16<br />
<br />
KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ -<br />
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ<br />
TƯ PHÁP QUỐC TẾ CẦN GIẢI QUYẾT<br />
<br />
<br />
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG<br />
Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp<br />
Bộ Tư pháp Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản<br />
của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, trải qua 3 lần lập pháp,<br />
đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ<br />
nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của tiến<br />
bộ xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng<br />
toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang<br />
đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi<br />
dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó, hiện tượng<br />
kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế với những động thái rõ nét biểu hiện<br />
trong khoảng một thập kỷ qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của<br />
mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã hội<br />
phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà<br />
nước, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần xem xét, giải quyết từ giác độ tư pháp<br />
quốc tế.<br />
<br />
II. THỰC TRẠNG KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ<br />
<br />
1. Tổng quan: Bối cảnh và tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam từ<br />
năm 1995 đến nay<br />
<br />
Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong sự vận động, phát triển của các hiện<br />
tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam bởi đây là năm đầu tiên thực hiện<br />
Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết về thủ tục đăng<br />
ký kết hôn, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
– văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam quy định thống nhất thủ tục pháp lý để xác<br />
lâp các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, vốn là các quan hệ dân sự<br />
rất nhạy cảm và có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng. Văn bản này là sự cụ thể<br />
hoá chính sách đối ngoại rộng mở và quan điểm tôn trọng, bảo hộ các quan hệ hôn<br />
nhân có yếu tố nước ngoài của Nhà nước Việt Nam đã được khẳng định trong Pháp<br />
lệnh về Hôn nhân và Gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm<br />
1993. Trong bối cảnh thuận lợi về mặt pháp lý như vậy, từ năm 1995 đến nay các<br />
quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã gia tăng nhanh<br />
chóng và phân thành 2 nhóm như sau:<br />
<br />
(1) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài (gọi<br />
tắt là Việt kiều) chiếm khoảng 45% tổng số, trong đó chủ yếu là với Việt kiều cư trú<br />
tại Hoa Kỳ, Đức, Úc, Canada. Số công dân Việt Nam kết hôn với Việt kiều tại Pháp<br />
trong giai đoạn từ 1995 đến 2002 chỉ khoảng 1.500 trường hợp.<br />
<br />
(2) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chiếm khoảng<br />
55% tổng số với hơn 40 quốc tịch khác nhau (công dân Pháp kết hôn với công dân<br />
Việt Nam chỉ khoảng 1.000 trường hợp từ năm 1995 đến 2002).<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
17<br />
<br />
Cùng với những biến động nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, các quan hệ hôn<br />
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc 2 nhóm trên không chỉ ngày càng tăng<br />
nhanh về số lượng mà còn ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và bộc lộ những hiện<br />
tượng tiêu cực. Trong đó, nếu như nhóm (1) có hiện tượng “kết hôn giả” với Việt kiều<br />
nhằm hợp pháp hoá việc xuất cảnh và định cư ở nước ngoài thì ở nhóm (2), hiện<br />
tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan vì mục đích kinh tế (hiện nay việc<br />
kết hôn với người Hàn Quốc cũng có xu hướng tương tự) lại trở thành vấn đề bức xúc<br />
trong dư luận xã hội.<br />
<br />
2. Động thái và đặc điểm của hiện tượng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích<br />
kinh tế.<br />
<br />
2.1 Động thái<br />
<br />
Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh sống ở nước ngoài vốn<br />
dĩ được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu về sự chuyển dịch nhân khẩu trong xu<br />
thế toàn cầu hoá. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng, có thời kỳ tăng đột biến, tạo<br />
thành “làn sóng” phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay trở thành<br />
hiện tượng xã hội bất bình thường bởi phần lớn việc xác lập các quan hệ hôn nhân này<br />
xuất phát từ mục đích kinh tế.<br />
<br />
Từ năm 1993, do Chính phủ Đài Loan xét duyệt nghiêm ngặt việc kết hôn với người<br />
Trung Quốc, đồng thời thực hiện “chính sách hướng Nam”, trong đó tập trung các hoạt<br />
động đầu tư, thương mại vào Việt Nam nên xu hướng lấy vợ là người nước ngoài của<br />
nam giới Đài Loan có sự chuyển dịch sang Việt Nam. Tuy nhiên chỉ từ năm 1995 thì<br />
hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan mới tăng nhanh tại Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, đồng thời lan rộng ra các tỉnh phía Nam. Thống kê theo số liệu đăng ký<br />
kết hôn đã được giải quyết thì trong thời gian 8 năm (1995-2002) đã có 55.765<br />
trường hợp đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan, chiếm 86,2%<br />
tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và 48,1% tổng số công dân<br />
Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người<br />
Đài Loan tăng mạnh trong thời gian 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002, chiếm 68%<br />
tổng số trường hợp đã được đăng ký kết hôn trong 8 năm. Số trường hợp phụ nữ Việt<br />
Nam kết hôn với người Đài Loan của từng năm và diễn biến tình hình 8 năm qua cụ<br />
thể như sau:<br />
<br />
<br />
Năm 1995: 1.365 trường hợp Năm 1999 : 7.179 trường hợp<br />
<br />
Năm 1996: 2.754 trường hợp Năm 2000: 12.419 trường hợp<br />
<br />
Năm 1997: 3.248 trường hợp Năm 2001: 11.771 trường hợp<br />
<br />
Năm 1998: 4.506 trường hợp Năm 2002: 12.523 trường hợp<br />
<br />
<br />
Số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan tập trung chủ yếu tại 12 tỉnh,<br />
thành phố phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Nai, Đồng<br />
Tháp, An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Số<br />
lượng giải quyết tại 12 tỉnh nói trên chiếm 89% tổng số đã giải quyết trên toàn quốc<br />
trong 8 năm qua, trong đó riêng số lượng giải quyết tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm<br />
22% và tỉnh Cần Thơ chiếm 17% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan<br />
trên cả nước.<br />
<br />
Từ cuối năm 2002 đến nay tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan có<br />
xu hướng giảm mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời vẫn tiếp tục tăng<br />
