intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nơi cha sinh ra

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VN Times Cha tôi là một người thành đạt. Ngoài việc ông là một giám đốc có uy tín, có nhà cao cửa rộng, thì ba đứa con là chúng tôi khỏe mạnh, đẹp đẽ, học hành giỏi giang cũng là một sự thành đạt của ông. Trong các lần khai lý lịch để thi chuyển cấp học cao hơn, chúng tôi điền vào mục nguyên quán: Ninh Bình. Ninh Bình là tỉnh, còn nếu ghi đầy đủ phải là: Yên Khánh - Yên Mô - Ninh Bình. Đó là quê cha tôi. Nhưng cái tên quen thuộc nhất với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nơi cha sinh ra

  1. Nơi cha sinh ra VN Times - Cha tôi là một người thành đạt. Ngoài việc ông là một giám đốc có uy tín, có nhà cao cửa rộng, thì ba đứa con là chúng tôi khỏe mạnh, đẹp đẽ, học hành giỏi giang cũng là một sự thành đạt của ông. Trong các lần khai lý lịch để thi chuyển cấp học cao hơn, chúng tôi điền vào mục nguyên quán: Ninh Bình. Ninh Bình là tỉnh, còn nếu ghi đầy đủ phải là: Yên Khánh - Yên Mô - Ninh Bình. Đó là quê cha tôi. Nhưng cái tên quen thuộc nhất với chúng tôi là Đức Hậu. Nơi cha sinh ra có bến đò Đức Hậu. Nhưng những sự tưởng tượng về nó thì xa mờ như ở một hành tinh khác vậy. Tết năm nay đột nhiên cha tôi quyết định cả nhà về quê không ai được từ chối vì một lý do nào cả. Dự báo thời tiết ngày mười hai tháng hai tức là ngày mùng bốn Tết âm lịch: Gió mùa đông bắc tăng cường, nhiệt độ xuống thấp, rét đậm. Trời thấp, xám xịt. Đất đai đang phình bụng phơi màu nâu bạc dưới cái rét. Dăm ba cây cải bắp để dành ra giêng đứng chơ vơ giữa ruộng màu. Nước trong veo, nhạt thếch. Đường làng gồ ghề, vắng lặng. Nghe tiếng ô tô bọn trẻ con bỗng đâu
  2. chạy túa ra. Chúng hò reo, mặt mũi hớn hở. Ngày Tết nên áo quần chúng mặc lành lặn cả nhưng cúc áo cúc quần cái đứt cái còn thành ra vẫn lòi cả da thịt. Chúng chạy chân trần, băng băng phía trước xe, rồi ngoái đầu nhìn lại cười như nắc nẻ. Anh tài căng thẳng vì lũ trẻ, lẩm bẩm chửi: - Đẻ cho lắm vào rồi lùa ra đường như dê. Tôi bật cười vì có ai lùa dê ra đường bao giờ, phải lùa vào rừng chứ. Về đến làng, cha tôi khác hẳn. Sự đường bệ của ông giám đốc không còn. Từ đầu làng ông đã báo chúng tôi xuống xe đi bộ. Ông đi trước chắp hai tay trước bụng, gặp ai cũng chào. Nhà bác Cả đổ mái bằng to nhất làng, bác bảo chúng tôi sẽ nghỉ ngơi ở đấy. Cha tôi đồng ý. Ngày Tết nên việc ăn uống diễn ra chóng vánh hơn vì mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn. Ăn xong, cha tôi đi trước, chúng tôi theo sau đi thăm họ mạc. Nhà thím tôi, chú đã mất để lại bốn người con, nay cái nhà cũng đã xây lại lợp ngói. Cha tôi mở lồng bàn thấy mâm cơm có thịt ngan, giò lụa, mặt cha tôi giãn ra vui vẻ.
  3. Ở quê ruột thịt gần nhất chỉ còn bác Cả với thím. Sau đến các chú, các bác họ xa. Nhà chú Truyền ở xóm ngoài, đi mỏi nhừ chân mới đến. Nhà vắng lặng tối om. Cha tôi hắng giọng thì cửa liếp mới được đẩy ra. Chú Truyền đứng ở cửa đón khách, cuống quít cả lên khi biết cha con tôi tới thăm. Thằng em tôi bỗng cười rinh rích. Nó kéo cổ tôi thì thầm: - Chị xem, quần bò của em thải ra ông ấy mặc kìa. Tôi vội bịt chặt lấy miệng thằng em tôi. Nó to cao nên quần của nó vừa dài vừa rộng. Nó lại thích mốt nên lấy đá mài, mài cho sờn đầu gối. Bởi thế, chiếc quần trông vẫn mới nhưng đầu gối đã rách. Nó lấy làm thích lắm cứ luôn mặc cái quần hở đầu gối ra. Chả biết cha tôi gói gửi về quê lúc nào. Nay chú Truyền mặc phải vận lên bốn gấu. Hai chỗ rách ở đầu gối được chú vá bằng hai miếng vải gụ. Ở đằng sau thì trang trí nào móc nào xích, cứ xủng xoảng sau lưng chú Truyền. Chiếc áo khoác đen của mẹ tôi may kiểu ký giả đã lỗi mốt được chú mặc ra ngoài chiếc áo bộ đội. Chúng tôi phải cố lắm mới khỏi phá lên cười.
  4. - Nhà em dẫn cháu đi mua thắt lưng, sáng ba mươi mẹ nó đi chợ, thằng Tí dặn mẹ mua cho nó cái thắt lưng màu “da mặt mẹ”. Mẹ nó mua màu đen nó bắt đền nay phải mang đi đổi. Thắt lưng màu "da mặt mẹ”. Đến nước này thì chúng tôi không thể nhịn được cười cùng phá ra khanh khách, hí hí. Cha tôi có vẻ giận lắm. Thằng Thanh vô tư cứ hỏi đi hỏi lại: - Màu “da mặt mẹ" là màu gì hả chú? - Nào chú có biết đâu nhưng nó cứ chỉ mặt mẹ nó mà bảo phải giống màu da mặt mới được. Chúng tôi lại đổ ra giường cười. Đang cười thì cô Truyền le te nghe có khách chạy về. Nhìn thấy cô, trận cười của chúng tôi lại bùng lên. Chiếc áo len thụng lỗi mốt dài đến gối của tôi cũng được gửi về quê. Nay cô Truyền mặc như chiếc áo tế. Thêm chiếc quần thâm bằng vải nilon được xắn lên trên gối. Để lội ruộng. Lâu nay thành nếp, dẫu có bỏ xuống thì nó vẫn tự xoắn lại như chiếc lò xo bị giãn không đều, phía trước cao đến gần đầu
  5. gối, phía sau đến lưng bụng chân. Mỗi bước đi hai ống quần cứ nhảy lên nhảy xuống. Cha tôi gằn giọng bảo: - Đừng cười nữa, các con hãy ngắm xem màu "da mặt mẹ”, người quê ta nó như thế nào? Chúng tôi ngừng bặt. Người dân quê cha tôi đến gần chín mươi phần trăm theo đạo Thiên Chúa. Ngay cả cô Truyền, người đàn bà nghèo khổ ở rìa làng cũng có một gương mặt rất ngoan đạo. Mặt cô trái xoan, đôi mắt nâu to, mũi thẳng, miệng tươi, hàm răng đẹp. Những gió mưa đồng chiêm trũng đã nhuộm tái nước da thành ra bây giờ da mặt cô Truyền có một màu nâu sạm đen, lại thêm một lớp mốc do tiết trời hanh heo, giá rét. Chúng tôi đang nghĩ ngợi thì cha tôi bảo chúng tôi đi về.
  6. Bữa cơm chiều đã được bác tôi dọn ra tươm tất. Mùi cơm gạo tám xoan thơm ngào ngạt. Và miếng cơm vào miệng nhai chậm rãi mới cảm thấy cái ngọt, cái ngậy, cái thơm của hạt gạo quê. - Gạo quê mình vẫn ngon thế chị nhỉ? Cha tôi gật gù. - Trồng nó cũng nhiều công phu lắm đấy. Buổi tối, anh Bằng - con út của bác Cả xấp xỉ tuổi với chúng tôi rủ: - Hôm nay huyện mang máy về xã này chiếu bóng đấy, chúng mày có muốn đi xem không? - Ôi dào, toàn phim cũ rích xem làm gì. Anh thích đi xem hôm nào lên nhà em, em thuê toàn phim mới về cho mà xem. - Mày ngốc lắm Sơn ạ. Đi xem ở bãi thích lắm, tha hồ mà...
  7. Anh Bằng nhìn tôi rồi kéo Sơn thì thầm vào tai nó. Thằng Sơn mắt sáng lên rồi gật gù: - Thật đấy à. Thế thì chị Hoa đừng đi. Chị phải ở nhà. Anh Bằng sắp sửa đưa hai thằng em tôi đi xem phim thì bác tôi chạy ra bảo: - Mày đi xem thì đi chân đất thôi. Mày đi dép, rồi đu nhau mất dép lại tốn mấy nghìn bạc đấy. - U buồn cười, tôi giấu ở bụi tre nhà ông Đồng gần bãi chiếu phim, mất sao được. Ở nhà cha tôi ngồi nói chuyện với bác. Tôi ngồi bên hóng. - Năm ngoái tôi đã gửi tiền về để chị xây lấy cái hố xí tự tiêu thế mà chị vẫn bắc cầu, mùa hè đến, ruồi muỗi chết. - Thế nó tiêu hết thì lấy gì mà bón. Cây lúa cây khoai nó cần phân như người mình cần thức ăn, thức uống vậy. Cái thức người ăn cũng có đồ giả, đồ thật thì thứ phân
  8. bón cũng có đồ làm giả. Bảo phân đạm, phân lân làm giả đã đành. Nay đến phân người cũng làm giả. Vụ trước tôi mua một xe thồ phân bắc về làm màu, ai ngờ đến nửa xe là đất trộn với phân. Vì cái sự ấy nên của nhà mình chẳng hơn à. Cha tôi bỏ giữa chừng câu chuyện đi ngủ sớm. Đến khoảng mười giờ đêm thì tan phim. Anh em Bằng kéo nhau về. Thằng Thanh quần áo lấm be bét, mặt mày ngơ ngác. Thằng Sơn với anh Bằng thì cứ nháy nhau cười khi khí. - Mày thấy không? Phim thì hay quái gì đâu nhưng mà chen nhau mới hay. Tao biết con Thơm ấy cũng phổng phao lắm rồi. Cuối năm tao bảo bác sang hỏi nó cho tao lấy làm vợ. - Anh nói cái gì thế, anh mới mười bảy tuổi cơ mà. - Thế thì sao, để hai mươi tuổi là ế rồi đấy. Bác tôi kéo vội thằng Thanh đi rửa ráy thay quần áo. Tôi đi theo nó để hỏi sự tình. Thằng bé mười hai tuổi vẫn chưa hết ngơ ngác.
  9. - Anh Bằng cứ thích chen vào đám con gái. Anh ấy bảo em đứng trước, anh ấy đứng sau. Anh ấy ép chặt em vào lưng các chị ấy. Các chị ấy quay lại chửi em mà em có làm gì đâu. Có chị lại túm tóc em giật. Thằng Thanh vừa kể vừa hậm hực chực khóc. Tôi phải bịt lấy miệng nó dỗ dành, kẻo cha biết lại bị mắng. Tối hôm ấy thằng Sơn cứ nhất định đòi ngủ với anh Bằng, mặc dù nó hơn anh Bằng hai tuổi và chê anh là học ít. Sáng mùng năm trời bỗng sáng bừng lên, đến chín giờ mặt trời ló ra. Cả làng nhốn nháo hẳn lên. Đợt rét đậm kéo dài đến nửa tháng, nên việc bỏ phân bị trễ. Không bỏ nhanh lại không kịp vụ cấy. Bác tôi bảo: - Cậu đưa các cháu ra chùa đi, nay nhà lấy phân bỏ ruộng.
  10. Cha con tôi lững thững ra chùa. Ông cụ ở chùa ra đón cha tôi tay bắt mặt mừng. Ông dẫn cha tôi vào giữa chùa chỉ chiếc đỉnh đồng. - Cái đỉnh của cậu phúng, tôi đặt chính giữa. Cha tôi thắp hương cắm vào các bát thờ. Rồi ông dẫn cha tôi ra cổng. - Thế đôi voi này cậu có vừa ý không? Cha tôi lặng lẽ gật đầu. Theo gương cậu mà những người làm ăn xa quê gửi về phúng nhiều lắm nên làng xây được cái chùa, cái đình khá khang trang. Ở đây tí nữa cậu ra đình. Để tôi bảo chú tiểu chạy ra gọi mấy ông ở xã vào. Thôi cụ ạ, cháu thấy cả làng đang đi bón phân. Ô may quá, thời tiết ấm lên rồi, cắm cây mạ xuống đỡ rét chân. Lúc về, cha con tôi vòng lên đê. Từ trên đê nhìn xuống đồng, bãi, người nông dân như đàn kiến cần mẫn tha mồi về tổ. Từng đoàn xe cải tiến nối đuôi nhau đổ ra
  11. phía ruộng. Những bà, những chị quần xắn đến bẹn, đầu chít thêm một mảnh vải mưa cất thúng phân lên đầu lội đổ ra ruộng. Phân bắc đã được gio thấm bớt nước nên dù có hôi thối nhưng không khổ bằng đội phân chuồng. Phân chuồng gồm phân, nước giải lợn, rác, rau, rơm ủ mục. Nước phân chảy qua kẽ thúng xuống cổ, xuống áo dù không thối nhưng mùi hôi rất khó chịu. Có lẽ cái màu “da mặt mẹt” của quê cha tôi còn một phần là do nước phân chuồng chảy qua nữa. Nước ruộng trong veo, nhạt thếch bỗng đỏ ngầu như vừa có một lớp phù sa lắng đọng. Mặt cha tôi rầu rầu. Buổi chiều cả làng lại trong không khí Tết. Mọi người như vui vẻ hơn vì đã làm xong được một việc. Bây giờ chỉ chờ trời ấm lên nữa là cắm cây mạ xuống rồi lúa cứ thế mà lên. Anh Bằng rủ chúng tôi đến chơi nhà các anh chị lớn đã lấy chồng ở quanh làng. Đến nhà chị Hiền, chị luộc cho chúng tôi một nồi khoai lang to. Khoai vụ mùa, vừa bở vừa ngọt. Chúng tôi ngồi xuýt xoa vừa thổi vừa ăn. Thằng Thanh bỗng nhăn nhó: - Em buồn đi ngoài.
  12. Tôi còn đang loay hoay chưa hỏi chị Hiền xem nhà vệ sinh ở đâu thì anh Bằng nghe thấy bảo: - Mày chạy về nhà mà đi nghe chưa, để lấy phân bón ruộng. Đừng có đi ở nhà ai phí đi. Tôi chẳng còn biết nói thế nào đành dẫn thằng Thanh về nhà bác. Sáng mùng sáu Tết, cha con tôi tạm biệt quê để về nơi thị thành đông đúc. Tất cả các anh, các chị, dâu, rể, cháu chắt nhà bác Cả đến để chia tay. Có dễ phải đến ba, bốn chục người đứng chật trong nhà, ngoài sân. Tôi đố chị, chị nói ngay hiện nay chị có bao nhiêu cháu nội, cháu ngoại. – Cha tôi hỏi bác Cả. Bác tôi ngớ mặt ra một lúc rồi giơ tay ra bấm đốt. - Chị phải nói ngay chứ không được tính. - Thế thì tôi chịu, có dễ gần ba chục đứa.
  13. - Còn gần gì nữa. Chị có bảy đứa, trừ cu Bằng chưa có vợ, còn sáu đứa có gia đình thì thằng cả đẻ sáu đứa, thằng thứ sáu "mới" có hai con gái, còn phải đẻ nữa. Còn bốn cô, mỗi cô năm đứa... Cỏ nào đẻ kịp cho nhà chị ăn bây giờ. - Kìa cậu. Quê mình cái nghèo truyền đời, thôi thì cố níu lấy một cái giàu, ấy là giàu con, giàu cháu. Cậu cứ đi công tác cho hết tuổi làm việc, rồi già về đây con cháu nó hầu. - Em chẳng mong thế đâu. Chưa bao giờ tôi được đông người tiễn đưa đến thế. Cả đại gia đình bác Cả, nhà thím, nhà các chú các bác họ hàng... Họ chất lên xe nào khoai, nào ngô, nào lạc, mỗi nhà một bị cói. Cha tôi không dám chối từ một ai cả. Đến đầu làng chỉ còn một đám trẻ con chân trần chạy theo xe như một chiếc đuôi dài. Anh tài xế tăng tốc độ để cắt “chiếc đuôi”. Cha tôi lẩm bẩm một mình: - Bao nhiêu năm rồi mà quê vẫn thế! Ngày xưa bà nội cũng đội phân để ra ruộng. Thằng Sơn thì có vẻ hào hứng lắm:
  14. - Tháng bảy nghỉ hè, con lại về quê. Thằng Thanh bảo: - Nhưng con ứ đi xem phim ngoài bãi nữa đâu. Còn tôi ngoái đầu lại phía sau, nơi cha tôi sinh ra có một màu xanh ngắt đến ngây lòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1