intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niệu quản sau tĩnh mạch chủ: Nguyên nhân hiếm gặp gây thận ứ nước ở trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Niệu quản sau tĩnh mạch chủ (NQSTMC) là một dị dạng hiếm gặp do sự phát triển bất thường của tĩnh mạch chủ và thường biểu hiện triệu chứng trong khoảng từ 30 – 40 tuổi. Các báo cáo của nhi khoa về dị dạng này là rất hiếm. Những trường hợp có triệu chứng chủ yếu là do tắc nghẽn niệu quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ: Nguyên nhân hiếm gặp gây thận ứ nước ở trẻ em

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 NIỆU QUẢN SAU TĨNH MẠCH CHỦ: NGUYÊN NHÂN HIẾM GẶP GÂY THẬN Ứ NƯỚC Ở TRẺ EM Lê Tấn Sơn1, Lê Thanh Hùng2, Nguyễn Thị Trúc Linh1, Huỳnh Công Chấn2, Trần Đại Phú2, Nguyễn Bình An2, Hồ Trung Cường2, Nguyễn Thị Thùy Trang1, Nguyễn Trần Minh Quỳnh1 TÓM TẮT Niệu quản sau tĩnh mạch chủ (NQSTMC) là một dị dạng hiếm gặp do sự phát triển bất thường của tĩnh mạch chủ và thường biểu hiện triệu chứng trong khoảng từ 30 – 40 tuổi. Các báo cáo của nhi khoa về dị dạng này là rất hiếm. Những trường hợp có triệu chứng chủ yếu là do tắc nghẽn niệu quản. Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng cần được phẫu thuật di chuyển và tạo hình niệu quản ra trước tĩnh mạch chủ. Chúng tôi giới thiệu ba trường hợp NQSTMC ở trẻ em trong đó một trường hợp có phối hợp với thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận niệu quản bên đối diện. Từ khóa: niệu quản sau tĩnh mạch chủ, thận ứ nước, niệu quản quanh tĩnh mạch chủ ABSTRACT RETROCAVAL URETER: A RARE CAUSE OF HYDRONEPHROSIS IN CHILDREN Le Tan Son, Le Thanh Hung, Nguyen Thi Truc Linh, Huynh Cong Chan, Tran Dai Phu, Nguyen Binh An, Ho Trung Cuong, Nguyen Thi Thuy Trang, Nguyen Tran Minh Quynh, * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 286 - 290 Retrocaval ureter is a relatively rare condition due to the anomalous development of the inferior vena cava. This usually presents during the 3rd to 4th decade of life. Pediatric reports of this condition are very rare. Individuals with this anomaly are symptomatic because of ureteric obstruction. All symptomatic patients need surgery where the ureter is divided and anastomosed anterior to inferior vena cava. We report three children with retrocaval ureter in which a child combines contralateral hydronephrosis due to ureteropelvic junction obstruction. Keywords: retrocaval ureter, hydronephrosis, circumcaval ureter ĐẶT VẤN ĐỀ và thường biểu hiện vào lứa tuổi từ 30 – 40. Niệu quản sau tĩnh mạch chủ (NQSTMC) là NQSTMC rất hiếm khi được phát hiện ở trẻ em dị dạng hiếm gặp do sự phát triển bất thường và chỉ có một số trường hợp được báo cáo(2,3,4,5). của tĩnh mạch chủ. Trong bất thường này, đoạn Bệnh nhân thường có các triệu chứng đau hông gần của niệu quản đi phía sau tĩnh mạch chủ phải, tiểu máu, viêm đài bể thận tái phát và có dưới ở ngang mức đốt sống thắt lưng 3 trong khi thể kèm theo sỏi niệu. Chúng tôi giới thiệu 3 niệu quản đoạn xa vẫn nằm ở vị trí bình thường trường hợp NQSTMC ở trẻ em tại bệnh viện Nhi theo giải phẫu(1). Tần suất được ghi nhận khoảng Đồng 1, trong đó, một trường hợp có phối hợp 1/1500 trẻ sinh ra sống, tỉ số nam/ nữ là 3/1. với thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận niệu NQSTMC thường xảy ra ở bên phải(2). Một vài quản bên đối diện. trường hợp xảy ra ở bên trái khi có liên quan đến BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP tình trạng tĩnh mạch chủ dưới đôi, đảo ngược Trường hợp 1 phủ tạng một phần hoặc hoàn toàn(3). Triệu Bé nam, 3 tuổi, nhập viện vì đau bụng hông chứng chủ yếu là tắc nghẽn đường tiết niệu trên Bộ môn Ngoại nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thùy Trang ĐT: 0937990951 Email: thuytrangnguyen2011.yds@gmail.com 286 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học lưng trái và tiểu đục. Siêu âm bụng ghi nhận có bệnh nhân xuất viện. Quá trình tái khám cho thận ứ nước 2 bên, trong đó, thận phải ứ nước thấy kết quả mổ tiến triển tốt thông qua các siêu độ II và thận trái ứ nước độ III. Phim niệu đồ âm định kì. Bốn năm sau, bệnh nhân đến khám tĩnh mạch (IVU – Intravenous Urography) cho vì đau bụng hông lưng phải. Siêu âm bụng cho thấy hình ảnh thận trái ứ nước do hẹp khúc nối thấy bể thận trái nhỏ, kích thước bể thận phải là bể thận-niệu quản và thận phải ứ nước nghi ngờ 20 mm, ứ nước độ III. Chúng tôi quyết định can do NQSTMC (Hình 1, 2). thiệp niệu quản phải. Đường rạch da vị trí đầu sườn 12 bên phải. Tách cơ, bộc lộ bể thận và niệu quản phải, ghi nhận niệu quản đoạn gần đi ra phía sau tĩnh mạch chủ (Hình 3). Tiến hành cắt niệu quản ở đoạn trên vị trí sau tĩnh mạch chủ. Nối niệu quản-niệu quản với PDS 6-0, có đặt nòng niệu quản. Bệnh nhân được rút nòng niệu quản sau 5 ngày và xuất viện sau mổ 7 ngày. Siêu âm bụng theo dõi qua các lần tái khám cho thấy thận phải giảm ứ nước. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi 4 năm sau mổ. Hình 1: IVU cho hình ảnh thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận-niệu quản bên trái và niệu quản phải có hình ảnh chữ J ngược nghĩ nhiều đến niệu quản sau tĩnh mạch chủ Hình 3: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản phía trên dãn lớn Trường hợp 2 Bé nam, 10 tuổi, nhập viện vì đau bụng cơn vùng hông phải. Siêu âm ghi nhận thận phải ứ nước độ II. IVU cho thấy hình ảnh niệu quản phải sau tĩnh mạch chủ với chữ J ngược điển hình (Hình 4), thận trái bài tiết bình thường. Xạ hình thận với chức năng thận bên trái 48%, phải Hình 2: Phim cắt lớp điện toán với hình ảnh niệu 52%. Bệnh nhân được xuất viện và hẹn tái khám, quản phải bị tắc ở khoảng đốt sống L3 theo dõi định kì. Trong thời gian theo dõi, bệnh Bệnh nhân được mổ tạo hình khúc nối bể nhận thỉnh thoảng vẫn đau hông phải. Ba tháng thận-niệu quản trái có đặt dẫn lưu xuyên bể thận sau, bệnh nhân nhập viện lại vì đau bụng nhiều. ra ngoài. Ống dẫn lưu được rút sau 1 tuần và Siêu âm và xạ hình thận không thay đổi nhưng Chuyên Đề Ngoại Khoa 287
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 bệnh nhân cư trú xa thành phố nên xin được phẫu thuật. A B Hình 4: Hình ảnh IVU trước và sau mổ. (A) IVU trước mổ, niệu quản sau tĩnh mạch chủ với chữ J ngược. (B) IVU một năm sau mổ tạo hình lại niệu quản, đoạn niệu quản chữ J ngược đã biến mất Rạch da đầu sườn 12 bên phải. Bộc lộ niệu Trường hợp 3 quản phải, ghi nhận niệu quản phải đi ra phía Bé nữ 5 tuổi nhập viện vì đau bụng cơn vùng sau tĩnh mạch chủ. Đoạn niệu quản phía trên vị hông phải. Siêu âm ghi nhận dãn nhẹ bể thận trí sau tĩnh mạch chủ dãn lớn và bể thận ứ nước phải, ứ nước độ I. Xạ hình thận chức năng thận rõ. Cắt rời niệu quản ở vị trí dãn, đưa hai đầu phải 49,5%, thận trái 50,5%, bài tiết tốt. Bệnh nhi niệu quản ra phía trước tĩnh mạch chủ, nối tận- được xuất viện và hẹn tái khám sau 3 tháng. Một tận với PDS 6-0, không đặt dẫn lưu bể thận-niệu tháng sau, bệnh nhi nhập viện vì đau bụng quản. Bệnh nhân được xuất viện sau mổ 7 ngày nhiều. Phim chụp cắt lớp điện toán hệ niệu có và tái khám định kì. Sau một năm, bệnh nhân cản quang với hình ảnh tắc 1/3 trên niệu quản được chụp lại IVU và hình ảnh chữ J ngược biến phải và được chỉ định mổ. mất trên phim IVU (Hình 4B). A B Hình 5: Phim cắt lớp điện toán trước (A) và sau mổ (B) 288 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học Rạch da đầu sườn 12 bên phải. Bộc lộ bể ảnh học, một số trường hợp chỉ được chẩn đoán thận-niệu quản phải. Khúc nối bể thận-niệu trong lúc mổ. Các triệu chứng thường gặp là đau quản phải đi ra phía sau tĩnh mạch chủ, bể thận bụng, tiểu máu, nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu quản. dãn nhẹ. Cắt rời niệu quản ở vị trí khúc nối, Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện là IVU với chuyển hai đầu niệu quản ra phía trước tĩnh hình ảnh J ngược. Ngày nay phim cắt lớp điện mạch chủ. Tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản toán có giá trị vượt trội so với IVU về phương phải theo Anderson-Hynes với PDS 6-0, không diện chẩn đoán NQSTMC. Xạ hình thận với đặt dẫn lưu miệng nối. Bệnh nhân được xuất Lasix được sử dụng để đánh giá chức năng thận. viện sau mổ 7 ngày và tái khám định kì. Sau mổ Như đã nêu trên, dị dạng NQSTMC thường có 4 tháng, bệnh nhân được chụp cắt lớp kiểm tra triệu chứng vào lứa tuổi 30 – 40, ít khi gặp ở trẻ thấy hình ảnh bể thận phải còn ứ nước nhẹ 18 em. Tuy nhiên một số báo cáo đã nêu ra dị tật mm, niệu quản phải thông tốt, chức năng bài tiết này gặp ở trẻ em và đã được can thiệp phẫu bình thường. thuật do có triệu chứng. Ba trường hợp của BÀN LUẬN chúng tôi cũng được phát hiện do có triệu chứng đau bụng ngày càng tăng. Niệu quản sau tĩnh mạch chủ là dị dạng Về dị dạng đi kèm trong NQSTMC rất ít hiếm gặp với nguyên nhân là sự tồn tại của tĩnh được ghi nhận. Perimenis P(9) báo cáo 2 trường mạch sau tim bên phải (right posterior cardinal hợp NQSTMC có đi kèm dị tật trong đó một vein) trong thời kỳ bào thai(6). Theo y văn dị tật bệnh nhân có tật nhiều đốt sống bụng hay được phát hiện vào tuổi 30 – 40 do triệu (supernumerary lumbar vertebra) và lỗ tiểu chứng biểu hiện muộn. Tuy nhiên một số báo thấp, bệnh nhân thứ hai có tật dính ngón cáo cho thấy dị tật này cũng biểu hiện triệu (syndactylia) ở cả 2 bàn chân. Tác giả này cũng chứng ở trẻ em(3,4,5,7). nêu ra 352 trường hợp NQSTMC có 74 dị tật đi Có 2 loại NQSTMC(7,8): kèm được trích dẫn từ nhiều báo cáo khác như Loại I: “quai thấp”, trong đó đoạn niệu quản trong Bảng 1. gần dãn to và có hình chữ J ngược, niệu quản Bảng 1: Các loại dị tật đoạn gần chạy xuống rồi quặt ngược lên vòng ra Loại dị dạng Số trường hợp phía sau tĩnh mạch chủ dưới ở ngang khoảng Tim mạch 29 đốt sống thắt lưng L3 hoặc L4. Đoạn niệu quản Thận 18 xa không dãn, nằm ở bờ trong tĩnh mạch chủ Thận móng ngựa 9 dưới, chạy xuống bắt chéo bó mạch chậu bên Niệu đạo 2 phải. Loại I chiếm 90% các trường hợp. Sinh dục 6 Hội chứng Turner 3 Loại II: “quai cao”, có hình liềm chiếm 10%. Hệ cơ 3 Niệu quản dạng hình liềm đi qua phía sau tĩnh Sa tủy màng tủy 1 mạch chủ dưới ở mức khúc nối bể thận-niệu U túi noãn hoàng (York sac) 1 quản và gây nhầm lẫn với hẹp khúc nối bể thận- Ống tiêu hóa 2 niệu quản. Niệu quản đoạn trên không bị tắc mà Gần đây, Fernando MH giới thiệu một chỉ đi vòng ra phía sau tĩnh mạch chủ dưới. Bể trường hợp niệu quản sau tĩnh mạch chủ có phối thận và niệu quản hầu như nằm ngang trước khi hợp với tinh hoàn ẩn(1). vòng ra sau tĩnh mạch chủ dưới và gây ra ứ Về điều trị, nguyên tắc phẫu thuật là di nước nhẹ hoặc không ứ nước. chuyển và tạo hình niệu quản ra trước tĩnh mạch 3 trường hợp của chúng tôi đều là loại I. chủ. Các phương pháp phẫu thuật được chọn Hầu hết các trường hợp bệnh diễn tiến âm lựa tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên và thầm và chỉ được phát hiện với xét nghiệm hình phương tiện sẵn có của các trung tâm. Tuy Chuyên Đề Ngoại Khoa 289
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 nhiên, với sự phát triển của phẫu thuật xâm lấn 5. Sun JS, Zhang G, Lin T (2015). "Retrocaval Ureter in Children: A Report of Eight Cases". West Indian Medical Journal, 64(4):397- tối thiểu, nhiều nghiên cứu cho thấy phẫu thuật 399. nội soi sau phúc mạc có hiệu quả và an toàn 6. Lesma A, Bocciardi A, Rigatti P (2006). "Circumcaval Ureter: Embryology". European Urology Supplements, 5(5):444-448. trong điều trị NQSTMC ở trẻ em(5,10,11,12). 7. Basok EK, Yildirim A, Tokuc R (2008). "Type I and II KẾTLUẬN circumcaval ureter in children: experience in three cases". Adv Ther, 25(4):375-9. Niệu quản sau tĩnh mạch chủ là một dị dạng 8. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Phú Phát, Nguyễn Văn Học hiếm gặp ở trẻ em. Hiện nay việc phát hiện khá và cộng sự (2007). "Tạo hình niệu quản sau tĩnh mạch chủ qua nội soi sau phúc mạc". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(1):247- dễ với những phương tiện chẩn đoán hình ảnh 255. hiện đại. Chỉ định mổ cũng tuân theo chỉ định 9. Perimenis P, Gyftopoulos K, Athanasopoulos A, et al (2002). chung đối với dị dạng tắc nghẽn đường tiết niệu "Retrocaval ureter and associated abnormalities". Int Urol Nephrol, 33(1):19-22. trên. Can thiệp đúng lúc để có thể bảo vệ chức 10. Kadar A, Vatra L, Avram A, et al (2018). "Laparoscopic Repair năng thận. of a Left Retrocaval Ureter in a 16-Year-Old Girl". European J Pediatr Surg Rep, 6(1):e104-e107. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11. Escolino M, Masieri L, Valla JS, et al (2019). "Laparoscopic and 1. Fernando MH, Jayarajah U, Arulanantham A, et al (2018). robotic-assisted repair of retrocaval ureter in children: a multi- "Retrocaval ureter associated with cryptorchidism: A case institutional comparative study with open repair". World J Urol, report and review of literature". Clin Case Rep, 6(8):1592-1594. 37(9):1941-1947. 2. Soundappan SV, Barker AP (2004). "Retrocaval ureter in 12. Peycelon M, Rembeyo G, Tanase A, et al (2020). "Laparoscopic children: a report of two cases". Pediatr Surg Int, 20(2):158-60. retroperitoneal approach for retrocaval ureter in children". 3. Salonia A, Maccagnano C, Lesma A, et al (2006). "Diagnosis World Journal of Urology, 38(8):2055-2062. and Treatment of the Circumcaval Ureter". European Urology Supplements, 5(5):449-462. Ngày nhận bài báo: 20/08/2020 4. López González PA, López Cubillana P, Server Pastor G, et al (2011). "Retrocaval ureter in children. Case report and Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2021 bibliographic review". Arch Esp Urol, 64(5):461-4. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 290 Chuyên Đề Ngoại Khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1