intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Nội dung ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI 12 - Cấu trúc đề thi: 40 câu hỏi trắc nghiệm. - Thời gian làm bài: 45 phút, trong đó: + Lý thuyết : Bài 9, 10, 11, 12. + Atlat Địa lí Việt Nam: Trang 9, 10, 11, 12, 13, 14. I. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Biểu hiện Nguyên nhân Tính chất nhiệt đới + Nhiệt độ trung bình > 20 0C Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc + Tổng số giờ nắng:1400 - 3000 giờ /năm. Tính ẩm: Lượng mưa trung bình 1500-2000mm Độ ẩm trung bình: 80%. Mưa nhiều do tác động của gió mùa, tính chất bán đảo, bão, áp thấp nhiệt đới. Gió mùa Nằm ở rìa đông của lục địa Âu – Á nên có hoạt động của Gió thổi theo mùa gió mùa điển hình. 2. Gió mùa Gió Thời Nguồn gốc Hướng Phạm Tính chất Hệ quả mùa gian vi hoạt động Tháng Áp cao Ấn Tây Nam - Mưa lớn ở Nam Bộ và 5-7 Độ Dương Tây Nguyên. Nóng ẩm, - Khô nóng ở BTB và Cả mưa nhiều Đồng bằng Bắc Bộ. Gió nước mùa mùa Tháng Áp cao Cận Miền Nam hạ 7-10 chí tuyến hướng: TN Mưa trên cả nước Nam bán cầu Miền Bắc hướng: ĐN Gió Tháng Áp cao Đông Bắc Miền - Nửa đầu mùa: Lạnh, Tạo ra mùa đông lạnh ở mùa 11- 4 Xi bia Bắc khô miền Bắc mùa năm sau - Nửa cuối mùa đông (T2,3,4) : Lạnh, ẩm
  2. 3. Các thành phần tự nhiên khác Các Biểu hiện Nguyên nhân thành phần tự nhiên Địa hình - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi - Bề mặt địa hình dốc + Địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều nơi trơ sỏi đá + Có nhiều hiện tượng đất trượt, đá lở - Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ + Có nhiều địa hình caxtơ ( hang động, suối cạn, và lượng mưa phân hóa theo mùa, làm cho thung khô) các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng, hạ lưu sông ( nhanh nhất chuyển diễn ra mạnh là rìa đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long) Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc (cả nước có khoảng - Địa hình bị chia cắt mạnh 2360 con sông song chủ yếu là sông nhỏ) - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. lớn, ngoài ra còn nhận được lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ. - Chế độ nước sông theo mùa, thất thường. - Chế độ mưa mùa Đất - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu. - Nền nhiệt, ẩm cao => quá trình phong hóa - Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. diễn ra mạnh, tạo nên lớp đất dày. - Do mưa nhiều nên các chất badơ dễ tan bị rửa trôi làm cho đất bị chua. - Sự tích tụ ôxít sắt và ôxít nhôm làm cho đất có màu đỏ vàng. Sinh vật - Cảnh quan tiêu biểu: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm - Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán gió mùa phát triển trên đất feralit. Ngoài ra còn có cầu Bắc. các thành phần á nhiệt và ôn đới núi cao. - Thành phần các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu - Do có sự phân hóa theo độ cao địa hình. thế. II. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG 1.Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam(từ (từ dãy Bạch Mã trở ra) dãy Bạch Mã vào) Khí hậu Kiểu khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa Cận xích đạo gió mùa đông lạnh Nhiệt độ tb năm Từ 20°đến 25°c, trong năm có từ 2-3 Trên 25°c, không có tháng nào tháng nhiệt độ < 18°c nhiệt độ dưới 20°c Biên độ nhiệt năm Cao, từ 10°c đến 12°c Thấp, từ 3°c đến 4°c Phân mùa của khí hậu Mùa nóng và mùa lạnh Mùa mưa và mùa khô Sinh vật Cảnh quan phổ biến Rừng nhiệt đới gió mùa Rừng cận xích đạo gió mùa Thành phần động, thực vật Nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn Nhiều loài nhiệt đới và xích đạo có các loài cây á nhiệt và ôn đới….
  3. 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây a. Vùng biển và thềm lục địa - Diện tích khoảng 1 triệu km2 - Độ nông – sâu – rộng- hẹp của biển và thềm lục địa phụ thuộc vào vùng đồng bằng và đồi núi kề bên. - Khí hậu mang tích chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa. b. Vùng đồng bằng ven biển Thiên nhiên thay đổi tùy nơi thể hiện mối qua hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông. c. Vùng đồi núi Phân hóa đông – tây rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao Các đai Nhiệt đới gió mùa (chân núi) Độ cao Miền Bắc Dưới 600 – 700 m phân bố Miền Nam Dưới 900 – 1000 m Đặc điểm khí hậu Khí hậu nhiệt đới rõ rệt: + Nhiệt độ: cao, mùa hạ nóng (tb >25oC) + Độ ẩm: thay đổi tùy nơi (khô → ẩm ướt). Các loại đất chính Đất phù sa (gần 24% cả nước). Gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát... +Đất feralit ( > 60% cả nước). Phần lớn là đất feralit đỏ vàng, feralit nâu đỏ. Các hệ sinh thái chính +Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. +Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa và các hệ sinh thái trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt Các đai Cận nhiệt đới gió mùa trên núi Độ cao phân Miền Bắc Từ 600 – 700 m đến 2600 m bố Miền Nam Từ 900 – 1000 m đến 2600 m Đặc điểm khí hậu Khí hậu mát mẻ, quanh năm
  4. Độ cao phân Miền Bắc Trên 2600 m bố Miền Nam Đặc điểm khí hậu Tính chất khí hậu ôn đới: Nhiệt độ quanh năm
  5. A. Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng. D. Huế. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà Nẵng có lượng mưa lớn nhất? A. Tháng XI. B. Tháng X. C. Tháng XII. D. Tháng IX. Câu 3: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khí hậu nào? A. Tây Nguyên. B. Trung và Nam Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất? A. Nha Trang. B. Cà Mau. C. Hà Nội. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa ít nhất vào tháng II? A. Đồng Hới. B. TP Hồ Chí Minh. C. Sa Pa. D. Trường Sa. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Trung và Nam Bắc Bộ. D. Đông Bắc Bộ. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có mưa nhiều từ tháng IX đến tháng XII? A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Thanh Hóa. D. Sa Pa. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Đông Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địalí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây không thuộc miền khí hậu phía Nam? A. Tây Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào Bắc Trung Bộ nước ta chủ yếu theo hướng nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Tây Nam. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết bão thường tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm? A. Tháng IX. B. Tháng VIII. C. Tháng XI. D. Tháng X. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI? A. Cần Thơ. B. Trường Sa. C. Thanh Hóa. D. Hà Nội. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió tháng 1 tại trạm Đồng Hới thổi theo hướng A. đông bắc. B. tây nam. C. bắc. D. tây bắc. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có mùa mưa lệch về thu đông? A. Cần Thơ. B. Hà Nội. C. Nha Trang. D. Sa Pa. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địalí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất là A. Thanh Hóa. B. Đà Nẵng. C. Lạng Sơn. D. Cà Mau. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa mùa hạ thổi vào Đồng bằng Bắc Bộ theo hướng A. đông. B. nam. C. đông nam. D. tây nam. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc Bộ.
  6. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau về chế độ mưa của trạm Đồng Hới và Nha Trang là A. mưa lớn nhất cả nước B. mưa đều quanh năm C. mưa lớn nhất vào tháng IX. D. mùa mưa lệch về thu - đông. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm khác biệt cơ bản giữa trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là A. thời gian mùa mưa. B. tổng lượng mưa hàng năm. C. biên độ nhiệt năm. D. nhiệt độ trung bình năm. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết điểm giống nhau giữa trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau là A. biên độ nhiệt năm lớn. B. mùa mưa từ tháng XI - IV năm sau. C. mùa khô từ tháng V-X. D. nhiệt độ trung bình năm cao trên 250C. TRANG 10 – CÁC HỆ THỐNG SÔNG Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc lưu vực hệ thống sông Cả? A. Nậm Mô. B. Ngàn Sâu. C. Long Đại. D. Ngàn Phố. Câu 2: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Yaly thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Ba. B. Mê Kông. C. Đồng Nai. D. Thu Bồn. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết phần lớn các sông ở Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Kông qua hai sông nào sau đây? A. Xê Công, Sa Thầy. B. Đăk Krông, Ea Sup. C. Xê xan, Xrê Pôk. D. Xê xan, Đăk Krông. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống Mê Công? A. Tiền. B. Hậu. C. Cái Bè. D. Vàm Cỏ Đông. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Mã? A. Hiếu. B. Chu. C. Ngàn Phố. D. Giang. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? A. Thái Bình. B. Thu Bồn. C. Mã. D. Ba. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông Hồng (trạm Hà Nội) vào thời gian nào sau đây? A. Tháng 9. B. Tháng 7. C. Tháng 8. D. Tháng 6. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông không thuộc hệ thống sông Mê Công là A. Sông Mỹ Tho. B. Sông Tiền. C. Sông Hậu. D. Sông Kinh Thầy. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết cửa Đại thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Mã. C. Sông Cả. D. Sông Hồng. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông Đà Rằng (trạm Củng Sơn) vào tháng nào?
