NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
lượt xem 30
download
Những năm gần đây, khi nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc mở cửa thị trường, tăng cường sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường sâu và rộng để phát triển kinh tế, thì hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển và có những biến chuyển để có thể sánh cùng các quốc gia khác trên sân chơi toàn cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
- TÌM HIỂU KHÁI NIỆM “NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI” THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Những năm gần đây, khi nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc mở cửa thị trường, tăng cường sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường sâu và rộng để phát triển kinh tế, thì hoạt động nhượng quy ền thương mại ngày càng phát triển và có những biến chuyển để có thể sánh cùng các quốc gia khác trên sân chơi toàn cầu. Hiện nay, chúng ta không còn xa lạ với tên tuổi của những thương hiệu lớn như KFC, Dunkin Donuts and McDonald’s, Gloria Jean, Lotteria, Hard Rock Café, Chili's (trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống); Sotheby’s International Realty Affiliates, Inc. (lĩnh vực bất động sản), Nokia, Sony (điện tử), … Đồng thời, ngay ở Việt Nam cũng đã có những hệ thống nhượng quyền lớn thuộc về những cái tên ấn tượng như Cà phê Trung nguyên, Phở 24, Bakery Kinh Đô … Từ biểu hiện đó của sự lan tỏa và lớn mạnh của hoạt động nhượng quyền thương mại, có thể thấy rằng sự vươn vai đứng lên của nền kinh tế nước nhà không thể bỏ ngoài sự quan tâm tới hoạt động thương mại này. Trên thế giới, vấn đề nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ khá lâu (thế kỷ XVIII, XIX) ở châu Âu và đặc biệt ở Mỹ. Hoạt động nhượng quyền thực sự bùng phát sau 1945 và đến ngày nay hoạt động này có mặt ở trên 150 quốc gia trên thế giới. Tuy thế, nhượng quyền thương mại mới du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thế XX và cũng chỉ trong những năm gần đây nhượng quyền thương mại mới thực sự quan tâm rõ ràng hơn. Có thể hiểu nhượng quyền thương mại (Franchise) là một phương thức phân phối hàng hóa và dịch vụ trong đó người có quyền cho phép người nhận quyền độc lập tiến hành kinh doanh bằng cách sử dụng các dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, cũng như phương pháp, bí quyết kinh doanh của người có quyền, và dưới sự hướng dẫn, trợ giúp và kiểm soát chất lượng của người đó. Trong hoạt động nhượng quyền này, người có quyền có thể trong cùng một thời gian cho phép nhiều chủ thể khác nhau cùng sử dụng "quyền kinh doanh" của mình. Bằng cách đó, người có quyền có thể xây dựng được một mạng lưới, hệ thống phân phối hàng hoá, và nhờ đó, tối đa hoá được lợi nhuận. Với những chuyển biến đó của hoạt động nhượng quyền thương mại, bài viết này tìm hiểu cụ thể hơn khái niệm nhượng quyền thương mại theo các quy định của pháp luật của nước ta hiện nay. 1. Thời điểm trước ngày 01/01/2006:
- Đây là giai đoạn mà các quy định về nhượng quyền thương mại chưa được luật hóa. Các quy định sơ lược và hạn chế quy định về nhượng quyền thương mại được thể hiện trong một số văn bản dưới luật như: Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Tại Thông tư này, theo Mục 4 về “quản lý chuyển giao công nghệ” thì việc phân cấp phê duyệt hợp đồng quy định tại Điều 32 Nghị định 45/1998 được hiểu như sau: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt … “Các Hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một Hợp đồng trên 30.000 USD (Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là franchise)”. Như vậy, bằng quy định này pháp luật Việt Nam đã đề cập đến việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quan hệ nhượng quyền thương mại (ở đây Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT gọi là “đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise”). Tiếp đó, tại khoản 6, Điều 4, Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/2/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP) có quy định về nội dung chuyển giao công nghệ như sau: “Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Thời hạn Hợp đồng cấp phép đ ặc quyền kinh doanh do hai Bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.” Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ. Đồng thời, theo Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ ngày 30/12/2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/2/2005 thì ở phần giải thích từ ngữ, tại khoản 5, Phần I của Thông tư nêu: “Cấp phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại (franchise).” Như vậy, trước ngày 01/01/2006, tức là ngày Luật thương mại năm 2005 có hiệu lực, khái niệm nhượng quyền thương mại vẫn chưa được quy đ ịnh rõ ràng. Đồng thời, hoạt động nhượng quyền thương mại được xem là nội dung của chuyển giao công nghệ và được áp dụng các quy định của pháp luật chuy ển giao công nghệ để điều chỉnh. Chính việc chưa có khái niệm rõ ràng, chưa xác định được tính chất hoạt động nhượng quyền thương mại khác với nội dung chuyển giao công nghệ đã tạo nên những rào càn bó buộc hoạt động này trên thị trường Việt Nam.
- 2. Thời điểm từ ngày 01/01/2006 đến nay: Đây là giai đoạn và khái niệm về nhượng quyền thương mại đã được luật hóa. Luật thương mại năm 2005 đã dành hẳn Mục 8, Chương VII để quy định riêng về “nhượng quyền thương mại”. Bên cạnh đó, các vấn đề pháp lý đặt ra ở Luật thương mại năm 2005 cũng được quy định chi tiết tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thơng mại về hoạt động nhợng quyền thơng mại và được hướng dẫn tại Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn về nhượng quyền thương mại. Điều 284 nêu khái ni ệ m n hượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” Như vậy, cho đến nay pháp luật nước ta đã quy định nội dung khái niệm “nhượng quyền thương mại” bằng văn bản luật, đồng thời các quy định điều chỉnh vấn đề nhượng quyền thương mại cũng đã được ban hành khá đầy đủ. Đây là điều kiện rất cần thiết để nhà nước quản lý hoạt động thương mại còn mới và đang ngày càng bùng nổ ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, liên quan đến quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại ở nước ta hiện nay, có những sự chống chéo, “dẫm chân nhau” giữa các văn bản luật cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp như sau: Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được đưa vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ. Cụ thể, khoản 1, Điều 775 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Ðối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm … cấp phép đặc quyền kinh doanh ...” Vậy nhưng, theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Như vậy, đã có sự chênh nhau giữa các quy định của các văn bản luật này cần được sửa đổi đ ể thống nhất. Bên cạnh đó, Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở
- hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Còn theo khoản 2, Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 LSHTT). Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35/2006/NĐ-CP chưa phù hợp với luật. Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào dẫn chiếu một cách phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuy ển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Trên đây là sự giới thiệu sơ lược một số quy định của pháp luật Việt Nam về khái niệm nhượng quyền thương mại. Mong rằng, từ góc nhìn nhỏ này có thể giúp hình dung thêm về hoạt động nhượng quyền đang ngày càng phát triển trên thị trường Việt Nam. HOÀNG THỊ THANH NGUYỆT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
13 p | 329 | 101
-
Nghị định hoạt động nhượng quyền thương mại
10 p | 136 | 47
-
Quyết định 106/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
2 p | 202 | 27
-
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
10 p | 259 | 26
-
Thông tư số 09/2006/TT-BTM
17 p | 132 | 18
-
Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC
3 p | 109 | 10
-
Thông tư liên tịch 04/TTLB của Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan
4 p | 119 | 9
-
Thông tư số 04 TTLB
4 p | 73 | 6
-
Thông tư 151/2013/TT-BTC
5 p | 53 | 3
-
Quyết định 2065/QĐ-UBND năm 2013
3 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn