Những vận động viên thiếu niên và các chất nâng cao thành tích
lượt xem 6
download
Những vận động viên thiếu niên và các chất nâng cao thành tích Các bậc cha mẹ có thể làm gì? Bạn có phải là cha mẹ của một vận động viên tuổi học trò? Nếu đúng, thì cuộc sống của bạn có thể cũng náo nhiệt như con bạn. Con bạn có thể rê bóng, vung gậy hay bồng bềnh bơi, còn bạn thì lái xe, giặt đồng phục, chuẩn bị hai bữa tối- một cho con bạn và một cho các thành viên khác, cũng như tham gia vào các buổi tập, các trận đấu và các cuộc thi....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vận động viên thiếu niên và các chất nâng cao thành tích
- Những vận động viên thiếu niên và các chất nâng cao thành tích Các bậc cha mẹ có thể làm gì? Bạn có phải là cha mẹ của một vận động viên tuổi học trò? Nếu đúng, thì cuộc sống của bạn có thể cũng náo nhiệt như con bạn. Con bạn có thể rê bóng, vung gậy hay bồng bềnh bơi, còn bạn thì lái xe, giặt đồng phục, chuẩn bị hai bữa tối- một cho con bạn và một cho các thành viên khác, cũng như tham gia vào các buổi tập, các trận đấu và các cuộc thi. Nhưng ngoài tất cả những gì bạn phải làm với tư cách cha me của một vận động viên học trò, bạn đã dành thời gian để nói với con về tác hại của các loại thuốc hay chất bổ sung nâng cao thành tích chưa? Nếu bạn nghĩ các loại thuốc và chất kích thích chỉ được sử dụng bởi các vận động viên Olympic, thì bạn đã nhầm. Học sinh ở các trường trung học và thậm chí phổ thông cơ sở đang sử dụng chúng. Và con bạn có thể cũng nằm trong số đó. Các loại thuốc và chất bổ sung nâng cao thành tích là gì?
- Các loại thuốc và chất bổ sung nâng cao thành tích được dùng để nâng cao thành tích thể thao, tránh mệt mỏi và nâng cao dáng vóc. Chúng c ũng được sử dụng để làm tăng khối cơ và năng lượng. Nhưng chúng có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng. Dưới đây là một vài trong số các chất mà con bạn có thể đang sử dụng. Creatin: Creatin là một chất bổ sung không kê đơn thường được dùng để nâng cao thành tích các môn thể thao cường độ cao trong thời gian ngắn như cử tạ, đấu vật và chạy nước rút. Tác dụng phụ gồm đau dạ dầy, buồn nôn, ỉa chảy và chuột rút. Creatin liều cao có thể gây bệnh ở thận, gan hay tim, và thậm chí cao huyết áp mặc dù mối liên hệ với các bệnh nặng vẫn chưa được xác minh. Mặc dù, thanh thiếu niên có thể sử dụng creatin để trông vạm vỡ, điều thực sự xảy ra đó là cơ của bạn rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể. Sự vạm vỡ của bạn thường là kết quả của thừa nước ở cơ, chứ không phải là tăng khối cơ. Bạn không có thêm sức mạnh từ nước. Nhưng bạn có thể bị mất nước trầm trọng do nước trong cơ thể dồn vào cơ.
- Những ảnh hưởng của creatin đối với trẻ em và trẻ vị thành niên vẫn chưa được nghiên cứu. Và hầu hết các nghiên cứu ở người lớn chỉ theo dõi những người tham gia trong một thời gian ngắn-khoảng 6 tuần. Cho nên, vẫn chưa rõ những ảnh hưởng lâu dài. Androstenedion (andro): Andro là chất bổ sung không kê đơn được bán với quan niệm cho rằng loại thuốc này làm tăng sản sinh testosteron, nhờ làm tăng khối cơ, sinh lực và sức mạnh. Trên thực tế, andro không có bất kỳ tác dụng nào như vậy. Tác dụng phụ của andro khác nhau ở cả nam và nữ. ở nam giới, andro làm giảm sản sinh testosteron và làm tăng sản sinh estrogen. Các tác dụng phụ ở nam giới bao gồm mụn trứng cá, giảm tinh trùng, teo tinh hoàn và vú to. ở phụ nữ, tác dụng phụ là trứng cá và nam tính hoá như giọng ồm ồm, hói. Andro cũng làm giảm sự tăng trưởng của trẻ. Ephedra: Ephedra là một loại cây có chứa chất ephedrin – một chất kích thích tương tự amphetamin. Các vận động viên có thể sử dụng chất bổ sung không kê đơn chứa ephedra để giảm mệt mỏi thể chất, giảm cân hay tăng sự tỉnh táo.
- Ephedra còn có những tên khác như ma hoàng, popotillo và ephedrae herba. Các tác dụng phụ bao gồm đột quy, cơn động kinh và đau tim - thậm chí tử vong. Ephedra cũng làm tăng đường máu và gây rối loạn nhịp tim. Sử dụng lâu dài có thể gây nghiện. Nếu bạn kiểm tra nhãn của các đồ uống tăng lực thể thao hay các loại bánh giàu năng lượng, bạn có thể thấy chúng có chứa ephedra. Các steroid đồng hoá: Các steroid đồng hoá được dùng theo đường uống hoặc tiêm. Ơ Mỹ, loại thuốc này chỉ bán theo đơn. Các steroid đồng hoá đặc bệt nguy hiểm cho thanh thiếu niên vì xương của những đối tượng này vẫn đang phát triển. Các steroid đồng hoá có thể làm ngừng sự phát triển của xương, và gây tổn thương tim, thận và gan. Những dấu hiệu sử dụng steroid đồng hoá dễ phát hiện hơn creatin, andro và ephedra, dấu hiệu sử dụng steroid đồng hoá ở nam giới bao gồm trứng cá, và hói kiểu nam giới. Còn nếu con gái bạn dùng steroid đồng hoá, nó sẽ có các đặc điểm của nam như giọng ồm hay lông mặt sẫm màu. Các triệu trứng này không đe doạ đến tính mạng, nhưng là những dấu hiệu dễ thấy nhất. Các chứng bệnh nguy
- hiểm hơn như ung thư gan, huyết áp tăng và tăng lượng cholesterol trong máu không thể nhìn thấy được. Những bệnh này có thể rất nguy hiểm. Và cuối cùng, còn chưa rõ những ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ. Trẻ vị thành niên sử dụng steroid chuyển hoá có thể có những cơn giận bột phát. Chúng có tâm trạng không b ình thường và có thể bị trầm cảm khi ngừng sử dụng thuốc. Các dấu hiệu đáng sợ khác của d ùng steroid là hoang tuởng, ảo giác và loạn thần. Các loại thuốc nâng cao thành tích được sử dụng rộng rãi như thế nào trong thanh thiếu niên? Rất khó biết chính xác số lượng trẻ vị thành niên sử dụng các thuốc nâng cao thành tích. Một lí do đó là các nhà khoa học chỉ dựa vào thông tin ở những trẻ tham gia hoạt động thể thao. Rõ ràng là một số trẻ được điều tra sẽ không nhận là đang sử dụng thuốc. Và việc xét nghiệm thuốc trong các môn thể thao của giới trẻ là một vấn đề phức tạp và tốn kém. Do đó, việc xét nghiệm đại trà là phi thực tế. Trong một cuộc điều tra được tiến hành ở Mỹ năm 1999, thì 8.2 % vận động viên ở tuổi vị thành niên cho biết họ đã sử dụng creatin, trong đó
- có cả các vận động viên nam và nữ ở độ tuổi 14. Trong một số cuộc điều khác ở các vận động viên trẻ, thì số người sử dụng creatin trong khoảng từ 5.6 % đến 16.4 %. Việc các vận động viên trẻ sử dụng steroid đồng hoá, ngày càng tăng, chủ yếu ở vận động viên cử tạ và thể dục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tử 5 đến 11 % học sinh nam và 0.5 đến 2.5 % học sinh nữ ở bậc trung học đã thử dùng steroid đồng hoá, . Tại sao thanh thiếu niên lại sử dụng những loại thuốc này? Xét đến tất cả những tác động tiêu cực liên quan đến việc sử dụng thuốc nâng cao thành tích, thì thật lạ là nhiều thanh thiếu niên khoẻ mạnh lại muốn liều mạng với sức khoẻ của mình. Nhưng trẻ vị thành niên thường không tin rằng họ có thể chết và thường có những hành động liều lĩnh mà chúng sẽ không làm nếu chúng lớn hơn và khôn ngoan hơn. Đây là một số tình huống mà trẻ có thể sẽ nghĩ đến việc sử dụng các thuốc nâng cao thành tích. - Hầu hết các vận động viên sẽ đặt tới mức tới hạn vào một lúc nào đó trong quá trình tập luyện. Các chất kích thích có thể giúp họ vượt qua giới hạn đó.
- - Các vận động viên đã hy sinh nhiều thứ để theo đuổi sự nghiệp thể thao của họ. Khi những cố gắng của họ không mang lại kết quả mong muốn, họ sẽ nản chí và sử dụng thuốc. - Ngay cả các vận động viên đạt được tiến bộ tốt trong tập luyện cũng có thể sử dụng thuốc để thoả mãn trí tò mò. - Một số vận động viên bị bạn bè rủ rê lôi kéo. - Một số đáng kể các vận động viên chấp nhận việc sử dụng thuốc nâng cao thành tích và ở một số môn thể thao, các vận động viên ít bị áp lực của bạn bè thường không sử dụng thuốc. - Tác động tâm lí của một số chất, như hung hăng, cảm giác không thể bị đánh bại và sự hưng phấn có thể dễ chịu khiến họ không muốn dừng sử dụng thuốc cấm. - Các thuốc nâng cao thành tích có thể giúp vận động viên phát triển cơ thể tăng sự tự tôn và cho họ sự ngưỡng mộ của được bạn bè, gia đình, bạn gái hay bạn trai. -Họ biết rằng một số đối thủ của mình cũng sử dụng thuốc.
- -Hiện chưa có xét nghiệm đối với một số thuốc, nên không có khả năng không bị phát hiện. -Cha me và huấn luyện viên có thể không để ý đến các dấu hiệu sử dụng thuốc ở những thanh thiếu niên có vẻ là những vận động viên ưu tú. Bạn có thể làm gì. Con bạn đang chịu nhiều áp lực? Con bạn định dự thi để dành học bổng thể thao ? Nếu có, nó đang phải chịu áp lực đáng kể để thành công. Và bên cạnh áp lực từ huấn luyện viên, cha mẹ và bè bạn, trẻ còn tự đặt cho mình rất nhiều áp lực. Không lấy gì làm lạ, những áp lực đó có thể buộc chúng phải nghĩ đến việc sử dụng thuốc và chất bổ sung nâng cao thành tích. Hãy cố gắng giảm bớt áp lực cho trẻ. An ủi trẻ bằng tình yêu thương và sự ủng hộ, ngay cả khi con bạn thi đấu không tốt trong các môn thể thao ganh đua. Nếu bạn lo ngại là con mình có thể đang sử dụng thuốc hay chất bổ sung nâng cao thành tích. Đây là những gì bạn có thể làm: Tự giáo dục: Đọc bài báo này là bước quan trọng đầu tiên. Tìm xem liên đoàn thể thao các trường trung học, trường hay huấn luyện viên của con bạn có quy định cấm sử dụng các chất này không. Nếu có thời gian, tham gia
- bằng cách viết thư tới cơ quan chức năng. Một số bang sử dụng tất cả các thuốc nâng cao thành tích, kể cả các thuốc không kê đơn. Với tư cách cha mẹ, hãy giải thích rõ mong muốn của bạn cho con: Hãy nói với con bạn rằng cho đến khi những ảnh hưởng lâu dài của thuốc nâng cao thành tích đối với vận động viên trẻ được làm rõ, bạn muốn con phải tránh xa những thuốc đó. Không có ngoại lệ. Dạy con bạn rằng thành công trước mắt có thể dẫn đến hậu quả lâu dài về sau. Thảo luận về đạo đức, những tác hại và việc tập luyện đúng. Bạn có nhớ ý nghĩa của thuật ngữ" vận động viên cao thượng"không?. Hiểu một cách giản đơn đó là những vận động viên thi đấu trung thực. Nhắc nhở con bạn rằng việc sử dụng thuốc nâng cao thành tích không chỉ giống như gian lận mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc gây tử vong. Một thông điệp quan trọng khác đó là khẩu phần ăn cân đối và tập luyện nghiêm khắc mới thực sự là chìa khoá thành công. Bạn cũng có thể dựa vào sự phù phiếm của con bạn bằng cách mô tả những ảnh hưởng phụ của việc sử dụng thuốc nâng cao thành tích. Ví dụ, bạn có thể chỉ ra các steroid đồng hoá gây mụn trứng cá. Nói chuyện với huấn luyện viên của con:
