intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận động viên trẻ và những thực hành tích cực

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập tích cực, nhiệt độ cao và độ ẩm là những phối hợp nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng đối với các vận động viên trẻ thiếu kinh nghiệm hiểu biết khi nào cần nghỉ ngơi. Dưới đây là một số bệnh liên quan đến nhiệt và các biện pháp phòng ngừa. Kiệt sức do nhiệt và say nóng có điểm gì khác biệt? 3 chứng bệnh liên quan đến nhiệt có thể tác động tới thanh thiếu niên là chuột rút do nhiệt, kiệt sức do nhiệt và say nóng. Trong số đó, ít nghiêm trọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận động viên trẻ và những thực hành tích cực

  1. Vận động viên trẻ và những thực hành tích cực Luyện tập tích cực, nhiệt độ cao và độ ẩm là những phối hợp nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng đối với các vận động viên trẻ thiếu kinh nghiệm hiểu biết khi nào cần nghỉ ngơi. Dưới đây là một số bệnh liên quan đến nhiệt và các biện pháp phòng ngừa. Kiệt sức do nhiệt và say nóng có điểm gì khác biệt? 3 chứng bệnh liên quan đến nhiệt có thể tác động tới thanh thiếu niên là chuột rút do nhiệt, kiệt sức do nhiệt và say nóng. Trong số đó, ít nghiêm trọng nhất là chuột rút do nhiệt. Chứng chuột rút này diễn ra trong thời gian ngắn, thường chỉ vài phút, hay gặp nhất ở các cơ đang luyện tập như bắp chân hoặc các cơ cánh tay. Chuột rút do nhiệt hay xảy ra khi trẻ không uống đủ nước trước và trong khi tập. Kiệt sức do nhiệt nghiêm trọng hơn chuột rút. Nếu bị tình trạng này, trẻ sẽ bị nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi. Trẻ trông xanh tái và thấy
  2. mệt xỉu và buồn nôn. Cũng như chuột rút, tình trạng này là do thiếu nước. Nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng trên, và có vẻ như lơ mơ hoặc dễ bị kích thích, trẻ có thể bị kiệt sức do nhiệt. Say nóng là tình trạng nguy hiểm nhất. Giống như các bệnh liên quan đến nhiệt khác, uống không đủ nước và gắng sức nhiều trong thời tiết nóng bức là yếu tố gây bệnh. Nhưng không giống như các tình trạng khác, say nóng có thể đe dọa tính mạng vì cơ thể mất khả năng đổ mồ hôi và điều nhiệt. Kết quả là thân nhiệt có thể lên tới khoảng 40oC hoặc hơn, là nhiệt độ có thể gây tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Dấu hiệu của say nóng gồm nhịp tim nhanh, huyết áp thường tăng hoặc giảm, không đổ mồ hôi, mệt xỉu, thở nhanh nông, mê sảng hoặc bất tỉnh. Sự mơ hồ về các tình trạng bệnh do nhiệt, như không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể cản trở phán đoán của vận động viên, khiến họ tiếp tục tập hơn là ngừng lại và tìm sự giúp đỡ. Để trẻ biết rằng nếu trẻ thấy nóng hoặc trở nên chóng mặt hoặc lẫn lộn, phải ngừng tập ngay và gọi huấn luyện viên, hơn là cố chịu đựng. Các bệnh lý liên quan đến nhiệt hay gặp đến mức nào ở trẻ? Hoạt động nào hay gây những tình trạng này nhất?
  3. Các bệnh lý liên quan đến nhiệt hay gặp ở thanh thiếu niên tham gia những hoạt động thể dục nhịp điệu đòi hỏi nhiều nỗ lực, đua tranh, có chuẩn bị. Nếu trẻ tập trong thời tiết nóng bức hoặc tập bóng đá dưới trời mùa hè chẳng hạn, các bệnh lý liên quan đến nhiệt rất dễ xảy ra. Cần làm gì khi trẻ thấy nóng hoặc xanh tái sau khi luyện tập? Có thể làm giảm chuột rút bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng những cơ b ị co rút. Cho trẻ uống cốc nước mát cũng sẽ có ích. Không cần phải cho thêm muối cho tình trạng mất nước nhẹ. Quá nhiều muối có thể dẫn đến mất nước tăng natri máu. Nếu trẻ trông có vẻ yếu mệt, có thể làm trẻ tỉnh táo lại và bù nước. Đưa trẻ vào phòng mát mẻ hoặc vào chỗ mát để nghỉ ngơi. Cho trẻ uống nước mát hoặc nước tăng lực, nhưng không uống đá. Nếu trẻ thấy chóng mặt hoặc buồn nôn, cho trẻ nằm xuống, chân hơi cao hơn đầu. Chĩa quạt về phía trẻ cũng giúp ích. Nếu trẻ bị kiệt sức do nhiệt, trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn sau khi được làm mát, nghỉ ngơi và bù nước. Cũng cần đo thân nhiệt của trẻ. Nếu thân nhiệt cao bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Cần làm gì để bảo vệ trẻ khỏi các tình trạng trên?
  4. Đảm bảo là trẻ uống đủ nước trước, trong và sau khi tập thể thao. Nếu hoạt động phải tích cực trong thời tiết nóng, uống khoảng 4 cốc nước (500- 1000ml) mỗi giờ tập. Dạy cho trẻ duy trì việc uống nước trước khi thấy khát. Đưa cho trẻ chai nước mát hoặc nước tăng lực trong khi luyện tập. Sau khi tập, hỏi xem trẻ đã uống hết chai nước đó chưa. Nếu trẻ không uống hết chỗ nước đó, khuyến khích trẻ uống thêm nước sau khi tập. Nếu trẻ đã uống hết nước, đưa thêm chai nước nữa phòng khi trẻ vẫn còn khát. Trẻ thường hay uống nước khi nước mát hoặc loại nước tăng lực mà trẻ thích có ngay lập tức sau khi tập. Huấn luyện viên có thể giúp phòng ngừa mất nước ở vận động viên bằng cách cho thời gian nghỉ uống nước. Uống nước theo yêu cầu và không chỉ là tùy ý. Đừng do dự khi yêu cầu huấn luyện viên làm gì để ngăn ngừa sốt và mất nước cho các thanh viên trong đội. Phát hiện mất nước ở trẻ
  5. Có thể dựa vào màu sắc nước tiểu của trẻ. Nếu trong hoặc vàng nhạt, lượng nước là cân bằng. Nhưng nếu nước tiểu vàng sẫm, chứng tỏ có mất nước. Nếu mất nước nặng, sẽ xuất hiện các dấu hiệu: Không đi tiểu trong vòng 8 tiếng hoặc hơn  Lẫn lộn hoặc giảm nhận thức  Chuột rút  Mắt trũng  Ngủ quá mức  Ngủ lịm  Yếu mệt  Da khô  Thở nhanh hoặc mạch nhanh.  Bao lâu sau khi trẻ bị bệnh lý do nhiệt có thể quay lại tập luyện? Có thể quay lại tập luyện sau khi bù nước. Dấu hiệu bù nước đủ: Hết khát 
  6. Đái trở lại  Mạch bình thường  Tinh thần tỉnh ráo  Hết chuột rút  Sờ thấy nhiệt độ an toàn  Bổ sung đủ nước  Lưu ý: Không dùng dấu hiệu khát để chỉ báo tình trạng mất nước của trẻ, khi đó đã quá muộn. Uống đủ nước là hành động phòng ngừa cần ưu tiên thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2