intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:464

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2021” bao gồm số liệu chính thức các năm 2015, 2018, 2019, 2020 và 2021 đã được bổ sung và chỉnh lý. Riêng năm 2021 có một số chỉ tiêu là số liệu sơ bộ. Niên giám được sắp xếp theo 12 chuyên đề, phản ánh điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế - hành chính, dân số - lao động, văn hoá - xã hội; phản ánh kết quả tổng hợp toàn bộ nền kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2021

  1. Chỉ đạo biên soạn: TRẦN QUỐC LỢI Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình Biên soạn: Phòng Thống kê Tổng hợp và các Phòng nghiệp vụ Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình Dịch tiếng Anh: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình 2
  2. LỜI NÓI ĐẦU iên giám Thống kê là một ấn phẩm được Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình biên soạn hàng năm, phản ánh một cách khái quát thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của các cấp, các ngành. “Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2021” bao gồm số liệu chính thức các năm 2015, 2018, 2019, 2020 và 2021 đã được bổ sung và chỉnh lý. Riêng năm 2021 có một số chỉ tiêu là số liệu sơ bộ. Niên giám được sắp xếp theo 12 chuyên đề, phản ánh điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế - hành chính, dân số - lao động, văn hoá - xã hội; phản ánh kết quả tổng hợp toàn bộ nền kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của tỉnh. Các chỉ tiêu đưa vào Niên giám được thu thập và tính toán theo đúng phương pháp quy định hiện hành của ngành Thống kê Việt Nam. Nguồn thông tin để tính các chỉ tiêu được tổng hợp từ các cuộc điều tra thống kê, các báo cáo thống kê chuyên ngành. Một số chỉ tiêu của năm trước được tính toán và chỉnh lý theo số liệu báo cáo thống kê chính thức năm và phương pháp mới. Khi sử dụng số liệu, đề nghị quý độc giả thống nhất sử dụng số liệu đã được chỉnh lý của lần xuất bản này. Các ký hiệu nghiệp vụ cần lưu ý: (...) Có phát sinh nhưng không thu thập được. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy có điều gì sơ suất xin bạn đọc góp ý để Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình nghiên cứu bổ sung cho kỳ xuất bản sau. CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG BÌNH 3
  3. FOREWORDS tatistical Yearbook is a publication which is annually compiled by Quang Binh Statistics Office. It reflects the socio-economic situation of Quang Binh province, in order to meet the needs for research of all authority levels, ministries. The “Quang Binh Statistical Yearbook 2021” consists of the official data for 2015, 2018, 2019, 2020 and 2021. These data were added and adjusted in comparison with previous years. Of which, some data for 2021 were preliminary. The Yearbook presents information and data of 12 aspects, reflecting the natural conditions, administrative - economic units, population - labour, culture - society, providing the aggregated outputs of the economy, production and business situation of the major sectors and fileds in the province. The indicators included in the Statistical Yearbook had been collected and calculated in accordance with the methods stated in the current regulations of the Vietnam General Statistics Office. Information sources used for calculating the statistical indicators were compiled from the statistical surveys and reports of the relevant specialized sectors. Some indicators of the previous years had been calculated and revised based on the data from the statistical report for the year and the new methodology. It is recommended that statistical data users should use the revised data in this yearbook. Special symbols used in the book are: (...) Facts occurred but no information. Mistake may sometimes be unavoidable, thus Quang Binh Statistics Office sincerely looks forward to receiving any comments and ideas from readers and users in order to help us to improve the next publication. QUANG BINH STATISTICS OFFICE 4
  4. MỤC LỤC - CONTENTS Trang Page Lời nói đầu 3 Foreword 4 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2021 7 Overview on socio-economic situation in Quang Binh in 2021 14 I. Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Administrative unit, Land and Climate 21 II. Dân số và Lao động - Population and Labour force 39 III. Tài khoản quốc gia, Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm National accounts, State budget and Insurance 83 IV. Đầu tư và Xây dựng - Investment and Construction 117 V. Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Enterprises, Cooperatives and Individual business establishments 147 VI. Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Agriculture, Forestry and Fishery 229 VII. Công nghiệp - Industry 291 VIII. Thương mại và Du lịch - Trade and Tourism 319 IX. Chỉ số giá - Price index 337 X. Vận tải, Bưu chính và Viễn thông Transport, Postal services and Telecommunication 363 XI. Giáo dục, Đào tạo và Khoa học, Công nghệ Education, Training and Science, Technology 383 XII. Y tế, Thể thao, Mức sống dân cư, Trật tự, An toàn xã hội, Tư pháp và Môi trường Health, Sport, Living standards, Social order, safety, Justice and Environment 427 5
  5. 6
  6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2021 Triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của lũ lụt năm 2020, dịch bệnh trên gia súc xảy ra ở hầu hết các địa phương,… đặc biệt là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong quý III đã tác động tiêu cực đến toàn bộ lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh: Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, thị trường tiêu thụ thu hẹp, việc làm, thu nhập người dân khó khăn... Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn tỉnh nên kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021 vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận: Thu ngân sách đạt khá, vượt dự toán giao; nông nghiệp được mùa; công nghiệp duy trì tăng trưởng; hàng hóa đảm bảo nhu cầu sản xuất, sinh hoạt; công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; đời sống nhân dân ổn định; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 nên tăng trưởng kinh tế đạt thấp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, nhất là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu; một bộ phận người lao động phải ngừng việc, dừng hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp; các hoạt động đối ngoại, xuất nhập khẩu bị gián đoạn; nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, thể thao bị hoãn, hủy, lùi thời gian tổ chức; học sinh, sinh viên phải nghỉ học dài ngày,… 1. Tăng trƣởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 tăng 4,83% so với năm 2020. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,33%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7
  7. 6,99%, đóng góp 1,79 điểm phần trăm (trong đó: công nghiệp tăng 6,96%, đóng góp 0,80 điểm phần trăm; xây dựng tăng 7,02%, đóng góp 0,99 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ tăng 4,18%, đóng góp 2,13 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,62%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của tỉnh. Cơ cấu GRDP: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,41%, giảm 0,25 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 25,28%, tăng 0,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 49,54%, giảm 0,69 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,77%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với năm 2020. 2. Thu, chi ngân sách Nhà nƣớc và bảo hiểm Thu ngân sách nhà nước năm 2021 trên địa bàn thực hiện 12.519 tỷ đồng, tăng 23,9% so với năm 2020. Trong đó, thu nội địa thực hiện 6.317 tỷ đồng, đạt 128,2% so với dự toán địa phương giao, tăng 12,7% so với năm 2020; thu hải quan thực hiện 723 tỷ đồng, đạt 144,6% so với dự toán địa phương giao và tăng 267,6% so với năm 2020. Chi ngân sách Nhà nước địa phương năm 2021 đạt 30.642 tỷ đồng, giảm 1,7% so với năm 2020. Trong đó: Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới thực hiện 13.219 tỷ đồng, giảm 10,3%; chi đầu tư phát triển thực hiện 7.219 tỷ đồng, tăng 15,4%; chi thường xuyên thực hiện 9.138 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2020. Năm 2021, toàn tỉnh có 104.090 người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 14,1% so với năm 2020; có 816.750 người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 1,0% so với năm 2020 và 62.351 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 5,7% so với năm 2020. 3. Đầu tƣ phát triển Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2021 theo giá hiện hành đạt 23.610,0 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2020, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 4.342,8 tỷ đồng, chiếm 18,39% tổng vốn và giảm 13,2%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 14.338,1 tỷ đồng, chiếm 60,73% và 8
  8. tăng 1,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.929,1 tỷ đồng, chiếm 20,88% và tăng 77,8% so với năm 2020. Về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tính đến 31/12/2021 trên địa bàn tỉnh có 27 dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1.122,26 triệu USD. Trong đó có 1 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới trong năm 2021 với số vốn đăng ký đạt 54,6 triệu USD. 4. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh Quảng ình tháng 12 2021 giảm 0,10% so với tháng trước; tăng 5,52% so với k gốc 2019; CPI bình quân năm 2021 so với cùng k năm trước tăng 1,60%. 5. Kết quả sản xuất trên một số lĩnh vực - Nông, lâm nghiệp và thủy sản Năm 2021, mặc dù có nhiều tác động tiêu cực do dịch Covid-19, dịch tả lợn châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò,... nhưng nhờ có chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Tỉnh ủy, HĐND, U ND tỉnh, các địa phương đã thực hiện các biện pháp hiệu quả vừa chống dịch, vừa nỗ lực khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với năm 2020. Diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 85.277 ha, tăng 1,3% so với năm trước. Trong đó: Diện tích vụ Đông Xuân 48.140,4 ha, tăng 0,5%; diện tích vụ Hè Thu 36.684,4 ha, tăng 2,5%; diện tích vụ Mùa 452,9 ha, giảm 8,3% so với năm trước. Năng suất một số cây trồng chủ yếu năm 2021: Cây lúa đạt 54,59 tạ ha, tăng 6,2%; cây ngô đạt 61,15 tạ ha, tăng 9,3%; cây khoai lang đạt 78,94 tạ ha, tăng 5,5%; cây sắn đạt 183,09 tạ ha, tăng 2,9%; cây lạc đạt 24,38 tạ ha, tăng 7,4%; cây rau các loại đạt 104,03 tạ ha, giảm 1,3%; cây đậu các loại đạt 8,12 tạ ha, giảm 4,3% so với năm trước. 9
  9. Sản lượng lương thực năm 2021 đạt 322.089 tấn, so với năm trước tăng 8,3%. Sản lượng lương thực chia ra: Lúa 292.975 tấn, tăng 7,2%; lương thực khác 29.114 tấn, tăng 20,7% so với năm trước. Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Công tác trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, chăm sóc rừng trồng được triển khai đúng kế hoạch. Công tác giao khoán bảo vệ, phục hồi vốn rừng, làm giàu rừng được chú trọng. Khai thác gỗ từ rừng trồng và các lâm sản khác được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tiến độ. Các sản phẩm thu nhặt khác sản lượng không có biến động lớn, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư địa phương. Triển khai sản xuất thủy sản năm 2021 trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức với nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hậu quả lũ lụt năm 2020 để lại, nhưng nhờ thời tiết khá thuận lợi, cùng với sự vào cuộc, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền, các ngành và sự nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất thủy sản vẫn tăng so với năm trước. - Sản xuất công nghiệp Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống nhân dân cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng. Hoạt động sản xuất công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc cắt giảm số lượng lao động; giá cả nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng cao; chi phí vận tải, kho bãi; chi phí sản xuất tăng đã làm cho doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo và có những giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp có một số dự án mới đi vào hoạt động như: sản xuất điện mặt trời; sản xuất điện gió; sản xuất gỗ ván ép;… và đã có đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. 10
  10. - Thương mại, dịch vụ, du lịch Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2021 đạt 42.257,2 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước. Phân theo loại hình kinh tế: kinh tế Nhà nước đạt 1.259,1 tỷ đồng, tăng 18,2%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 40.998,1 tỷ đồng, tăng 12,4%. Trong kinh tế ngoài Nhà nước: Kinh tế tập thể đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 11,8%; kinh tế tư nhân đạt 14.234,6 tỷ đồng, tăng 16,3%; kinh tế cá thể đạt 26.756,0 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng k năm trước. Tính đến thời điểm 31/12/2021, toàn tỉnh có 140 chợ được xếp hạng (hạng 1 có 2 chợ, hạng 2 có 5 chợ, hạng 3 và chợ tạm có 133 chợ); có 8 siêu thị, trung tâm thương mại (trong đó: hạng 1 có 2 siêu thị, hạng 2 có 3 siêu thị, hạng 3 có 3 siêu thị). Dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trong năm 2021 làm doanh thu các ngành giảm mạnh. Dịch vụ lưu trú: Doanh thu lưu trú năm 2021 đạt 90,0 tỷ đồng, giảm 46,7% so với năm 2020. Số lượt khách lưu trú năm 2021 đạt 259.676 lượt khách, giảm 51,4% so với năm 2020. Dịch vụ ăn uống: Doanh thu ăn uống năm 2021 đạt 3.286,8 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2020. Dịch vụ lữ hành: Doanh thu du lịch lữ hành năm 2021 đạt 70,2 tỷ đồng, giảm 45,9% so với năm 2020. 6. Các vấn đề xã hội - Dân số, lao động và việc làm Dân số Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Quảng ình là 910.655 người, tăng 8.671 người, tương đương tăng 0,96% so với năm 2020, bao gồm: Dân số thành thị 210.065 người, chiếm 23,07%; dân số nông thôn 700.590 người, chiếm 76,93%. 11
  11. Tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt 2,52 con/phụ nữ, tăng 0,12 con phụ nữ so với năm 2020. Tỷ suất sinh thô là 17,75‰, tỷ suất chết thô là 6,94‰; tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,81‰. Lao động, việc làm Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Quảng Bình đạt 432.963 người, giảm 72.295 người, tương đương giảm 14,31% so với năm 2020; trong đó: Lao động nam chiếm 52,28%; lao động nữ chiếm 47,72%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 23,97%; khu vực nông thôn chiếm 76,03%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 của tỉnh Quảng ình là 419.326 người; trong đó: Lao động khu vực kinh tế nhà nước là 44.520 người, chiếm 10,62% lao động đang làm việc toàn tỉnh; khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 374.547 người, chiếm 89,32%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 259 người, chiếm 0,06%. Năm 2021, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp nghề trở lên của tỉnh Quảng ình đạt 26,5%; trong đó: Lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 44,8% và khu vực nông thôn đạt 20,6%; lao động đã qua đào tạo nam giới đạt 30,1% và nữ giới đạt 22,6%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi tỉnh Quảng ình năm 2021 là 3,60%; trong đó: Khu vực thành thị là 4,17%; khu vực nông thôn là 3,42%; tỷ lệ thất nghiệp nam giới là 3,89% và nữ giới là 3,25%. - Đời sống dân cư Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng là 3.337 nghìn đồng, tăng 186 nghìn đồng, tương đương tăng 5,89% so với năm 2020; trong đó, khu vực thành thị là 3.937 nghìn đồng, tăng 1,60%; khu vực nông thôn là 3.133 nghìn đồng, tăng 12,40% so với năm 2020. 12
  12. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng ình đến cuối năm 2021 là 3,24%, giảm 0,66 điểm phần trăm so với năm 2020 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2016-2020 quy định tại Quyết định số 59 2015 QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ). - Trật tự và an toàn xã hội Năm 2021, toàn tỉnh đã xảy ra 131 vụ tai nạn giao thông với 78 người chết và 106 người bị thương; trong đó: Đường bộ 131 vụ với 78 người chết và 106 người bị thương; đường sắt và đường thuỷ không xảy ra tai nạn giao thông. Toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy nổ, giảm 21 vụ so với năm 2020; giá trị thiệt hại do cháy nổ là 4.972,5 triệu đồng, giảm 2.315,5 triệu đồng so với năm 2020. 13
  13. OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION IN QUANG BINH IN 2021 The implementation of the socio-economic development plan for 2021 faced many difficulties due to the severe consequences of floods in 2020, cattle diseases occurred in most localities, etc., especially the complicated developments of the Covid-19 pandemic in the third quarter had a negative impact on the whole socio-economic field of the province: the production and business activities were halted, the consumption market narrowed, the employment and income were reduced. In that context, the Provincial Party Committee, the People's Council and the Provincial People's Committee focused on drastic, timely and effective directions in order to support and remove difficulties for the citizens, enterprises; together with the determination and efforts of the authorities at all levels, functional branches, business communities and people in the whole province, the socio- economic situation in 2021 still achieved the remarkable results: State budget revenue reached the quite high level, exceeding the assigned estimate; the agriculture had a bumper crop; the industry sustained growth; the goods met production and daily-life needs; the social security was concerned continuously; the people's life was stable; the political security, social order and safety were maintained. However, due to the serious impact of the Covid-19 pandemic, economic growth was low, many enterprises had to stop operating or work perfunctorily, especially in the fields of tourism, services, import and export; a part of employees had to stop working, stop labor contract without pay or fell into unemployment; the foreign affairs, import and export activities were interrupted; many cultural, artistic, festival and sports activities were delayed, canceled or postponed; the pupils and students had to take a long break from school, etc. 1. Economic growth Gross regional domestic product (GRDP) in 2021 increased by 4.83% over 2020, of which: the agriculture, forestry and fishery sector increased 14
  14. 3.33%, contributing 0.66 percentage point; the industry and construction sector expanded 6.99%, contributing 1.79 percentage points (of which, the industry sector increased by 6.96%, contributing 0.80 percentage point; the construction sector grew 7.02%, contributing 0.99 percentage point); the service sector rose 4.18%, contributing 2.13 percentage point; products taxes less subsidies on production grew 6.62%, making up 0.25 percentage point to the general growth rate. In terms of GRDP structure, the agriculture, forestry and fishery sector made up 21.41%, a fall of 0.25 percentage points, the industry and construction sector accounted for 25.28%, a rise of 0.89 percentage point; the service sector was 49.54%, a fall of 0.69 percentage points; the products taxes less subsidies on production shared 3.77%, a rise of 0.05 percentage point in comparison with that in 2020. 2. State budget revenue, expenditure and insurance The state budget revenue in 2021 in the province was estimated at 12,519 billion VND, an increase of 23.9% compared to 2020, of which: domestic revenue reached 6,317 billion VND, reaching 128.2%, an increase of 12.7% over 2020; revenue from customs gained 723 billion VND, reaching 144.6% compared to the allocated budget estimate with the corresponding rise of 267.6% over the rates of 2020. The state budget expenditure in 2021 in the province was estimated at 30,642 billion VND, a fall of 1.7% over 2020, of which, additional expenditure for the subordinate budget was 13.219 billion VND, a fall of 10.3%; expenditure for development investment was 7,219 billion VND, an increase of 15.4%; current expenditure was 9,138 billion VND, a rise of 3.3% in comparison with 2020. In 2021, in the whole province, there were 104,090 persons engaged in social insurance, an increase of 14.1% over 2020; 816,750 persons participated in health insurance, a rise of 1.0% compared to 2020 and 62,351 persons joined in unemployment insurance, a rise of 5.7% compared to the previous year. 15
  15. 3. Investment The total implementation investment in the province in 2021 reached 23,610 billion VND, increased by 7.8% in comparison with 2020, of which: the State sector’s investment gained 4,342.8 billion VND, accounting for 18.39% and decreased by 13.2%; the non-state sector’s investment achieved 14,338.1 billion VND, making up 60.73% and went up 1.5%; the FDI sector’s investment undertook 4,929.1 billion VND, accounting for 20.88% and increased by 77.8% in comparison with 2020. In terms of attraction of direct foreign investment, as of December 31, 2021, there were 27 foreign direct investment licensed projects with the total registered capital of 1,122.26 million USD. Particularly, there was one newly licensed project in 2021 with the total registered capital of 54.6 million USD. 4. Consumer price index (CPI), gold price index and USD price index The consumer price index (CPI) in Quang Binh province in December 2021 fell 0.10% against the previous month; increased 5.52% compared to base period 2019. The average CPI in 2021 increased by 1.60% compared to the same period last year. 5. Results of production and business in a number of economic activities and sectors - Agriculture, forestry and fishery In 2021, in spite of many negative impacts due to the Covid-19 pandemic, African swine fever, skin rash in cattle, etc., thanks to the drastic and synchronous direction and management undertook by the Provincial Party Committee, People's Council, Provincial People's Committee, the authorities at all levels took effective measures of both pandemic prevention and restoring socio-economic development, the production of agriculture, forestry and fishery still reached the good growth compared to 2020. The planted area of annual crops was 85,277 hectares, increasing by 1.3% in comparison to that of the previous year. Of which, the area of winter-spring crops was 48,140.4 hectares, increasing by 0.5%; the area of 16
  16. summer-autumn crops was 36,684.4 hectares, rising 2.5%. The area of autumn-winter crops was 452.9 hectares, decreasing by 8.3% in comparison with that in 2020. Productivity of some main plants in the year 2021: Paddy achieved 54.59 quintal/ha, increasing by 6.2%; maize achieved 61.15 quintal/ha, increasing by 9.3%; sweet potato achieved 78.94 quintal/ha, increasing by 5.5%; cassava achieved 183.09 quintal/ha, increasing by 2.9%; peanut achieved 24.38 quintal/ha, increasing by 7.4%; other vegetables achieved 104.03 quintal/ha, decreasing by 1.3%; beans of all kinds achieved 8.12 quintal/ha, decreasing 4.3% in comparison with that of previous year. In 2021, the production of food achieved 322,089 tons, increasing by 8.3% in comparison with that of previous year. Of which, the production of paddy achieved 292,975 tons, increasing by 7.2%; other food achieved 29,114 tons, increasing by 20.7% in comparison with that of previous year. Forestry production continued to grow steadily. The planting of production forests, protection forests and care for planted forests was implemented as planned. The work of protecting and restoring forest capital and enriching forests were focused. Logging from plantations and other forest products was strictly controlled and ensured progress. Other collected products had a rather stable output, mainly serving the consumer needs of the local population. The aquaculture production in 2021 faced many difficulties and challenges due to the negative impacts of the Covid-19 pandemic, the consequences of floods in 2020. Thanks to the favorable weather, the drastic participation, direction and management undertook by the authorities at all levels, the functional branches and sectors, along with the efforts of the farmers, the results of aquaculture production still increased compared to the previous year. - Industry In 2021, the Covid-19 pandemic continued to affect production and business activities as well as people's lives nationwide in general and in 17
  17. Quang Binh province in particular. Industrial production faced many difficulties, many enterprises had to suspend operations or cut down the workforce; prices of raw materials and fuels for production increased highly; the transportation and warehousing costs, the production costs increased making the enterprises even more difficult. Facing that situation, all levels and functional branches focused on directing and taking timely solutions to support and remove difficulties for enterprises to maintain production activities. In recent years, the industry had a number of new projects put into operation such as: solar power generation; wind power production; plywood production; etc. and contributed to the growth of the industry in the province in the context of being affected by the Covid-19 pandemic. - Trade, service, tourism The total retail sales of goods in 2021 reached 42,257.2 billion VND, an increase of 12.6% compared to the previous year. By types of economy: The State-owned economy reached 1,259.1 billion VND, increased by 18.2%; the non-state economy reached 40,998.1 billion VND, increased by 12.4%, of which: Collective economy reached 7.5 billion VND, decreased by 11.8%; private economy reached 14,234.6 billion VND, increased by 16.3%; household economy reached 26,756.0 billion VND, increased by 10.4% over the same period. As of December 31st, 2021, there were 140 markets ranked (level 1: 2 markets, level 2: 5 markets, level 3 and temporary markets: 133 markets); 8 supermarkets and commercial centers in the province (1st class: 02 supermarket, 2nd class: 03 supermarkets, 3rd class: 03 supermarkets). The Covid-19 pandemic directed impact on accommodation, food and travel activities in 2021, causing a sharp drop in turnover from some fields and activities. Accommodation services: In 2021, the turnover from accommodation services achieved 90.0 billion VND, a decrease of 46.7% over 2020. The 18
  18. number of guests arrival in the province in 2021 reached 259,676 persons, a decrease of 51.4% compared to that in 2020. Food service: The turnover from food services in 2021achieved 3,286.8 billion VND, increased 7.9% in comparison with that in 2020. Travelling service: The turnover from travelling service in 2021 gained 70.2 billion VND, decreased by 45.9% compared to that in 2020. 6. Some social issues - Population, labor and employment Population The average population in 2021 in Quang Binh was estimated at 910,655 persons, an increase of 8,671 persons, and equivalent to an increase of 0.96% in comparison with 2020, of which the urban population was 210,065 persons, accounted for 23.07%; the rural population was 700,590 persons, made up 76.93%. The total fertility rate in 2021 reached 2.52 children per woman, an increase of 0.12 children per woman in comparison with the rate of 2020. The crude birth rate was 17.75‰ and the crude death rate was 6.94‰; the natural growth rate of population was 10.81‰. Labor and employment In 2021, the labor force at 15 years of age and above of Quang Binh reached 432,963 persons, a decrease of 72,295 persons with the corresponding decrease of 14.31% compared to 2020, of which male employees accounted for 52.28% and female employees made up 47.72%; the labor force in urban areas accounted for 23.97% meanwhile this rate in rural areas was 76.03%. The employed population at 15 years of age and above working in the economic activities in Quang Binh reached 419,326 persons in 2021, of which employees of the state sector were 44,520 persons, accounted for 10.62% of total employed population in the province; the non-state sector 19
  19. was 374,547 persons, made up 89.32%; and the FDI sector was 259 persons with the corresponding share of 0.06%. In 2021, the rate of over-15-year-old employees which have been trained and granted with preliminary vocational certificates or higher in Quang Binh province achieved 26.5%, of which trained employees in urban and rural area reached 44.8% and 20.6%, respectively; trained male and female employees reached 30.1% and 22.6%, respectively. The unemployment rate of labor force in working age in Quang Binh was 3.60% in 2021, of which these rates of urban and rural areas were 4.17% and 3.42%, respectively; the male was 3.89% and the female was 3.25%. - Living standards In 2021, monthly income per capita was 3,337 thousand VND, an increase of 186 thousand VND, equivalent to 5.89% over 2020; of which, monthly income per capita in urban areas and in rural areas was 3,937 thousand VND and 3,133 thousand VND, respectively with the corresponding increase of 1.60% and 12.40% over 2020. The rate of poor household in Quang Binh by the end of 2021 was 3.24%, a decrease of 0.66 percentage points compared to 2020 (according to the multi-dimensional poverty approach 2016-2020 as stipulated in Decision 59 2015 QĐ-TTg dated November 19th, 2015 by the Prime Minister). - Social order and safety In 2021, there were 131 traffic accidents in the province, with 78 deaths and 106 injuries; of which there were 131 road accidents with 78 deaths and 106 injuries, there were no traffic accidents on railways and waterways. In the province, there were 14 fire and explosion cases, a decrease of 21 cases over 2020; the damage value was 4,972.5 million VND, a decrease of 2,315.5 million VND over 2020. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1