- Hãy để cho huấn luyện viên biết là bạn đã nói với con bạn và bạn không tán thành việc sử dụng các thuốc nâng cao thành tích. Hỏi huấn luyện viên về quan điểm của trường đối với các thuốc nâng cao thành tích. Một cách khác đó là liên hệ với trưởng phòng thể thao của quận. Theo dõi việc mua bán của con. Theo dõi chặt chẽ các chế phẩm không kê đơn mà con bạn sử dụng. Kiểm tra kỹ để xem thành phần của thuốc. Chú ý sát sao những gì con bạn mua trên Internet. Tất cả trẻ em đều tham gia các lớp giáo dục sức khoẻ ở trường. Nhưng cuối cùng bạn có nhiệm vụ phải nói với con về các loại thuốc nâng cao thành tích. Lúc này bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức, bạn đã sẵn sàng. Nhớ rằng trẻ em ở tuổi thiếu niên rất tinh ranh. Chúng hỏi các câu hỏi khó và chúng thường phủ nhận các nguy cơ đối với sức khoẻ. Vì vậy hãy làm tất cả để truyền đạt được thông điệp sử dụng thuốc nâng cao thành tích là một việc liều lĩnh. Tầm quan trọng của thể lực trước khi tham gia tập thể thao: Nếu bạn có một đứa con ưa hoạt động, Cháu có thể tham gia vào ít nhất một môn thể thao. Mặc dù, hầu hết thanh, thiếu niên có thể tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào song trước khi bắt đầu nên cho cháu được khám
- thể lực. Thực ra, nếu con tham gia một đội thể thao ở trường, cháu sẽ phải khám trước khi tuyển chọn. Mặc dù, khám thể lực trước khi tham gia tập thể thao (PPF) là thông thường, bạn có thể vẫn có một số thắc mắc về việc này. Mục đích của kiểm tra thể lực trước khi tham gia là gì? Việc kiểm tra này không có nghĩa là con bạn không đủ khả năng chơi thể thao, mà nó đảm bảo rằng trẻ có thể an toàn khi tham gia vào môn thể thao mà trẻ thích hoặc định hướng cho trẻ vào một hoạt động khác phù hợp hơn. Rất ít thanh thiếu niên có vẻ khoẻ mạnh, nhưng lại bị bệnh khiến họ không chơi được bất kỳ môn thể thao nào, nhưng việc phải tìm những hình thức khác thay thế cho thể thao do những hạn chế thể lực không phải là hiếm. Thời gian tốt nhất để kiểm tra sức khoẻ là khi nào? Việc kiểm tra có thể được thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm. Một số bang có những yêu cầu cụ thể; tuy nhiên, nhiều đợt kiểm tra được thực hiện ngay trước mùa thi đấu. Ngoài ra, có thể kiểm tra thể lực ở
- phòng khám của bác sỹ riêng của bạn trong những tháng mùa hè. Điều này cho phép có thêm cơ hội để giải quyết các vấn đề sức khoẻ và trả lời các câu hỏi. Điều gì xảy ra trong một buổi khám thể lực trước khi tham gia tập? Trong khi khám, bác s ỹ kiểm tra các vấn đề sức khoẻ có thể khiến con bạn dễ bị chấn thương, hạn chế tử vong khi chơi thể thao. Bác sỹ có thể - Hỏi các câu hỏi về sức khỏe của trẻ hay tiền sử bệnh tật của gia đình. - Nghe tim, phổi. - Đo huyết áp và mạch. - Kiểm tra mắt, tai, mũi và họng - Khám lưng, khớp, bàn tay, bàn chân, cánh tay và cẳng chân. - Kiểm tra bụng. - Đánh giá những bất thường bộ phận sinh dục hay thoát vị. - Kiểm tra da .
- - Thực hiện các test thị lực. Nhìn chung, không có các xét nghiệm thường qui khác như xét nghiệm máu hay chụp X- quang trừ phi kết quả khám cho thấy cần làm những xét nghiệm này. Khám thể lực thường không nhằm vào việc sử dụng thuốc, hoạt động xã hội, bạo lực, sức khoẻ tâm thần hay tiêm chủng. Tuy nhiên, đây có thể là những vấn đề sức khoẻ lớn đối với trẻ. Một bác sỹ dành thời gian để nói chuyện với con bạn về những chủ đề này có thể tìm ra những vấn đề ẩn chứa có thể ảnh hưởng đến thành tích thể thao của con bạn. Bác sỹ tìm kiếm những vấn đề sức khoẻ đặc biệt gì? Bác sỹ kiểm tra các vấn đề hiển nhiên như các chấn thương cũ chưa liền tốt. Bác sỹ cũng có thể kiểm tra những hạn chế khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thi đấu thể thao của con bạn, như thiếu độ dẻo dai. Bất cứ vấn đề gì có thể tăng nguy cơ chấn thương cho con bạn sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Bác sỹ cũng kiểm tra các bệnh khó nhận thấy như bệnh tim mạch. Một số trẻ mắc bệnh động mạch vành, nhưng căn bệnh này ngày càng phổ biến hơn vì thanh niên ngày nay ít vận động hơn trước kia, và nhiều trẻ bị béo phì. Bác sỹ cũng kiểm tra các bệnh hiếm gặp như hội chứng Marfan, được phát hiện qua những biểu hiện như cánh tay, ngón tay và ngón chân rất dài, động mạch chủ bị yếu, và một số vấn đề ở tim. Hen cũng là một bệnh mà bác sỹ có thể hỏi trong khi kiểm tra thể lực. Gắng sức hoặc không khí lạnh có thể gây rối loạn hô hấp. Khám thể lực cũng là dịp tốt để bác sỹ nói về cách sử trí khó thở trong thể thao.Ở các em nữ, bác sỹ có thể kiểm tra tam chứng nữ vận động viên, bao gồm rối loạn ăn uống, vô kinh và loãng xương, có thể dẫn đến gãy xương. Tam chứng này hay gặp nhất ở các em nữ chơi những môn thể thao cần cơ thể mảnh mai và nhẹ cân như chạy đường dài hay thể dục dụng cụ. Tam chứng nữ vận động viên sẽ dễ điều trị thành công hơn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sỹ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu của việc sử dụng steroid đồng hoá hoặc các thuốc nâng cao thành tích khác. Steroid đồng hoá, hormon tăng trưởng, và các chế phẩm khác có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con bạn. Một số chất làm tăng khả năng chấn thương hoặc
- thậm chí tử vong. Nếu bác sỹ nghi ngờ trẻ đang sử dụng những loại thuốc này, thì họ sẽ chuyển trẻ tới một bác sỹ khác để kiểm tra tỉ mỉ hơn. Khám thể lực cũng là một dịp tốt để thầy thuốc phổ biến cho các bậc cha mẹ và trẻ về những nguy cơ tiềm ẩn khi chơi một môn thể thao cụ thể. Ví dụ, ở nơi có khí hậu nóng các vận động viên có thể không uống đủ nước để giảm nguy cơ cơ thể quá nóng khi tập luyện hay thi đấu tăng thân nhiệt do gắng sức. Bằng cách giải thích những vấn đề này trong khi khám thể lực, bác sỹ giúp cho các vận động viên trẻ có thể dễ dàng phòng