intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

128
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch Trong suốt cuộc đời, trái tim phải hoạt động không hề ngơi nghỉ. Mỗi ngày tim co bóp trên 100.000 lần, bơm gần 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể. Thế nhưng nhiều bệnh tật và thói quen sinh hoạt của con người đã gây nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là bệnh của trái tim và của mạch máu gồm nhiều loại khác nhau như: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, hẹp hở van tim, tai biến mạch máu não, suy tim, phình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

  1. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch Trong suốt cuộc đời, trái tim phải hoạt động không hề ngơi nghỉ. Mỗi ngày tim co bóp trên 100.000 lần, bơm gần 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể. Thế nhưng nhiều bệnh tật và thói quen sinh hoạt của con người đã gây nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là bệnh của trái tim và của mạch máu gồm nhiều loại khác nhau như: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, hẹp hở van tim, tai biến mạch máu não, suy tim, phình động tĩnh mạch, tắc nghẽn, vữa xơ động mạch... Vậy những yếu tố nào là nguy cơ gây bệnh? Những yếu tố nguy cơ Trong nhiều yếu tố có thể gây bệnh, có những yếu tố mà y học phải bó tay, song có nhiều yếu tố có thể cải thiện, điều trị và phòng tránh được. 3 yếu tố nguy cơ buộc phải bó tay mặc cho số phận là: Di truyền: Bệnh tim mạch di truyền từ cha mẹ cho con. Nhiều nghiên cứu phổ hệ cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Giới tính: Trong độ tuổi từ nhỏ đến trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ; nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỷ lệ bệnh tim mạch xấp xỉ bằng nhau ở cả nam và nữ. Lý giải hiện tượng này người ta cho rằng nội tiết tố nữ đã bảo vệ họ trong độ tuổi sinh đẻ. Đến thời kỳ mãn kinh, do các nội tiết tố suy giảm nên tỷ lệ nữ mắc bệnh tương đương nam. Tuổi: ở người cao tuổi, có lẽ do tim làm việc đã lâu năm nên bị yếu đi, vách tim dày hơn, động mạch phần nào đã bị vữa xơ, do đó khả năng co bóp của tim trở nên khó khăn. Như vậy càng cao tuổi nguy cơ bệnh tim mạch càng tăng. Một thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy: cứ 5 người chết do bệnh tim mạch thì có tới 4 người trên 65 tuổi. Những yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được đó là:
  2. Cholesterol máu cao: Trong cơ thể, cholesterol có ở mọi tế bào và có nhiều chức năng quan trọng. Một nghiên cứu cho thấy nếu cholesterol máu càng cao thì tỷ lệ vữa xơ động mạch càng cao. Cholesterol sẽ đóng thành từng mảng ở thành mạch máu gây vữa xơ động mạch, hậu quả là nhồi máu cơ tim. Nhưng có người cholesterol cao mà không bị thiếu máu cục bộ cơ tim, do đó chỉ nên coi cholesterol tăng là yếu tố nguy cơ. Tăng huyết áp: ở người bị bệnh tăng huyết áp, thành mạch máu thường bị vữa xơ nên rất kém co giãn. Do đó để tống máu vào hệ thống huyết quản, tim phải co bóp mạnh hơn. Như vậy tim phải gắng sức liên tục, hệ quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp lực lên thành động mạch tăng cùng với sự vữa xơ, làm mạch máu dễ bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Bệnh đái tháo đường: Tiểu đường và tăng huyết áp là sự tác động lẫn nhau vô cùng nguy hiểm. Tăng huyết áp càng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Thận giúp kiểm soát huyết áp, nhưng thận cũng bị tổn thương nếu huyết áp quá cao. Theo một nghiên cứu thì 65% người bị đái tháo đường có thể tử vong vì bệnh tim mạch. Béo phì: người béo phì dễ bị tăng cholestetrol máu, tăng huyết áp và là nguy cơ của bệnh tim mạch. Hút thuốc lá gây các bệnh: mạch vành, vữa xơ động mạch, đau tim, gây các bệnh về tim cao hơn người không hút từ 2 - 4 lần; chất nicotin trong thuốc lá làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm ôxi, tăng huyết cục, gây tổn thương thành mạch... Ít hoặc không vận động: Khi vận động cơ thể tăng tiêu hao năng lượng, mọi cơ quan tăng cường hoạt động giúp thải trừ các chất độc hại ra ngoài, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vận động làm tăng sức mạnh của cơ bắp, làm tim và mạch máu đàn hồi tốt hơn, dẻo dai hơn. Vì vậy người ít hoặc không vận động có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn so với người năng vận động, rèn luyện cơ thể. Bị stress có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh tim mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên; stress làm cho thần kinh tiết ra nhiều adrenalin làm tăng huyết áp dẫn tới tổn thương thành mạch; làm tăng kết tập tiểu cầu tạo cục máu đông, dễ bị nhồi máu cơ tim.
  3. Rượu làm tăng huyết áp, tăng triglicerid gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ Làm gì để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch? Muốn tránh nguy cơ bệnh tim mạch, cách tốt nhất là loại bỏ các yếu tố nguy cơ đã nêu trên, bao gồm: - Bỏ hút thuốc lá ngay tức thì bằng nghị lực chứ đừng suy tính giảm hút dần dần. - Giữ cân bằng cholesterol, cố gắng giữ cholestetrol dưới 200mg/100ml, trong đó cholesterol xấu (LDL) dưới 130mg/100ml và cholesterol có lợi (HDL) trên 40mg/100ml. Cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại. - Giảm cân nặng chống béo phì bằng tiết chế khẩu phần ăn hằng ngày. Tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp... - Phòng và chữa tăng huyết áp. Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, giữ huyết áp khoảng 120/70mmHg. - Cân bằng đường huyết ở mức trung bình. Nên giữ đường huyết ở mức 80 - 120mg/100ml trước bữa ăn và 100 -140mg/100ml buổi tối trước khi đi ngủ. - Tránh những cảm xúc bất lợi như vui, buồn, giận dữ, thất vọng, ghen tuông, những stress, những căng thẳng hằng ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2