  7. A. Tháng 11. B. Tháng 9. C. Tháng 12. D. Tháng 10. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thương thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. Thái Bình. B. Hồng. C. Mã. D. Kì Cùng - Bằng Giang. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây chảy theo hướng tây bắc - đông nam? A. Sông Đồng Nai B. Sông Lục Nam. C. Sông Đà. D. Sông Thu Bồn. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất là A. Sông Đồng Nai. B. Sông Thái Bình C. Sông Cả. D. Sông Hồng. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà thuộc lưu vực hệ thống sông A. Hồng. B. Mê Công. C. Đồng Nai. D. Thái Bình. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung? A. Sông Hồng. B. Sông Lục Nam. C. Sông Đà. D. Sông Gianh. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Sông Cả. B. Sông Chu. C. Sông Mã. D. Sông Đà. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, không thuộc lưu vực hệ thống sông Hồng là sông A. Lô. B. Cầu. C. Gâm. D. Đà. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Thái Bình? A. Sông Chu. B. Sông Cầu. C. Sông Cả. D. Sông Mã. Câu 19: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình nhỏ nhất của sông Hồng (trạm Hà Nội) vào tháng nào sau đây? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả? A. Sông Cầu. B. Sông Hiếu. C. Sông Đà. D. Sông Thương. TRANG 11 – CÁC NHÓM VÀ CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất cát biển tập trung nhiều nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất núi đá tập trung nhiều nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan không có ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ.
  8. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit trên đá badan tập trung nhiều nhất ở A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan tập trung nhiều nhất ở những tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên? A. Kon Tum, Gia Lai. B. Gia Lai, Đắk Lắk. C. Đắk Lắk, Lâm Đồng. D. Lâm Đồng, Đắk Nông. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở A. Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. B. Vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan. C. Đồng Tháp Mười và ven vịnh Thái Lan. D. Đồng tháp mười, tứ giác Long Xuyên và ven biển. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là: A. đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn. B. đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn. C. đất phèn, đất mặn, đất badan. D. đất mặn, đất bạc màu, đất phèn. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất phù sa sông tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long? A. Ven biển Đông. B. Bán đảo Cà Mau. C. Ven vịnh Thái Lan. D. Dọc sông Tiền, sông Hậu. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit trên đá vôi không có ở vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất mặn không có ở vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Tây Nguyên. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng? A. Đất feralit trên đá badan. B. Đất phù sa sông. C. Đất phèn. D. Đất mặn. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất feralit trên đá badan. B. Đất phù sa sông. C. Đất phèn. D. Đất mặn. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây ? A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
  9. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở khu vực A. Đông Nam Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. đất feralit trên đá badan. B. đất xám trên phù sa cổ. C. đất phèn. D. đất phù sa sông. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, ở ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại đất nào sau đây? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất cát. D. Đất phù sa. TRANG 12 – THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Núi Chúa. B. Bù Gia Mập. C. Cần Giờ. D. Vũ Quang. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Mũi Cà Mau là A. rừng tre nứa. B. trảng cỏ, cây bụi. C. rừng thưa. D. rừng ngập mặn. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc tỉnh A. Phú Thọ. B. Vĩnh Phúc. C. Hòa Bình. D. Sơn La. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào không thuộc Đồng bằng sông Hồng là A. Ba Bể. B. Tam Đảo. C. Ba Vì. D. Xuân Thủy. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết rừng ôn đới núi cao có ở vùng nào sau đây? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên? A. Kon Ka Kinh. B. Xuân Sơn. C. Vũ Quang. D. Núi Chúa. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm ở trên đảo? A. Kon Ka Kinh. B. Mũi Cà Mau. C. Côn Đảo. D. Núi Chúa. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết khu dự trữ sinh quyển nào sau đây nằm ở trên đảo? A. Cù lao Chàm. B. Rạch Giá. C. Cà Mau. D. Cát Tiên. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là A. Tràm Chim. B. Cát Tiên. C. Pù Mát. D. Bù Gia Mập. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ? A. Tràm Chim. B. Cát Tiên. C. Pù Mát. D. Bù Gia Mập.
  10. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Tây Nguyên? A. Tràm Chim. B. Cát Tiên. C. Pù Mát. D. Bù Gia Mập. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc vùng A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, rừng trên núi đá vôi không phổ biến ở vùng A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, rừng ngập mặn tập trung nhiều nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết rừng ngập mặn không có ở vùng nào sau đây? A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, bò tót phân bố tập trung ở phân khu địa lí động vật A. Tây Bắc. B. Nam Trung Bộ. C. Trung Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. TRANG 13 – CÁC MIỀN TỰ NHIÊN Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. Tây Côn Lĩnh. B. Kiều Liêu Ti. C. Pu Tha Ca D. Phu Luông. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực nào cao nhất trên lát cắt C - D? A. Cao nguyên Mộc châu. B. Núi Phu Pha Phong. C. Núi Phu Luông. D. Núi Phan-xi-păng. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có hướng Tây Bắc - Đông Nam là A. Pu Đen Đinh. B. Pu Sam Sao. C. Hoàng Liên Sơn. D. Phu Luông. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. Phu Luông. B. Kiều Liêu Ti. C. Tây Côn Lĩnh. D. Pu Tha Ca. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, núi thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. Tam Đảo B. Phu Luông. C. Phan-xi-păng. D. Pu Trà. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam? A. Con Voi. B. Cai Kinh. C. Ngân Sơn. D. Phu Luông. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi không có hướng tây bắc - đông nam là A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Triều. C. Pu Đen Đinh. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
  11. A. Kiều Liêu Ti. B. Pha Luông. C. Phu Luông. D. Phu Pha Phong. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Phu Luông. B. Pu Si Lung. C. Pu Tha Ca. D. Pu Huổi Long. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Đông Triều. B. Ngân Sơn. C. Cai Kinh. D. Hoành Sơn. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất? A. Pu Hoạt. B. Phu Luông. C. Pu Huổi Long. D. Pu Trà. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phanxipăng. C. Pu Trà. D. Phu Luông. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. Sông Cả. B. Sông Mã. C. Sông Đà. D. Sông Hồng. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Kiều Liêu Ti. B. Phanxipăng. C. Tây Côn Lĩnh. D. Pu Tha Ca. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng Tây - Đông? A. Bạch Mã. B. Pu Đen Đinh. C. Trường Sơn Bắc. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Đông Triều. B. Ngân Sơn. C. Cai Kinh. D. Hoành Sơn. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phu Luông. C. Kiều Liêu Ti. D. Pu Tha Ca. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 -14, cho biết cao nguyên nào sau đây không phải là cao nguyên badan? A. Kom Tum. B. Đăk Lăk. C. Mộc Châu. D. Mơ Nông. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Pu Tha Ca. B. Kiều Liêu Ti. C. Tây Côn Lĩnh. D. Mẫu Sơn. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. B. từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. C. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. D. phía đông thung lũng sông Hồng đến dãy Bạch Mã. TRANG 14 – CÁC MIỀN TỰ NHIÊN Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?
  12. A. Mơ Nông. B. Kon Tum. C. Lâm Viên. D. Đắk Lắk. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Vọng Phu B. Kon Ka Kinh C. Chư Yang Sin. D. Ngọc Linh Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Mơ Nông. B. Tà Phình. C. Mộc Châu. D. Sơn La. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết lát cắt A - B từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sông Cái đi qua đỉnh núi nào sau đây? A. Bi Doup. B. Lang Bian. C. Chư Yang Sin. D. Chứa Chan. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi Lang Bian thuộc cao nguyên nào sau đây? A. Mơ Nông. B. Di Linh. C. Lâm Viên. D. Kom Tum. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam? A. Địa hình cao và hiểm trở nhất cả nước. B. Gồm các khối núi cổ và cao nguyên ba dan. C. Gồm các cánh cung song song với nhau. D. Nhiều dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây? A. Ngọc Linh. B. Vọng Phu. C. Bi Doup. D. Ngọc Krinh. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất trong các núi nào sau đây? A. Vọng Phu. B. Chư Yang Sin. C. Nam Decbri. D. Chư Pha. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây? A. Braian. B. Bà Rá. C. Bi Doup. D. Lang Bian. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất trong các núi sau đây? A. Chư Pha. B. Nam Decbri. C. Ngọc Krinh. D. Kon Ka Kinh. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Mơ Nông? A. Lang Bian. B. Nam Decbri. C. Braian. D. Vọng Phu. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết các vịnh biển Vân Phong, Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh. B. Quảng Bình. C. Quảng Ngãi. D. Khánh Hoà. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết tuyến đường số 19 đi qua đèo nào sau đây? A. Đèo An Khê. B. Đèo Phượng Hoàng. C. Đèo Ngoạn Mục. D. Đèo Cả. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đèo nào sau đây không nằm trên tuyến đường nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên? A. Đèo An Khê. B. Đèo Phượng Hoàng. C. Đèo Ngoạn Mục. D. Đèo Cả.
  13. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Mơ Nông? A. Vọng Phu. B. Lang Bian. C. Nam Decbri. D. Braian. Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết dãy núi nào sau đây là ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Hoành Sơn. B. Đèo Ngang. C. Bạch Mã. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, cho biết đèo nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Hải Vân. B. An Khê. C. Cù Mông. D. Ngang. Câu 18: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất dãy Trường Sơn Nam? A. Lang Bi Ang. B. Ngọc Linh. C. Bi Duop. D. Chư Yang Sin. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam? A. Kon Ka Kinh. B. Ngọc Linh. C. Bà Đen. D. Lang Bian. -----------------HẾT------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0