Những yêu cầu cơ bản đối với chuồng nuôi lợn tập trung
lượt xem 75
download
Giới thiệu Chăn nuôi lợn để có lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế và chuẩn bị chuồng nuôi thích hợp. Lợn cần ấm áp, một chỗ nằm khô ráo và được bảo vệ khỏi gió lùa trong mùa đông và sự nóng nực của mùa hè. Chúng có những yêu cầu tối thiết về không gian, không khí trong lành, các điều kiện vệ sinh và đường tới chỗ lấy thức ăn, nước uống. Nơi ở của chúng nên tránh được bệnh tật hoặc thương tổn. Những người chăn nuôi cần có điều kiện làm việc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những yêu cầu cơ bản đối với chuồng nuôi lợn tập trung
- Những yêu cầu cơ bản đối với chuồng nuôi lợn tập trung Giới thiệu Chăn nuôi lợn để có lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế và chuẩn bị chuồng nuôi thích hợp. Lợn cần ấm áp, một chỗ nằm khô ráo và được bảo vệ khỏi gió lùa trong mùa đông và sự nóng nực của mùa hè. Chúng có những yêu cầu tối thiết về không gian, không khí trong lành, các điều kiện vệ sinh và đường tới chỗ lấy thức ăn, nước uống. Nơi ở của chúng nên tránh được bệnh tật hoặc thương tổn. Những người chăn nuôi cần có điều kiện làm việc thích hợp để chăm sóc đàn lợn có hiệu quả và tiến hành các công việc khác với một lực lượng lao động tối thiểu. Môi trường
- Tầm quan trọng của nhiệt độ Phạm vi nhiệt độ được xác định là cho năng suất cao nhất của lợn gọi là vùng ôn nhiệt. Trong một vùng, năng suất động dục của lợn phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và được quyết định bởi trọng lượng sống của lợn và lượng thức ăn ăn vào. Vùng ôn nhiệt được hạn độ từ giới hạn cao của nó do Nhiệt độ tiêu chuẩn bốc hơi (ECT) quy định cho đến giới hạn thấp của nó do Nhiệt độ tiêu chuẩn thấp hơn (LTC) quy định. Khi nhiệt độ ở phía bên kia của ECT lợn sẽ thở gấp để làm mát cơ thể của nó thông qua sự thoát hơi nước từ phổi, do đó ECT có thể được coi như là điểm mà tại đó cần phải phun nước hoặc cho nước chảy nhỏ giọt. Nhiệt độ tiêu chuẩn cao hơn (UCT) là nhiệt độ có thể chịu đựng được cao nhất và thường vượt xa ECT 6-8 độ. Nhiệt độ tiêu chuẩn thay đổi tuỳ theo trọng lượng của lợn và theo từng điều kiện cụ thể trong một trại nuôi lợn, nhưng nhìn chung nếu lợn nằm rúc vào nhau hoặc run lẩy bẩy và ăn nhiều hơn bình thường chứng tỏ chúng bị lạnh. Khi cảm thấy quá nóng, chúng tránh không tiếp xúc với các con khác cùng chuồng, giảm ăn, làm chuồng bẩn hơn và thở hơn 50 lần trong một phút. Giữ ấm Nếu nhiệt độ của lợn giảm đột ngột xuống thấp hơn LCT, lợn phải ăn một ít thức ăn để duy trì nhiệt độ cơ thể. Những con lợn lớn hơn có
