JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0138<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 10-15<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC<br />
THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ KĨ NĂNG SỐNG<br />
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỐT LÕI CHO HỌC SINH<br />
<br />
Nguyễn Thanh Bình<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến những năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông trong<br />
đổi mới giáo dục sau 2015 dựa trên xu thế chung của thế giới và yêu cầu đổi mới giáo dục<br />
sau 2015 ở Việt Nam; Từ đó xác định những năng lực mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên<br />
lớp (HĐGDNGLL) có ưu thế phát triển là: “Quản lí và phát triển bản thân”, “Giải quyết<br />
vấn đề”, “Hợp tác”, “Giao tiếp” và “Năng lực công dân”. Để phát triển những năng lực này,<br />
sự lựa chọn tiếp cận giá trị và kĩ năng sống (KNS) trong thiết kế nội dung chương trình<br />
HĐGDNGLL là phù hợp. Tiếp cận giá trị và KNS được hiểu là: (1) Đảm bảo cơ chế hình<br />
thành giá trị và nguyên tắc hình thành KNS khi thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục;<br />
hoặc là (2) Sử dụng các chủ đề giáo dục giá trị, KNS có nội dung trực tiếp hình thành, phát<br />
triển những năng lực cốt lõi nói trên. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xác định được nội dung<br />
chương trình HĐGDNGLL gồm các chủ đề giáo dục giá trị và KNS có mối quan hệ mật<br />
thiết với những năng lực cốt lõi cần phát triển.<br />
Từ khóa: Năng lực cốt lõi, nội dung chương trình hoạt động giáo dục, tiếp cận giá trị và kĩ<br />
năng sống, phát triển năng lực cốt lõi cho HSPT sau 2015.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam được định hướng đổi mới theo tiếp<br />
cận năng lực. Theo đó, chương trình nội dung giáo dục phổ thông được xây dựng theo định hướng<br />
hình thành và phát triển cho người học những năng lực chung và những năng lực đặc thù. Năng<br />
lực chung được xem là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì một người nào cũng cần có để sống và<br />
làm việc. Năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành bởi ưu thế của một môn học, hay<br />
lĩnh vực hoạt động giáo dục nào đó.<br />
Trong những năng lực chung lại gồm những năng lực công cụ (như đọc, viết, tính toán,<br />
CNTT và những năng lực cốt lõi như giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực công dân, quản lí và phát<br />
triển bản thân. . . ). Để xây dựng được chương trình hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), nói cách<br />
khác là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) chứa đựng những tiềm năng phát<br />
triển những năng lực cốt lõi cho HS cần phải có cách tiếp cận thích hợp. Ví dụ, trong đổi mới giáo<br />
dục phổ thông sau 2015 đã sử dụng cách tiếp cận trải nghiệm sáng tạo trong việc thiết kế và tổ<br />
chức các hoạt động giáo dục nên gọi tên hoạt động này là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận giá trị và KNS để thiết kế và tổ chức các hoạt<br />
động giáo dục hướng đến phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông (HSPT).<br />
Ngày nhận bài: 17/6/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển...<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Xác định những năng lực cần có của học sinh phổ thông Việt Nam sau 2015<br />
Năng lực cần có của HS Việt Nam sau 2015 được xác định trên cơ sở tham khảo kinh<br />
nghiệm của thế giới về năng lực của học sinh thế kỉ 21, và yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam,<br />
cụ thể là:<br />
- Hệ thống kĩ năng của học sinh trong thế kỉ 21 của tổ chức Partnership (21st Century<br />
Student Outcomes and support Systems) đã được nhiều tổ chức ở nhiều quốc gia sử dụng nhất,<br />
gồm ba nhóm năng lực với 11 năng lực, cụ thể:<br />
Nhóm 1. Các kĩ năng học tập và đổi mới gồm: (1) Sáng tạo và đổi mới, (2) Tư duy phản<br />
biện và giải quyết vấn đề, (3) Giao tiếp và cộng tác.<br />
Nhóm 2. Kĩ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ (CNTT) gồm: (4) Kĩ<br />
năng thông tin, (5) Phương tiện truyền thông, (6) ICT (Thông tin, truyền thông và công nghệ).<br />
Nhóm 3. Các kĩ năng cuộc sống và nghề nghiệp gồm: (7) Linh hoạt và thích ứng, (8) Sáng<br />
kiến và tự điều khiển, (9) Các năng lực xã hội và liên văn hóa, (10) Hiệu suất và trách nhiệm, (11)<br />
Lãnh đạo và trách nhiệm.<br />
- Dự án “Đánh giá và giảng dạy kĩ năng thế kỉ 21” (Assessment and teaching for 21st<br />
Century Skill) với 5 nước tham gia gồm Úc, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Singapore và Anh đã xác<br />
định mô hình KSAVE chứa đựng 4 nhóm năng lực của học sinh trong thế kỉ 21 là:<br />
Nhóm 1. Cách thức tư duy (Ways of thinking): (1) Sáng tạo và đổi mới; (2) Tư duy phản<br />
biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định; (3) Học cách học, siêu nhận thức.<br />
Nhóm 2. Cách thức làm việc (Ways of working): (4) Giao tiếp; (5) Hợp tác (làm việc đồng<br />
đội).<br />
Nhóm 3. Công cụ làm việc (Tool of working): (6) Thông tin (information literacy); (7) ICT<br />
Nhóm 4. Sống trong thế giới (Living in the world): (8) Công dân – địa phương và toàn cầu;<br />
(9) Cuộc sống và nghề nghiệp; (10) Trách nhiệm cá nhân và xã hội.<br />
- Mô hình năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông theo OECD được xác định gồm 3 nhóm<br />
với 9 năng lực cốt lõi [5] dưới đây:<br />
Nhóm 1. Năng lực sử dụng công cụ tương tác gồm: (1) Sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng và<br />
văn bản; (2) Sử dụng kiến thức và thông tin tương tác; (3) Sử dụng công cụ tương tác.<br />
Nhóm 2. Năng lực tương tác trong các nhóm không đồng nhất gồm: (4) Khả năng liên hệ<br />
tốt với người khác; (5) Khả năng hợp tác cao trong công việc; (6) Khả năng quản lí và giải quyết<br />
xung đột.<br />
Nhóm 3.Năng lực hành động tự chủ gồm: (7) Khả năng hành động trong bối cảnh lớn;<br />
(8) Khả năng tổ chức, thực hiện kế hoạch dự án cuộc sống; (9) Khả năng khẳng định quyền, lợi<br />
ích, phạm vi, nhu cầu.<br />
- Chương trình GDPT của Úc đã đưa ra 10 năng lực cốt lõi, đó là: 1) Đọc, viết; (2) Tính<br />
toán; (3) Công nghệ thông tin và truyền thông – ICT; (4) Năng lực tư duy; (5) Năng lực sáng tạo;<br />
(6) Năng lực tự quản lí; (7) Làm việc đồng đội; (8) Hiểu biết liên văn hóa; (9) Ứng xử đạo đức;<br />
(10) Năng lực xã hội [2].<br />
- Để chuẩn bị cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông năm 2015, Bộ Giáo dục<br />
Singapore đã đưa ra khung năng lực HS cần đạt trong thế kỉ 21 gồm giá trị và hệ thống năng lực:<br />
Tự nhận thức và quản lí bản thân; nhận thức xã hội và quản lí các mối quan hệ; quyết định có trách<br />
nhiệm; năng lực công dân, nhận thức toàn cầu và các kĩ năng xuyên văn hóa... để trở thành con<br />
người tự tin, tự định hướng, đóng góp tích cực và công dân có trách nhiệm [3].<br />
- Ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (NQ số 29-NQ/TW) về đổi mới<br />
<br />
11<br />
Nguyễn Thanh Bình<br />
<br />
<br />
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát<br />
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,<br />
định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục<br />
lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận<br />
dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt<br />
đời. . . ” [4].<br />
Do đó, chúng tôi xác định những năng lực cần có của HSPT Việt Nam sau 2015 là:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ: Các năng lực chung cần có của HS phổ thông Việt Nam sau 2015<br />
<br />
Trong những năng lực trên, nhóm năng lực công cụ là nền tảng để hình thành năng lực khác.<br />
Trong đó, HĐGDNGLL có ưu thế hình thành và phát triển nhóm năng lực cốt lõi.<br />
<br />
2.2. Tiếp cận giá trị, kĩ năng sống trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài<br />
giờ lên lớp để phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông<br />
sau 2015<br />
2.2.1. Khái niệm tiếp cận<br />
Theo từ điển Oxford, cách tiếp cận (approach) được hiểu theo các nghĩa sau đây: 1) Một<br />
cách, hoặc cách thức để xử lí vấn đề; 2) Một đề xuất, đề nghị ban đầu; 3) Hành động đến gần.<br />
Trong nghiên cứu này, tiếp cận được dùng theo nghĩa thứ nhất, nghĩa là cách thức để hình<br />
thành và phát triển năng lực chung, cốt lõi cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục<br />
chuyên biệt.<br />
<br />
12<br />
Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển...<br />
<br />
<br />
2.2.2. Khái niệm tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong xây dựng chương trình hoạt động<br />
giáo dục ngoài giờ lên lớp<br />
Theo quan niệm của nhóm nghiên cứu, tiếp cận giá trị và KNS trong xây dựng chương trình<br />
HĐGD cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản sau:<br />
Thứ nhất, khi thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cần phải đảm bảo cơ chế<br />
hình thành giá trị (hướng đến hình thành và phát triển niềm tin) và nguyên tắc hình thành KNS<br />
(hướng đến hình thành và phát triển hành vi, thói quen tích cực).<br />
Trong đó, cơ chế hình thành giá trị (GT) theo các bước cơ bản ở các cấp độ sau:<br />
a. Cấp độ nhận thức:<br />
- Mức độ biết: ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và thuật ngữ.<br />
- Mức độ hiểu: hiểu sâu bản chất của GT để có thể thể hiện bằng hành vi phù hợp.<br />
b. Cấp độ tình cảm: GT được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có<br />
để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân.<br />
Ở đây, cần đảm bảo các giá trị được cá nhân đánh giá, lựa chọn tự nguyện qua kinh nghiệm,<br />
được suy ngẫm, và được khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và<br />
lí tưởng của cuộc sống.<br />
c. Cấp độ hành động:<br />
- Các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định hướng cho hành vi; qua đó, giá trị được<br />
thể hiện qua hành vi của cá nhân. Đây chính là bước ứng dụng giá trị vào thực tế.<br />
Các bước như vậy đã giúp chuyển những hiểu biết của con người (qua cấp độ nhận thức)<br />
đến thái độ, giá trị (qua trải nghiệm, đánh giá,lựa chọn giá trị) và định hướng hành động thực tiễn<br />
(cần làm gì và làm như thế nào).<br />
Thứ hai, sử dụng các chủ đề giáo dục giá trị, KNS có nội dung trực tiếp hình thành, phát<br />
triển những năng lực cốt lõi cần có ở học sinh phổ thông sau 2015. Giữa giá trị và KNS có mối<br />
quan hệ biện chứng với nhau. Giá trị được xem là điểm cốt lõi, vì nó dẫn dắt, mang lại mục đích<br />
cho hành vi của một cá nhân. Hành động không dựa trên giá trị dẫn đến thiếu nhất quán trong mục<br />
đích, hành động. KNS chịu sự chi phối của hệ giá trị cá nhân, mặt khác KNS là hiện thực hóa hệ<br />
giá trị cá nhân qua biểu hiện của hành động, hành vi, cách ứng xử. Sự trải nghiệm những cảm xúc<br />
tích cực từ hành động và kết quả lại có tác dụng củng cố các giá trị [1]. Các chủ đề giáo dục giá<br />
trị giúp hình thành và phát triển niềm tin vào các chân giá trị, còn các chủ đề giáo dục KNS giúp<br />
hình thành và phát triển kĩ năng thích ứng một cách tích cực với các tình huống gặp phải trong bối<br />
cảnh sống thay đổi và thách thức. Việc lựa chọn chủ đề giá trị hay KNS nào phải đảm bảo chúng<br />
có nội dung liên quan mật thiết với nhau và cùng hướng đến phát triển năng lực cốt lõi tương ứng.<br />
2.2.3. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo tiếp cận giá trị và<br />
kĩ năng sống<br />
Trong số những năng lực cốt lõi được xác định ở mục 2.1 thì năng lực sáng tạo và tư duy<br />
phản biện có ưu thế được phát triển trong quá trình dạy học; mặt khác, sáng tạo và tư duy phản<br />
biện cũng là những kĩ năng hợp phần trong năng lực giải quyết vấn đề, cho nên khi xác định nội<br />
dung chương trình HĐGDNGLL chúng tôi gộp năng lực (4) và (5) thành năng lực “Giải quyết vấn<br />
đề”. Vì vậy, nội dung chương trình HĐGDNGLL theo tiếp cận giá trị và KNS sẽ bao gồm các chủ<br />
đề hướng tới hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của HS theo 5 mạch chính sau:<br />
<br />
13<br />
Nguyễn Thanh Bình<br />
<br />
<br />
<br />
Năng lực<br />
Các chủ đề về giá trị Các chủ đề về kĩ năng sống<br />
cốt lõi<br />
1.Quản lí<br />
Tự xác Tự xác Quản<br />
và phát Hạnh Trách Giản Tự nhận Quản lí<br />
định định mục lí thời<br />
triển bản phúc nhiệm dị thức cảm xúc<br />
giá trị tiêu gian<br />
thân<br />
Giải quyết<br />
Ra quyết<br />
2.Giải Tư duy vấn đề<br />
Sáng định và<br />
quyết vấn phê phán/ trong các<br />
tạo giải quyết<br />
đề phản biện ngữ cảnh<br />
vấn đề<br />
khác nhau<br />
Chia<br />
sẻ, Tạo ảnh Giải<br />
Đảm nhận Làm việc<br />
Hợp Đoàn Tôn cảm hưởng và quyết<br />
3.Hợp tác trách nhóm/phối<br />
tác kết trọng thông, tạo động mâu<br />
nhiệm hợp<br />
giúp lực thuẫn<br />
đỡ<br />
Tôn trọng<br />
khi giao<br />
Kiên tiếp (Lắng<br />
định nghe,<br />
4.Giao Khoan Yêu Khiêm Giao tiếp Thương<br />
khi Thừa nhận<br />
tiếp dung thương, tốn hiệu quả lượng<br />
bị ép điểm tích<br />
buộc cực, Nói<br />
theo cách<br />
khác)<br />
Nhận<br />
Tôn thức<br />
trọng Giữ bản toàn<br />
5.Năng Tôn trọng<br />
Hòa Trung Tôn trọng kỉ sắc văn cầu<br />
lực công Tự do môi<br />
bình thực đạo đức cương, hóa dân và kĩ<br />
dân trường<br />
pháp tộc năng<br />
luật đa văn<br />
hóa<br />
<br />
<br />
- Ở mỗi năng lực cốt lõi đều có những chủ đề giáo dục giá trị làm nền tảng và những chủ<br />
đề giáo dục giá trị có mối liên hệ mật thiết với những chủ đề giáo dục KNS, chúng đều hướng đến<br />
năng lực cốt lõi cần phát triển.<br />
- Những chủ đề trong nhóm năng lực “Quản lí và phát triển bản thân”, “Giải quyết vấn đề”,<br />
“Hợp tác”, “Giao tiếp” có nội dung là những giá trị hay KNS trong đó chứa đựng những nguyên<br />
tắc thiết kế và tổ chức mang bản chất của nó. Còn những chủ đề trong nhóm “Năng lực công dân”<br />
như “Tôn trọng đạo đức”, “Tôn trọng kỉ cương, pháp luật”, “Tôn trọng môi trường”, “Giữ bản sắc<br />
văn hóa dân tộc”, “Nhận thức toàn cầu và kĩ năng đa văn hóa” sẽ được thiết kế và tổ chức theo<br />
nguyên tắc trải nghiệm để phát triển các kĩ năng, thói quen tích cực.<br />
- Nội dung chương trình HĐGDNGLL này được thiết kế đồng tâm xoáy trôn ốc phát triển<br />
từ đơn giản đến phức tạp từ Tiểu học đến THCS và lên THPT.<br />
<br />
14<br />
Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển...<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Nội dung chương trình HĐGDNGLL được xác định theo tiếp cận giá trị và KNS để phát<br />
triển những năng lực cốt lõi cần giáo dục cho HSPT sau 2015 trên đây là một cách tiếp cận phù<br />
hợp. Bởi lẽ những năng lực cốt lõi đó mang bản chất tâm lí - xã hội chứa đựng những giá trị và<br />
kĩ năng hợp phần được hình thành và phát triển theo nguyên tắc trải nghiệm. Tổ chức thực hiện<br />
chương trình HĐGDNGLL theo tiếp cận giá trị và KNS sẽ giúp phát triển ở HS không chỉ niềm<br />
tin vững chắc vào các giá trị nền tảng mà còn phát triển ở các em những kĩ năng hành động, ứng<br />
xử, giải quyết các vấn đề gặp phải hiệu quả, tích cực, mang tính xây dựng. Nói cách khác, thực<br />
hiện chương trình HĐGDNGLL theo tiếp cận giá trị và KNS sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa niềm<br />
tin và hành động của học sinh trong mọi tình huống, có thói quen hành vi tích cực trong mọi ngữ<br />
cảnh của cuộc sống.<br />
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc<br />
gia (NAFOSTED) trong đề tải: “Tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong xây dựng chương trình hoạt<br />
động giáo dục cho học sinh phổ thông trong đổi mới giáo dục sau 2015”. MS V12.1-2013.25.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2013. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Nxb Đại học Sư<br />
phạm.<br />
[2] Chương trình giáo dục phổ thông của Australia.<br />
http://www.australiancurriculum.edu.au/GeneralCapabilities/<br />
[3] Mô hình năng lực học sinh Singapre sau 2015.<br />
http://www.moe.gov.sg/media/press/2010/03/moe-to-enhance-learning-of-21s.php<br />
[4] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi<br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.<br />
[5] The Definition and selection of key competencies, 2005.<br />
www.oecd.org/edu/statistics/deseco<br />
[6] Partership for 21st century skills, 2009, P21 Framework definition.<br />
[7] P.Griffin, B.McGraw, E.Care, 2013. Assessment and teaching of 21st century skills. Springer.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
An educational activities program that addresses values and a life-skills approach<br />
to the development of core skills<br />
<br />
This paper focuses on essential skills needed by students that should be a part of the<br />
educational innovation after 2015 based on international trends and the need for reform of<br />
Vietnamese education after 2015. Skills which could be developed through extra-curricular<br />
activities include personal management and development, problem solving, cooperation,<br />
communication and citizenship. Obviously, value and life-skills approach in designing the content<br />
of extra-curriculum could be considered as a suitable choice. A values and life-skills approach<br />
is known to provide a mechanism for values formation when it includes the principle of<br />
life-skills development in designing and organizing extra-curricular activities and apply values<br />
and life-skills education which has content to directly form and develop core skills. The content<br />
of extra-curricular activities which include topics that have a close relationship with essential core<br />
skills needed by students are identified.<br />
Keywords: Core skills, content of extra–curricular activities, values and life-skills<br />
approach, development of core skills for students after 2015.<br />
<br />
15<br />