nhanh tại một số tỉnh như Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu. Trong 6 tháng<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
18<br />
<br />
đầu năm 2003, 11 tỉnh, thành phố phía Nam đã giải quyết 4.500 trường hợp, trong đó<br />
số lượng giải quyết của Cần Thơ chiếm 24%, Tây Ninh: 22%, Đồng Tháp: 17%, còn số<br />
lượng giải quyết tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 7%.<br />
<br />
2.2 Một số đặc điểm nổi bật của hiện tượng kết hôn với người nước<br />
ngoài vì mục đích kinh tế<br />
<br />
Về chủ thể: Việc kết hôn với người nước ngoài vì lợi ích kinh tế có đặc thù là chỉ<br />
diễn ra giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới nước ngoài (mà ở đây tập trung chủ yếu là<br />
nam giới Đài Loan, và hiện nay có xu hướng mở rộng với cả nam giới Hàn Quốc).<br />
<br />
a. Một số đặc điểm nhân thân của phụ nữ kết hôn với người Đài Loan vì mục đích<br />
kinh tế:<br />
o Đại đa số các cô gái lấy chồng Đài Loan đều có trình độ văn hoá thấp, không<br />
có khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Hoa, hoặc tiếng Anh) để giao tiếp với<br />
người nước ngoài; cư trú ở khu vực nông thôn thuộc các tỉnh, thành phố phía<br />
Nam.<br />
o Hầu hết chị em kết hôn với người Đài Loan ở độ tuổi rất trẻ (từ 18 đến 20<br />
tuổi) và là kết hôn lần thứ nhất.<br />
o Có hình thức ưa nhìn.<br />
o Phần lớn không có việc làm, hoặc công việc không ổn định để có thu nhập<br />
nuôi sống bản thân.<br />
<br />
Yếu tố “kết hôn vì mục đích kinh tế” trong quan hệ giữa phụ nữ Việt Nam với<br />
người Đài Loan được nhìn nhận với tính chất 2 chiêù như sau:<br />
<br />
b. Về phía phụ nữ Việt Nam: Lợi ích kinh tế cụ thể mà chị em hướng đến khi quyết<br />
định kết hôn với người Đài Loan là:<br />
o Có ngay một khoản tiền nhận được từ người phối ngẫu để hỗ trợ gia đình<br />
(khoản tiền này thường nằm trong toàn bộ chi phí kết hôn mà chú rể phải gánh<br />
chịu);<br />
o Được xuất cảnh cùng chồng ra nước ngoài và có một cuộc sống sung túc<br />
hơn, đỡ thiếu thốn, vất vả hơn;<br />
o Có tiền để gửi về giúp đỡ cha mẹ.<br />
<br />
Một bộ phận không nhỏ phụ nữ sống trong hoàn cảnh kinh tế gia đình nghèo khó, dẫn<br />
đến tâm lý phổ biến là hy vọng việc kết hôn với người Đài Loan sẽ giúp thay đổi hoàn<br />
cảnh sống và tạo điều kiện giúp đỡ gia đình bớt khó khăn về kinh tế. Không ít chị em<br />
quyết định kết hôn với người nước ngoài trong tình trạng gia đình đang túng quẫn,<br />
thiếu nợ. Trong tình trạng ấy, viẹc kết hôn với người nước ngoài để có ngay một khoản<br />
tiền là biện pháp duy nhất được chọn lựa để giúp gia đình giải quyết ngay những khó<br />
khăn trước mắt.<br />
<br />
Vì sự hứa hẹn của những lợi ích kinh tế nên cũng có không ít những trường hợp phụ<br />
nữ tuy hoàn cảnh sống không khó khăn, thậm chí khá giả nhưng vẫn lựa chọn việc kết<br />
hôn với người Đài Loan. Kết quả nghiên cứu chọn mẫu về hoàn cảnh sống của phụ nữ<br />
lấy chồng Đài Loan tại một số xã nơi bùng phát “làn sóng” kết hôn với người Đài Loan<br />
những năm gần đây như sau:<br />
<br />
o Tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh có tổng số 122 phụ nữ kết hôn<br />
với người Đài Loan, trong đó: 34% xuất thân nghèo (42/122), 16% xuất thân<br />
hoàn cảnh sống trung bình (19/122), 43% xuất thân hoàn cảnh sống khá giả<br />
(53/122), 7% xuất thân từ các hộ giàu (8/122);<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
19<br />
<br />
o Tại xã An Hoà (huyện Trảng Bàng) có 60 trường hợp phụ nữ kết hôn với<br />
người Đài Loan, trong đó: 38% xuất thân nghèo (23/60), 37% xuất thân hoàn<br />
cảnh sống trung bình (22/60), 12% xuất thân hoàn cảnh sống khá giả (7/60),<br />
3% xuất thân từ các hộ giàu (2/60).<br />
<br />
c. Về phía nam giới Đài Loan: Việc kết hôn với phụ nữ Việt Nam không tốn nhiều<br />
chi phí, phù hợp với khả năng tài chính của số đông chàng rể Đài Loan thuộc tầng<br />
lớp công nhân, nông dân hoặc thị dân nghèo. Chi phí trung bình để kết hôn với phụ<br />
nữ Việt Nam chỉ tốn từ 7.000 đến 8.000 USD, trong khi để kết hôn với phụ nữ Đài<br />
Loan hoặc phụ nữ Trung Quốc đại lục chi phí này tốn gấp nhiều lần. Mức thu nhập<br />
khiêm tốn của bộ phận nam giới Đài Loan thuộc tầng lớp công nhân, nông dân hoặc<br />
thị dân nghèo khiến họ rất khó khăn để tìm được bạn đời bản xứ, trong khi chỉ với<br />
một khoản chi phí không quá tốn kém (so với mức thu nhập tại Đài Loan) thì nếu<br />
tới Việt Nam họ có thể dễ dàng kết hôn với một phụ nữ có nhiều ưu điểm thu hút sự<br />
lựa chọn của nam giới Đài Loan như: hình thức ưa nhìn, khoẻ mạnh, có khả năng<br />
sinh con duy trì nòi giống, chịu khó lao động, không đòi hỏi nhiều về vật chất.<br />
<br />
Việc kết hôn thông qua môi giới, đa số cô dâu Việt Nam không có điều kiện tìm<br />
hiểu về người chồng Đài Loan:<br />
<br />
Hầu hết các quan hệ hôn nhân Đài – Việt được xác lập thông qua hoạt động môi giới<br />
của các cá nhân, tổ chức. Hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp là nguyên nhân<br />
trực tiếp tạo nên sự “thương mại hoá” và những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ<br />
hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan. Các cá nhân, tổ chức môi giới<br />
hoạt động chuyên nghiệp thu được lợi nhuận rất cao từ việc trục lợi đối với cả người<br />
Đài Loan và phụ nữ Việt Nam. Để tận thu lợi nhuận từ hoạt động môi giới hôn nhân,<br />
một số cá nhân, tổ chức đã thiết lập những đường dây làm dịch vụ khép kín có sự<br />
tham gia của cả người Việt và người Đài Loan để thực hiện từ việc tuyển chọn, tập hợp<br />
chị em phụ nữ từ các vùng nông thôn về Thành phố Hồ Chí Minh, nuôi ăn ở, giới thiệu,<br />
quảng cáo hình ảnh cho nam giới Đài Loan xem mặt, tổ chức đưa người có nhu cầu<br />
sang Việt Nam theo đường du lịch để chọn vợ và lo luôn thủ tục đăng ký kết hôn. Để<br />
đáp ứng nhu cầu chọn vợ của người Đài Loan, các đường dây này hướng vào đối tượng<br />
chị em phụ nữ trẻ ở vùng nông thôn, có nhan sắc, hoàn cảnh khó khăn, không có việc<br />
làm, dụ dỗ, hứa hẹn và ràng buộc chị em phải kết hôn với người Đài Loan bằng các<br />
thủ đoạn như: ứng trước các loại chi phí; cho cha mẹ vay trước một khoản tiền để giải<br />
quyết công việc cấp bách để có cớ o ép cha mẹ phải gả con cho người Đài Loan...<br />
Trong những trường hợp này phẩm giá của chị em phụ nữ bị xâm phạm nghiêm trọng<br />
vì bị các cá nhân, tổ chức biến thành món hàng mà người Đài Loan được quyền lựa<br />
chọn. Hoạt động bất hợp pháp của các đường dây này vừa xâm hại mục tiêu xây dựng<br />
chế độ hôn nhân tốt đẹp của Nhà nước ta, vừa gây mất trật tự an ninh, xã hội.<br />
<br />
Bên cạnh hình thức môi giới có tổ chức như trên, trong những năm gần đây hoạt động<br />
môi giới có tính chất đơn lẻ, tự phát của cá nhân phát triển rất mạnh. Người thực hiện<br />
hình thức môi giới này chủ yếu là các cô gái đã lấy chồng Đài Loan giới thiệu họ hàng<br />
thân thích, bạn bè hoặc các chú rể Đài Loan giới thiệu cho bạn bè mình sang Việt Nam<br />
kiếm vợ. Hình thức môi giới này hiện đang chiếm ưu thế do tạo được niềm tin đối với<br />
cả phía người Đài Loan và phụ nữ Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân cơ bản đưa<br />
đến hiện tượng giảm cục bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và tăng đột biến tại một số<br />
tỉnh từ năm 2002 đến nay.<br />
<br />
Việc kết hôn diễn ra vội vã, chóng vánh:<br />
<br />
Chỉ một bộ phận nhỏ phụ nữ Việt Nam có điều kiện trực tiếp quen biết, có thời gian<br />
tìm hiểu trước khi đi đến quyết định kết hôn với người Đài Loan. Phần lớn các trường<br />
hợp kết hôn với người Đài Loan, thời gian từ khi nam giới Đài Loan lần đầu tiên gặp<br />
mặt và đồng ý chọn người phối ngẫu cho đến khi làm đám cưới và hoàn thành thủ tục<br />
đăng ký kết hôn rất ngắn, trong khoảng thời gian đó cô dâu chỉ gặp được chú rể vài<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
20<br />
<br />
lần. Thông qua hoạt động môi giới, chú rể Đài Loan chủ động lựa chọn cô dâu Việt<br />
Nam còn cô dâu Việt Nam không có điều kiện tìm hiểu về người sẽ kết hôn với mình.<br />
Kết quả phỏng vấn 44 phụ nữ đang làm thủ tục đăng ký kết hôn với người Đài Loan<br />
cho thấy tính đến thời điểm làm thủ tục đăng ký kết hôn 60% cô dâu Việt Nam mới chỉ<br />
gặp mặt người chồng Đài Loan được 2 lần (chủ yếu là một lần gặp mặt làm quen và<br />
một lần đến nhận làm lễ đăng ký kết hôn), 14% chỉ mới gặp nhau một lần, 12% gặp<br />
nhau ba lần và 14% gặp nhau nhiều lần.<br />
<br />
Về tính tự nguyện trong việc xác lập quan hệ hôn nhân:<br />
<br />
Do sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế nên khi quyết định kết hôn với người Đài Loan, mặc<br />
dù ý thức rõ là cuộc hôn nhân đó không xuất phát từ tình yêu thực sự nhưng nhiều<br />
phụ nữ vẫn khẳng định sự tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân đó trước cơ quan đăng<br />
ký kết hôn. Ngay cả khi được tuyên truyền, giải thích về những khó khăn và hậu quả<br />
bất lợi có thể xảy đến với một cuộc hôn nhân vội vã, thiếu hiểu biết, sự chênh lệch về<br />
độ tuổi rất cao giữa người vợ và người chồng nhưng chị em vẫn khẳng định sự tự<br />
nguyện kết hôn của mình để cơ quan đăng ký kết hôn không có cơ sở từ chối việc<br />
đăng ký quan hệ hôn nhân đó.<br />
<br />
Về độ bền của quan hệ hôn nhân<br />
<br />
Do kết hôn vội vã, thiếu hiểu biết vì mục đích kinh tế nên một bộ phận cô dâu Việt<br />
Nam sau khi sang Đài Loan sống không hoà hợp với chồng đưa đến tình trạng nhiều<br />
cặp vợ chồng Đài – Việt nhanh chóng ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn chung sống.<br />
Vấn đề bất bình thường nổi lên là hầu hết các cuộc hôn nhân Đài – Việt không thành<br />
công có độ bền rất ngắn và đa số giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng hình<br />
thức thoả thuận ly hôn tại cơ quan hộ tịch. Kết quả thống kê ngẫu nhiên về độ bền<br />
của 188 trường hợp ly hôn bằng phương thức “đăng ký ly hôn” (theo pháp luật Đài<br />
Loan) như sau:<br />
<br />
Thời gian chung sống Số Tỷ lệ<br />
lượng<br />
từ khi kết hôn đến khi ly hôn<br />
Dưới 2 tháng 2 1%<br />
Từ trên 2 tháng đến đủ 3 tháng 26 13,8%<br />
Từ trên 3 tháng đến đủ 6 tháng 37 19,7%<br />
Từ trên 6 tháng đến đủ 1 năm 42 22%<br />
Từ trên 1 năm đến đủ 2 năm 31 16,5%<br />
Từ 2 năm đến dưới 5 năm 37 19,7%<br />
Từ 5 năm trở lên 13 6,9%<br />
<br />
<br />
<br />
III. NHỮNG VẤN ĐỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ NẢY SINH TỪ HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN VỚI<br />
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÌ MỤC ĐÍCH KINH TẾ<br />
<br />
Xung đột pháp luật về giải quyết ly hôn giữa pháp luật Việt Nam và Đài Loan; vấn đề<br />
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân trong điều kiện<br />
Việt Nam và Đài Loan chưa có thoả thuận tương trợ tư pháp; việc cư trú và quốc tịch<br />
của một số cô dâu Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch<br />
Trung Quốc (Đài Loan) sau khi ly hôn; vấn đề khai sinh và quốc tịch của trẻ em đã<br />
khai sinh tại Đài Loan được mẹ (đã ly hôn) đưa về sinh sống tại Việt Nam... Đây là<br />
những vấn đề pháp lý đang đặt ra từ thực tiễn các quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt<br />
Nam và người Đài Loan<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
21<br />
<br />
1. Vấn đề quốc tịch:<br />
<br />
Khó khăn lớn nhất của các cô dâu Việt Nam là vấn đề quốc tịch. Khi chưa được nhập<br />
quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), địa vị pháp lý và các bảo đảm xã hội đối với cô dâu<br />
Việt Nam rất bấp bênh. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tư pháp mới chỉ có khoảng<br />
7.000 cô dâu Việt Nam đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Trung Quốc<br />
(Đài Loan), trong đó có khoảng 6.000 cô dâu đã được nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài<br />
Loan), chiếm 10% tổng số cô dâu Việt Nam đang cư trú tại Đài Loan;<br />
<br />
Hiện nay có một số cô dâu Việt Nam rơi vào tình trạng không quốc tịch do họ đã được<br />
thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa được nhập nhưng chưa được nhập quốc tịch Trung<br />
Quốc (Đài Loan) thì ly hôn hoặc chồng chết. Theo pháp luật Đài Loan thì những trường<br />
hợp này các cô dâu Việt Nam sẽ không còn lý do để tiếp tục xin nhập quốc tịch Trung<br />
Quốc (Đài Loan).<br />
<br />
Bên cạnh đó, trên thực tế cũng phát sinh khó khăn liên quan đến vấn đề quốc tịch của<br />
những trẻ em là con lai Đài – Việt hiện đang cư trú tại một số tỉnh, thành phố phía<br />
Nam. Đây là số trẻ em đã có quốc tịch Đài Loan hoặc chưa được xác định quốc tịch<br />
Trung Quốc (Đài Loan) hay Việt Nam nhưng theo mẹ (đã ly hôn) hoặc được người mẹ<br />
gửi cho ông bà ngoại nuôi tại Việt Nam. Do vấn đề quốc tịch nên việc giải quyết đăng<br />
ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu cũng như việc thực hiện các chính sách giáo dục, y tế…<br />
đối với các trẻ em này gặp khó khăn, vướng mắc hiện chưa có hướng giải quyết.<br />
<br />
2. Vấn đề ly hôn:<br />
<br />
Xuất phát từ quan niệm “hôn nhân khế ước” nên pháp luật Đài Loan công nhận hình<br />
thức “đăng ký thoả thuận ly hôn” – một hình thức giải quyết ly hôn rất đơn giản mà<br />
trong thực tiễn, khi phải chấp nhận hình thức ly hôn này, cô dâu Việt Nam luôn phải<br />
gánh chịu những hậu quả bất lợi cả về con cái và tài sản. Đặc biệt là những trường<br />
hợp cô dâu Việt Nam chưa có quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) nhưng ly hôn hoặc<br />
chồng chết thì phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, thường rơi vào cảnh trắng tay khi về<br />
nước, không được nuôi con, không được chia tài sản vì pháp luật Đài Loan không bảo<br />
hộ những quyền lợi của phụ nữ trong những trường hợp này./.<br />
<br />
Hà Nội, 18/5/2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />