Nizoral Cream và Cool Cream
lượt xem 3
download
Vì nấm ẩn nấp dưới da gây ngứa, khó chịu, nếu bạn không chữa trị tận gốc thì tái phát rất nhanh. Nizoral Cream và Nizoral Cool Cream diệt nấm tận gốc, làm hết ngứa nhanh. Topic 1: 5 bệnh nấm da thường gặp trong thời tiết hiện nay Thời tiết ẩm ướt hiện nay là thời điểm lý tưởng để các bệnh về da phát triển. Dưới đây là cách nhận biết 5 bệnh nấm da thường gặp và cách phòng trị chúng. Bệnh nấm da do vi nấm dermatophytes gây nên. Nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nizoral Cream và Cool Cream
- Nizoral Cream và Cool Cream
- Tìm Nhanh!- Vì nấm ẩn nấp dưới da gây ngứa, khó chịu, nếu bạn không chữa trị tận gốc thì tái phát rất nhanh. Nizoral Cream và Nizoral Cool Cream diệt nấm tận gốc, làm hết ngứa nhanh. Topic 1: 5 bệnh nấm da thường gặp trong thời tiết hiện nay Thời tiết ẩm ướt hiện nay là thời điểm lý tưởng để các bệnh về da phát triển. Dưới đây là cách nhận biết 5 bệnh nấm da thường gặp và cách phòng trị chúng. Bệnh nấm da do vi nấm dermatophytes gây nên. Nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Khi sợi nấm đã già hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào tử. Trên da người, nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ... Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích da và gây ngứa. Triệu chứng ngứa là dấu hiệu đầu tiên, làm cho bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi
- làm nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây: Nấm thân Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Viền này ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể của mình. Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, đắp chung chăn... Nấm kẽ (thường xảy ra trong mùa mưa) Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton
- hay còn do nấm candida albicans. Bệnh bắt đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 4. Kẽ ngón có hiện tượng bong xước da, màu hơi vàng, chảy dịch, có thể xuất hiện mụn nước. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc nước nhiều giờ liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội... Nấm móng Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác. Nấm tóc Nấm tóc do piedra hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có
- nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng. Trong khi đó, loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3-5mm, da đầu có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu. Bệnh lang ben Lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ pH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người khác lại không mắc. Bệnh nấm da có lây hay không?
- Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác. Chúng lây truyền trực tiếp, gồm các hình thức sau đây: - Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ. - Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da. - Bệnh nấm lây từ người này sang người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm... Nên làm gì khi bị bệnh nấm da? Nên đến bác sĩ da liễu để được khám và uống thuốc, thoa thuốc theo đúng bệnh. Để điều trị nấm ngoài da (lang ben, nấm ở thâm mình như lác, hắc
- lào), nấm bẹn, nấm ở bàn tay, bàn chân có thể thoa kem Nizoral Cream hoặc Nizoral Cool Cream tại vùng da nhiễm nấm. Nizoral Cream chứa các hạt siêu mịn thấm qua da nhanh chóng. Với ketoconazole 2% có ái tính cao với lớp sừng, Nizoral được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ, do đó người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/lần. Khi dùng Nizoral Cream, nên dùng đủ thời gian điều trị, ít nhất là thêm 1 vài ngày sau khi hết các triệu chứng. Nên tham vấn tại các dược sĩ hoặc bác sĩ khi sử dụng thuốc. Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Không mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối với người đang bị bệnh nấm da. Vi nấm ẩn nấp dưới da gây ngứa, khó chịu, nếu bạn không chữa trị tận gốc thì tái phát rất nhanh. Nizoral Cream và Nizoral Cool Cream diệt nấm tận gốc, làm hết ngứa nhanh. Topic 2:
- Đợt 2 : Những người chơi thể thao có bị bệnh nấm chân? Những môn thể thao đòi hỏi cần phải mang giầy suốt ngày như cầu lông, tenis, đá banh… hoặc vận động viên bơi lội luôn là môi trường thích hợp để nấm phát triển. Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và tức, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh phát sinh khi thể lực yếu và điều kiện độ ẩm thích hợp. Với những người chơi thể thao có bàn chân ẩm nóng khi mang giày kín, không thay vớ thường xuyên sẽ kích thích phát triển nấm. Bệnh thường gặp ở nam, ít gặp ở phụ nữ. Với những động viên bơi lội, người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ cũng thường gặp phải bệnh nấm da (nấm kẽ chân, móng chân). Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh thường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời.
- Do trên da và màng nhầy của mỗi người đều có nấm, khi gặp môi trường nhiệt độ và độ ẩm môi trường thích hợp, nấm sẽ phát triển một cách tối đa nhất. Nấm có 3 thể: thể tróc vảy khô, mụn nước, và viêm kẽ thường gặp ở các kẽ ngón, đặc biệt là kẽ ngón 4, ngón 5. Nấm móng chân thường do những loại nấm và mốc có tên sau gây ra: Nấm dermatophyte, Nấm Candida, Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...) Bệnh rất dễ lây Nấm móng chân là một dạng nhiễm trùng khá phổ biến. Bạn sẽ rất dễ bị mắc bệnh nếu như đi chân trần vào phòng thay đồ chung hay phòng tắm công cộng. Đặc biệt các dạng nấm rất ưa sống ở những môi trường nóng ẩm. Chính vì vậy bạn sẽ bị nấm xâm nhập nếu luôn để cho bàn chân không được khô ráo. Khi bạn bị nấm tấn công, nó sẽ nhanh chóng lan rộng ra từng ngón chân, và lây từ ngón này sang ngón khác hay từ chân nọ sang chân kia và hơn thế nữa nó còn có thể lây lan tới các móng tay.
- Điều trị Nếu bị nấm móng chân bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dạng viên nén, dạng dung dịch, kem bôi ngoài da có chứa ketaconazone như Nizoral Cool Cream hoặc Nizoral Cream, dùng để thoa lên những móng chân bị nấm, Với ketoconazole 2% có ái tính cao với lớp sừng, Nizoral được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ, do đó người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/lần. Nếu bị nấm móng ở thể nặng hay nhiễm bệnh ra nhiều ngón chân, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc lựa chọn và cách dùng thuốc. Cũng xin nói thêm rằng, thông thường trong việc điều trị nấm móng chân, bạn cần phải dùng đến kháng sinh nhưng ngay cả khi tình trạng của bạn được cải thiện, bạn cũng cần phải dùng đủ và dùng hết liều kháng sinh được kê, để tránh bị “lờn” thuốc về sau. Nếu muốn thay đổi loại thuốc, bạn cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Phòng ngừa bệnh nấm chân - Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi trường sống thích hợp giúp cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển. - Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm. - Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng có như tơ nhân tạo. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở. - Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không nên để quá dài - Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Cho nên, bạn hãy hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
- - Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay đôi giày quá chật, sẽ rất dễ bị nấm móng. - Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng. Vì nấm ẩn nấp dưới da gây ngứa, khó chịu, nếu bạn không chữa trị tận gốc thì tái phát rất nhanh. Nizoral Cream và Nizoral Cool Cream diệt nấm tận gốc, làm hết ngứa nhanh. Topic 3: Cách chọn giày thể thao và cách bảo vệ chân Dù bạn chơi tennis, chơi cầu lông, bóng bàn hay đơn giản chỉ là chạy thể dục buổi sáng, bạn cũng cần quan tâm đến đôi giầy thể thao của mình. Một đôi giầy đẹp, bền như ý không chỉ giúp bạn thoải mái khi vận động mà còn bảo vệ an toàn cho đôi chân, bởi đôi giầy được coi là... tính mạng của bàn chân. Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại giầy thể thao với mẫu mã, chủng loại và chất lượng khác nhau, đôi khi khiến người tiêu
- dùng rất khó khăn để lựa chọn một đôi giầy như mong muốn. Nhãn hiệu giầy thể thao nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas, Reebok... với chất lượng tốt và kiểu dáng phong phú sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm. Đối với giầy thể thao chất lượng cao, ngoài hình thức đẹp bắt mắt, giầy còn rất nhẹ, hỗ trợ nhiều cho người sử dụng bởi sự thoải mái và các tính năng hiện đại (giúp gia tăng lực đẩy của bàn chân nhờ cấu trúc nhiều lớp của đế giầy, mũi giầy chịu được ma sát lớn, đệm lót mềm, hút ẩm tốt và thêm chức năng giảm sóc...) Nếu chọn giầy không phù hợp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến lật cổ chân, sai khớp... - Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem. Hãy bóp nhẹ vào thân giầy để cảm nhận độ cứng vừa đủ. Một đôi giầy đẹp cũng có nhiều tiêu chuẩn ngoại quan, hãy chú ý đến logo của hãng sản xuất. - Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của
- mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh. Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng. - Ngoài hình dáng bắt mắt, bạn phải chọn giầy đúng kích cỡ. Có thể chọn giầy lớn hơn chân bạn khoảng nửa size (4-5mm). Tuyệt đối không chọn giầy nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giầy đó. - Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật. - Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít. - Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà mình thường mang với giày.
- Với những người chơi thể thao thường mang giầy thường xuyên, ít thay vớ, trong môi trường ẩm và tối luôn giúp cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là nấm chân. . Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và tức, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh thường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời. Để điều trị nấm ngoài da (lang ben, nấm ở thâm mình như lác, hắc lào), nấm bẹn, nấm ở bàn tay, bàn chân có thể thoa kem Nizoral Cream hoặc Nizoral Cool Cream tại vùng da nhiễm nấm. Nizoral Cream chứa các hạt siêu mịn thấm qua da nhanh chóng. Với ketoconazole 2% có ái tính cao với lớp sừng, Nizoral được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ, do đó người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/lần. Khi dùng Nizoral Cream, nên dùng đủ thời gian điều trị, ít nhất là thêm 1 vài ngày sau khi hết các triệu chứng. Nên tham vấn tại các dược sĩ hoặc bác sĩ khi sử dụng thuốc. Để tránh mùi hôi ở chân, cần giữ cho chân với giày sạch và thoáng khí
- - Rửa chân kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và cọ giữa các kẽ ngón. - Làm khô chân hoàn toàn sau khi rửa. Bạn cũng có thể thoa gel kháng khuẩn vào chân để kiểm soát sự sinh trưởng của vi khuẩn hoặc bột chống nấm để ngăn ngừa bệnh nấm chân. - Nên thay tất một hoặc hai lần mỗi ngày nếu chân bạn ra nhiều mồ hôi. - Đối với giầy, nên giặt giày thật sạch cả bên trong lẫn bên ngoài bằng bột giặt và thuốc tẩy sau thời gian sử dụng. - Rắc thật nhiều acid cacbonat hoặc baking soda vào bên trong giày, để qua đêm và lắc đều giày trước khi đi. - Xịt giày hàng ngày với xịt khử mùi hoặc thuốc tẩy uế dùng cho chân. - Tháo lót giày và để nó tự khô trong 24 giờ sau một ngày đổ nhiều mồ hôi hoặc nếu giày của bạn bị ẩm.
- - Nếu giày bị ngấm nước mưa, phải để khô hoàn toàn rồi mới diện lại. Vì nấm ẩn nấp dưới da gây ngứa, khó chịu, nếu bạn không chữa trị tận gốc thì tái phát rất nhanh. Nizoral Cream và Nizoral Cool Cream diệt nấm tận gốc, làm hết ngứa nhanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn