intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM

Chia sẻ: Lâm Trúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

217
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BẢN CÁO BẠCH QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) - NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM

  1. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG CHỈ QUỸ CŨNG NHƯ MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CỦA QUỸ. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP. BẢN CÁO BẠCH QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) (Giấy chứng nhận Đăng ký lập Quỹ số 11/UBCK-GCN do UBCKNN cấp ngày 28/02/2008) NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM (Đăng ký niêm yết số: . . . do SGDCK TP. HCM cấp ngày … tháng … năm 2008) Bản cáo bạch này được cung cấp tại: - Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Lầu 8, Tòa nhà Bitexco, 19 - 25 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1 Tp. HCM, Việt Nam Tel: (84.8) 914 3393 Fax: (84.8) 914 3392 Email: info@vinafund.com Website: www.vinafund.com - Chi nhánh Hà Nội: Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Phòng 1208, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Tower, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam Tel: (84.4) 942 8168 Fax: (84.4) 942 8169 Phương tiện công bố Bản cáo bạch Website: www.vinafund.com PHỤ TRÁCH CÔNG BỐ THÔNG TIN Ông : TRẦN THANH TÂN – Tổng Giám Đốc Địa chỉ : Công ty Liên Doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Lầu 8, Tòa nhà Bitexco, 19-25 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam Tel : (84.8) 914 3393 Fax: (84.8) 914 3392 THÁNG 5/2008 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 1/50
  2. MỤC LỤC I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH ......................................4 1. Tổ chức đăng ký niêm yết – Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt nam (VF4)...............................................4 1.1. Các thành viên chủ chốt của Công ty LD Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) .......................4 1.2. Các thành viên Ban đại diện Quỹ VF4..............................................................................................................4 2. Các tổ chức có liên quan.........................................................................................................................................4 2.1. Ngân hàng giám sát..........................................................................................................................................4 2.2. Công ty định giá tài sản (nếu có) ......................................................................................................................4 2.3. Tổ chức tư vấn:.................................................................................................................................................4 II. CÁC THUẬT NGỮ/ ĐỊNH NGHĨA ...........................................................................................................................5 III. CƠ HỘI ĐẦU TƯ ..............................................................................................................................................7 1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam ........................................................................................................................7 2. Tổng quan tình hình thị trường chứng khoán Quý I/2008 ......................................................................................8 3. Các cơ hội đầu tư tiềm năng...................................................................................................................................9 3.1 Cơ hội từ các công ty niêm yết.......................................................................................................................10 3.2. Các công ty cổ phần hóa – tiếp tục là một cơ hội to lớn ................................................................................10 IV. THÔNG TIN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VF4 ...............................................................................................................14 1. Thông tin chung về Quỹ đầu tư VF4 ...........................................................................................................14 1.1 Tên và địa chỉ liên hệ của Quỹ ...........................................................................................................................14 1.2 Ban đại diện Quỹ ................................................................................................................................................14 1.3 Quá trình thành lập Quỹ .....................................................................................................................................15 2. Điều lệ Quỹ VF4 ..........................................................................................................................................16 3. Mục tiêu đầu tư của Quỹ VF4......................................................................................................................26 4. Các rủi ro khi đầu tư vào Quỹ......................................................................................................................28 4.1 Rủi ro thị trường..............................................................................................................................................29 4.2 Rủi ro lãi suất ..................................................................................................................................................29 4.3 Rủi ro lạm phát................................................................................................................................................29 4.4 Rủi ro thiếu tính thanh khoản..........................................................................................................................29 4.5 Rủi ro pháp lý..................................................................................................................................................29 4.6 Rủi ro thiếu tính thanh khoản của tổ chức phát hành trái phiếu/công cụ nợ..................................................29 4.7 Rủi ro xung đột lợi ích.....................................................................................................................................30 4.8 Rủi ro về tiến độ giải ngân ..............................................................................................................................30 4.9 Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ .........................................................................................30 5. Phí, lệ phí và thưởng hoạt động..................................................................................................................30 5.1 Phí phát hành..................................................................................................................................................30 5.2 Phí quản lý quỹ ...............................................................................................................................................30 5.3 Phí giám sát, phí lưu ký ..................................................................................................................................31 5.4 Các loại phí và lệ phí khác:.............................................................................................................................31 5.5 Thưởng hoạt động ..........................................................................................................................................31 6. Giao dịch chứng chỉ quỹ ..............................................................................................................................33 6.1 Chuyển nhượng và thừa kế chứng chỉ quỹ ........................................................................................................33 6.2 Thời hạn nắm giữ tối thiểu .................................................................................................................................33 7. Xác nhận sở hữu chứng chỉ quỹ .................................................................................................................33 8. Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng ..................................................................................................33 8.1 Thời điểm xác định giá trị tài sản ròng (NAV).................................................................................................34 8.2 Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng......................................................................................................34 8.3 Phương pháp tính thu nhập và kế hoạch phân chia lợi nhuận của Quỹ ........................................................35 9. Chế độ báo cáo ...........................................................................................................................................35 10. Địa chỉ liên lạc giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư ................................................................................35 V. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUỸ ĐẦU TƯ VF4 .........................................................37 1. Thông tin về Công ty quản lý quỹ VFM ...............................................................................................................37 1.1 Thông tin chung về Công ty quản lý quỹ VFM ............................................................................................37 1.1.1 Giới thiệu về đối tác sáng lập Công ty quản lý quỹ VFM ............................................................................37 1.1.2 Giới thiệu về cơ cấu Hội đồng Quản trị Công ty quản lý quỹ VFM .............................................................38 1.1.3 Giới thiệu về cơ cấu Ban điều hành Công ty quản lý quỹ VFM ..................................................................39 1.1.4 Giới thiệu về Hội đồng cố vấn đầu tư của Công ty quản lý quỹ VFM .........................................................41 1.1.5 Giới thiệu đội ngũ phụ trách quản lý của Quỹ đầu tư VF4..............................................................................43 1.2. Tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ VFM ..........................................................................................45 2. Thông tin về Ngân hàng giám sát........................................................................................................................45 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 2/50
  3. 3. Thông tin về Công ty kiểm toán............................................................................................................................45 4. Thông tin về Công ty tư vấn luật ..........................................................................................................................46 VI. NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ VF4..................................................................................................47 VII. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức đăng ký niêm yết:.....................................47 VIII. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài......................................................................................47 IX. Các loại thuế có liên quan (thuế thu nhập và các thuế khác liên quan đến chứng khoán niêm yết) .............47 X. CAM KẾT .....................................................................................................................................................47 XI. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM......................................................................................................................................47 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 3/50
  4. I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 1. Tổ chức đăng ký niêm yết – Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt nam (VF4) 1.1. Các thành viên chủ chốt của Công ty LD Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Ông Đặng Văn Thành Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Trần Thanh Tân Chức vụ: Tổng giám đốc Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh Chức vụ: Giám đốc tài chính 1.2. Các thành viên Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 Ngân hàng TMCP Bắc Á Chức vụ: Chủ tịch Do Ông Đặng Thái Nguyên làm đại diện Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chức vụ: Phó Chủ tịch Do Bà Nguyễn Minh Châu làm đại diện Công ty CP Chứng khoán An Phát Chức vụ: Phó Chủ tịch Do Ông Trần Đắc Tài làm đại diện Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang Chức vụ: Thành viên Do Ông Huỳnh Văn Thòn làm đại diện Ông Lê Hoàng Anh Chức vụ: Thành viên Công ty CP Mía đường Lam Sơn Chức vụ: Thành viên Do Ông Lê Trung Thành làm đại diện Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý. 2. Các tổ chức có liên quan 2.1. Ngân hàng giám sát Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải Chi nhánh TP. HCM Bà Bùi Thu Thủy Chức vụ: Phó Giám đốc Nghiệp vụ Chứng khoán 2.2. Công ty định giá tài sản (nếu có) Không có. 2.3. Tổ chức tư vấn Không có. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 4/50
  5. II. CÁC THUẬT NGỮ/ ĐỊNH NGHĨA Những từ và cụm từ viết tắt dưới đây được định nghĩa và sẽ được dùng trong suốt Bản cáo bạch này: (Sau đây gọi tắt là Quỹ đầu tư VF4) là Quỹ đầu tư chứng khoán có phát hành “Quỹ đầu tư Doanh nghiệp chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng, có mức vốn góp của các nhà Hàng đầu Việt Nam” đầu tư ban đầu là 806.640.000.000 đồng được thành lập theo Luật Chứng Khoán do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006 và các văn bản pháp luật có liên quan, chịu sự quản lý về mặt hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). (Sau đây gọi tắt là Công ty quản lý quỹ VFM) là một liên doanh giữa công ty “Công ty Liên doanh Quản lý Dragon Capital Management và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn quỹ đầu tư chứng khoán Việt Thương Tín, được thành lập theo giấy phép số 01/GPĐT-UBCKNN ngày Nam – VietFund 15/7/2003 cấp bởi UBCKNN. Công ty quản lý quỹ VFM là công ty thực hiện huy Management (VFM)” động vốn và quản lý Quỹ đầu tư VF4. (Sau đây gọi tắt là Ngân hàng Sacombank) là ngân hàng thương mại cổ phần, “Ngân hàng Thương mại Cổ được thành lập theo giấy phép số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 cấp bởi Ngân phần Sài Gòn Thương Tín – hàng Nhà nước Việt Nam theo luật ngân hàng Việt Nam, là đối tác liên doanh Sacombank” trong Công ty quản lý quỹ VFM. (Sau đây gọi tắt là DCM) là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo “Dragon Capital Management luật của British Virgin Islands thuộc Dragon Capital Group, là đối tác liên doanh Limited” trong Công ty quản lý quỹ VFM. Là những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế “Doanh nghiệp Hàng đầu” Việt Nam, bao gồm nhưng không giới hạn bởi những lĩnh vực như: năng lượng, vật liệu - khai khoáng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, cơ sở hạ tầng, bất động sản, hàng tiêu dùng và những doanh nghiệp này luôn nằm trong tốp 20 doanh nghiệp hàng đầu của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động và có vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng Việt Nam. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính ngân hàng có đủ “Đại lý phân phối” năng lực, và được công ty quản lý quỹ chỉ định phân phối không độc quyền chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4 theo Hợp đồng phân phối chứng chỉ quỹ. Là Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, “Ngân hàng giám sát” là ngân hàng được thành lập theo giấy phép số 15/NH-GP cấp bởi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng và được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký số 05/GPHĐLK bởi UBCKNN để thực hiện nghiệp vụ bảo quản, lưu ký chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ liên quan đến tài sản của Quỹ đồng thời giám sát hoạt động của Quỹ đầu tư VF4. Ngân hàng Giám sát do Đại hội Nhà đầu tư chỉ định. “Công ty kiểm toán” Là công ty kiểm toán độc lập của Quỹ đầu tư VF4, thực hiện việc kiểm toán hàng năm tài sản của Quỹ Đầu tư VF4. Công ty kiểm toán do Đại hội Nhà đầu tư chỉ định. “Sở Giao dịch chứng khoán (Sau đây gọi tắt là HOSE) là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Tp. HCM” Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. “Trung tâm Giao dịch Chứng (Sau đây gọi tắt là HaSTC) là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. khoán Hà Nội” “Bản cáo bạch” Là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng chỉ quỹ của Quỹ đầu tư VF4. “Điều lệ Quỹ” Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 được nhà đầu tư thông qua tại Đại hội Nhà đầu tư. Điều lệ được soạn thảo phù hợp với các văn bản pháp lý có liên quan tại Việt Nam. “Hợp đồng giám sát” Là hợp đồng được ký kết giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thông qua bởi Đại hội Nhà đầu tư của Quỹ đầu tư VF4. “Quỹ đầu tư chứng khoán (Sau đây gọi tắt là quỹ đóng) là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 5/50
  6. đóng” công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. “Nhà đầu tư” Là cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài nắm giữ chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4. “Đại hội Nhà đầu tư” Là đại hội của nhà đầu tư có quyền biểu quyết được tổ chức thường kỳ hoặc bất thường để thông qua các vấn đề quan trọng có liên quan đến Quỹ đầu tư VF4. Đại hội Nhà đầu tư là cơ quan quyền lực cao nhất của Quỹ đầu tư VF4. “Ban đại diện Quỹ” Là những người đại diện cho nhà đầu tư được Đại hội Nhà đầu tư bầu ra để thay mặt nhà đầu tư thực hiện việc giám sát các hoạt động của Quỹ đầu tư VF4, công ty quản lý quỹ VFM và ngân hàng giám sát. “Vốn điều lệ” Là tổng số vốn bằng tiền do tất cả Nhà đầu tư thực góp và được ghi trong Điều lệ “Đơn vị quỹ” Là vốn điều lệ được chia thành nhiều đơn vị bằng nhau với mệnh giá của đợt phát hành lần đầu là 10.000 đồng/ đơn vị. Mỗi đơn vị đại diện cho phần lợi nhuận và vốn như nhau của Quỹ. “Chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4” (Sau đây gọi là chứng chỉ quỹ) là loại chứng khoán do Công ty quản lý quỹ VFM đại diện cho Quỹ VF4 phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với tài sản hoặc vốn của Quỹ đầu tư VF4 theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị quỹ của nhà đầu tư đó trong vốn điều lệ của Quỹ đầu tư VF4. “Giá phát hành” Là giá của mỗi đơn vị quỹ được phát hành lần đầu tương đương mệnh giá của đơn vị quỹ cộng với phí phát hành là 300 đồng/đơn vị. Là phí mà Quỹ đầu tư VF4 phải trả cho công ty quản lý quỹ để trang trải những “Phí phát hành” chi phí cho việc phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Phí này được cộng vào mệnh giá một chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4 và thu khi phát hành và không vượt quá mức tối đa là 3% mệnh giá chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4. Là phí phải trả cho công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đã được “Phí quản lý quỹ” quy định tại Bản cáo bạch. Là khoản thưởng được Quỹ đầu tư VF4 trả cho công ty quản lý quỹ ngoài phí “Thưởng hoạt động” quản lý quỹ. Thưởng hoạt động được trình bày chi tiết tại Tiểu mục 5.5 – Mục IV của Bản cáo bạch này. Là số lợi nhuận còn lại của Quỹ sau khi trừ đi các chi phí hợp lệ và được Đại hội “Cổ tức Quỹ” Nhà đầu tư quyết định chia theo tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư. Là ngày kết thúc việc huy động vốn cho Quỹ đầu tư VF4 theo quy định của pháp “Ngày đóng quỹ” luật hiện hành. Là mười hai tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm “Năm tài chính” dương lịch hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Quỹ đầu tư VF4 sẽ được tính từ ngày Quỹ đầu tư VF4 được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. (Sau đây gọi tắt là NAV) là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ “Giá trị tài sản ròng của quỹ” đầu tư VF4 sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ đầu tư VF4 tại thời điểm định giá. Ngày làm việc cuối cùng mà Công ty quản lý quỹ VFM xác định giá trị tài sản “Thời điểm định giá” ròng trên một đơn vị chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4. Được hiểu theo khái niệm người có liên quan được quy định tại khoản 34 Điều 6 “Người liên quan” của Luật Chứng Khoán do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006. Các định nghĩa khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật Chứng “Các định nghĩa khác” Khoán và các văn bản pháp luật khác có liên quan. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 6/50
  7. III. CƠ HỘI ĐẦU TƯ 1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam Việt nam tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế vững mạnh Trong giai đoạn 2000-2006, tốc độ tăng trưởng GDP của GDP giá trị thực t ế $ USD tỷ % Việt Nam đạt vào khoảng 7%. Việt Nam được đánh giá là % t ăng trưởng 100 11.5 một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng liên 88.8 90 tục và với mức độ cao nhất khu vực châu Á (chỉ đứng sau 9.5 77.8 80 Trung Quốc). 72 70 Năm 2007 vừa qua, kinh tế cả nước tiếp tục phát triển toàn 7.5 60.6 diện với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt 60 52.7 kế hoạch đề ra. GDP đạt mức 71,3 tỷ USD, tăng 8,48% và 50 5.5 41.3 thu nhập bình quân đầu người đạt mức 838USD/năm. 38.7 34.8 40 32.1 Theo số liệu thống kê sơ bộ, GDP quý 1 năm 2008 có thể 30.4 3.5 30 đạt được mức tăng từ 7,5%-7,7%, gần bằng mức cùng kỳ 20 năm 2007. Theo dự báo của nhiều tổ chức nước ngoài, mặc 1.5 dù năm 2008 sẽ là năm thử thách và gặp nhiều khó khăn, 10 mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn có thể đạt được 0 -0.5 khả quan vào khoảng 8%-8,5%/năm. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008F 2009F Mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm bình quân 7,5% - 8% Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, The Economist trong giai đoạn 2007 – 2011 được đặt ra là hoàn toàn có Intelligent Unit khả năng đạt được nhờ vào xu hướng gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài, sản lượng công nghiệp và đầu tư tư nhân cùng với việc mở rộng các kênh huy động vốn C ơ C ấu GDP mới của nền kinh tế trong bối cảnh tiến trình cải cách hành chính không ngừng được đẩy mạnh. 15% 41% Cơ cấu kinh tế tương đối ổn định và chuyển dịch theo 20.4% 2010F hướng tích cực 2006 Cơ cấu kinh tế dự báo trong giai đoạn 2007 - 2010 được 38.1% xem là chuyển dịch không lớn với tỷ trọng các ngành công 44% nghiệp chiếm 44%, dịch vụ 41% và nông nghiệp 15% vào 2010. 41.5% Trong năm 2007, tỷ trọng GDP của ngành nông-lâm-thủy sản giảm xuống dưới 20% so với mức 20,81% vào năm 2006; ngành công nghiệp và xậy dựng có tỷ trọng tăng dần Nông nghiệp Công nghiệp Dịch v ụ và chiếm trên 41,7% (so với mức 41,56%) và ngành dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 33,8% (so với mức 38,08% tương ứng trong 2 năm qua). $ USD tỷ $ USD tỷ Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng 5 70 Giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt mức cao nhất từ trước đến Cán cân 3 60 nay và tăng trưởng với tốc độ cao; kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 47,7 tỉ USD, tăng 21% so năm 2006 (7,9 tỉ USD) và 1 50 vượt 15,5% so với kế hoạch. -1 Tuy vậy, lượng nhập siêu vẫn tăng cao. Tính chung cả năm 40 -3 2007, nhập siêu lên tới trên 13 tỉ USD, bằng 27,5% kim 30 ngạch xuất khẩu.. -5 20 -7 Theo Bộ Công thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2008 10 -9 ước đạt khoảng 13 tỷ USD, bằng 22,15% kế hoạch năm và tăng hơn 21% so cùng kỳ năm. Hoạt động nhập khẩu lại -11 0 tăng kỷ lục (tháng 1: 5 tỷ USD; tháng 2: 8,2 tỷ USD và tháng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 3: 7,3 tỷ USD) đưa tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2008 đạt trên 20,5 tỷ USD, tăng 68,7% so Nguồn: Tổng Cục Thống Kê cùng kỳ năm trước. Sản lượng công nghiệp không ngừng tăng trưởng. Theo số liệu vừa thống kê của Bộ Công Thương, năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,1% so với năm 2006. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 10,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18%. So với năm 2006, tỷ trọng công nghiệp quốc doanh giảm từ 31,6% xuống 29,5% năm 2007; công BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 7/50
  8. nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 30,5% lên 32,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 37,8% lên 38,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần và thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân (từ 32% năm 2006 lên 32,7% năm 2007). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 73,8% năm 2006 lên 75,5% năm 2007; công nghiệp khai thác giảm từ 16,9% xuống 15,4%. Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản, trong đó đặc biệt là chế biến thực phẩm và đồ uống đóng góp rất lớn trong cơ cấu công nghiệp chế biến với tỷ trọng là 35,2% và 22,8%. Dự báo tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp trung bình trong giai đoạn 2006-2010 sẽ duy trì ở mức trên 15%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng đáng kể Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong tương lai, Việt Nam US$ t ỷ cần đầu tư 140 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng trong 12 1000 Số dự án Vốn đăng ký vòng 5 năm tới. Yếu tố khiến thị trường Việt Nam trở nên 10 Vốn thực hiện 800 hấp dẫn là khả năng chi tiêu tiềm tàng của số dân đã lên 8 tới 85 triệu người. Bên cạnh đó, tốc độ tự do hóa mạnh mẽ 600 sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới 6 (WTO) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư 400 4 nước ngoài. 200 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2007 0 0 đạt con số kỷ lục 20,3 tỷ USD, tăng 8,3 tỷ USD so với năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2006. Tổng số vốn FDI năm 2007 đạt mức gần bằng vốn Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đầu tư của 5 năm từ 1991-1995 (17 tỷ USD) và đã vượt qua mức cao nhất của năm 1996 là 10,1 tỷ USD. Theo số liệu thống kế sơ bộ mới nhất, 3 tháng đầu năm 2008, số vốn FDI đăng ký đạt 4,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện gần 1,6 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Chất lượng và quy mô các dự án FDI có xu hướng cải thiện. Quy mô bình quân của mỗi dự án tăng lên và đặc biệt là cơ cấu đầu tư đã có chuyển dịch từ công nghiệp sang nhiều lĩnh vực như dịch vụ khách sạn, căn hộ cho thuê, nhà hàng, du lịch, tài chính, ngân hàng. Tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang dần được cải thiện. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam đứng ở vị trí cao so với các nước trong khu vực: 2006 đạt 40% GDP tăng cao so với mức 29% của năm 1998. 2. Tổng quan tình hình thị trường chứng khoán Quý I/2008 Số liệu thống kê HOSE HaSTC 31/03/2008 28/12/2007 31/03/2008 28/12/2007 Index 516,85 927,02 181,43 323,55 Số doanh nghiệp niêm yết 153 141 133 112 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 231.498 367.907 76.442 128.476 Khối lượng giao dịch (triệu CP&CCQ) trong quý 1.148 1.250 234 261 Giá trị giao dịch (tỷ đồng) trong quý 77.406 125.648 15.131 28.274 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 8/50
  9. GTGD bình quân/phiên (tỷ đồng) 445 644 261 435 Nguồn: Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước Quý I đầu năm nay, thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế đã đứng trước nhiều sự biến động lớn. Bất lợi liên tục xuất hiện đánh vào tâm lý của nhà đầu tư, lo ngại về lạm phát tăng mạnh, chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lạm phát của chính phủ, suy thoái kinh tế Mỹ và lượng giải chấp nợ vay nợ đáo hạn lớn, thị trường chứng khoán thời gian qua nghiêng về bên bán nhiều hơn mua. Mức vốn hóa trên 2 sàn điều giảm đáng kể so với cuối năm 2007, HOSE giảm 37% và HaSTC giảm 40,5%. Xu hướng giảm mạnh của thị trường chứng khoán ngày càng rõ rệt, VN-Index đã giảm 46.15% từ 921,07 xuống 496,64 và HaSTC Index rớt 48,32% từ 322,34 xuống 166,57, đà giảm này dường như đã không thể dừng nếu Chính phủ không trực tiếp can thiệp vào ngày 25/03/2008. Biên độ giao dịch giảm từ 5% xuống 1% cho sàn HOSE và 10% xuống 2% cho HASTC kết hợp với giải pháp cho cổ phiếu repo tại khối ngân hàng và công ty chứng khoán. Điều này được nhìn nhận như công cụ chặn đà giảm Nguồn: VFM tổng hợp mạnh của thị trường, cho nhà đầu tư có thời gian ổn định tâm lý và giúp Chính phủ có thời gian thực hiện các biện pháp ổn định thị trường. Thị trường phục hồi nhẹ vào những ngày cuối tháng 3, nhưng cùng với nó là sự giảm mạnh khối lượng giao dịch, giảm hẳn tính thanh khoản trên cả hai thị trường. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên của sàn HOSE trong Quý IV/2007 là 644 tỷ đồng, gấp rưỡi so với Quý I/2008 và của sàn HaSTC là 435 tỷ đồng, gấp đôi so với Quý I/2008. Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài Theo báo cáo của HOSE và HaSTC, số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 10.000 tài khoản, trong đó có hơn 640 tài khoản là của các tổ chức. Con số này đã có sự gia tăng đáng kể so với 7.500 tài khoản vào cuối năm 2007. Trong 3 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua nhiều hơn bán với khối lượng mua là 79 triệu cổ phiếu, khối lượng bán là 49 triệu cổ phiếu và giá trị mua ròng là 2.331 tỷ đồng. Lượng mua thực dương cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn: VFM tổng hợp 3. Các cơ hội đầu tư tiềm năng Việc phát triển thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển thị trường vốn. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu phát triển giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đến năm 2010 đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP (theo Quyết định số 128/2007/QĐ_TTg ngày 02/08/2007). Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc hoàn thiện khung pháp lý, hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường, phát triển hệ thống nhà đầu tư, Chính phủ đặc biệt chú trọng việc phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể, Chính phủ sẽ đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, bán tiếp phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần, khuyến khích cổ phần hóa công ty tư nhân. Đây là cơ hội cuối cùng để tham gia vào quá trình cổ phần hóa của Việt Nam sau khi chương trình này hoàn tất tại các nước Đông Âu, Nga và Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu đã được điều chỉnh về giá trị thật, sau một thời gian được đánh giá là phát triển quá nóng, như một xu hướng tất yếu. Đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu xu hướng tích lũy cho mục tiêu đầu tư dài hạn với hàng loạt cơ hội đầu tư. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 9/50
  10. 3.1 Cơ hội từ các công ty niêm yết Cho đến ngày 21/03/2008, cả hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HaSTC có tổng cộng 286 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn hóa lên đến 21 tỷ USD, tương đương 29% GDP. Trong đó, 84 công ty có giá trị thị trường hơn 500 tỷ đồng, đại diện cho nhiều ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Đây sẽ là một nguồn hàng hóa quan trọng với tính sẵn có cao, đặc biệt trong điều kiện thị trường điều chỉnh giảm mạnh như hiện nay và giá trị của các công ty trên sàn dần trở về mức hợp lý. Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ VFM, số công ty niêm yết và đăng ký giao dịch dự kiến trong năm 2008 là gần 50 công ty với tổng số vốn điều lệ niêm yết hơn 48.000 tỷ đồng, tương ứng với tổng vốn hóa khoảng 16 tỷ USD, đưa tổng vốn hóa thị trường niêm yết lên khoảng 37 tỷ USD. Với sự góp mặt của những tổng công ty nhà nước lớn cổ phần hóa như Tổng Công Ty XNK Xây Dựng Vinaconex, Bảo Hiểm Bảo Việt, và việc niêm yết của các ngân hàng như Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) và Công Ty Tài Chính Dầu Khí... sẽ tạo nguồn cung hàng hóa chất dồi dào cho thị trường. Danh sách một số doanh nghiệp lớn dự kiến niêm yết trong năm 2008 STT Tên công ty Vốn điều lệ Sàn giao dịch (tỷ đồng) Dịch vụ tài chính - ngân hàng 1 Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) 15.000 HOSE 2 TCT Bảo Hiểm Bảo Việt 5.730 HOSE 3 TCT Tài Chính Dầu Khí Việt Nam (PVFC) 5.000 HOSE 4 Ngân Hàng Quân Đội (MB) 2.000 HOSE 5 Ngân Hàng Nhà Hà Nội (Habubank) 2.000 HOSE 6 Ngân Hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) 2.000 HOSE 7 Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) 2.800 HOSE 8 Ngân Hàng Đông Á 1.600 HOSE Sản phẫm và dịch vụ tiêu dùng 9 TCT Bia - Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội 2.318 HOSE TCT Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn 6.413 HOSE 10 Công Ty Bia Nghệ An - Hà Tĩnh 100 HOSE 11 Công Ty Bia Thanh Hóa 114 HOSE Hạ tầng, bất động sản 12 TCT XNK Xây Dựng Vinaconex 1.500 HASTC 13 Công Ty Hoàng Anh Gia Lai 1.199 HOSE Công nghiệp ôtô và phụ trợ 14 Công Ty Công Nghiệp Cao Su Miền Nam 150 HOSE 15 Công Ty Cao Su Sao Vàng 108 HOSE Tổng cộng 48.032 Nguồn: Tổng hợp của VFM 3.2. Các công ty cổ phần hóa – tiếp tục là một cơ hội to lớn Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân để trở thành công ty đại chúng là một xu hướng tất yếu trong một nền kinh tế phát triển và hội nhập. Giai đoạn 2007 – 2010 được dự báo là giai đoạn bùng nổ về cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nắm bắt xu hướng này Quỹ đầu tư VF4 ra đời để tận dụng cơ hội từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và những doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp Nhà nước Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện từ đầu những năm 1990. Tiến trình này mới được đẩy mạnh trong những năm gần đây do sức ép của nhu cầu phát triển thị trường vốn để phục vụ cho nền kinh tế. Tính đến năm 2006, ước khoảng 3.500 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa với tổng vốn hơn 68.000 tỷ. Tuy nhiên, theo đánh giá của công ty VFM, giai đoạn 2007 – 2010 mới thực sự là giai đoạn trọng yếu của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn này, Chính phủ sẽ tiến hành cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 10/50
  11. nghiệp nhà nước trong số 2.176 doanh nghiệp với tổng vốn 260.000 tỷ đồng, bằng xấp xỉ 4 lần của hơn 15 năm thực hiện cổ phần hóa trước đó. Tiến trình này sẽ thực hiện tập trung nhiều nhất vào hai năm 2007 và 2008. Đặc biệt, quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 71 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2007 – 2010, trong đó bao gồm gần như toàn bộ 25 doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt của Nhà nước. Đây chính là những doanh nghiệp tiêu biểu của nền kinh tế và sẽ là nguồn đóng góp chính vào sự tăng trưởng giá trị vốn hóa trên TTCK khi những công ty này thực hiện niêm yết, giao dịch cổ phiếu. Theo ước tính của Công ty quản lý quỹ VFM, tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp dự kiến cổ phần hóa trong hai năm 2008 và 2009 là hơn 300.000 tỷ đồng, trong đó có các tên tuổi lớn như Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank), Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB), Công Ty Thông Tin Di Động (MobiFone), Công Ty Dịch Vụ Viễn Thông (VinaPhone), Công Ty Viễn Thông Quân Đội (Vietttel), Tổng Công Ty Bia – Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội (Habeco), Tổng Công Ty Bến Thành (Sunimex), Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội, Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines)... Danh sách cổ phần hóa trong từ 2009 gồm Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội (Hapro), Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco), Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico), Tổng Công Ty Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam (Vinamotor), Tổng Công Ty Sông Đà, Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam, Tổng Công Ty Hóa Chất (Vinachem)... Theo quy định của nhà nước về cổ phần hóa găn liền với niêm yết thì những cổ phiếu này khi lên sàn giao dịch sẽ thực sự là những doanh nghiệp hàng đầu (blue-chips) đại diện cho những ngành nghề chính của nền kinh tế Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn dự kiến cổ phần hóa trong năm 2008 - 2010 STT Lĩnh vực / công ty Năm CPH Vốn điều lệ dự kiến (tỷ đồng) Dịch vụ tài chính - ngân hàng 1 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) 2008 10.000 2 Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam (BIDV) 2008 14.000 3 Ngân Hàng Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) 2009 22.000 4 Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) 2008 5.000 Viễn thông 5 Công Ty Thông Tin Di Động (MobiFone) 2008 25.000 6 Công Ty Dịch Vụ Viễn Thông (VinaPhone) 2008 22.000 7 Công Ty Viễn Thông Quân Đội (Vietttel) 2008 15.000 Sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng 8 TCT Bia – Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội (Habeco) 2008 2.318 Bất động sản, hạ tầng 9 TCT Phát Triển Nhà và Đô Thị (HUD) 2009 3.000 10 TCT Xây Dựng và Phát Triển Khu Công Nghiệp (IDICO) 2010 500 11 TCT Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội (HANDICO) 2008 2.500 12 TCT Xây Dựng và Phát Triển Hạ Tầng (LICOGI) 2008 500 Vật liệu, khai khoáng 13 Công Ty Phân Lân Nung Chảy Văn Điền 2008 100 14 Công Ty Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao 2008 500 15 Công Ty Phân Đạm và Hóa Chất Hà Bắc 2010 200 16 Công Ty Gang Thép Thái Nguyên 2009 1.500 17 TCT Lắp Máy Việt Nam (Lilama) 2010 2.000 Các tập đoàn và tổng công ty 91 18 Tập Đoàn Dệt May Việt Nam 2008 2.000 19 TCT Hàng Không Việt Nam 2008 10.000 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 11/50
  12. 20 TCT Giấy Việt Nam 2008 1.500 21 TCT Thép Việt Nam 2009 8.000 22 TCT Lương Thực Miền Bắc 2009 2.000 23 TCT Hóa Chất 2010 10.000 24 TCT Xi Măng 2010 10.000 Một số công ty thuộc các bộ 25 Công Ty Thủy Tinh và Gốm Xây Dựng 2008 5.000 26 Công Ty Sông Đà 2009 5.000 27 Công Ty Lắp Máy Việt Nam 2009 2.000 28 Công Ty Thủy Sản Việt Nam 2008 1.000 Một số công ty thuộc UBND TP Hồ Chí Minh 29 Tổng Công Ty Bến Thành 2008 5.000 30 Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn 2008 2.000 31 Công Ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn 2008 1.000 32 Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn 2009 5.000 33 Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn 2009 2.000 Tổng cộng 197.618 Nguồn: Ước tính của VFM Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan Số lượng doanh nghiệp tư nhân qua các năm trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 48,2% GDP 2007 và 36,9% tổng sản lượng công nghiệp năm 2007 (tăng 20,9%). Đầu tư của tư nhân về phát triển hạ tầng và công nghiệp được dự báo là một trong những động lực chính hoàn thành mục tiêu kinh tế phát triển bình quân 7,5% - 8% trong giai đoạn 2007 - 2010. Doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn mạnh, cải thiện quản trị doanh nghiệp, đại chúng hóa thông qua việc huy động vốn từ bên ngoài. Trong những năm gần đây, thị trường chứng kiến thành công của các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam như Công ty CP Kinh Đô, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Mai Linh, Công ty CP Thiên Long, Công ty CP Vilube, Công ty CP Tôn Hoa Sen, Công ty CP Minh Phú … và hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành tài chính – ngân hàng. Xu hướng cổ phần hóa và tăng vốn của các doanh nghiệp tư nhân đang tạo ra nhiều cơ hội đầu tư rất lớn cho thị trường. Tính đến cuối 2006, cả nước có hơn 200.000 doanh nghiệp tư nhân với nguồn vốn huy động ban đầu hơn 320.000 tỷ đồng và vốn huy động bổ sung hơn 105.000 tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2006, có khoảng 44.000 doanh nghiệp được thành lập. Dự báo những năm sắp tới, giá trị vốn hóa thị trường của 5% doanh nghiệp lớn trong tổng số doanh nghiệp tư nhân ước khoảng 60.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều về Luật đầu tư. Nghị Định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh và Nghị định 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/9/2006 về quy định đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật doanh Nghiệp và Luật đầu tư đã tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 12/50
  13. Trong giai đoạn 2004-2006, thị trường chứng kiến cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn như Công ty CP Dây và cáp điện Taya Việt Nam, Công ty CP Công nghiệp gốm sứ Taicera, Công ty CP Gạch men Chang Yih, Công ty CP Công nghiệp Tung Kuang, Công ty CP Thực phẩm quốc tế, Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia ... Việc cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm tăng tính phong phú và tạo thêm sinh khi cho thị trường chứng khoán. Với hơn 7.300 doanh nghiệp có vốn đầu tư thực hiện 30 tỷ USD cho đến nay, nguồn vốn cổ phần hóa từ các doanh nghiệp này sẽ tạo cơ hội đầu tư lớn trong thời gian tới. Tuy số lượng các doanh nghiệp có vốn nước ngoài được cổ phần hóa trong thời gian qua khá khiêm tốn, triển vọng đầu tư vào các doanh nghiệp này vẫn rất lớn trong những năm sắp tới nhờ vào sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam. Với hơn 7.300 doanh nghiệp có vốn đầu tư thực hiện 30 tỷ USD cho đến nay, nguồn vốn cổ phần hóa từ các doanh nghiệp này sẽ tạo cơ hội đầu tư lớn trong thời gian tới. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 13/50
  14. IV. THÔNG TIN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VF4 1. Thông tin chung về Quỹ đầu tư VF4 1.1 Tên và địa chỉ liên hệ của Quỹ Tên đầy đủ: Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) Tên tiếng Anh: Vietnam Blue-chips Fund Tên viết tắt: Quỹ đầu tư VF4 Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Bitexco, 19-25 Nguyễn Huệ, Q. 1, TP. HCM, Việt Nam. Điện thoại: +84-8 914 3393 Fax: +84-8 914 3392 Website: www.vinafund.com 1.2 Ban đại diện Quỹ - Ban đại diện Quỹ đại diện cho quyền lợi của Nhà đầu tư và do Đại hội Nhà đầu tư bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban đại diện Quỹ là 03 (ba) năm, và có thể được bầu lại tại Đại hội Nhà đầu tư tiếp theo. Tại mỗi kỳ Đại hội Nhà đầu tư thường niên phải thực hiện mục tiêu ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên Ban đại diện quỹ phải được bầu hoặc bầu lại.. Ban đại diện Quỹ thông qua các quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi thành viên Ban đại diện Quỹ có một phiếu biểu quyết. - Các thành viên Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 gồm có: Họ tên thành viên Số chứng Chức Số CMND/Hộ STT Ban đại diện/Địa chỉ quỹ Kinh nghiệm làm việc vụ chiếu/ĐKKD chỉ nắm giữ 1 Chủ tịch ĐKKD: 3.000.000 -1996-1998: Cán bộ tín dụng Ngân hàng Ngân hàng TMCP Ban đại 063629 TMCP Bắc Á B ắc Á diện quỹ SKHĐT Nghệ - 1999-2002: Phó Trưởng Phòng Kinh doanh 117 Quang Trung – An Tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á Vinh – Nghệ An Người đại diện: CMND: - 2002-2003: Trưởng phòng Đầu tư và Đặng Thái Nguyên 183025343 Chứng khoán Ngân hàng TMCP Bắc Á - 2003-2006: Giám đốc chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á tại Thanh Hóa; -2007-nay: Tổng giám đốc công ty chứng khoán Việt. 2 Phó Chủ ĐKKD: 3.000.000 - 1995-1999: Cán bộ Quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP tịch Ban 062757 VP Đại diện Ngân hàng Hanil tại Hà Nội Xăng dầu đại diện SKHĐT Đồng - 1999-2000: Chuyên viên Kinh doanh cao Petrolimex quỹ Tháp cấp Nguồn vốn và Ngoại hối, CN Ngân hàng 132-134 Nguyễn Hộ chiếu: Woori tại Hà Nội Huệ, TP. Cao Lãnh Người đại diện: PTA1550877A - 2000-2002: Phó phòng phụ trách Kinh Nguyễn Minh Châu doanh Ngoại hối, CN Ngân hàng Woori tại Hà Nội - 2002-2005: Giám đốc Phụ trách Kinh doanh, CN Ngân hàng Woori tại Hà Nội - 2005-2007: Giám đốc Nguồn vốn & kinh doanh Tiền tệ - Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - 2007-nay: Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 3 Phó Chủ ĐKKD: 3.500.000 - 1990 – nay: Thành viên HĐQT & Giám đốc CTCP Chứng tịch Ban 63/UBCK-GP Trung tâm thương mại tại thành phố Decin, khoán An Phát đại diện UBCKNN Cộng hòa Czech. 75A Trần Hưng quỹ CMND: - 2008 – nay: Phó phòng Marketing Cty CP Đạo, Hoàn Kiếm, 024795607 Chứng khoán An Phát. Hà Nội. Người đại diện: Trần Đắc Tài 4 Thành ĐKKD: 5.000.000 - 1985-1988: Phụ trách phòng Kế hoạch Sở CTCP Bảo vệ thực viên Ban 5203000027 nông nghiệp tỉnh An Giang vật An Giang đại diện SKHĐT An - 1988 -1990: Trợ lý Phó chủ tịch kiêm Giám 23 Hà Hoàng Phố, BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 14/50
  15. quỹ Giang đốc Sở nông nghiệp tỉnh An Giang. P. Mỹ Xuyên, TP. CMND: -1991-1993:Phó Giám đốc Sở nông nghiệp Long Xuyên Người đại diện: 350875986 kiêm Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh An Huỳnh Văn Thòn Giang. -1995-2004: Giám đốc Cty Dịch vụ BVTV An Giang. -2004- nay: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty cổ phần BVTV An Giang. 5 Lê Hoàng Anh Thành CMND: 0 - 1992 - 1994: Chuyên viên phân tích tài viên Ban 022001681 chính, ABM Trading Company, Hungary; 318/A4 Điện Biên đại diện - 1994 - 1998: Chuyên viên phân tích tài Phủ, P.17, Quận quỹ chính, NLN Trading Company, Hungary; Bình thạnh, - 1998 - 2000: Chuyên viên kinh tế tại Sở TP.HCM kế hoạch và đầu tư Tp. HCM; - 2000 - 2004: Chuyên viên phân tích cấp cao, Dragon Capital Ltd. - 2004 - nay: Giám đốc nghiệp vụ, Dragon Capital Ltd. 6 Thành ĐKKD: 3.000.000 - Từ 10/04/1992 - 29/08/2003: Giám đốc Chi CTCP Mía đường viên Ban 056673 Nhánh Hà Nội, Công ty CP Mía đường Lam Lam Sơn đại diện CMND: Sơn. Thị trấn Lam Sơn, quỹ 012212015 - Từ 29/08/2003 đến nay: Phó Tổng Giám Thọ Xuân, Thanh đốc Công ty CP Mía đường Lam Sơn Hóa. Người đại diện: - Từ 02/10/2004 đến nay: Chủ tịch HĐTV Lê Trung Thành Công ty TNHH Lam Thành 1.3 Quá trình thành lập Quỹ Quỹ đầu tư VF4 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 04/UBCK-GCN vào ngày 18/12/2007 và được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập Quỹ số 11/ UBCK-GCN vào ngày 28/02/2008. Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng được công ty quản lý quỹ quản lý trong suốt thời hạn hoạt động, trừ trường hợp Quỹ được chuyển giao cho công ty quản lý quỹ khác quản lý hoặc bị giải thể trước hạn theo quyết định của Đại hội Nhà đầu tư. Thời gian hoạt động của quỹ là 10 (mười) năm kể từ ngày UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Thời hạn hoạt động của Quỹ có thể được gia hạn thêm phụ thuộc vào đề nghị của Công ty quản lý quỹ và sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư và UBCKNN. Quy mô vốn điều lệ dự kiến của Quỹ đầu tư VF4 là 8.000 (Tám nghìn) tỷ đồng. Trong đó, Quỹ tiến hành huy động vốn ban đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 2007 và kết thúc đợt huy động vào ngày 31 tháng 01 năm 2008 với tổng vốn ban đầu huy động được từ công chúng là 806.460.000.000 VNĐ (Tám trăm lẻ sáu tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng Việt Nam) tương ứng với số lượng chứng chỉ quỹ là 80.646.000 (Tám mươi triệu sáu trăm bốn mươi sáu nghìn) đơn vị quỹ. Sau đây là kết quả huy động vốn ban đầu cho Quỹ đầu tư VF4: • Tên quỹ phát hành: Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (Quỹ đầu tư VF4) • Loại hình quỹ: Quỹ đại chúng dạng đóng. • Mệnh giá: 10.000 VNĐ (Mười nghìn đồng Việt Nam) • Tổng số lượng chứng chỉ quỹ thưc tế phân phối: 80.646.000 (Tám mươi triệu sáu trăm bốn mươi sáu nghìn) đơn vị quỹ. • Tổng giá trị thực tế huy động (trừ các loại phí liên quan đến phát hành): 806.460.000.000 VNĐ (Tám trăm lẻ sáu tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu đồng Việt Nam) BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 15/50
  16. • Ngày phát hành: 25/12/2007 • Ngày kết thúc huy động vốn: 31/01/2008 • Ngân hàng giám sát: Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM • Tài khoản nộp tiền: 001-328673-951 tại Ngân hàng HSBC – Chi nhánh TP. HCM Báo cáo kết quả huy động vốn đã được ngân hàng giám sát xác nhận và đệ trình UBCKNN (nộp kèm theo Bản cáo bạch này - Phụ lục số 7) * Tính chất và thời gian hoạt động của Quỹ; Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng được công ty quản lý quỹ quản lý trong suốt thời hạn hoạt động, trừ trường hợp Quỹ được chuyển giao cho công ty quản lý quỹ khác quản lý hoặc bị giải thể trước hạn theo quyết định của Đại hội Nhà đầu tư. Thời gian hoạt động của quỹ là 10 (mười) năm kể từ ngày UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Thời hạn hoạt động của Quỹ có thể được gia hạn thêm phụ thuộc vào đề nghị của Công ty quản lý quỹ và sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư và UBCKNN. 2. Điều lệ Quỹ đầu tư VF4 Tóm tắt Điều lệ Quỹ với các thông tin chính sau đây: 2.1. Các điều khoản chung 2.1.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Quỹ - Quỹ đầu tư VF4 là quỹ công chúng dạng đóng. Trong suốt thời hạn hoạt động, Quỹ đầu tư VF4 không có nghĩa vụ phải mua lại chứng chỉ quỹ đã được phát hành cho nhà đầu tư. - Cơ quan quyền lực cao nhất của Quỹ đầu tư VF4 là Đại hội Nhà đầu tư. - Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 sẽ do Đại hội Nhà đầu tư bầu ra để giám sát các hoạt động thường xuyên của Quỹ đầu tư VF4, Công ty quản lý quỹ VFM và Ngân hàng giám sát. - Công ty quản lý quỹ VFM do Đại hội Nhà đầu tư chỉ định để quản lý hoạt động đầu tư của Quỹ. 2.1.2. Quy mô vốn điều lệ, vốn huy động và số lượng chứng chỉ quỹ phát hành Quy mô vốn điều lệ dự kiến của Quỹ đầu tư VF4 là 8.000 (tám ngàn) tỷ đồng. Quỹ đầu tư VF4 sẽ tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm trong những năm tiếp theo nhằm đạt tổng vốn điều lệ là 8.000 (tám ngàn) tỷ đồng. Vốn đóng góp của Quỹ đầu tư VF4 trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng là 806.460.000.000 (tám trăm lẻ sáu tỷ bốn trăm sáu mươi triệu) đồng Việt Nam. Số vốn này được chia thành 80.646.000 đơn vị quỹ. Mệnh giá của mỗi đơn vị quỹ là 10.000 đồng. 2.2 Các quy định về mục tiêu, chính sách và hạn chế đầu tư 2.2.1 Mục tiêu đầu tư Quỹ đầu tư VF4 ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp này xuất hiện từ quá trình cổ phần hóa những tổng công ty lớn của nhà nước trong giai đoạn 2007 – 2010 cũng như sự lớn mạnh và xu hướng cổ phần hóa của khối doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp đầu tư là các doanh nghiệp giá trị lớn đã và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Danh mục đầu tư của quỹ sẽ được xây dựng nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. 2.2.2 Chiến lược đầu tư Quỹ đầu tư VF4 chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề bao gồm nhưng không giới hạn như: năng lượng, vật liệu - khai khoáng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, cơ sở hạ tầng, bất động sản, hàng tiêu dùng và những doanh nghiệp này luôn nằm trong tốp 20 doanh nghiệp hàng đầu của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động và có vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng Việt Nam 2.2.3 Tài sản được phép đầu tư Quỹ đầu tư VF4 chỉ đầu tư vào những tài sản sau: Cổ phiếu của công ty đại chúng. Cổ phiếu của các tổ chức phát hành riêng lẻ. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 16/50
  17. Đầu tư vào các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật. Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gởi lại tổ chức tín dụng; tín phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành không quá một năm. Quỹ đầu tư VF4 có thể đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các thị trường mới nổi trong khu vực, phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. 2.2.4 Cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 trong tổng giá trị tài sản của Quỹ đầu tư VF4 vào thời điểm định giá gần nhất được phân bổ như sau: 70% tổng giá trị tài sản sẽ được đầu tư vào cổ phần của các công ty đại chúng chưa niêm yết, cổ phần của các tổ chức phát hành riêng lẻ là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước được cổ phần hóa, các tài sản tài chính khác. Việc đầu tư vào cổ phần của các tổ chức phát hành riêng lẻ và các tài sản tài chính khác sẽ không vượt quá 10% tổng giá trị tài sản của Quỹ, 25% sẽ được đầu tư vào những doanh nghiệp niêm yết và đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, 5% sẽ được đầu tư dưới dạng tài sản và công cụ tiền tệ khác Tùy theo tiến độ cổ phần hóa cũng như tiến trình niêm yết sau cổ phần hóa, cơ cấu đầu tư của Quỹ sẽ thay đổi. Với quyết định cổ phần hóa gắn liền với niêm yết của các doanh nghiệp thì tỷ trọng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ tăng dần, tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết sẽ giảm dần. 2.2.5 Các hạn chế đầu tư Căn cứ vào quy mô của Quỹ đầu tư VF4 Không được đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành; Không được đầu tư quá 30% tổng tài sản của quỹ vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau; Không được đầu tư quá 10% tổng tài sản của quỹ vào bất động sản; Không được sử dụng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào; Không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản quỹ vào cổ phiếu các tổ chức phát hành riêng lẻ; Quỹ đầu tư VF4 sẽ không dùng các khoản vay để tài trợ các dự án đầu tư, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết. Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng vay ngắn hạn sẽ không vượt quá 5% tổng giá trị tài sản ròng và thời hạn vay tối đa là 30 ngày. Căn cứ vào quy mô của khoản đầu tư Không đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành; Không đầu tư vào Quỹ Đầu tư chứng khoán khác; Không được sử dụng tài sản của Quỹ đầu tư VF4 để góp vốn liên doanh, liên kết hoặc đầu tư vào chính Công ty quản lý quỹ VFM, đầu tư vào tổ chức kinh tế là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ VFM, tổ chức kinh tế là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ VFM, người hành nghề quản lý quỹ tại Công ty quản lý quỹ VFM. Cơ cấu đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 được phép sai lệch nhưng không quá 15% so với những hạn chế đầu tư trên. Các sai lệch phải là kết quả của việc tăng giá thị trường của tài sản đầu tư, việc thay đổi giá trị do thực hiện các quyền ưu đãi của tài sản đầu tư và các thanh toán hợp pháp của Quỹ. 2.2.6 Phương pháp lựa chọn đầu tư * Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với cổ phiếu Công ty quản lý quỹ VFM sẽ thực hiện một quy trình nghiên cứu, đánh giá và thẩm định đầu tư, áp dụng chiến lược đầu tư tích cực trong việc quản lý Quỹ đầu tư VF4, tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả dài hạn và gia tăng giá trị cho các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF4. Công ty quản lý quỹ VFM sẽ áp dụng phương pháp phân tích từ trên xuống gồm phân tích vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty. Phương pháp này nhằm lựa chọn ra những ngành nghề hiệu quả, tiềm năng của nền kinh tế để từ đó lựa chọn công ty hoặc dự án hiệu quả, tăng trưởng cao với mức rủi ro hợp lý cho danh mục đầu tư. * Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với công cụ thị trường tiền tệ Công ty sẽ chủ động lựa chọn các công cụ thị trường tiền tệ căn cứ trên mức sinh lời, mức độ rủi ro. Các công cụ này thường là những khoản tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn, trái phiếu công ty hoặc trái phiếu chính phủ và chủ yếu phục vụ cho việc tối ưu hóa lợi nhuận đối với lượng tiền mặt nhàn rỗi tạm thời của quỹ. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 17/50
  18. 2.3 Nhà đầu tư, sổ đăng ký sở hữu chứng chỉ và chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư 2.3.1 Nhà đầu tư Nhà đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 bao gồm là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước, sở hữu ít nhất là 2.000 (hai ngàn) đơn vị Quỹ và không có giới hạn sở hữu tối đa trong mức tổng vốn dự kiến phát hành. Nhà đầu tư không chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có bổn phận gì với Quỹ đầu tư ngoài trách nhiệm trong phạm vi số chứng chỉ Quỹ mà họ sở hữu. 2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư * Nhà đầu tư có quyền: - Được chia cổ tức hoặc lợi nhuận của Quỹ theo quyết định của Đại hội Nhà đầu tư dựa trên cơ sở của kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi cuối năm tài chính tương đương với tỷ lệ góp vốn của mình trong Quỹ. - Được chuyển nhượng hoặc bán chứng chỉ Quỹ theo quy định tại Điều 16 của Điều lệ. - Được chia số tài sản còn lại khi Quỹ thanh lý, giải thể hay phá sản, tương ứng với số đơn vị Quỹ nhà đầu tư sở hữu (nếu còn). - Nhận đầy đủ các thông tin thường xuyên định kỳ hoặc bất thường về tình hình hoạt động của Quỹ và báo cáo định kỳ về giá trị tài sản ròng của Quỹ. - Được quyền mua thêm chứng chỉ quỹ phát hành thêm khi Quỹ tăng vốn điều lệ, theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị chứng chỉ Quỹ mà nhà đầu tư hiện sở hữu căn cứ theo Danh sách nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ Quỹ do Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM hoặc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cung cấp. - Được tham gia ứng cử và bầu vào Ban đại diện của Quỹ. - Quyết định cùng với Đại hội Nhà đầu tư các vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ theo Điều 21 của Điều lệ. * Nhà đầu tư có nghĩa vụ - Tuân thủ Điều lệ Quỹ, chấp hành quyết định của Đại hội Nhà đầu tư. - Thanh toán đầy đủ tiền mua chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4 như đã cam kết theo thời gian quy định và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Quỹ trong phạm vi số vốn đã góp. - Thực hiện đúng theo những quy định trong Điều lệ. - Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp (nếu có). 2.3.3 Sổ đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát phải lập, lưu trữ và cập nhật kịp thời sổ đăng ký nhà đầu tư từ khi Quỹ đầu tư VF4 hoàn tất đợt chào bán ra công chúng lần đầu. Sổ đăng ký nhà đầu tư của Quỹ được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản và tập dữ liệu điện tử. Sổ đăng ký nhà đầu tư phải có các nội dung sau: a. Tên Quỹ đầu tư, b. Số Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ, tổng giá trị vốn huy động, thời hạn hoạt động của quỹ, c. Tên, số giấy phép, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, d. Tổng số chứng chỉ quỹ được quyền chào bán, loại chứng chỉ quỹ được quyền chào bán, e. Danh sách bao gồm tên nhà đầu tư, địa chỉ liên lạc, số lượng và tỷ lệ sở hữu chứng chỉ quỹ mà mỗi nhà đầu tư nắm giữ, ngày đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ, f. Ngày lập Sổ đăng ký nhà đầu tư. 2.3.4 Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư dạng đóng, do đó công ty quản lý quỹ không có trách nhiệm phải mua lại chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4 theo yêu cầu của nhà đầu tư; Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng chứng chỉ Quỹ thông qua giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM sau khi Quỹ được niêm yết theo quy định của pháp luật hiện hành và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. 2.3.5 Thừa kế chứng chỉ quỹ đầu tư BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 18/50
  19. Việc thừa kế chứng chỉ Quỹ phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về việc thừa kế. Quỹ đầu tư VF4 chỉ chấp nhận người thừa kế hợp pháp và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thừa kế hoặc người thừa kế. Công ty quản lý quỹ hoặc Ngân hàng giám sát sẽ đăng ký người thừa kế hợp pháp trong Sổ đăng ký nhà đầu tư sau khi người thừa kế đó đã cung cấp đầy đủ bằng chứng hợp pháp về việc thừa kế. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu chứng chỉ quỹ do việc thừa kế sẽ tuân theo qui trình chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán của Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán và chi nhánh Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán. 2.4 Phân phối kết quả hoạt động 2.4.1 Phương thức phân phối lợi nhuận của quỹ (cổ tức quỹ) Cổ tức Quỹ có thể sẽ được phân phối hàng năm cho nhà đầu tư dựa trên đề xuất của công ty quản lý quỹ và được sự chấp thuận, thông qua của Ban đại diện Quỹ căn cứ trên tình hình hoạt động và lợi nhuận hàng năm của Quỹ. Chỉ những nhà đầu tư được ghi trong danh sách nhà đầu tư mới được nhận cổ tức quỹ 2.4.2 Giải pháp cho vấn đề thua lỗ của Quỹ Trong trường hợp Quỹ đầu tư VF4 đầu tư bị thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản, Ban đại diện Quỹ phải xem xét nguyên nhân thua lỗ để quy kết trách nhiệm. Nếu Quỹ bị tổn thất hoặc thua lỗ do yếu tố khách quan, bất khả kháng, nhà đầu tư phải gánh chịu khoản lỗ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của họ và sẽ không nhận cổ tức quỹ trong giai đoạn đó. Trong trường hợp đó, Ban Đại Diện Quỹ sẽ xem xét và đề xuất lên Đại hội Nhà đầu tư một trong những giải pháp sau: (i) Giữ nguyên mức vốn Điều lệ; (ii) Ghi giảm vốn và phải đăng ký lại mức tổng vốn mới; (iii) Tăng vốn Điều lệ Quỹ từ nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ. Việc tăng hay giảm vốn Điều lệ theo quy định trên phải được sự chấp thuận của Đại hội nhà đầu tư và UBCKNN. Việc giải thể Quỹ sẽ tuân theo các quy định nêu tại Chương XI về việc giải thể Quỹ Đầu tư VF4 của Điều lệ. Công ty quản lý quỹ VFM phải chịu trách nhiệm đền bù các tổn thất gây ra cho Quỹ đầu tư VF4 do nhân viên của Công ty quản lý quỹ VFM hoặc Công ty quản lý quỹ VFM không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mức bồi thường phải được nhà đầu tư chấp thuận, kể cả những nhà đầu tư đã từng nắm giữ chứng chỉ quỹ. 2.5 Đại hội nhà đầu tư 2.5.1 Đại hội nhà đầu tư thường niên, bất thường * Đại hội nhà đầu tư thường niên - Tất cả các nhà đầu tư có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền tham dự đại hội theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán trước khi triệu tập cuộc họp Đại hội đều có quyền tham dự Đại hội. - Đại hội Nhà đầu tư thường niên do Ban đại diện Quỹ triệu tập và được tổ chức trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. - Đại hội Nhà đầu tư thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Thời gian tối đa giữa hai kỳ đại hội cách nhau không quá 15 tháng. - Đại hội Nhà đầu tư lần đầu tiên do công ty quản lý quỹ triệu tập và tổ chức trong vòng hai mươi lăm (25) ngày sau khi hoàn tất đợt chào bán. - Chi phí của Đại hội Nhà đầu tư thường niên do Quỹ thanh toán. * Đại hội nhà đầu tư bất thường Đại hội Nhà đầu tư bất thường được Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Ngân hàng giám sát hoặc nhóm nhà đầu tư đại diện cho ít nhất 10% vốn điều lệ quỹ liên tục trong vòng ít nhất 6 tháng triệu tập trong những trường hợp sau đây: a) Xem xét sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ và Bản cáo bạch, Hợp đồng giám sát; b) Xem xét thay đổi định hướng trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tư của Quỹ và giải thể Quỹ; c) Xem xét thay thế công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát trong trường hợp các tổ chức này bị tước giấy phép hoặt động, bị phá sản hoặc vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Quỹ hoặc Bản cáo bạch ; d) Xem xét điều chỉnh tăng mức phí ngoài phạm vi đã được quy định tại Điều lệ Quỹ cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 19/50
  20. e) Xem xét việc giải thể, sáp nhập, hợp nhất Quỹ; Việc tổ chức Đại hội Nhà đầu tư theo quy định trên phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày có thông báo về việc triệu tập Đại hội Nhà đầu tư bất thường. Chậm nhất mười lăm (15) ngày trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội Nhà đầu tư, bên triệu tập họp phải thông báo công khai cho nhà đầu tư về việc triệu tập họp Đại hội Nhà đầu tư. Chi phí của Đại hội Nhà đầu tư bất thường do Quỹ thanh toán, trừ trường hợp Đại hội được tổ chức theo quy định tại Điểm d, trong trường hợp này, chi phí tổ chức Đại hội bất thường do Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm thanh toán. 2.5.2 Quyền hạn và nhiệm vụ của nhà đầu tư, đại hội nhà đầu tư 1. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hoặc thành viên của Ban đại diện Quỹ; 2. Quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện Quỹ; 3. Xem xét điều chỉnh tăng mức phí trả cho Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát; 4. Xem xét và xử lý vi phạm của Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và Ban đại diện Quỹ mà những vi phạm này gây tổn thất nghiêm trọng cho Quỹ; 5. Quyết định chỉnh sửa, bổ sung Điều lệ Quỹ, hợp đồng giám sát, quyết định việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng; 6. Quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư của quỹ và giải thể quỹ; 7. Quyết định việc phát hành thêm chứng chỉ quỹ nhằm tăng vốn điều lệ của Quỹ, phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ việc phát hành; 8. Quyết định thay đổi Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trong trường hợp các tổ chức này bị tước giấy phép hoạt động, bị phá sản hoặc vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Quỹ hoặc Bản cáo bạch; 9. Yêu cầu Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trình sổ sách kế toán hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội Nhà đầu tư; 10. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm về tài sản và hoạt động của Quỹ; 11. Thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ. 2.5.3 Thể thức tiến hành Đại hội người đầu tư - Thời gian, chương trình và nội dung dự kiến của Đại hội Nhà đầu tư phải được thông báo công khai cho nhà đầu tư và báo cáo UBCKNN tối thiểu ít nhất năm (5) ngày làm việc trước khi tiến hành Đại hội. - Cuộc họp Đại hội Nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho ít nhất 51% vốn điều lệ Quỹ. Hình thức tham dự Đại hội có thể là trực tiếp hoặc thông qua ủy quyền. - Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định trên, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội Nhà đầu tư được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự. - Đại hội Nhà đầu tư có thể được tổ chức dưới hình thức họp tập trung hoặc không tập trung bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản. - Đại hội Nhà đầu tư sẽ do Chủ tịch Ban đại diện Quỹ chủ trì, nếu Chủ tịch vắng mặt thì Phó Chủ tịch Ban đại diện Quỹ hoặc bất kỳ người nào khác do Đại hội nhà đầu tư bầu ra sẽ chủ trì. 2.5.4 Quyết định của đại hội người đầu tư - Mỗi đơn vị quỹ sẽ có một quyền biểu quyết. Ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán, công ty luật, tổ chức định giá bất động sản (nếu có) cung cấp dịch vụ cho Quỹ được quyền tham gia Đại hội Nhà đầu tư nhưng không được biểu quyết. - Đại hội Nhà đầu tư thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. - Quyết định của Đại hội Nhà đầu tư được thông qua tại cuộc họp khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư tham dự Đại hội và các nhà đầu tư tham gia biểu quyết thông qua các hình thức khác chấp thuận; + Đối với quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ, giải thể Quỹ, sáp nhập, hợp nhất Quỹ phải được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư tham dự Đại hội và các nhà đầu tư tham gia biểu quyết thông qua các hình thức khác được chấp thuận. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 20/50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2