tránh được nhiều vấn đề trước khi chúng xảy ra. Những vấn đề sức khoẻ gì có thể khiến con bạn không qua được kỳ kiểm tra sức khoẻ? Nhiều điều có thể khiến con bạn không đủ tiêu chuẩn chơi thể thao. Kết quả nghiên cứu 2739 vận động viên thể thao trung học được tiến hành ở Mỹ cho thấy các vấn đề về cơ bắp và xương là lí do phổ biến nhất khiến các em không qua được kì kiểm tra thể lực trước khi tham gia tập luyện. Các chấn thương cũ không liền tốt hoặc khớp không cho phép thực hiện một số động tác nhất định thường dẫn đến không đủ điều kiện. Các vấn đề về tim hay thị lực là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến trẻ không qua được kỳ kiểm tra.
- Đôi khi trẻ được chuyển đến bác sỹ chuyên khoa để theo dõi. Bác sỹ chuyên khoa sẽ quyết định trẻ có thể chơi môn thể thao mà nó muốn, hay việc tham gia đó là quá nguy hiểm. Trong một nghiên cứu của Mayo Clinic, 84% số trẻ qua được kỳ kiểm tra, khoảng 12 % phải nghỉ chơi và được chuyển đi điều trị tiếp, và 2% không đủ tiêu chuẩn sau khi được chuyển khám chuyên khoa do nghi ngờ có vấn đề. Trẻ hiếm khi không đủ tiêu chuẩn để chơi tất cả các môn thể thao. Thường gặp nhất là tình trạng sức khoẻ khiến trẻ không tham gia được những môn thể thao có một số động tác nhất định, ví dụ, quay tròn hoặc tránh né. Trẻ có thể chơi những môn không có các động tác này. Có nên bàn về các triệu chứng không được phát hiện trong khi kiểm tra thể lực không? Rất nên, thậm chí cần nói với bác sỹ về những lo lắng của bạn về các triệu chứng trong khi khám thể lực. Các triệu chứng này có thể rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật sau đó. Chứng ho khan mà trẻ thường mắc phải mỗi lần chạy hay chạy nước rút có thể là dấu hiệu quá mẫn đường đường hô hoặc bệnh hen, cả hai đều có thể điều trị được.
- Con bạn có thể hỏi bác sỹ về các vấn đề cá nhân như ngược đãi, bạo lực, và sử dụng thuốc hay rượu trong khi kiểm tra thể lực không? Khám thể lực nhằm mục đích đánh giá mức độ an toàn và phù hợp của trẻ khi tham gia tập luyện thể thao. Tuy nhiên, đối với nhiều thanh, thiếu niên - khám thể lực là mối liên hệ duy nhất của họ với bác sỹ. Những vấn đề cá nhân và sức khoẻ không liên quan đến hoạt động thể chất là rất quan trọng và nên hỏi bác sỹ khi tiến hành khám thể lực. Thời gian có thể không cho phép bàn bạc hay giải quyết toàn bộ vấn đề, nhưng có thể hẹn khám hoặc chuyển khám chuyên khoa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhiều trẻ không cần bổ sung vitamine
2 p | 86 | 8
-
Chế độ tập luyện thể thao cho trẻ
5 p | 104 | 8
-
Đừng chủ quan khi bị chuột rút
5 p | 72 | 6
-
Vận động viên trẻ và những thực hành tích cực
6 p | 63 | 4
-
Những điều nên biết về bệnh chuột rút
3 p | 55 | 4
-
Trẻ hút thuốc lá sớm dễ bị bệnh tim mạch
3 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn