No Logo! No Logo là một cuốn sách kinh tế dính dáng nhiều tới văn hóa - đặc biệt là văn hóa đại chúng và văn hóa Âu Mỹ trong thập niên 90. Ngay khi được xuất bản, nó đã trở thành một trong những thông điệp gây ảnh hưởng nhất của phong trào phản đối toàn cầu hóa và đạt mốc bestseller quốc tế
Naomi Klein mở đầu cuốn sách kinh tế - chính trị và báo chí tưởng chừng như khô khan này bằng một cách viết đậm chất văn học của Ohenri trong "Chiếc lá cuối cùng". Nhà...
No Logo!
No Logo là một cuốn sách kinh tế dính dáng nhiều tới
văn hóa - đặc biệt là văn hóa đại chúng và văn hóa
Âu Mỹ trong thập niên 90. Ngay khi được xuất bản,
nó đã trở thành một trong những thông điệp gây ảnh
hưởng nhất của phong trào phản đối toàn cầu hóa và
đạt mốc bestseller quốc tế
Naomi Klein mở đầu cuốn sách kinh tế - chính trị và
báo chí tưởng chừng như khô khan này bằng một
cách viết đậm chất văn học của Ohenri trong "Chiếc
lá cuối cùng". Nhà báo trẻ đã phô bày cho độc giả
một ngóc ngách trong con phố nhỏ quen thuộc với
mạng lưới những bảng hiệu đã từng ngự trị. Và giờ
đây khi không còn hợp thời, chúng nằm "chết" rải rác
như thứ "rác thải thương mại", giết chết vẻ đẹp đã
từng có của con phố ngày nào.
No Logo là một cuốn sách kinh tế dính dáng nhiều tới
văn hóa - đặc biệt là văn hóa đại chúng và văn hóa
Âu Mỹ trong thập niên 90. Ngay khi được xuất bản,
nó đã trở thành một trong những thông điệp gây ảnh
hưởng nhất của phong trào phản đối toàn cầu hóa và
đạt mốc bestseller quốc tế.
Bởi vì No Logo là một cuốn sách có sức chiến đấu và
là thông điệp của tự do. Khi mà chủ nghĩa "thương
hiệu toàn cầu" đang tìm cách đi sâu vào từng khía
cạnh và những ngóc ngách văn hóa nền tảng và cơ
bản nhất. Nó càn quét và nuốt chửng các nền văn
hóa, từ đại chúng đến văn hóa độc lập, như một con
quái vật khổng lồ luôn đói khát và chưa bao giờ tự
thỏa mãn.
Xét về mặt tổng thể, có thể sẽ chẳng còn mấy cơ hội
cho các nhóm thiểu số, nhóm cộng đồng hay các
doanh nghiệp nhỏ. Và một thực tế rằng - khi các cô
gái đòi nữ quyền đang làm "bà chúa" ở khu vực Bắc
Mỹ, thì các cô gái khác vẫn phải đổ mồ hôi và nước
mắt ở Châu Á hay Mỹ La tinh để làm ra những chiếc
áo phông có tin khẩu hiệu "Con gái là chúa tể (Girls
Rule). Naomi cho rằng, sự bỏ sót này không đơn
thuần là thất bại của chủ nghĩa nữ quyền, mà nhìn
vào tổng thể nó còn là sự phản bội lại các nguyên tắc
tạo dựng nên phong trào nữ quyền trên thế giới.
No Logo cũng chỉ rõ những người tạo ra việc làm và
những người tạo ra của cải thực sự rất khác biệt với
nhau. Bằng văn phong báo chí sắc bén, Naomi đã
khai thác được các khía cạnh về hành vi cũng như
chiến tích của Nike, của Gap, McDonalds, Shell, hay
Microsoft, thậm chí là toàn bộ ekip làm việc và hệ
thống của họ. Naomi Klein đã tập hợp một lọat các
trải nghiệm và ví dụ vô cùng phong phú về sự kiện và
thương hiệu, từ vụ Malboro đến cách bành trướng và
phát triển của Nike, cách nó "thích nghi" và ăn sâu
vào cộng đồng để tiếp tục cộng sinh và phát triển. Từ
đó bà mang lại một cái nhìn đầy nhân văn hướng tới
tầng lớp công nhân.
Cuốn sách được chia làm 4 phần mang tính bao quát
lớn: No Space, No Choice, No Jobs, và No Logo
(Không khoảng trống, Không sự lựa chọn, Không
nghề nghiệp, và Không thương hiệu). Naomi viết về
các nguồn đề tài này bằng một chuỗi hình ảnh minh
họa các công xưởng bóc lột nhân công từ Châu Mỹ
trải dài xuống Châu Á. Trong cuốn sách bộc lộ sự
giận dữ bởi sự chèn ép văn hóa, tiếng nói đòi kiểm
soát họat động của các thương hiệu và yêu cầu gìn
giữ một không gian chung.
Với quy mô đồ sộ của cuốn sách, một vài người sẽ
cho rằng No Logo khá dài dòng và cảm tính theo kiểu
phụ nữ. Nhưng theo tôi đó là một cuốn sách sắc sảo,
cẩn trọng, logic và chi tiết. Nhìn vào những dòng tiểu
sử của người phụ nữ viết báo này sẽ thấy những chi
tiết đáng lưu ý ảnh hướng tới quan điểm và góc nhìn
đại chúng của bà ra sao.
Nami Klein còn rất trẻ. Bà sinh năm 1970 tại Montreal
trong một gia đình trí thức Do Thái cánh tả (ủng hộ
các lợi ích xã hội và cộng đồng). Cha là bác sĩ, mẹ bà
là nhà làm phim nổi tiếng với bộ phim tài liệu chống
kiêm dâm Not A Love Story (Không phải một chuyện
tình) và tích cực họat động vì phong trào nữ quyền.
Cha mẹ Naomi thậm chí đã bỏ nước Mỹ sang
Canada sinh sống để phản đối cuộc chiến tranh của
Mỹ tại Việt Nam
Ngay khi còn học tại trường Đại học Toronto, Naomi
Klein đã thể hiện một tư duy báo chí xuất sắc với vị trí
Tổng biên tập tờ báo sinh viên The Varsity của
trường. Năm 2005, khi vừa tròn 35 tuổi, cô được xếp
hạng 11 trong cuộc bầu chọn 100 nhà trí thức hàng
đầu thế giới do tạp chí Prospect (Anh) và Foreign
Policy (Mỹ) đồng thực hiện. Cũng chính trong cuộc
bình chọn này, Noam Chomsky học giả hiện thực
cánh tả Mỹ - tác giả cuốn sách "Tham vọng bá quyền"
(đã phát hành tại Việt Nam) đã đứng đầu danh sách.
Người ta sẽ dễ nhầm lẫn nếu đánh đồng No Logo với
những cuốn sách "phản toàn cầu hóa" khác, hoặc
xếp chung nó với dòng sách như "Lexus và cây ô liu"
hay "Thế giới phẳng". Sự thực là No Logo còn hơn
thế nữa. Ngoài những phân tích sâu sắc và có hệ
thống về thương hiệu, đó còn là lời kêu gọi của tự do,
của niềm vui sống và tự hào cho một thế hệ sinh ra
dưới thời đại "thương hiệu toàn cầu" đòi quyền được
sống trong một khoảng không thanh sạch và tinh
khiết.
Có thể với No Logo người ta chưa thể tìm ra giải
pháp cho vấn đề toàn cầu hóa với câu trả lời "Có"
hoặc "Không"; nhưng rõ ràng người ta cần có No
Logo để cân bằng lại thông điệp của "Thế giới phẳng"
hay "Lexus và cây ô liu". Bởi như tiêu đề phụ đã nói -
"thế giới không hề phẳng", nó trũng ở các nước thuộc
thế giới thứ 3, trũng ở vùng Đông Nam Á và Châu Phi
nghèo đói, trũng ở những nước ít có quyền bỏ phiếu
trong một hội nghị toàn cầu của Liên hiệp quốc, trũng
ở những nơi mà sự tham lam và bành trướng của
"thương mại toàn cầu" đã tước đi quyền bình đẳng và
tự do của con người.