệ và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực .................................................................................. 6 1. Căn cứ xác định mục tiêu của chƣơng trình môn Công nghệ ................ 6 2. Mục tiêu cụ thể của chƣơng trình môn Công nghệ ................................ 8 3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ............................................ 9 III. Tìm hiểu nội dung giáo dục môn học Công nghệ trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 .............................................................................. 12 1. Nội dung khái quát ................................................................................ 12 2. Nội dung chƣơng trình môn học Công nghệ ........................................ 13 3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở cấp trung học cơ sở .................. 14 B. SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC THEO CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 27 I. Phƣơng pháp dạy học giáo dục hình thành phẩm chất năng lực môn Công nghệ theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018....................................... 27 1. Đặc điểm dạy học phát triển phẩm chất năng lực môn Công nghệ ...... 27 2. Định hƣớng chung phƣơng pháp dạy học............................................. 28 3. Phƣơng pháp dạy học............................................................................ 29 II. Kiểm tra đánh giá trong dạy học công nghệ ........................................... 48 1. Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá năng lực ............................ 48 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá .................................................................... 50 PHỤ LỤC 1: BÀI HỌC MẪU.................................................................... 53 PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA ............................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 80
- CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 1. Chƣơng trình tổng thể: Chƣơng trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hƣớng của chƣơng trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chƣơng trình, mục tiêu chƣơng trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chƣơng trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lƣợng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hƣớng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hƣớng về phƣơng pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông. 2. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 3. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con ngƣời; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con ngƣời. 4. Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trƣớc đó. 5. Môn học Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng có cấu trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tƣơng ứng, phù hợp với những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học. 6. Giáo dục hƣớng nghiệp Giáo dục hƣớn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trƣờng phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục hƣớng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông. 1
- Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, giáo dục hƣớng nghiệp đƣợc thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, các môn học ở cấp trung học phổ thông và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp cùng với Nội dung giáo dục của địa phƣơng. 7. Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. 8. Trải nghiệm Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. 9. STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (khoa học) Technology (công nghệ), Enginering (kỹ thuật), và Math (toán học) đƣợc sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, kĩ thuật và Toán học. Thuật ngữ này lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ vào năm 2001. 10. Giáo dục STEM Giáo dục STEM đƣợc hiểu là mô hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên môn , giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. 11. Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết còn đƣợc gọi là đánh giá kết quả, là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/ thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung, kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa học/lớp học hoặc một môn học/học phần/ chƣơng trình. 12. Đánh giá quá trình Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình hoạt động giảng dạy môn học/ khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho ngƣời học biết đƣợc mức độ đạt đƣợc của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học, cách dạy giúp ngƣời học tiến bộ . Đánh giá quá trình chính là đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học. 13. Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp: là định hƣớng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, đƣợc thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. 2
- 14. Phân hóa Phân hóa là chia một khối/ một nhóm thành nhiều phần / nhiều đối tƣợng có các tính chất khác biệt nhau để thực hiện những tác động cho phù hợp. 15. Dạy học phân hóa: Dạy học phân hoá: là định hƣớng dạy học phù hợp với các đối tƣợng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hƣớng nghề nghiệp khác nhau của học sinh. 16. Nội dung giáo dục điạ phƣơng Nội dung giáo dục địa phƣơng là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hộ , môi trƣờng, hƣớng nghiệp …của địa phƣơng bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nƣớc, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu quê hƣơng, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hƣơng. 17. Kế hoạch giáo dục nhà trƣờng Kế hoạch giáo dục nhà trƣờng là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện CTGDPT (bao gồm cả nội dung giáo dục địa phƣơng) phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của ngƣời học, nhân lực, vật lực …của nhà trƣờng. Kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng đƣợc xây dựng hàng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hƣớng dẫn trong CTGDPT. 3
- A. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Đặc điểm môn học và quan điểm xây dựng chƣơng trình môn học Công nghệ 1. Khái quát về chƣơng trình Giáo dục phổ thông mới 2018 Từ năm học 2020 - 2021 sẽ bắt đầu áp dụng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018) cho lớp 1. Chƣơng trình mới này chia thành 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và giáo dục định hƣớng nghề nghiệp lớp 10 đến 12. Với chƣơng trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.Hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt các cấp học là trải nghiệm. Các môn học theo chƣơng trình mới sẽ đƣợc phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn. Cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2). Bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ. Bậc THCS, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Ở cấp học này, môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trƣớc đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trƣớc. Với THPT, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học đƣợc lựa chọn theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn đƣợc lựa chọn. Tháp “giảm tải”. Đó là giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cƣờng dạy học phân hóa - tự chọn; thực hiện phƣơng pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục. Theo Bộ GD&ĐT, áp dụng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới từ 4
- năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023 - 2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024 - 2025 với lớp 9, và 12. 2. Đặc điểm môn học và quan điểm xây dựng chƣơng trình môn học Công nghệ 2.1. Đặc điểm của môn học 2.1.1. Vị trí và tên môn học trong chƣơng trình GDPT Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ thì khoa học hƣớng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trƣờng sống của con ngƣời. Trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ đƣợc thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật) trong giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. 2.1.2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hƣớng nghề nghiệp Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phƣơng, vùng miền. Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ƣu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hƣớng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn. Cũng nhƣ các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đƣợc đề cập trong Chƣơng trình tổng thể. Với việc coi trọng phát triển tƣ duy thiết kế, giáo dục công nghệ có ƣu thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. 2. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác Môn Công nghệ có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc 5
- biệt là với Toán học và Khoa học. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những xu hƣớng giáo dục đang đƣợc coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. 2.3. Quan điểm xây dựng chƣơng trình môn Công nghệ 2018 Chƣơng trình môn Công nghệ tuân thủ quy định trong Chƣơng trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau: 1. Khoa học, thực tiễn: Chƣơng trình dựa trên các thành tựu về lí luận dạy học kĩ thuật; tham chiếu các mô hình giáo dục kĩ thuật, công nghệ đang đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới nhƣ mô hình định hƣớng lao động thủ công, mô hình giáo dục kĩ thuật tổng hợp, mô hình công nghệ đại cƣơng, mô hình thiết kế kĩ thuật và mô hình định hƣớng kĩ thuật tƣơng lai; đồng thời, chƣơng trình đƣợc xây dựng bám sát và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 2. Kế thừa, phát triển: Chƣơng trình kế thừa những ƣu điểm của chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành trên các phƣơng diện quan điểm xây dựng chƣơng trình, mục tiêu, nội dung, chuẩn cần đạt, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học; đồng thời phản ánh cách tiếp cận mới về vị trí, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của môn Công nghệ. 3. Hội nhập, khả thi: Chƣơng trình phản ánh xu hƣớng quốc tế, coi thiết kế kĩ thuật là một trong những tƣ tƣởng chủ đạo của giáo dục công nghệ, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông; có tính đến những yếu tố đặc thù và điều kiện của Việt Nam để đảm bảo tính khả thi của chƣơng trình. 4. Hƣớng nghiệp: Chƣơng trình thực hiện giáo dục hƣớng nghiệp trên cả hai phƣơng diện định hƣớng và trải nghiệm nghề nghiệp. Nội dung hƣớng nghiệp trong môn Công nghệ đồng bộ, nhất quán với các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp khác trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông. 5. Mở, linh hoạt: Chƣơng trình phản ánh những tri thức phổ thông, thiết thực, cốt lõi mà tất cả học sinh cần phải có, đồng thời bảo đảm tính mở nhằm đáp ứng sự đa dạng, phong phú của công nghệ, nhu cầu, sở thích của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng; phản ánh đƣợc tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. II. Tìm hiểu mục tiêu của chƣơng trình môn Công nghệ và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực 1. Căn cứ xác định mục tiêu của chƣơng trình môn Công nghệ 1.1. Căn cứ vào đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng, phát triển con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nƣớc, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 6
- Cũng nhƣ CT giáo dục phổ thông tổng thể và các CT môn học, hoạt động giáo dục khác, CT môn Công nghệ vận dụng phƣơng pháp Sơ đồ ngược (back mapping) trong xây dựng CT. Phƣơng pháp này không bắt đầu bằng việc xác định nội dung giáo dục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của ngƣời xây dựng CT, mà bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu giáo dục, trên cơ sở đó tiến hành các bƣớc tiếp theo là: xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, nội dung dạy học, phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục. Để xác định mục tiêu giáo dục, CT phải căn cứ vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nƣớc. Nhu cầu này đƣợc thể hiện trong đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng, phát triển con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nƣớc, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Cụ thể là: - Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa XI về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho từng bậc học. Nghị quyết Trung ƣơng 9 khóa XI về mục tiêu và nhiệm vụ xây dựngcon ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện. - Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về mục tiêu giáo dục phổ thông. 1.2. Căn cứ vào mục tiêu của CT giáo dục phổ thông đã nêu trong CT tổng thể, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu của các cấp học. 1.3. Kế thừa mục tiêu CT môn Công nghệ của một số nƣớc có nền GD tiên tiến Giáo dục công nghệ trong bối cảnh quốc tế khá phong phú, phản ánh sự đa dạng về quan điểm phát triển giáo dục công nghệ và điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia. Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, môn Công nghệ trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tiếp thu đƣợc những xu hƣớng lớn về giáo dục công nghệ nhƣ: mô hình năng lực công nghệ, chuẩn hiểu biết công nghệ phổ thông ( Tech – nologycal Literacy Standards); một số mô hình giáo dục kĩ thuật nhƣ mô hình định hƣớng thủ công; mô hình định hƣớng thiết kế; mô hình công nghệ đại dƣơng…; định hƣớng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; tiếp cận giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. 1.4. Kế thừa mục tiêu CT môn Công nghệ hiện hành của Việt Nam Môn Công nghệ trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới kế thừa nhiều ƣu điểm đã đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn của chƣơng trình môn Công nghệ hiện hành từ quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình môn học ( giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp; hiện đại, cơ bản và sát với thực tiễn Việt Nam; và coi trọng thực hành) đến nội dung môn học ( các mạch 7
- nội dung về nông – lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, một số mô đun tự chọn ở cuối trung học cơ sở; một số nội dung về kĩ thuật ở tiểu học) và phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học. 2. Mục tiêu cụ thể của chƣơng trình môn Công nghệ 2.1. Mục tiêu chung Chƣơng trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trƣờng công nghệ ở gia đình, nhà trƣờng, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chƣơng trình nhƣ phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính,... 2.2. Mục tiêu cấp tiểu học Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bƣớc đầu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc tiểu học, học sinh sử dụng đƣợc một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế đƣợc sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi đƣợc một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trƣờng; nhận xét đƣợc ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thƣờng gặp; nhận biết đƣợc vai trò của công nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trƣờng. 2.3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở Chƣơng trình môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở tiếp tục phát triển năng lực công nghệ mà học sinh đã tích luỹ đƣợc ở cấp tiểu học. Kết thúc trung học cơ sở, học sinh đọc đƣợc thông số kĩ thuật, nhận biết và sử dụng đúng cách một số sản phẩm công nghệ trong gia đình; trao đổi đƣợc thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ thông qua lập và đọc bản vẽ kĩ thuật đơn giản; đánh giá và thiết kế đƣợc sản phẩm công nghệ đơn giản; có hiểu biết về những nguyên lí cơ bản, những kĩ năng ban đầu trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp; có tri thức và trải nghiệm về lựa chọn nghề trong lĩnh vực công nghệ, góp phần lựa chọn hƣớng đi phù hợp sau trung học cơ sở; phát huy hứng thú học tập; rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, kiên trì trong các hoạt động kĩ thuật, công nghệ. 2.4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông Giáo dục công nghệ ở cấp trung học phổ thông tiếp tục phát triển năng lực công nghệ mà học sinh đã tích luỹ đƣợc sau khi kết thúc trung học cơ sở; rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp cho học sinh. Kết thúc trung học phổ thông, học sinh có hiểu biết đại cƣơng và định hƣớng nghề về công 8
- nghệ thông qua các nội dung: thiết kế và công nghệ, công nghệ cơ khí, công nghệ điện - điện tử (đối với định hƣớng Công nghiệp); công nghệ trồng trọt, công nghệ chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản (đối với định hƣớng Nông nghiệp); có năng lực công nghệ phù hợp với các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ thuộc định hƣớng Công nghiệp hoặc định hƣớng Nông nghiệp. 3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã đƣợc quy định tại Chƣơng trình tổng thể. a) Năng lực tự chủ và tự học Trong giáo dục công nghệ, năng lực tự chủ của học sinh đƣợc biểu hiện thông qua sự tự tin và sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình, cộng đồng, trong học tập, công việc; bình tĩnh, xử lí có hiệu quả những sự cố kĩ thuật, công nghệ; ý thức và tránh đƣợc những tác hại (nếu có) do công nghệ mang lại,... Năng lực tự chủ đƣợc hình thành và phát triển ở học sinh thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ, sử dụng và đánh giá các sản phẩm công nghệ, bảo đảm an toàn trong thế giới công nghệ ở gia đình, cộng đồng và trong học tập, lao động. Để hình thành, phát triển năng lực tự học, giáo viên coi trọng việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của học sinh, đồng thời quan tâm tới nguồn học liệu hỗ trợ tự học (đặc biệt là học liệu số), phƣơng pháp, tiến trình tự học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. b) Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực giao tiếp và hợp tác đƣợc thể hiện qua giao tiếp công nghệ, một thành phần cốt lõi của năng lực công nghệ. Việc hình thành và phát triển ở học sinh năng lực này đƣợc thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến khích học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tƣởng,...khi thực hiện các dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ đƣợc đề cập trong chƣơng trình. c) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Giáo dục công nghệ có nhiều ƣu thế trong hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong Chƣơng trình môn Công nghệ, tƣ tƣởng thiết kế đƣợc nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và đƣợc thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 9
- 3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm các thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kĩ thuật. Biểu hiện cụ thể của năng lực công nghệ ở từng cấp học đƣợc trình bày ở bảng sau: 3.2.1. Nhận thức công nghệ - Cấp tiểu học + Nhận ra đƣợc sự khác biệt của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng sống do con ngƣời tạo ra. + Nêu đƣợc vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trƣờng. + Kể đƣợc về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con ngƣời. + Nhận biết đƣợc sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ thuật, công nghệ đơn giản. + Trình bày đƣợc quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản. - Cấp trung học cơ sở + Mô tả đƣợc một số sản phẩm công nghệ và tác động của nó trong đời sống gia đình. + Nhận thức đƣợc nội dung cơ bản về vai trò, các quá trình kĩ thuật và công nghệ, các nghề - Cấp phổ thông + Làm rõ đƣợc một số vấn đề về bản chất kĩ thuật, công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ với con ngƣời, tự nhiên, xã hội; mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; đổi mới. 3.2.2. Giao tiếp công nghệ - Cấp tiểu học + Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. + Phác thảo bằng hình vẽ cho ngƣời khác hiểu đƣợc ý tƣởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. - Cấp trung học cơ sở + Biểu diễn đƣợc vật thể hay ý tƣởng thiết kế bằng các hình biểu diễn cơ bản. + Đọc đƣợc các bản vẽ, kí hiệu, quy trình công nghệ thuộc một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu - Cấp phổ thông 10
- + Sử dụng đƣợc ngôn ngữ kĩ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kĩ thuật, công nghệ. + Lập đƣợc bản vẽ kĩ thuật đơn giản bằng tay hoặc với sự hỗ trợ của máy tính. 3.2.3. Sử dụng công nghệ - Cấp tiểu học + Thực hiện đƣợc một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật. + Sử dụng đƣợc một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. + Nhận biết và phòng tránh đƣợc những tình huống nguy hiểm trong môi trƣờng công nghệ ở gia đình. + Thực hiện đƣợc một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình. - Cấp trung học cơ sở + Đọc đƣợc tài liệu hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. + Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình. + Phát hiện, đề xuất đƣợc giải pháp xử lí các tình huống mất an toàn cho ngƣời và sản phẩm công nghệ trong gia đình. + Thực hiện đƣợc một số thao tác sơ cứu đơn giản cho ngƣời trong những tình huống khẩn cấp. + Thực hiện đƣợc một số kĩ thuật đơn giản trong sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản. - Cấp phổ thông + Sử dụng một số sản phẩm công nghệ an toàn, hiệu quả. + Sử dụng đƣợc một số dịch vụ phổ biến, có ứng dụng công nghệ. + Thực hiện đƣợc một số quy trình kĩ thuật phổ biến trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản. + Thực hiện đƣợc một số công đoạn trong quy trình công nghệ trồng trọt và chăn nuôi công nghệ cao. 3.2.4 . Đánh giá công nghệ - Cấp tiểu học + Đƣa ra đƣợc lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ. + Bƣớc đầu so sánh và nhận xét đƣợc về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng. - Cấp trung học cơ sở + Đƣa ra đƣợc nhận xét cho một sản phẩm công nghệ về chức năng, độ bền, 11
- tính thẩm mĩ, tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng. + Lựa chọn đƣợc sản phẩm công nghệ phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá sản phẩm - Cấp phổ thông + Nhận biết và đánh giá đƣợc một số xu hƣớng phát triển công nghệ. + Đề xuất đƣợc tiêu chí chính ch o việc lựa chọn, sử dụng một sản phẩm công nghệ thông dụng. 3.2.5.Thiết kế kĩ thuật - Cấp tiểu học + Nhận thức đƣợc: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo. + Kể tên đƣợc các công việc chính khi thiết kế. + Nêu đƣợc ý tƣởng và làm đƣợc một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hƣớng dẫn. - Cấp trung học cơ sở + Phát hiện đƣợc nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể. + Đề xuất đƣợc giải pháp và tạo đƣợc sản phẩm công nghệ đơn giản dựa trên quy trình thiết kế kĩ thuật và kiến thức, kĩ năng về công nghệ. - Cấp phổ thông + Xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động thiết kế kĩ thuật. + Sử dụng đƣợc một số phần mềm đơn giản hỗ trợ thiết kế. + Thiết kế đƣợc sản phẩm đơn giản đáp ứng yêu cầu cho trƣớc. III. Tìm hiểu nội dung giáo dục môn học Công nghệ trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 1. Nội dung khái quát Chƣơng trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hƣớng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục đều đƣợc thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi. Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học, chƣơng trình mỗi môn học và hoạt 12
- động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phƣơng châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp thực hiện phƣơng châm giáo dục phân hoá, bảo đảm học sinh đƣợc tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lƣợng. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hƣớng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trƣờng của mỗi học sinh. 2. Nội dung chƣơng trình môn học Công nghệ Giáo dục công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ với các thành phần sau: nhận thức, giao tiếp, sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật; giúp học sinh học tập, làm việc hiệu quả trong môi trƣờng công nghệ ở gia đình, nhà trƣờng và xã hội; góp phần định hƣớng nghề nghiệp và chuẩn bị cho học sinh các tri thức nền tảng để tiếp tục học lên, học nghề thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc tham gia cuộc sống lao động. Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Với trọng tâm là hình thành và phát triển năng lực thiết kế, giáo dục công nghệ có nhiều cơ hội và lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo dục công nghệ còn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực đặc thù khác nhƣ: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học,... Giáo dục công nghệ đƣợc thực hiện thông qua nhiều môn học và hoạt động giáo dục, trong đó cốt lõi là phân môn Công nghệ trong môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Cùng với các môn Toán, Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học và Tin học, môn Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục STEM. Nội dung giáo dục công nghệ đƣợc phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản Giáo dục công nghệ trang bị cho học sinh những hiểu biết, kĩ năng phổ thông, cốt lõi về công nghệ; những tri thức và kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Cấp tiểu học, học sinh đƣợc khám phá thế giới kĩ thuật, công nghệ thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà học sinh tiếp xúc hằng ngày, an toàn với công 13
- nghệ trong nhà; đƣợc trải nghiệm thiết kế kĩ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kĩ thuật, lắp ráp các mô hình kĩ thuật đơn giản. Cấp trung học cơ sở, học sinh đƣợc trang bị những tri thức về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lí cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; hiểu biết ban đầu về tƣ duy thiết kế; phƣơng pháp lựa chọn, trải nghiệm nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: Công nghệ trong gia đình; Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp và thiết kế kĩ thuật; Công nghệ và hƣớng nghiệp. Cuối cấp trung học cơ sở, ngoài các nội dung cốt lõi mà tất cả học sinh đều phải học, học sinh đƣợc lựa chọn học một số nội dung phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và hứng thú của bản thân, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi địa phƣơng. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Giáo dục công nghệ tiếp tục củng cố và hoàn thiện những kết quả đã đạt đƣợc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời trang bị cho học sinh những hiểu biết tổng quan và định hƣớng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ; vai trò, ảnh hƣởng của công nghệ với đời sống xã hội; mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực, môn học và hoạt động giáo dục khác; một số lĩnh vực công nghệ phổ biến. Với tính chất định hƣớng nghề nghiệp, giáo dục công nghệ đƣợc thiết kế thành hai nhánh riêng biệt: Công nghệ định hƣớng Công nghiệp và Công nghệ định hƣớng Nông nghiệp. Cả hai định hƣớng này đều nhằm chuẩn bị cho học sinh thích ứng tốt nhất với đặc điểm, tính chất và yêu cầu của các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ mà học sinh lựa chọn theo học. 3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở cấp trung học cơ sở LỚP 6 CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH Nội dung Yêu cầu cần đạt Nhà ở – Nêu đƣợc vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trƣng ở Việt Nam. – Kể đƣợc tên một số vật liệu, mô tả các bƣớc chính để xây dựng một ngôi nhà. – Mô tả, nhận diện đƣợc những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. – Thực hiện đƣợc một số biện pháp sử dụng năng lƣợng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả. 14
- Bảo quản và chế – Nhận biết đƣợc một số nhóm thực phẩm chính, dinh biến thực phẩm dƣỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con ngƣời. – Nêu đƣợc vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. – Trình bày đƣợc một số phƣơng pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến. – Lựa chọn và chế biến đƣợc món ăn đơn giản theo phƣơng pháp không sử dụng nhiệt. – Hình thành thói quen ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. – Tính toán sơ bộ đƣợc dinh dƣỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình. Trang phục và – Nhận biết đƣợc vai trò, sự đa dạng của trang phục thời trang trong cuộc sống; các loại vải thông dụng đƣợc dùng để may trang phục. – Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bƣớc đầu hình thành xu hƣớng thời trang của bản thân. – Lựa chọn đƣợc trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình. – Sử dụng và bảo quản đƣợc một số loại hình trang phục thông dụng. Đồ dùng điện – Nhận biết và nêu đƣợc chức năng của các bộ phận trong gia đình chính, vẽ đƣợc sơ đồ khối, mô tả đƣợc nguyên lí làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình (Ví dụ: nồi cơm điện, bếp điện, đèn điện, quạt điện, máy điều hoà,…). – Sử dụng đƣợc một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn. – Lựa chọn đƣợc đồ dùng điện tiết kiệm năng lƣợng, phù hợp với điều kiện gia đình. 15
- LỚP 7 NÔNG – LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Nội dung Yêu cầu cần đạt TRỒNG TRỌT Mở đầu về trồng – Trình bày đƣợc vai trò, triển vọng của trồng trọt, kể trọt tên đƣợc các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. – Nêu đƣợc một số phƣơng thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. – Nhận biết đƣợc những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. – Trình bày đƣợc đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt. – Nhận thức đƣợc sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt. Quy trình trồng – Nêu đƣợc các bƣớc trong quy trình trồng trọt. trọt – Trình bày đƣợc mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bƣớc trong quy trình trồng trọt. – Thực hiện đƣợc việc nhân giống cây trồng bằng phƣơng pháp giâm cành. – Lập đƣợc kế hoạch, tính toán đƣợc chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến trong gia đình. – Thực hiện đƣợc một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến. – Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng trong trồng trọt. Trồng, chăm sóc – Trình bày đƣợc vai trò của rừng, phân biệt đƣợc các và bảo vệ rừng loại rừng phổ biến ở nƣớc ta. – Tóm tắt đƣợc quy trình trồng, chăm sóc cây rừng và các biện pháp bảo vệ rừng. – Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trƣờng 16
- sinh thái. CHĂN NUÔI Mở đầu về chăn – Trình bày đƣợc vai trò, triển vọng của chăn nuôi, nuôi nhận biết đƣợc một số vật nuôi đƣợc nuôi nhiều, các loại vật nuôi đặc trƣng vùng miền ở nƣớc ta. – Nêu đƣợc một số phƣơng thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam. – Trình bày đƣợc đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi. – Nhận thức đƣợc sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi. Nuôi dƣỡng, – Trình bày đƣợc vai trò của việc nuôi dƣỡng, chăm sóc chăm sóc và và phòng, trị bệnh cho vật nuôi. phòng, trị bệnh – Nêu đƣợc các công việc cơ bản trong nuôi dƣỡng, cho vật nuôi chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. – Trình bày đƣợc kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến. – Lập đƣợc kế hoạch, tính toán đƣợc chi phí cho việc nuôi dƣỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình. – Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi. Nuôi thuỷ sản – Trình bày đƣợc vai trò của thuỷ sản; nhận biết đƣợc một số thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nƣớc ta. – Nêu đƣợc quy trình kĩ thuật nuôi, chăm sóc, phòng, trị bệnh, thu hoạch một loại thuỷ sản phổ biến. – Lập đƣợc kế hoạch, tính toán đƣợc chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thuỷ sản phù hợp. – Đo đƣợc nhiệt độ, độ trong của nƣớc nuôi thuỷ sản bằng phƣơng pháp đơn giản. – Có ý thức bảo vệ môi trƣờng nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản. 17
- LỚP 8 CÔNG NGHIỆP VÀ THIẾT KẾ KĨ THUẬT Nội dung Yêu cầu cần đạt Vẽ kĩ thuật – Mô tả đƣợc tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đƣờng nét và ghi kích thƣớc. – Vẽ đƣợc hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thƣờng gặp theo phƣơng pháp chiếu góc thứ nhất. – Vẽ và ghi đƣợc kích thƣớc các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. – Đọc đƣợc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đơn giản. – Đọc đƣợc bản vẽ nhà đơn giản. Cơ khí – Nhận biết đƣợc một số vật liệu thông dụng. – Trình bày đƣợc nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động; cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động. – Trình bày đƣợc một số phƣơng pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay. – Tháo lắp và tính toán đƣợc tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động. – Thực hiện đƣợc một số phƣơng pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay. – Trình bày đƣợc đặc điểm cơ bản, nhận biết đƣợc sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí. An toàn điện – Nhận biết đƣợc một số nguyên nhân gây tai nạn điện. – Trình bày đƣợc một số biện pháp an toàn điện. – Sử dụng đƣợc một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. – Thực hiện đƣợc một số động tác cơ bản sơ cứu 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm 2016 Chuyên đề: Bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo hướng thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lí
27 p | 124 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc - ThS. Nguyễn Mạnh Hiền
70 p | 15 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Hoá học
62 p | 8 | 5
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Giáo dục công dân
91 p | 19 | 5
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Thể dục - ThS. Nguyễn Văn Lãm
87 p | 11 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Ngữ văn - ThS. Võ Thị Thoa
67 p | 15 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Tiếng Anh - ThS. Nguyễn Thanh Nga
41 p | 9 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Địa lí - ThS. Đinh Thị Mỹ Hằng
86 p | 10 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Toán - ThS. Lê Như Thiện
40 p | 12 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Mỹ Thuật - ThS. Trần Văn Phê
66 p | 15 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Thể dục
66 p | 8 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Mĩ thuật
41 p | 7 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Âm nhạc
63 p | 16 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Vật lí
82 p | 12 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Tin học
76 p | 15 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 môn Tiếng Việt
33 p | 10 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Vật lý THCS
70 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn