intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vườn xưa

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau bao năm bôn ba xứ người tôi trở về ngôi nhà xưa của cha mẹ, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Căn nhà rường cũ nát, cũng giống như tôi, gã đàn ông gần bốn mươi chưa thành nhân, thảm hại râu ria, cụt vốn trong thương trường lẫn tình trường. Vườn cũ hoang vắng như lòng tôi. Mỗi sáng tôi ra giếng múc nước rửa mặt, ngại cả việc nhìn cái bản mặt mình trong lòng giếng nước trong nên bao giờ cũng thả gàu xuống trước cho mặt nước lao xao rồi mới cúi mình mệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vườn xưa

  1. Vườn xưa TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THUÝ ÁI Sau bao năm bôn ba xứ người tôi trở về ngôi nhà xưa của cha mẹ, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Căn nhà rường cũ nát, cũng giống như tôi, gã đàn ông gần bốn mươi chưa thành nhân, thảm hại râu ria, cụt vốn trong thương trường lẫn tình trường. Vườn cũ hoang vắng như lòng tôi. Mỗi sáng tôi ra giếng múc nước rửa mặt, ngại cả việc nhìn cái bản mặt mình trong lòng giếng nước trong nên bao giờ cũng thả gàu xuống trước cho mặt nước lao xao rồi mới cúi mình mệt mỏi thu sợi dây dù kéo nước lên. Vườn chẳng có cây gì quý ngoài mấy hàng mít, còn lại chỉ trồng đầy chuối, lá bị gió đông xé tả tơi như miếng giẻ rách… Tôi bắt đầu chặt bỏ bớt đám chuối, mớ thân chuối tôi cho mấy bà nuôi heo, băm nấu cho heo ăn mớ lá tôi cho mấy bà bán bánh lá, bánh chưng, mấy buồng trái nửa non nửa già tôi cho bọn trẻ luộc ăn. Có lần chúng biếu tôi lại một mớ, ăn nghe đủ mùi, vừa chát vừa chua vừa ngọt vừa nhạt, chả ra làm sao… Giữa căn nhà rộng thênh, trưa vắng lặng tiếng mối mọt nghiến gỗ nghe đến rợn người. Tôi cột một cái võng gai, nằm đưa qua đưa lại vùn vụt, những cái mắt võng in dấu vào lưng trần ngang dọc như lằn roi quất. Tôi thầm hát ru mình. Chim quyên xuống đất ăn trùn, anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than. Ối tôi mà anh hùng cái quái gì, nhưng bây giờ muốn lên rừng đốt than cũng không xong, núi trụi hết rồi. Bên tai tôi vẳng lời hát ru cháu của bà hàng xóm “Ngó lên núi trụi quán đàng, kêu anh cũng lỡ, kêu thằng khó kêu…” Rừng núi quê tôi bị chặt phá lở lói đầy thương tích, rồi bị bứng tận gốc như dãy núi Đình Cương ở đầu làng. Mỗi năm quê tôi đều có lụt, lụt lớn lụt nhỏ. Nhưng bây giờ đâu còn lụt mà là lũ. Dòng sông Vệ vốn trong xanh hiền lành chợt trở nên hung dữ. Ngủ một đêm dậy thấy nước sông đầy, đục ngầu tràn lên đường cái với bọt bèo rác rều trôi lều bều đầy sông. Sông không nuôi nổi người, dân vẫn cứ nghèo, chỉ có một lớp cán bộ giỏi bòn rút là mau giàu lên. Trai làng bỏ đi làm thuê làm mướn các nơi, gái làng vào thành phố bán vé số, bán trứng cút, bán bia ôm, bán mình… Gần tết rồi, trời bớt lạnh, nắng hanh vàng, cây mừng quân trong vườn trổ đầy lộc đỏ. Tôi
  2. trồng mấy luống cải, sáng nào cũng ra giếng xách nước tưới, chăm sóc cho nó mau lớn bán lấy tiền. Một buổi sáng tôi ra thấy có bóng người trùm chiếc khăn kín mít ngồi nhổ cải. Tôi la toáng lên “Ăn trộm ! Ăn trộm”. Kẻ trộm vẫn điềm nhiên ngồi nhổ, tôi nhảy xổ ra túm lấy vai, hất chiếc khăn khỏi đầu, một cô gái nhăn nhở cười, tôi thoảng thốt lắp bắp “Xuân…”. Nhưng sao Xuân trẻ thế này, đôi mắt dại thế này… Bà hàng xóm sang gánh nước thản nhiên lên tiếng “Không phải con Xuân đâu, con Xanh em nó đó, nó bị khùng mấy năm nay”. Tôi buông cô gái, bứt mấy sợi dây chuối bó mấy cây cải cho cô đem về. Bà Tư vừa múc nước vừa cà kê “Năm mười chín tuổi tự nhiên nó bị điên, có người nói nó bị mắc đàng dưới, vì đi ngang miếu bà mà lại thả mái tóc dài đẹp quá bị bà ghen ghét, quở nên về đau một trận rồi điên. Mùa này nó điên nhẹ chớ mùa nắng nó bị nặng hơn. Tội nghiệp con gái mới lớn…” Tôi thở dài, khi biết hẹn hò với Xuân thì Xanh còn nhỏ lắm, cứ lén rình coi tụi tôi âu yếm nhau, tôi phải mua kẹo dụ Xanh đi chỗ khác chơi. Rồi Xuân bỏ tôi đi lấy chồng, tôi xấc bấc xang bang tha phương để kiếm sống và để quên tình. Học hành dở dang ở nhà cũng chỉ làm nông chẳng khá được, tôi vào Sài Gòn bắt đầu bằng nghề sửa xe ngoài lề đường rồi theo bạn bè đi may công nghiệp, sau đó phụ việc trong một tiệm đồ gỗ rồi theo người ta lên Đắc Lắc, Sông Bé buôn gỗ lậu. Có lúc cầm được trong tay hàng chục triệu, cũng nhậu tung trời, tập “bo” em út như những đại gia, tập ăn nói đao to búa lớn và rồi của thiên trả địa. Tôi bồ bịch với gái hàng quán, trọ trong những căn nhà ổ chuột, ăn những bữa cơm ngoài lề đường, chan đầy bụi bặm. Tôi nhận ra ở đâu cũng có người nghèo, Sài Gòn đâu phải là nơi mà ai cũng trúng số độc đắc. Nhưng cái nghèo ở thành phố còn đáng sợ hơn ở nhà quê, dù sao ở quê họ cũng có một căn nhà tranh, một mảnh vườn hay một thửa ruộng và cuộc sống còn ấm áp tình người hơn. Ở quê tôi ai mà không có đất. Nhà giàu ở đất bằng, cao ráo, còn nhà nghèo ở đất trũng hay đất gò. Người ta cho ai một cái nền nhà như cho một cái áo. Còn ở thành phố, đất đai bây giờ hầu hết vào tay bọn đầu cơ đất và bọn cò, chúng cứ sang tay nhau mỗi ngày một giá, bao giờ người nghèo có được tất đất mà cắm dùi. Đúng là tấc đất tấc vàng. Tôi nhận ra điều đó khi quen với một cô gái. Cô giấu nhà, mãi tôi mới biết, từ thuở sinh ra cô chỉ ở ngoài lề đường. Mẹ cô với một
  3. chiếc xe đẩy bán thuốc lẻ, ban đêm đẩy sát tường của một sân vận động, phủ bạt lên làm mái, kê kích thêm một vài miếng ván là thành cái nhà, ngày nhích ra sát mặt đường buôn bán, nấu ăn dưới gốc cây. Mùa mưa thì chạy vào vỉa hè nhà đối diện ngồi co ro. Cô không biết cha mình là ai, chỉ có một người chị đã qua Campuchia làm gái và không bao giờ trở về. Mẹ cô mới ngoài bốn mươi mà khô quắt khô queo, nhăn nheo như bà cụ bảy mươi vì suốt mấy mươi năm sống dưới nắng, dưới mưa hít khói xe, bụi đường, tiếng ồn… Cô thương tôi thật nhưng làm sao tôi sống như thế được, nhưng nghe về quê cuốc đất cô rất sợ. Cô bảo sống ở sống ở thành phố sướng hơn. Sướng hơn nhưng bao giờ có nhà. Giữa thành phố mà sống hoang dã, cảm thấy lúc nào cũng bị săn đuổi. Ăn, ngủ, tắm, yêu đều ngoài trời… Ngày sắp rời Sài Gòn tôi đến thăm, cô mới có con, một đứa con gái nhỏ nằm bú bình trên một chiếc ghế bố cũ trên vỉa hè, cô ngồi bên tủ thuốc bấm brick – game, mẹ cô đang nấu nước bằng trái dầu, nhánh cây dầu khô gãy xuống bà nhặt phơi, và những vật dụng cháy được từ cái thùng rác công cộng gần đó, những thanh gỗ có sơn tỏa khói um sùm và khét lẹt…Thế đấy, đêm đêm, tấm bạt phủ lên, bên dưới có gia đình ba người, ba phụ nữ, ba thế hệ chung sống nhưng chỉ có một số phận. Tôi thấy lạnh sống lưng khi tưởng tượng cháu bé gái kia lớn lên, sẽ tiếp tục sống cuộc đời như bà và mẹ nó. Mấy hôm sau Xanh cũng đến vì tôi không gài cửa ngõ, cô định nhổ cải nhưng tôi nhỏ nhẹ giảng giải rằng cải còn non, khi nào lớn tôi sẽ cho. Tôi tìm buồng chuối đang giú cắt cho Xanh một nải, cổ bóc ăn tại chỗ, xả vỏ chuối đầy nhà. Trông cô giống Xuân quá khiến tôi đau lòng, cũng đôi mắt đen muồi, chỉ khác là mắt cô dại, không tình tứ như Xuân. Trời lạnh mà cô chỉ phong phanh một chiếc áo xoa hở cổ, tôi tìm chiếc áo len giặt mấy lần bị co lại chật không mặc được khoác cho Xanh rồi dỗ dành cô đi về. Bà Tư mỗi ngày sang gánh nước kể cho tôi một chuyện, rằng ông anh cả của Xuân đã mất, chỉ còn bà chị dâu, bà này ác đức lắm, cho Xanh ăn bữa đói bữa no, hắt hủi nên bịnh cô cứ càng nặng. Xuân thì lâu lắm mới về thăm em, nhà chồng cô ở xa, tận miền biển, con cái đùm đề nghe cũng chẳng khá giả gì như ban đầu người đàn ông đó ba hoa để lấy được cô. Mỗi lần về Xuân tắm gội cho em, mua bún bò cho em ăn… Xuân cũng chỉ về vào mùa nắng khi Xanh trở bệnh nặng. Mùa này lạnh chắc Xuân không về. Biết vậy sao tôi cứ mong. Không có Xuân tôi tìm cách trò chuyện với Xanh. Ban đầu bao giờ Xanh
  4. cũng nói năng lác lác kiểu của người bệnh tâm thần nhưng cứ nói một lúc, nhỏ nhẹ dịu dàng là cô khôn hẳn ra. Tôi mời cô ăn cơm, cô còn biết làm khách, có ép mới dám ăn no. Có lẽ vì bỏ mặc, vì cô đơn không ai chịu trò chuyện, xem cô là người điên nên cô mới điên. Cô hỏi tôi tại sao không trồng mía, mía bán cho nhà máy đường được nhiều tiền lắm. Nói chuyện với cô nhưng trong lòng tôi thấp thoáng bóng dáng của Xuân. Bao nhiêu năm rồi mà cứ bắt gặp cái dáng người con gái nào có cái lưng gãy, cái đít đôi ấy là thót người. Một hôm hớt tóc ngoài chợ, mới đứng lên cho ông thợ phủi tóc trên lưng, thấy một người con gái bưng rổ ngang qua giống hệt Xuân tôi đứng xuội lơ, chẳng biết ông thợ đã phủi xong. Một thằng nhỏ ngồi chờ lên tiếng: - Ông già mà thấy con gái cứ đứng sượng trân, vui hế! Tôi choàng tỉnh, không phải vì lời chọc ghẹo mà vì tiếng “già”. Soi mặt vào cái gương nứt được dán lại bằng băng keo, trông như một cái mạng nhện khổng lồ. Bốn mươi, già chưa ? Không phải già vì tuổi bốn mươi mà vì cái mặt, cái mặt khắc khổ, cạo hết râu ria vẫn già. Tôi không muốn về nhà nên đi lêu bêu quanh xóm. Nhiều nhà đang rang nếp làm bánh nổ, tiếng nổ của nếp nghe lách tách và thơm. Tôi nhớ rồi, bà Tư bảo tối nay qua nhà bà đóng giùm ít cây bánh nổ, con trai bà Tết này không về vì tàu xe khó mua mà mắc lắm, nó gởi thư bảo thà để tiền gởi về cho mẹ tiêu Tết còn hơn. Tôi nghe mà thương thằng nhỏ. Không về được nó sẽ héo rũ ra, có khi nó sẽ trùm mềm nằm khóc như tôi hồi đó. Tết, có trăm cuộc vui tha phương cũng không bằng một ngọn lửa trong xó bếp quê nhà. Trời bớt lạnh nắng hửng lên, người ta chặt lá chuối phơi cho héo để gói bánh tét. Mẹ tôi ngày xưa gói bánh tét khéo lắm, nấu chín lớp vỏ vẫn xanh rờn, phần nếp ở giữa vẫn trắng tươi,nhưn bánh tròn ngay chính giữa. Lát bánh tét ra vành vạnh, ăn thơm đậm đà mùi tiêu hành, mùi mỡ béo ngậy. Mỗi khi mẹ gói tôi thường ngồi xổm chăm chăm nhìn tay mẹ gói và chờ sai vặt, khi gói xong xin miếng nhưn đậu xanh thừa… Tiếng heo bị thọc tiết kêu eng éc, không biết ai làm heo sớm quá. Ở đây nhà nào cũng nuôi một con heo cỏ, loại heo nhỏ bây giờ chẳng mấy ai nuôi để bán. Nó ăn cơm thừa canh cặn và rau trong vườn chẳng tốn gì để cuối năm xẻ thịt ăn Tết. Thịt heo cỏ rất ngon, thơm, chắc, ít mỡ, thịt heo công nghiệp giống ngoại chẳng thể nào bằng… Dọc đường tôi gặp bà cô ruột
  5. te te bưng cái thúng nặng, tôi đỡ tay và theo bà về nhà mình. Mở ra thấy bên trong là nửa thúng nếp và một gói đậu xanh cà. Bà bảo: - Biết gói bánh tét thì gói, không để dành nấu xôi, trước cúng cha mẹ sau ăn. Muốn ăn thịt thì sáng mai qua xách chớ nhà cô tối nay mới làm heo. À rảnh tay bay chặt cây tre chẻ cho cô mớ lạt, có người đặt mấy chục bánh đem ra thị xã biếu nên cô bận lắm. Cô về, tôi đi chặt tre chẻ lạt rồi nấu cơm ăn một mình. Thấy Xanh đi ngang qua, tôi gọi vào, hỏi Xanh ăn cơm không. Cô bảo ăn rồi. Xanh ngồi nhìn tôi ăn không nói gì . Ăn xong bưng nồi cơm xuống bếp tôi thấy Xanh tựa vào cánh cửa, ngủ gục. Tôi bế Xanh lên bộ phảng gỗ, lấy mền đắp. Một cô gái hăm mấy tuổi nhẹ tưng nhưng mềm mại. Tấm mền che phần thân, còn phần cổ trống đầy cáu ghét. Trời lạnh và không ai nhắc nhở nên chắc lâu rồi Xanh chưa tắm. Tôi lấy một ít nếp nấu xôi, để khi ngủ dậy sẽ có cái gì cho cô ăn. Ra đầu hè mải ngồi chẻ lạt, bỗng tiếng cổng tre rít, tôi lên tiếng: - Em đi đâu đó? - Em ra sông tắm. - Trời lạnh đừng tắm sông… Cô vẫn đi, tôi tiếp tục công việc của mình. Mấy hôm vừa qua Xanh trông bình tĩnh hơn, chắc cô đã nhận ra mình quá dơ. Tội. Một người con gái bơ vơ, nếu không tàng tàng có lẽ Xanh cũng có một gia đình, giờ này đã tíu tít phơi lá, rang nổ hay ngồi trước lò than canh chừng chảo mứt gừng, dẫn con ra sông kỳ cọ… Nếu Xanh không bịnh tôi có dám cưới cô không? Ngôi nhà rộng, thâm u và trống trải quá, đầy dấu tích của quá khứ nhưng không còn gì hỗ trợ cho tương lai, không có tiếng khóc, tiếng cười của con trẻ từ lâu lắm. Chợt có tiếng trẻ la làng ơi ới ngoài bờ sông, tôi ném rựa chạy xuống bến. Mùa mưa vừa qua làm bến sông càng thêm xói lở, trơn trợt rất khó đi, một vài người thấy vậy chạy theo… Cái cách chỉ chỏ của bọn trẻ khiến tôi hiểu là có người chết đuối. Tôi lao xuống nước, hướng theo ngón tay đứa nhỏ dù không thấy Xanh đâu. Có người la lên: - Nó trôi xuống dưới vực kia rồi! Tôi bơi theo, nhìn thấy Xanh đang “giã gạo” yếu ớt nhưng khi tôi đến cô đã chìm lĩm. Tôi phải lặn sâu dưới đáy sông căng mắt ra tìm, những bó chà người ta bẫy cá vướng vào
  6. tôi đau điếng, cũng nhờ vướng vào đống chà đó mà cô không bị giòng nước cuốn đi xa hơn. Tôi kéo Xanh ra khỏi chỗ nước sâu, đến phần nước cạn tôi vắt cô lên vai như người ta vắt cái khăn tắm. Xanh chỉ còn cái quần, tấm áo đã trôi mất. Tôi không vào bờ mà ra cái bãi bồi giữa sông, vì lúc này người ta đứng xem đông lắm. Tôi không muốn ai nhìn thấy xanh trong tình trạng như vậy. Cầm hai chân Xanh dốc cho nước trong bụng ra hết, tôi úp tai lên ngực nghe, cô vẫn còn thở. Hú hồn. Nhưng tôi vẫn làm hô hấp nhân tạo, xong tôi chụm hai tay làm loa thông báo cho bà con đang chờ bên kia biết “Còn sống!” Nghe thế họ tản dần chỉ một ít người còn đứng lại. Cởi chiếc áo ướt của mình mặc vào cho cô gái thay tôi run bắn trước thân hình thiếu nữ của cô. Đợi một lát, thấy hơi thở vẫn đều và cô cựa mình, tôi cặp cô lội qua bờ. Tối đó bà Tư đem cho tôi một nồi cháo đậu xanh, nhiều bà con đến thăm hỏi, chị dâu và mấy đứa cháu của Xanh đem quần áo để thay cho cô. Xanh đã tỉnh và ăn được mấy muỗng cháo, tôi bảo người nhà để cô ở lại khi nào khoẻ hẳn hãy về. Sáng hôm sau Xanh dậy sớm quét nhà, nghe tiếng chổi loẹt quẹt tôi bừng tỉnh. Cái tiếng quen thuộc qúa tôi nghe khi mẹ còn sống. Tôi nằm im lắng nghe. Rồi tiếng củi khô bị bẻ gãy bằng tay, rất giòn, rồi mùi khói thơm xông lên tận cái phảng tôi nằm… Không chịu nổi, tôi vùng dậy, không chỉ nằm nghe mà tôi muốn nhìn thấy, hình ảnh người phụ nữ ngồi trong bếp chụm lửa, ngay tại nhà tôi. Xanh ngồi co ro, mái tóc đã khô búi gọn, tay cầm cái ống thổi lửa bằng một đốt tre nhỏ, thổi cho ngọn lửa bùng lên. Cái ấm nhôm đen sì sứt quai đặt ngay ngắn trên cái kiềng ba chân, ánh lửa hắt vào da mặt xanh xao của cô một màu vàng ửng hồng. Tôi chợt nhớ nồi xôi chưa ăn, chỉ cho Xanh hông lại. Ăn xong tôi chặt lá chuối, lựa những lá non lành lặn nhất dặn Xanh phơi rồi xăm xăm xách bó lạt đến nhà bà cô, hôm qua bà đã hứa cho tôi thịt. Tôi định không lấy nhưng có Xanh tôi sẽ mang về cho cô ăn. Tôi sẽ nấu một nồi bánh tét. Chưa gói bao giờ nhưng có Xanh nhất định tôi sẽ gói được… Xách xâu thịt trở về, thấy trước hiên đầy lá chuối non được sắp rất ngay ngắn, tôi bảo Xanh lấy đậu nếp ra ngâm. - Tối nay em ở đây canh lửa nấu bánh với anh nghen. - Em đi về…
  7. - Không em ở lại đây, chiều ba mươi anh dẫn về… Xanh không nói gì, tôi nói thêm: - Từ nay anh nấu nước ấm cho tắm, vườn nhà mình thiếu gì củi, đừng đi tắm sông…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0