intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH THỐNG NHẤT NỘI DUNG ÔN TẬP TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN GIỮA KÌ 1 MÔN ĐỊA LỚP 10. Năm học 2023-2024 I. GIỚI HẠN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 1 (Từ bài 3 đến hết bài 7) Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng 1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất 2. Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất 3. Thuyết kiến tạo mảng Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất 1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a. Sự luân phiên ngày đêm b. Giờ trên Trái Đất 2. Hệ quả chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất a. Các mùa trong năm b. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ Bài 5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 1. Thạch quyển 2. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực 3. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình a. Hiện tượng uốn nếp b. Hiện tượng đứt gãy c. Hoạt động núi lửa 4. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 1. Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực 2. Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình a. Quá trình phong hóa * Phong hóa lí học * Phong hóa hóa học * Phong hóa sinh học b. Quá trình bóc mòn c. Quá trình vận chuyển và bồi tụ Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí 1. Khái niệm khí quyển 2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất a. Theo vĩ độ địa lí b. Theo lục địa và đại dương c. Theo địa hình II. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. CÂU HỎI TỰ LUẬN: Câu 1. Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương. Tiêu chí Vỏ lục địa Vỏ đại dương Độ dày 70 km 5 km 1
  2. Đá cấu tạo chủ yếu Granit Badan Câu 2.Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào? - Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Á – Âu. Câu 3.Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Giờ địa phương Giờ khu vực - Các địa điểm trên cùng 1 kinh tuyến có - Giờ được thống nhất cho từ khu vực. chung 1 giờ. - Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu - Cùng 1 thời điểm, các địa điểm nằm vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả phương khác nhau. khu vực đó. - Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc. Câu 4.Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa vào bán cầu nam theo dương lịch. Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch: + Mùa xuân: 23/9 - 22/12. + Mùa hạ: 22/12 - 21/3. + Mùa thu: 21/3 - 22/6. + Mùa đông: 22/6 - 23/9. Câu 5.Vào ngày 22 - 12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào? Ngày 22 - 12, ở nước ta sẽ có độ dài ngày là 10 giờ 30 phút và độ dài đêm sẽ là 13 giờ 30 phút. Câu 6. Trình bày các tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất: tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình. - Hiện tượng uốn nếp: + Vận động nén ép khiến các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp. + Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,… - Hiện tượng đứt gãy: + Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị vỡ hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. + Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất. + Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên. Ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi. Câu 7. Hãy nêu ví dụ về địa hình được tạo thành chủ yếu do nội lực mà em biết ở nước ta. Ví dụ: 2
  3. - Ở nước ta có nhiều diện tích đất ba-dan màu mỡ, nhất là vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, rất thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu. Đó là do các đợt phun trào núi lửa cách đây hơn 1 chục triệu năm đến cách ngày nay trên dưới 1 triệu năm. Câu 8.Trong bốn quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất? Quá trình trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất: bóc mòn và bồi tụ. Câu 9. Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? - Quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh do: nước ta là một đất nước nhiều đồi núi và có hệ thống sông ngòi dày đặc, mưa lớn tập trung theo mùa. - Tác động của của các quá trình bóc mòn và bồi tụ đến địa hình nước ta: + Bóc mòn: tạo thành các khe rãnh, mương xói, thung lũng sông, các vách biển.. + Bồi tụ: tạo thành bãi bồi, đồng bằng châu thổ, cồn cát, thạch nhũ, bãi biển... Câu 10.Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động như thế nào đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí? - Sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí theo vĩ độ. - Nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm dần từ Xích đạo về 2 cực (càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm). Câu 11. Tại sao vào mùa hè, mọi người lại thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi? - Vào mùa hè, mọi người thường đi du lịch ở các vùng ven biển hoặc vùng núi do ở những vùng này có thời tiết mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ không cao. - Nguyên nhân: + Vùng ven biển: bề mặt nước biển hấp thụ nhiệt chậm hơn bề mặt đất nên nhiệt độ thấp hơn => điều hòa khí hậu vùng ven biển, khiến mùa hè mát hơn. + Vùng núi: Cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm giảm 0,6 0C, nên vùng núi có thời tiết mát mẻ. 2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng Câu 1: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi như thế nào? A. Con người tập trung đông B. Vùng bất ổn của Trái Đất C. Tập trung nhiều đồng bằng D. Có cảnh quan rất đa dạng Câu 2: Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là gì? A. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa B. Lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit C. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit Câu 3: Mảng kiến tạo không phải là A. Những bộ phận lớn của đáy đại dương. B. Luôn luôn đứng yên không di chuyển. C. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti. D. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. 3
  4. Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo? A. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh B. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm C. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn D. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc Câu 5: Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất? A. Thổ tinh. B. Mộc tinh. C. Kim tinh. D. Hoả tinh. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất? A. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km D. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau Câu 7: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có A. Đất, nước và không khí. B. Đại dương, lục địa và núi. C. Một số mảng kiến tạo. D. Các loại đá nhất định. Câu 8: Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là A. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh. B. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh. C. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh. D. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh. Câu 10: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương? A. Sự phân chia của các tầng B. Đặc tính vật chất, độ dẻo C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá D. Cấu tạo địa chất, độ dày Câu 11: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là A. Những vùng ổn định của vỏ Trái Đất. B. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất. C. Có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo. D. Có những sống núi ngầm ở đại dương. Câu 14: Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và thành phần nào? A. Phần dưới của lớp Manti B. Nhân trong của Trái Đất C. Nhân ngoài của Trái Đất D. Phần trên của lớp Manti Câu 15: Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là A. Khoáng vật và đá. B. Khoáng vật và đất. C. Khoáng sản và đất. D. Khoáng sản và đá. Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất 4
  5. Câu 1: Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm? A. 21/3 B. 22/6 C. 22/12 D. 23/9 Câu 2: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. B. Khác nhau giữa các mùa trong một năm. C. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. D. Lệch hướng chuyển động của các vật thể. Câu 3: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây? A. Thời gian chiếu sáng B. Đặc điểm bề mặt đệm C. Vận tốc quay của Trái Đất D. Độ lớn góc nhập xạ Câu 4: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. Ngày đêm bằng nhau. B. Đêm dài hơn ngày. C. Ngày dài hơn đêm. D. Toàn ngày hoặc đêm. Câu 5: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do đâu? A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời Câu 6: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? A. Vòng cực. B. Xích đạo. C. Chí tuyến. D. Cực. Câu 7: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là vị trí nào? A. Vĩ độ 23°B B. Vòng cực Bắc C. Vĩ độ 30°B D. Chí tuyến Bắc Câu 8: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời. B. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ 5
  6. D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể Câu 10: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày A. 22/6. B. 23/9. C. 21/3. D. 22/12. Câu 11: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất? A. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng. B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau. D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. Câu 12: Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng. B. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục. C. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời. D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 13: Vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm? A. Vòng cực B. Xích đạo C. Cực D. Chí tuyến Câu 14: Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. Toàn ngày hoặc đêm. B. Đêm dài hơn ngày. C. Ngày đêm bằng nhau. D. Ngày dài hơn đêm. Câu 15: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? A. Cực B. Chí tuyến C. Xích đạo D. Vòng cực Bài 5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Câu 2: Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích? A. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất. B. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. C. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km. D. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông. Câu 3: Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho A. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân. B. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa. C. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti. D. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang? A. Sinh ra những địa luỹ, địa hào B. Có hiện tượng động đất, núi lửa 6
  7. C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống D. Tạo nên những nơi núi uốn nếp Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực? A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột B. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa D. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy Câu 6: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Nâng lên, hạ xuống. B. Biển tiến và biển thoái. C. Bão, lụt và hạn hán. D. Uốn nếp hoặc đứt gãy. Câu 7: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương nào? A. Ngang ở vùng đá mềm B. Đứng ở vùng đá mềm C. Ngang ở vùng đá cứng D. Đứng ở vùng đá cứng Câu 8: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là A. Thủy quyển. B. Sinh quyển. C. Khí quyển. D. Thạch quyển. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng? A. Núi uốn nếp B. Các địa luỹ C. Lục địa nâng D. Các địa hào Câu 10: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là A. Nội lực. B. Ngoại lực. C. Lực hấp dẫn. D. Lực Côriôlit. Câu 11: Nội lực là lực phát sinh từ đâu? A. Bức xạ của Mặt Trời B. Bên ngoài Trái Đất C. Nhân của Trái Đất D. Bên trong Trái Đất Câu 12: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương A. Đứng ở vùng đá cứng. B. Ngang ở vùng đá mềm. C. Ngang ở vùng đá cứng. D. Đứng ở vùng đá mềm. Câu 13: Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm tác động đến bề mặt Trái Đất như thế nào? A. Thành núi uốn nếp B. Những nơi địa luỹ 7
  8. C. Những nơi địa hào D. Lục địa nâng lên Câu 14: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời. B. Năng lượng từ các vụ nổ thiên thể. C. Năng lượng ở trong lòng Trái Đất. D. Năng lượng do con người gây ra. Câu 15: Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá như thế nào? A. Uốn nếp B. Sụt xuống C. Trồi lên D. Xô lệch Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Câu 1: Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn? A. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn. B. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ. C. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích. D. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn. Câu 2: Phong hóa hóa học là A. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học. B. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học. C. Việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học. D. Việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển? A. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc B. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố C. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác D. Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ Câu 4: Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. Vận chuyển. B. Phong hóa. C. Bóc mòn. D. Bồi tụ. Câu 5: Ngoại lực có nguồn gốc từ đâu? A. Bên trong Trái Đất B. Bức xạ của Mặt Trời C. Nhân của Trái Đất D. Bên ngoài Trái Đất Câu 6: Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên? A. Bãi bồi ven sông. B. Các rãnh nông. C. Hàm ếch sóng vỗ. D. Thung lũng sông. Câu 7: Các mũi đất ven biển thuộc địa hình gì? A. Thổi mòn B. Bồi tụ C. Mài mòn D. Băng tích 8
  9. Câu 8: Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực? A. Con người B. Khí hậu C. Kiến tạo D. Sinh vật Câu 9: Phong hóa lí học là A. Việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học. B. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học. C. Việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học. D. Sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học. Câu 10: Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình nào? A. Phong hoá B. Bóc mòn C. Vận chuyển D. Bồi tụ Câu 11: Kết quả của phong hóa lí học là A. Đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc. B. Tính chất hóa học của đá, khóang vật biến đổi. C. Đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn. D. Tạo thành lớp vỏ phong hóa ở bề mặt Trái Đất. Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên? A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy B. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa D. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống Câu 13: Địa hình nào sau đây không do sóng biển tạo nên? A. Vách biển. B. Bậc thềm sóng vỗ. C. Hàm ếch sóng vỗ. D. Rãnh nông. Câu 14: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi của các yếu tố nào? A. Sinh vật, nhiệt độ, đất B. Đất, nhiệt độ, địa hình C. Địa hình, nước, khí hậu D. Nhiệt độ, nước, sinh vật Câu 15: Phong hóa lí học chủ yếu do A. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây. B. Sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước. C. Các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ. D. Tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật. Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến, B. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. C. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. D. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ? 9
  10. A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất. B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ. D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ. Câu 3. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất , lớn nhất ở A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vòng cực. D. Cực. Câu 4. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. B. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương. C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước. D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương. Câu 5. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng A. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực. B. tăng dần từ xích đạo lên cực. C. giảm dần từ xích đạo lên cực. D. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực. Câu 6. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương. B. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước. C. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương. D. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. Câu 7. Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do A. diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn. B. mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn. C. diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn. D. thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn. Câu 8. Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến? A. Xích đạo là vùng có ít địa hình núi cao. B. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn nhất. C. Xích đạo có diện tích lục địa nhỏ, đại dương lớn. D. Xích đạo là vùng có nhiều rừng. Câu 9. Khí quyển là A. quyển chứa toàn bộ chất khí. B. khoảng không gian bao quanh Trái Đất. C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. Câu 10. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực. Câu 11. Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do A. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau. B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau. C. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau. D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau. Câu 12. Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do 10
  11. A. mặt đất bức xạ càng mạnh khi lên cao. B. mặt đất nhận nhiệt nhanh. C. góc chiếu của tia bức xạ. D. mặt đất tỏa nhiệt nhanh. o Câu 13. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20 lớn hơn ở xích đạo là do A. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20 trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo. B. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo. C. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo. D. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo. Câu 14. Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng A. lục địa. B. dòng biển. C. vĩ độ địa lí. D. địa hình. Câu 15. Thành phần chính trong không khí là khí A. Ô xi. B. Hơi nước. C. Cacbonic. D. Nitơ. Câu 16. Khu vực nào có biên độ nhiệt năm cao nhất trên Trái Đất? A. Xích đạo. B. Hàn đới. C. Chí tuyến. D. Ôn đới. Câu 17. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì A. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh. B. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm. C. càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt. D. càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2