intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề cương này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (CUỐI HỌC KÌ 1) NĂM HỌC 2023-2024 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH:Từ bài 1 đến hết bài 4 (chương trình 2018) B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP:Tự luận 100% 1. Về văn bản: - Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học). 2. Về kiến thức và kĩ năng * HS cần: Nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bảnnghị luận về một tác phẩm truyện với nội dung trọng tâm là đánh giá nghệ thuật kể chuyện của tác giả -Nhận biết và đi sâu vào việc phân tích, đánh giá tính nghệ thuật của một tác phẩm truyện, đặc biệt là những tìm tòi của tác giả trong cách kể câu chuyện +Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện được chọn để phân tích( chú ý nêu khái quát các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích) + Nêu và phân tích một cách cụ thể, rõ ràng các phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm( tổ chức mạch truyện, người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, lời kể, giọng điệu, nhân vật…) + Nêu nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với những phân tích có chiều sâu, thể hiện góc nhìn mới mẻ + Khẳng định giá trị tác phẩm được chọn để phân tích * HS cần: nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ với nội dung trọng tâmlà phân tích cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm -Nhận biết và phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố cơ bản trong thơ ( tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm) +Giới thiệu ngắn gọn bài thơ ( tác giả, vị trí của bài thơ, lý do lựa chọn bài thơ) +Xác định rõ trọng tâm vấn đề bàn luận trong bài viết ( cấu tứ độc đáo của bài thơ và sự chi phối của nó đến hệ thống hình ảnh) + Xem xét vấn đề một cách toàn diện theo một cách cụ thể với những lí lẽ, bằng chứng xác đáng + Đánh giá được nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ cũng như giá trị của chúng trong việc thể hiện những khám phá mới về con người và cuộc sống -Nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, từ đó biết sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết một cách hiệu quả + Phân tích được việc tái tạo ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại việc trích dẫn ngôn ngữ viết trong ngôn ngữ nói
  2. + Nhận biết được các lỗi về phong cách trong văn bản nói và viết, cụ thể đồng thời chỉ ra được hướng khắc phục -Nhận biết và phân tích được một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học và ý nghĩa của sự sáng tạo trong tác phẩm văn học ở phương diện ngôn ngữ +Phân tích được đặc điểm của một số hình thức phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học và hiệu quả thẩm mĩ mà các hình thức đó đưa lại. +Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữa luận đề, luận điểm, luận cứ, nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản. +Nhận biết và phân tích được thái độ, mục đích và tình cảm của người viết; vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận. +Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả. +Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh), trình bày rõ quan điểm về hệ thống luận điểm, cấu trúc văn bản chặt chẽ, mở đầu kết thúc gây ấn tượng, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. +Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như cốt truyện, nhân vật, người kể, bút pháp miêu tả. +Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình. +Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống. +Nắm bắt được các kiểu lỗi về thành phần câu, biết cách sửa lỗi và vận dụng vào việc sử dụng tiếng Việt của bản thân. +Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại). 3. Cấu trúc đề : -Thời gian: 90 phút - Cấu trúc đề gồm: Từ 7-8 câu đọc hiểu, 01 câu nghị luận văn học. - Phần kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 4. Một số đề luyện tập: ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau : (1) Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân
  3. (2) Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. (3) Chính dịp đó ông Diểu đi săn. (4) Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống. … (5) Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. « Thôi tao phóng sinh cho mày ! » - Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt dưới chân mình. Lưỡng lự giây phút rồi ông vội vã bước đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến con khỉ đực nằm. (6) Ông Diểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. (Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện Tình yêu, tội ác và trừng phạt, NXB Trẻ, 2012) Thực hiện các yêu cầu : Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Ở đoạn (1), vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh nào? Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra 01 phép liên kết trong những câu văn sau: Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da ? Câu 5 (1,0 điểm).Việc ông Diểu cầm súng đi săn gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Câu 6 (0,5 điểm). Theo anh/chị chi tiết: Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi khắc họa tâm trạng của ông Diểu như thế nào ? Câu 7 (0,5 điểm). Hoa tử huyền nở trên đường ông Diểu đi về theo anh/chị mang ý nghĩa gì? Câu 8 (0,5 điểm). Từ văn bản, anh/chị hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên nhiên. II. VIẾT (4 điểm) Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu. …………………………………………………………….. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản:
  4. VẺ ĐẸP BẤT DIỆT CỦA TÌNH NGƯỜI, CỦA KHÁT VỌNG SỐNG (Về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân) (PGS.TS Lê Quang Hưng) 1. Một chuyện khó khăn bậc nhất lại được thực hiện một cách nhẹ nhàng, chóng vánh bậc nhất. Việc lẽ trang trọng vô cùng lại diễn ra trong đùa cợt lạ lùng. Ấy có lẽ là cảm nhận rõ rệt đầu tiên khi ta đọc Vợ nhặt của Kim Lân. Lạ và bất thường quá chứ: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, xấu trai, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa từng được một người con gái nào thèm để ý đến, thế mà bỗng dưng được một người phụ nữ theo về nhà làm vợ hẳn hoi. Càng lạ hơn nữa là Tràng nhặt vợ về giữa những ngày đói kém, giữa khi cái chết vì đói còn rập rình đe dọa. (...) Tính chất độc đáo của tình huống truyện gắn với cái tên “Vợ nhặt”. Nếu đặt “Nhặt vợ” thì “nhặt” là động từ, danh từ “vợ” làm bổ ngữ. Điều đó có tính chủ động, được tính toán, có “kế hoạch” trước. Còn “Vợ nhặt”? Động từ “nhặt” được tính từ hóa làm chức năng định ngữ. Nó là sự bị động, không hề được biết trước. Ai mà biết được mình sẽ nhặt được cái gì! Vợ mà lại nhặt - như tình cờ bắt được một thứ của rơi của vãi ngoài đường. […] Lạ và bất thường quá chứ: chỉ hai lần tình cờ gặp gỡ, chỉ mấy câu nửa đùa nửa thật mà người đàn bà nọ đã bám chằng lấy Tràng, đã sẵn sàng trao thân gửi phận nơi người đàn ông chưa hề biết cửa nhà, gia cảnh.(…) Viết Vợ nhặt, Kim Lân đâu nhằm tái hiện nhiều bức tranh hiện thực đói khát thê thảm mùa xuân Ất Dậu 1945 nhưng chỉ qua một số chi tiết, hình ảnh đầy sức ám ảnh, tác phẩm khiến người đọc khó thể quên những ngày tháng nghiệt ngã ấy. Có lẽ chưa từng có và sẽ không bao giờ có nữa hình ảnh bữa ăn sáng đón nàng dâu thảm hại như thế. Một nồi cháo lõng bõng, một lùm rau chuối thái rối, một ít muối… mấy thứ ấy lại bày trên một chiếc mẹt rách. 2. Chuyện thế đã lạ. Nhưng nếu câu chuyện vợ nhặt chỉ lạ đến thế thì thiên truyện đâu đã xứng danh là “thần bút”. Chuyện đùa cợt mà thành nghiêm túc. Tình huống ngẫu nhiên mà toát lên vẻ tự nhiên, lẽ tất yếu - ấy là cảm nhận rất tự nhiên mà tác phẩm đem đến cho chúng ta. Theo tôi, Vợ nhặt cùng một lúc chứa đựng hai nghịch lí thú vị: Chuyện lẽ ra nghiêm túc lại diễn ra như một trò đùa; Chuyện đùa, “tầm phơ tầm phào” mà trở nên nghiêm túc, trang trọng, mà được thực hiện bằng tất cả niềm vui sống, bằng khát vọng hạnh phúc chính đáng. Những con người
  5. nghèo khổ ấy đến với nhau, cưu mang nhau một cách thât tự nhiên bằng cái đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. […] Nỗi lòng những người nghèo khổ trong hoàn cảnh đói khát nghiệt ngã được Kim Lân diễn tả thật tinh tế, cảm động qua nhiều chi tiết thú vị. Nhiều khi tác phẩm “sống” nhờ chi tiết. Một nhà văn được nhớ lắm lúc do vài chi tiết thật ấn tượng. Niềm vui của người đàn ông nghèo khổ, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa hề được một người con gái nào thèm để ý đến bỗng dưng được vợ toát ra trên gương mặt, nơi ánh mắt, nụ cười: “Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Niềm vui trong tinh thần hiển hiện thành cảm giác da thịt, phản ứng thân thể: “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông ngheo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng” (…) Phải chăng Kim Lân viết các chi tiết ấy bằng chính kỉ niệm, sự từng trải của mình. Không phải là nhà văn của đồng đất nguyên thủy, gắn bó với người dân quê từ trong máu thịt không thể viết nổi những đoạn văn như thế. […] 3. Đọc Vợ nhặt, tôi cứ “vẩn vơ” về vẻ đẹp của người phụ nữ, về thiên tính phụ nữ. Phụ nữ là những người được tạo hóa sinh ra để yêu thương và để được thương yêu. Hiếm bà mẹ giàu lòng bao dung, nhân hậu như bà cụ Tứ. Cũng không nhiều người phụ nữ ý tứ, biết điều như người vợ nhặt – chị ta là người đáng thương, đáng trọng chứ không hề đáng ghét, đáng khinh. Dù chỉ xuất hiện trên vài trang truyện ngắn, nhân vật bà cụ Tứ để lại trong chúng ta những ấn tượng khó thể phai mờ. Phải tỉnh táo lắm, phải bao dung lắm mới có được ý nghĩ này: người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ... Vậy là bà cụ Tứ đã đặt người phụ nữ kia cao hơn anh con trai mình. Bà cụ thương con trai thì đã đành nhưng thật vô cùng nhân hậu khi thương luôn cả người con dâu nhặt [... ] Nói tới tình thương con sâu sắc của người mẹ nghèo, khó thể quên hình ảnh bữa cơm ngày đói với chi tiết nồi cháo cám. (...) Chi tiết nồi cháo cám khiến ta càng thấm thía tình cảnh đói khổ thê thảm của người dân lao động lúc bấy giờ, càng thấm thía tình thương con thật tội nghiệp nhưng cũng thật đáng kính trọng của bà cụ Tứ. Vẻ đẹp thiên tính nữ, cái nhìn trân trọng đối với người dân lao động nghèo khổ của Kim Lân được thể hiện sâu sắc qua nhân vật người vợ nhặt. Xuất hiện ít thôi, nhưng nhân vật này góp phần không nhỏ làm nên giá trị hiện thực lớn lao, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của thiên truyện.[…] Nếu cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là cơn bão táp lịch sử lớn thì đêm trước cơn bão ấy dân tộc ta phải trải qua một không khí ngột ngạt, oi nồng. Đó chính là bối cảnh hiện thực
  6. của truyện ngắn Vợ nhặt. Dựa trên nền cảnh xám xịt ấy, Kim Lân đi vào khám phá, thể hiện thân phận, nỗi lòng của mấy con người nghèo khổ. Mãi sau này, khi người Việt Nam ta dùng điện thoại truyền hình, đi du lịch ngoài trái đất, hưởng tuần trăng mật trên một khoang tàu vũ trụ nào đó, nếu đọc Vợ nhặt chắc hẳn ngỡ ngàng bởi ngày xưa ông bà tổ tiên mình có cảnh đói khổ dường ấy, có cái cuộc nên vợ nên chồng kì lạ dường ấy. Đồng thời câu chuyện vợ nhặt sẽ nhắc nhở bao lớp hậu sinh về vẻ đẹp của tình người, về khát vọng hạnh phúc bền bỉ, mãnh liệt. (Đến với tác phẩm văn chương, PGS-TS Lê Quang Hưng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr.196-204) *PGS-TS Lê Quang Hưng xuất thân trong gia đình quê Hà Tĩnh, có truyền thống hiếu học. Ôngg rất đam mê văn chương, quyết tâm theo nghiệp giảng dạy, nghiên cứu của bố là PGS Lê Bá Hán. Năm 1977, tốt nghiệp xuất sắc Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Vinh, ông được giữ lại khoa, làm đồng nghiệp của bố. Ông bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ và năm 1988 chuyển về giảng dạy tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2003 ông được phong chức danh PGS và năm 2008 được bổ nhiệm Trưởng khoa Việt Nam học. Ông đã xuất bản nhiều công trình phê bình, nghiên cứu văn học được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá cao. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Vấn đề trọng tâm được thể hiện qua câu văn nào? Câu 2. Văn bản được triển khai thành mấy luận điểm, xác định vị trí các luận điểm đó? Câu 3. Chi tiết nào được tác giả dùng làm dẫn chứng cho tình thương con sâu sắc của bà cụ Tứ? Câu 4. Cho một ví dụ về yếu tố tự sự được sử dụng bổ trợ trong văn bản để tăng tính thuyết phục? Câu 5. Thái độ, cách nhìn của tác giả về nhân vật người vợ nhặt như thế nào? Câu 6. Văn bản tập trung làm rõ điều gì? Ý nghĩa của vấn đề đó? Câu 7. Anh/chị có nhận xét gì về cách triển khai luận đề trong bài viết? Câu 8. Qua văn bản, anh/chị hiểu được gì về lối phê bình của tác giả? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề hiến máu nhân đạo đối với lớp trẻ ngày nay. ……………………………………. Đề 3. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau:
  7. Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít con chim trả bắn mũi tên xanh biếc con chích choè đánh thức buổi ban mai Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại cái năm tháng mong manh mà vững chãi con dấu đất đai tươi rói mãi đây này Người ở rừng mang vết suối vết cây người mạn bể có chút sóng chút gió người thành thị mang nét đường nét phố như tôi mang dấu ruộng dấu vườn Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương thời thơ ấu không thể nào đánh đổi trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội có một miền quê trong đi đứng nói cười. Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi dầu chúng ta cứ việc già nua tất xin thương mến đến tận cùng chân thật những miền quê gương mặt bạn bè (Tuổi thơ – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên? Câu 2. Xác định cách gieo vần trong đoạn thơ sau: Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ in đậm? Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ in đậm? Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
  8. Câu 6. “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương thời thơ ấu không thể nào đánh đổi” Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên của nhà thơ hay không? Vì sao? Câu 7. Sau khi đọc văn bản anh/chị thấy kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào đối với mỗi người? Câu 8. Đánh giá cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh mà tác giả sử dụng trong văn bản? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Anh chị hãy viết một bài luận bàn về ý nghĩa của việc vượt qua những giới hạn trong cuộc sống? Bắc Ninh, ngày 05/12/2023 Nhóm trưởng Nguyễn Thị Lệ Hằng ……………………………………………………………………………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2