intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn cảm thấy kiệt sức khi phải cố gắng giám sát và hướng dẫn cậu con trai năng động của mình! Bé không bao giờ biết sợ hãi. Hầu hết các bậc cha mẹ đều có những lúc phân vân tự hỏi không biết tại sao đứa con 3 tuổi của mình lại có quá nhiều sức lực như thế, và thậm chí còn tỏ ra sáng tạo hơn cả cha mẹ chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu

  1. Niềm vui (và những thách thức) của sự khởi đầu Bạn cảm thấy kiệt sức khi phải cố gắng giám sát và hướng dẫn cậu con trai năng động của mình! Bé không bao giờ biết sợ hãi. Hầu hết các bậc cha mẹ đều có những lúc phân vân tự hỏi không biết tại sao đứa con 3 tuổi của mình lại có quá nhiều sức lực như thế, và thậm chí còn tỏ ra sáng tạo hơn cả cha mẹ chúng. Tuy nhiên, bạn hãy thử suy nghĩ một chút: Con trai của bạn đang thể hiện một loạt những phẩm chất tuyệt vời. Bé dũng cảm, và không sợ khi thử làm một điều mới lạ. Bé có thể kết nối được những ý tưởng với hành động của mình, và bé tiếp xúc với thế giới bằng sự tò mò đầy nhiệt huyết. Những tính cách này của bé hiện giờ đang làm bạn kiệt sức, nhưng chính những tính cách này có thể giúp bé mai sau khi lớn lên trở thành một người lớn thành công và có năng lực. Erik Erikson - một người tiên phong trong nghiên cứu hiểu biết sự phát triển con người, cho biết rằng trong khoảng độ tuổi từ 2 đến 6, trẻ em sẽ trải qua một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, mà Erik Erikson gọi là "initiative versus guilt" (sáng kiến là vô tội) (Erik H Erikson, Childhood and Society, Norton, 1963). Những trẻ mà khi lớn lên không có khả năng nuôi dưỡng và phát triển các khả năng sáng tạo chủ yếu là do bị ngăn cấm "sáng tạo" trong giai đoạn này. Những trẻ này khi phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường có một chút cảm giác tội lỗi. Chúng tin rằng chẳng có điều gì mình làm là đủ tốt cả. Khi chúng tôi nói rằng một đứa trẻ cần được rèn giũa kỹ năng sáng kiến, chúng tôi không hàm ý là trẻ phải được phép thực hiện bất cứ ý tưởng nào hiện ra trong đầu bé. Ý của chúng tôi là trẻ cần có và hiểu được những ranh giới hay giới hạn an toàn, mà ở trong đó trẻ có thể khám phá, trải nghiệm và học hỏi để phát triển niềm tin vào khả năng và năng lực của
  2. chính bản thân mình. Tạo ra sự cân bằng giữa an toàn (hành vi thích hợp) và sự sáng tạo, dĩ nhiên cả sự dũng cảm nữa, là điều cơ bản trong việc nuôi dạy những đứa trẻ 3 tuổi. Các bậc cha mẹ có thể tạo ra sự cân bằng này, tránh được việc gây ra cảm giác tội lỗi, bằng các hành động đúng và kiên trì, chứ không phải là làm nhục hay trừng phạt con. "Trèo lên tủ sách là nguy hiểm đấy!", "Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi con trèo lên đó?". Đó là đúng và bền bỉ. "Mẹ không thể tin được là con lại bất cẩn như thế !", "Con không biết là con có thể tự làm đau mình sao?" Đó là làm nhục con. Trong giai đoạn này, cha mẹ sẽ thường xuyên được nghe thấy cụm từ "con có thể làm nó". Trẻ đang cố gắng thể hiện cho bạn thấy trẻ có nhiều khả năng hơn bạn nghĩ. Trong những năm đầu của tuổi mẫu giáo, trẻ rất muốn thử làm mọi thứ: trẻ muốn đẩy máy hút bụi, rửa bát, và đào những cái hố trong vườn. Cha mẹ vẫn thường cho rằng mình đang giúp đỡ con khi nói với trẻ rằng: "Không, con còn quá nhỏ, hãy đợi cho đến khi con lớn hơn. Như thế con sẽ có thể làm việc đó dễ dàng và nhanh hơn". Thường thì người lớn làm những công việc này dễ dàng hơn, nhưng việc phủ nhận cơ hội để một đứa trẻ học hỏi và thực hành những kỹ năng mới thì có thể gieo lên hạt giống tội lỗi thay vì tạo ra sáng kiến hay. Và những năm sau đó, những bậc cha mẹ này có thể nhận thấy chính mình đang tự hỏi rằng tại sao con của họ "chẳng làm bất cứ thứ gì". Sự nuôi dưỡng để phát triển những sáng kiến vô tội và mạnh dạn sẽ diễn ra trong suốt những năm mẫu giáo. Hơn nữa, chúng tôi đang nói về một kỹ năng sáng tạo - không phải là khả năng thực sự. Những cha mẹ, giáo viên và người trông trẻ hiểu được giai đoạn phát triển quan trọng này có thể tạo nên một môi trường thúc đẩy tạo ra sáng kiến trong mọi hoạt động thay vì gây cho con cảm giác mặc cảm, sự mất can đảm hay thực hiện các mánh khoé. Những người lớn có thể chọn cách khuyến khích trẻ khi trẻ phải đối mặt với khó khăn, giống như mẹ của Michael đã làm. Mẹ Michael đã thể hiện niềm tin vào khả năng của con để con làm chủ một kỹ năng mới, và điều
  3. mà cậu bé trải qua đã nói cho cậu biết rằng "Tôi có khả năng thực hiện được". Michael và Margaret phải đối mặt với khó khăn, thử thách, và những nhiệm vụ mới khi chúng trưởng thành, chúng sẽ giải quyết ra sao? Chúng có tin tưởng vào khả năng của chính chúng không? Nhu cầu phát triển sáng kiến giải quyết vấn đề có sẵn trong mỗi đứa trẻ. Liệu cha mẹ và người trông trẻ có nhận thấy đó là điều thuận lợi không. Thậm chí khi trẻ bị làm cho nản lòng, một vài trẻ vẫn kiên trì lập trường để phát triển sự khởi đầu này. Người lớn thường hay gọi hành vi này là "sự bất chấp", và cố gắng kiểm soát, chiều theo hoặc che chở thái quá. Vâng, lẽ tất nhiên là trẻ phải được giữ an toàn, và phải được dạy bảo để cư xử phù hợp trong những công việc, tình huống cụ thể này. Trẻ sẽ hoàn thành được dễ dàng hơn khi người lớn dành cho trẻ những cơ hội để trải nghiệm sự khởi đầu này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2