- thể chịu đựng được nhiệt độ thấp trong các khoảng thời gian ngắn mà không bị ốm đau gì, nhưng hiệu quả chuyển hóa thức ăn sẽ bị giảm. Lợn càng lớn lên, LCT của nó càng giảm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho lợn con mới đẻ là khoảng giữa 27-290C. Khi mới sinh ra lợn con chịu lạnh rất kém. Chúng có thể chết rất nhanh nếu nhiệt độ thấp hơn 160C. Khi nhiệt độ dưới 20C, sự chết chóc không tránh khỏi sẽ xuất hiện chỉ trong vòng vài phút do giá lạnh nếu không cung cấp độ ấm kịp thời cho chúng. Lợn có thể chịu được nhiệt độ thấp nếu như không xuất hiện gió lùa. Nếu có gió lùa thì nhiệt độ dù có lý tưởng cũng không tạo nên điều kiện tốt cho lợn được. Những nơi nguy hiểm là các khe nứt của tường gần mặt sàn, những cái rãnh bỏ ngỏ để gió lùa lên những thanh gỗ mỏng và những cái đèn sưởi không được che đậy trong những khu chuồng lạnh lẽo. Chuồng kiểu này sẽ tạo gió lùa tại mặt sàn khi khí lạnh thế chỗ cho khí nóng. Cần che chắn những lỗ hổng để giữ ấm và ngăn gió lùa. Giữ khô Nền bằng bê tông có thể được làm ấm một cách dễ dàng. Nó sẽ giữ nhiệt rất tốt, nhưng nếu nền chuồng hoặc chỗ ngủ của lợn bị lạnh hoặc
- ẩm ướt thì ảnh hưởng xấu của nhiệt độ thấp sẽ càng trở nên tồi tệ. Một lượng nhiệt đáng kể sẽ chuyển từ lợn xuống nền bê tông ẩm ướt mặc dù nhiệt độ có thể ở mức thích hợp. Đối với những con lợn còn quá nhỏ thì rơm rạ hoặc mùn cưa là những chất độn ngăn cách tuyệt vời giúp chúng chống lại các điều kiện lạnh. Giữ mát Khi nhiệt độ môi trường xung quanh đàn lợn tăng đột ngột lên trên mức UCT nó sẽ gây tai hoạ nghiêm trọng. UCT giảm theo sự lớn lên của lợn. Trong khi những lợn bé chủ yếu phải chịu đựng sự lạnh giá th ì những con lợn lớn và to hơn lại dễ bị chết do nhiệt độ tăng. Nhiệt độ vượt xa 270C được coi là bất lợi cho lợn. Tuy nhiên, nếu có sự dịch chuyển không khí thích hợp tại bề mặt cơ thể lợn thì có thể giảm được stress nhiệt ở điều kiện khí hậu khô bằng cách phun nước làm mát cho lợn. Hơi nước thoát ra từ da của lợn có thể loại bỏ bớt lượng nhiệt dư thừa của cơ thể. Kiểu thoát hơi nước này, cũng giống như thoát qua việc thở gấp của lợn, sẽ kém hiệu quả nếu như độ ẩm tăng lên. Thông gió và cách ly Một lượng không khí trong lành tối thiểu không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường (mà phụ thuộc vào số lượng và loại động vật được nuôi
- nhốt) phải được đưa vào khu chuồng trại để loại bỏ hơi nước thoát ra, CO2, amoniac, bụi bẩn trong không khí, vi khuẩn và mùi hôi thối. Kiểu thông gió tối thiểu này sẽ làm giảm nhiệt độ trong chuồng, do đó việc ngăn cách mái và tường sẽ giảm việc tăng hay mất nhiệt do tính dẫn nhiệt, và việc trát những lỗ hở ở tường sẽ làm giảm khả năng mất kiểm soát của sự thay đổi không khí. Sự cách ly, được bảo vệ bởi một hàng rào hơi nước (nơi mà sự cách ly không tạo thành hàng rào của riêng nó), làm giảm sự ngưng tụ hơi nước trong chuồng lợn. Lớp gạch bên trong được bảo vệ và ít thông gió là cần thiết để ngăn cản việc ngưng tụ hơi nước trong chuồng. Nên làm thông khí lạnh một cách trực tiếp, vì như thế sẽ tạo ra sự lưu thông không khí trong chuồng mà không tạo luồng thổi trực tiếp vào đàn lợn. Trong một chuồng được thông khí tự nhiên theo lối thông thường, người ta sử dụng một lỗ thông hơi trên nóc nhà kết hợp với các lỗ thông hơi ở các bức tường nhà. Định hướng xây dựng chuồng trại Chuồng hẹp, dài sẽ mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông nếu chiều dài chuồng chạy theo hướng đông - tây. Nên đặt chuồng lợn ở chỗ có
- lợi nhất khi gió thổi để được mát mẻ vào mùa hè. Ngược lại, các lỗ thông gió phải được che chắn khỏi gió vào mùa đông. Điều này có thể đạt được bằng cách trồng một số cây cối có chọn lọc ở xung quanh vành đai nhà mà không làm ảnh hưởng tới luồng gió thổi để làm mát vào mùa hè. Các vành đai quanh nhà này làm nổi bật diện mạo của chuồng lợn và làm giảm ảnh hưởng của nó tới môi trường cảnh quan. Chúng cũng có thể tác động tới môi trường tự nhiên do làm tăng đáng kể nhiệt độ xung quanh chuồng vào mùa đông và giảm vào mùa hè. Chiều rộng của mái hiên chìa ra phía bắc của chuồng phải có kích cỡ phù hợp để mặt trời không rọi vào tường hoặc vào bên trong chuồng vào mùa hè nhưng lại có thể rọi vào trong chuồng khi mùa đông đến để làm ấ m chuồng. Vệ sinh Có rất nhiều bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của lợn. Một số bệnh là do vi sinh vật gây nên, đó là những loại cư trú trong ruột của lợn và chúng có thể xuất hiện cả ở lợn trưởng thành. ở những chuồng nuôi không vệ sinh những sinh vật này có thể nhiễm vào lợn qua phân hoặc qua các phần tử bụi trong không khí. Điều kiện khô ráo, sạch sẽ làm giảm số lượng các mầm bệnh và tác động của chúng tới sức khỏe và năng suất của lợn. Hệ thống cống rãnh điều
- khiển bằng cách giật nút, nơi mà phân thường được nhận chìm dưới nước trong các đường ống cống, có thể đáp ứng được việc làm giảm rác rưởi, mùi hôi thối và vi khuẩn trong không khí. Không gian Không gian cho mỗi con lợn bắt buộc phải trong một giới hạn sao cho không làm suy giảm sức khoẻ hay năng suất của chúng. Sự phân phối không gian nhỏ nhất trong điều kiện chuồng nuôi tập trung bao gồm các đường đi trong đó được chỉ dẫn như trong bảng 1 dưới đây. Các số liệu được lấy từ Mô hình quy tắc thực hành cho sức khoẻ tốt của lợn. Bảng 1. Các yêu cầu không gian tối thiểu khi sử dụng kiểu chuồng được giát các thanh gỗ mỏng từng phần hay toàn bộ Diện tích (m2/con) Các đối tượng lợn Lợn sinh trưởng cho tới 10 kg 0,11 11-20kg 0,18 21-40 0,32
- 41-60 0,44 61-80 0,56 81-100 0,65 Lợn nái cùng đàn con nuôi trong 3,2 chuồng đóng bằng các thanh gỗ Lợn trưởng thành trong chuồng được 0,6m x 2m chia thành nhiều ngăn Lợn trưởng thành nuôi thành nhóm 1,4 Lợn đực nuôi trong kiểu chuồng dành 6,25 cho việc phối giống Các dụng cụ cho ăn và cho uống
- Mỗi con lợn đều yêu cầu một lối vào thích hợp để lấy thức ăn. Nếu điều này không đáp ứng đầy đủ sẽ tạo nên sự không đồng đều về điều kiện chăn nuôi và quá trình sinh trưởng. Khả năng chuyển hóa thức ăn sẽ bị tổn thất và tỷ lệ lợn bị đánh giá thấp sẽ tăng lên. ở những đàn sinh trưởng hiện đại, không gian đơn hay không gian cho nhiều con người ta thường bố trí 10-15 con chung một dụng cụ cho ăn. Khi sử dụng máng ăn, diện tích cần cho mỗi con dao động từ 0,15m/lợn ở thời điểm 8 tuần tuổi, cho tới 0,25m cho lợn sinh trưởng và 0,3m cho lợn trước khi giết thịt. Đàn nhân giống yêu cầu 0,45m/lợn. Cần có sẵn nước chất lượng tốt, mát và sạch trong mọi lúc, ngoại trừ những nơi cần cung cấp một số lượng thích hợp nước sữa (sữa đã tách bơ) cho lợn sinh trưởng. Lợn cai sữa cần được cung cấp nước thông qua dụng cụ uống nước có dạng núm vú. Mỗi dụng cụ có thể dành cho 6-8 con đang cai sữa. Đối với lợn sinh trưởng và lợn trước khi giết thịt cần loại dụng cụ uống nước trung bình mỗi cái cho 10-15 con, với yêu cầu nhiều vòi hơn trong điều kiện môi trường quá nóng nực. Để tránh tình trạng thiếu nước, mỗi chuồng nên có ít nhất 2 dụng cụ uống nước. Các dụng cụ uống nước nên đặt cách xa khỏi các thanh gỗ giát nền để tránh bị ướt nền và khuyến khích lợn thải phân và nước tiểu lọt qua các khe hở của nền. Loại vòi nước ấn làm lãng phí nước
- hơn loại vòi ngậm nhưng lại cho phép lợn sinh trưởng và lợn gây giống có thể làm ướt da của chúng trong thời tiết nóng nực. Như trong hướng dẫn chung, một đàn sẽ cần 140-160 lít/ nái/ ngày (250-300 lít/ nái/ ngày khi cần tắm rửa cho chúng). Nguyên liệu làm sàn chuồng Các kiểu chuồng giát gỗ toàn bộ hay từng phần được ưa chuộng do ưu điểm tiết kiệm nhân công lao động, tuy nhiên chuồng có nền bê tông cũng tốt vì chúng có khả năng giữ khô tốt. Lợn nái cạn sữa Chuồng nuôi lợn nái trong điều kiện chăn nuôi tập trung mật độ dày luôn cần để nhốt khoảng 80% cái nhân giống, tỷ lệ này dao động từ 75-85% tuỳ thuộc vào thời gian tiết sữa. Cần cung cấp khẩu phần ăn bổ sung cho các lợn đực giống, đây là những con thay thế cho lợn cái tơ và lợn nái bị loại thải. Các kiểu chuồng nuôi có khả năng giữ khô tốt nhất đó là chuồng ngăn thành nhiều ô và chuồng nuôi theo nhóm. Chuồng ngăn nhiều ô dành cho lợn nái cạn sữa
- Việc nuôi lợn ngăn theo từng ô cho mỗi con hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của chủ trang trại. Kết quả sẽ phản ánh khả năng quản lý của từng người. Chuồng ngăn nhiều ô có thể kiểm soát và quản lý tốt việc cho lợn tập thể dục. Một ô theo kiểu mẫu có chiều dài 2,1m và chiều rộng 0,65m, nửa sau nền chuồng được giát bằng các thanh gỗ. Lối đi phía sau của chuồng có chiều rộng 1,2m nhưng cũng có thể giảm xuống còn 0,6m nếu chuồng có cổng ra ở phía trước. Chuồng nuôi theo nhóm dành cho lợn cạn sữa Một loạt các kiểu chuồng nuôi theo nhóm được thiết kế để khắc phục các vấn đề về sức khoẻ của lợn nuôi trong kiểu chuồng ngăn ô. Các hệ thống cho ăn có sự khác nhau cơ bản đã được sử dụng. Các lựa chọn thông thường được sử dụng là: 1) Cho ăn bằng các dụng cụ đơn được bảo vệ và có kiểm soát bằng máy tính cho mỗi con. 2) Cho ăn theo nhóm, thường xuyên sử dụng sàn chuồng hoặc máng ăn.
- 3) Cho ăn trong chuồng ngăn ô một phần hay hoàn toàn, thường xuyên sử dụng máng ăn. Các hệ thống cho lợn ăn bằng điện (ESF) hiện nay mạnh hơn nhiều so với các mẫu trước kia. Tuy nhiên tiền vốn đầu tư, sự nhận biết của lợn và sự giảm thiểu sự xâm nhập lấy thức ăn của lợn vẫn là những hạn chế của hệ thống này. Hiện nay đã có một số phương thức cho ăn theo nhóm một cách tự động hóa, tuy nhiên chúng vẫn gây ra sự giảm thiểu quá trình xâm nhập lấy thức ăn và sự đảm bảo lượng thức ăn ăn vào là đồng đều trong nhóm. Các chuồng nuôi theo nhóm thường sát nhập khu vực nằm dành cho một nhóm lợn với các chuồng ngăn ô cho từng cá thể để cho ăn.. Một số mô hình sử dụng chuồng ngăn ô từng phần để làm giảm diện tích cần thiết cho mỗi lợn nái. Thường thì lợn nuôi theo nhóm cần 2,3m2 để nằm và có chỗ để thải phân. Nếu sử dụng diện tích nhỏ hơn sẽ làm giảm năng suất của lợn. Nuôi lợn nái cạn sữa ngoài trời Tiền vốn bỏ ra đã được giảm bớt ở một số hệ thống chăn nuôi lợn nái cạn sữa ngoài trời. Những khoảnh đất cát, khô ráo tự nhiên và có ánh sáng được lựa chọn và vị trí chuồng nuôi phải được thay đổi ít nhất hai năm một lần để trành hình thành ổ bệnh. Một số
- chỗ cần phải rây sàng thường xuyên để tránh gây xói mòn đất trong mùa ẩm ướt và làm ô nhiễm nước ngầm. Các vấn đề khác cần được xem xét đó là cách sử dụng thức ăn và sự giảm năng suất do bệnh tật hoặc thời tiết xấu. Để nuôi lợn ngoài trời thành công cần có các chiến lược quản lý và nhân giống khác nhau đối với các con nuôi trong nhà, ngoài ra nếu lợn đực cũng thả cùng với lợn cái thì nó sẽ ảnh hưởng tới thời gian và tỷ lệ thành công của việc phối giống. Các lối đi vào chỗ bóng râm và có mái che cho lợn nái cạn sữa là rất quan trọng để duy trì tỷ lệ đẻ. Lợn nái đẻ và cho con bú Chuồng có nơi dành cho lợn đẻ, có các hốc được sưởi ấm và nền được giát gỗ toàn bộ hay từng phần giúp nâng cao tỷ lệ sống sót cho lợn con do nó cung cấp điều kiện xung quan an toàn và tiện lợi cho đàn lợn. Chuồng thường có kích thước 2,1 x 0,6m với chiều rộng có thể điều chỉnh được. Các kích cỡ thông thường là 2,1 x 1,65m; 2,1 x 1,8m và 1,8 x 1,8m. ở trường hợp thứ ba, chuồng quây theo đường chéo từ góc nọ đến góc kia. Tất cả các kiểu chuồng hiện đại đều có một phần lưới thép hay sàn nhựa ở nơi nuôi lợn nái. Dù thiết kế thế nào đi nữa cũng phải đảm bảo sàn luôn
- giữ được khô. Phải sưởi ấm nhân tạo ít nhất là trong các hốc bằng ga, điện hoặc dầu đốt. Hệ thống all-in all-out nơi các chuồng được đặt trong các phòng riêng biệt có các mẻ lợn đẻ trong mỗi tuần, hai tháng một lần hay mỗi tháng một lần, thường được cải thiện về vệ sinh và giảm tác động của bệnh tật. Lợn sinh trưởng Lợn cai sữa thường được nhốt trong "cũi" hay một kiểu chuồng thiết kế đặc biệt để nuôi chúng cho tới 8-10 tuần tuổi. ở đó có các môi trường ấm áp, vệ sinh và có thể kiểm soát được. Từ khi được 10 tuần tuổi, lợn cai sữa được nuôi trong chuồng dành cho lợn sinh trưởng. Nếu chuyển thẳng lợn từ lúc bắt đầu cai sữa tới chuồng dành cho lợn sinh trưởng là không hợp lý. Đối với những đàn nhỏ thì có điều kiện nuôi riêng mỗi ổ một chuồng. Nếu nuôi mỗi ổ (cùng mẹ đẻ ra) trong cùng một chuồng sẽ cho kết quả rất tốt, giảm stress đến mức thấp nhất, nhưng lại lãng phí diện tích. Với các mẻ đẻ thì việc trộn lẫn lợn con xung quanh thời gian cai sữa tiến hành lúc lợn càng bé càng tốt. Giữ hai hoặc ba ổ lợn cho tới khi được 10-12 tuần tuổi sau đó chia ra tuỳ theo số lượng con trong ổ. Người ta đã thu được hiệu quả từ việc cai sữa 5 ổ lợn hoặc nhiều hơn cùng với nhau, sau đó chia ra rồi sau đó
- lại chia nhỏ tiếp dựa trên số con trong ổ và giới tính. Số lượng chuồng nuôi sẽ phụ thuộc vào kích thước của lợn tại thời điểm đem bán. Đối với loại chuồng nền được giát bằng các thanh gỗ, kích thước thường được quy định như công thức dưới đây: Tổng diện tích nền (m2) = số lợn x (số tuần tuổi + 2)/40 ở loại chuồng được giát nền bằng các thanh gỗ được trang bị dụng cụ cho ăn khô và ướt cho không gian đơn, độ sâu tối đa lý tưởng là 4m và chiều rộng tối thiểu là 1,8m. Kích thước này cho phép chiều rộng của chuồng là 10m, nơi các chuồng được đặt quay lưng vào nhau và có đường đi ở các phía của chuồng và có các nhánh dẫn nước chảy xuống vị trí trung tâm của chuồng. Chiều rộng của chuồng được tính toán như sau: Diện tích (m2) như trên/độ sâu của chuồng (m) = chiều rộng của chuồng (m) Đối với kiểu chuồng được giát gỗ một phần, 1/3 nền phải được giát và độ sâu tổng số của chuồng phải gấp 2 chiều rộng. Nó cũng cần phải có: - Một đường dốc 1:25 trên sàn bê tông - Sự phân khu chuồng chắc chắn trên nền bê tông
- - Phía trước và cổng nơi có mặt cắt giữa chuồng và các lối đi phải vững chắc. - Thiết kế để lợn có thể nhìn thấy nhau ít nhất là ở hai chuồng kề cận nhau khi chúng đứng ở chỗ được giát gỗ có tạo khe hở. Chuồng lợn cần phải xây dựng ở vị trí thuận tiện cho việc chăn nuôi. Tuy nhiên, cần phải có các khoảng cách thích hợp giữa các chuồng, các hố chứa nước, hố chứa phân và chỗ ở của lợn để tránh mùi hôi thối có thể gây tác hại. Việc thoát nước của chuồng lợn phải đảm bảo thông suốt. Sự điều chỉnh đa dạng của chính quyền địa phương cũng có liên quan tới các trại chăn nuôi lợn, và ở một số vùng người ta đòi hỏi các trại nuôi lợn phải có giấy phép hoạt động. Các cơ quan chính quyền của địa phương có thể cung cấp cho họ các lời khuyên cần thiết. Tài liệu tham khảo - "Nuôi lợn luân phiên". Ghi chép của DPI. - "Nghiên cứu thiết kế chuồng nuôi lợn vệ sinh". Ghi chép của DPI. - "Mái hiên rộng tạo bóng mát cho các khu nhà ở trang trại". Ghi chép của DPI.
- - "Hệ thống chuồng nuôi lợn nái cạn sữa và lợn đực giống" của E. McGahan, P. Nicholas, K. Casey và R. Hopper (1998). - "Chuồng nuôi lợn đẻ theo kiểu song song". Ghi chép của DPI. - "Lên kế hoạch và xây dựng" của I. Kruger, G. Taylor và M. Ferrier, NSW Agriculture/ PRDR (1994). - "Đường ống thông gió bằng Politen (nhựa tổng hợp) ở chuồng lợn". Ghi chép của DPI. - "Chuồng ngăn nhiều ô dành cho lợn nái". Ghi chép của DPI. - "Phun nước làm mát cho lợn". Ghi chép của DPI. - "Sưởi ấm phía dưới cho chuồng lợn". Ghi chép của DPI. - "Chuồng nuôi lợn đẻ theo kiểu dích dắc". Ghi chép của DPI.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi dế anh
15 p | 288 | 114
-
Kỹ thuật nuôi ấu trùng
5 p | 187 | 42
-
Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chọn vị trí, thiết kế & xây dựng trại sản xuất
8 p | 202 | 30
-
BÀI 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
14 p | 94 | 14
-
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo Việt Nam
37 p | 202 | 13
-
Quy Trình Trồng Cải Bắp
7 p | 92 | 8
-
Những lầm tưởng về thức ăn chuồng trại
3 p | 45 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn