intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

  1.       SỞ GD – ĐT HÀ NỘI     NỘI DUNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I  TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ                    NĂM HỌC 2022 ­ 2023             MÔN NGỮ VĂN –KHỐI 12 A. NỘI DUNG ÔN TẬP. I. Phần đọc hiểu. ­ Học sinh vận dụng kiến thức đã học về: + Nghĩa của từ. + Phong cách ngôn ngữ . + Biện pháp tu từ. + Các phương thức biểu đạt. + Các thao tác lập luận. + Luật thơ. ­ Để trả lời những câu hỏi ngắn (phát hiện, phân tích giá trị) một đoạn văn   bản  ngoài chương trình sgk. II. Phần làm văn.           ­ HS vận dụng các kiến thức về XH, ôn tập kĩ năng làm văn NLXH để viết  được 01 đoạn văn khoảng (150 – 200 chữ) ­ HS: Huy động những kiến thức VBVH , kĩ năng làm văn và những cảm   xúc, trải nghiệm của bản thân để viết 01 bài văn nghị luận VH. ­ Nội dung ôn tập: 1/ Nội dung chủ đạo 2 bài thơ: Đất Nước  (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng  (Xuân Quỳnh). Yêu cầu cần nắm  vững : 1
  2. ­ Những nét chính về  vị trí và phong cách thơ  của từng tác giả  (nhằm vận  dụng viết mở bài và là cơ sở tiếp cận, cảm nhận tác phẩm). ­ Xuất xứ, thời điểm hoàn cảnh sáng tác, đề tài, cảm xúc chủ đạo của từng   bài thơ  ­ Bố cục, nội dung và nghệ thuật trong từng phần – từng đoạn của từng tác  phẩm (nhằm là cơ sở để nghị luận về một đoạn thơ bất kỳ trong bất cứ bài thơ  nào trong hai bài thơ) ­ Những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của từng bài thơ. 2. Về 2 bài tùy bút và bút kí:   a. Ở bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), cần nắm vững: ­ Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân . ­ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và 2 nội dung chính của tác phẩm. ­ Hình  ảnh sông Đà với 2 tính cách trái ngược (hung bạo, hiểm ác và thơ  mộng, trữ tình) chứng minh và phân tích được nhận định của nhà văn: thiên nhiên  Tây Bắc là  vàng. ­  Hình ảnh người lái đò sông Đà cần cù, dũng cảm và tài hoa. Chứng minh  và phân tích được nhận định: Con người Tây Bắc là vàng mười của Tổ quốc. ­ Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua bài tùy bút . ­ Ý nghĩa của bài tùy bút. b. Ở bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ­  Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ  Ngọc  Tường . ­  Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác nội dung chính của tác phẩm. ­   Hình   ảnh   sông   Hương   được   nhà   văn   nhận   diện   và   miêu   tả   qua   các   phương diện : + Thiên nhiên địa lý (gắn với thủy trình của dòng sông: từ  thượng nguồn  về ngoại vi Huế đi vào thành phố Huế, từ biệt Huế về với biển cả) . + Phương diện lịch sử. 2
  3. + Phương diện văn hóa (thơ ca – nhạc họa). + Phương diện đời thường. ­ Ý nghĩa nhan đề bài bút ký. ­ Ý nghĩa của bài bút ký. ­ Những nét đặc sắc trong phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài  bút ký. * Những điều cần lưu ý khi học ôn hai bài ký : ­ Cần học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu trong từng bài để minh họa khi  làm văn (theo nguyên tắc: “nói có sách, mách có chứng”). ­ Cần so sánh, đối chiếu cách cảm nhận và miêu tả của hai nhà văn về hình  ảnh của hai con sông Việt Nam (nét chung, nét riêng, lý giải vì sao lại có sự giống  và khác nhau đó? ) B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA( 90 phút)   Phần I. Đọc ­ hiểu (3.0 điểm)     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:           Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết   mình để  hoàn thành nó. Sứ  mệnh đó bắt đầu từ  khi bạn sinh ra và sẽ  theo bạn   cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong   mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.            Trách nhiệm là yếu tố  cơ  bản làm nên một con người đích thực. Trách   nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù   bạn là ai hay vị  trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ  ra có trách nhiệm trong   những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả  những trách nhiệm mà   bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.   Nếu bạn tỏ  ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định   của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.            Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề  ra. Nhưng   quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ  với gia   đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ  việc gì, bạn hãy nỗ   lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn   nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị  không phải là thứ  có thể  mang đến một cuộc   sống hạnh phúc đích thực. Chỉ  có những quyết định mang tính trách nhiệm mới   có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát. 3
  4. (Trích “Không gì là không thể”– George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành   phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)                                                                  1 Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.75 điểm). Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào   được xem là cao cả và nặng nề nhất? Câu 3 (1.0 điểm). Dựa vào đoạn trích, anh/chị  hãy cho biết “sống dấn thân” là   sống như thế nào? Câu 4(0.5 điểm). Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và   biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có   ý nghĩa gì với anh/chị? Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm).            Từ  nội dung đoạn trích  ở  phần Đọc hiểu, anh / chị  hãy viết 01 đoạn văn   ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm. Câu 2( 5.0 điểm).         Trong tùy bút  Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những lần   miêu tả bờ Sông Đà :           Ở thượng nguồn: “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó   còn là những cảnh đá bờ  sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ   ấy chỉ  lúc đúng   ngọ  mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như  một cái yết hầu.   Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ   đã có lần vọt từ  bờ  này sang bờ  kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng  ấy, đang   mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như  đang đứng  ở  hè một cái ngõ mà   ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt   đèn điện.”           Ở hạ nguồn: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ.   Hình như  từ  đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ  đến thế  mà   thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh   không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu   cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền   sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”     Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh Sông Đà trong hai đoạn văn trên, từ đó làm   nổi bật cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. (Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam)                                                         ĐÁP ÁN Phầ Câu Nội dung Điểm n 1 Phương thức biểu  đạt chính : Nghị luận 0.75 4
  5. 2 Theo đoạn trích, trong tất cả  những trách nhiệm mà   0.75 bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân   là cao cả và nặng nề nhất 3 – Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” là sống: nỗ lực   hết   mình   để   hoàn   thành   sứ   mệnh;   sống   có   trách   1.0 nhiệm. Đọc   – Ngoài ra, “sống dấn thân” còn được hiểu là: –  + Sống hết mình, năng động, không ngại khó khăn gian   hiểu khổ, không sợ thất bại. + Biết vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm,   dám thành công. + Hãy biến mình thành nhà thám hiểm, hãy khám phá   những vùng đất mới, những điều chưa ai làm, hãy mở   lối đi riêng, hãy là người dẫn đường. + Tuy nhiên việc “sống dấn thân”  phải gắn liền với   ước mơ khát vọng thực tế chứ không phải là sống với   mơ ước viễn vông xa rời thực tế. Muốn dấn thân phải   có hiểu biết và biết mình là ai. 4 – Lời khuyên “Khi làm bất kỳ  việc gì, bạn hãy nỗ  lực   0.5 hết  mình và  biết  chịu trách nhiệm với từng lời nói,   hành   động   của   mình” trong   đoạn   trích   là   một   lời   khuyên đúng đắn, bổ  ích. Lời khuyên  ấy giúp ta nhận   ra: làm việc gì cũng cần phải biết cố  gắng, biết nỗ   lực, siêng năng chăm chỉ, miệt mài lao động. Hơn nữa   cần phải chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của   mình, phải sống có uy tín và gắn liền chữ tín với công   việc. –   Với   riêng   bản   thân   em,   lời   khuyên   ấy   là   một   lời   khuyên quý giá: + Lời khuyên ấy giúp em nhận ra những thiếu sót của   bản thân: chưa nỗ  lực, chưa trách nhiệm. Nhận thấy   điều đó giúp em thay đổi bản thân để  sống đúng với   trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. + Là động lực thúc đẩy bản thân phải biết cố  gắng,   nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập và lao động để   biến   ước   mơ   thành   hiện   thực.   Sống   phải   có   ý   chí,   quyết tâm. + Biết đấu tranh loại bỏ thói vô trách nhiệm, thói lười   biếng ra khỏi bản thân. 5
  6. +   Làm   sai   phải   biết   nhận   trách   nhiệm,   chịu   trách   nhiệm trước lời nói và hành động. Sống phải có lòng   tự trọng. Làm   Câu   viết   một   đoạn   văn   (khoảng150   chữ)   trình  bày   suy   văn 1 nghĩ của mình về  sống có trách nhiệm. a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,   quy nạp,tổng­ phân – hợp, móc xích , song hành b. Xác định đúng vấn đề  nghị  luận: Sống có trách   0.25 nhiệm. c. Triển khai vấn đề nghị luận    1.0       Trên cơ sở trình bày những hiểu biết về văn bản ở   phần đọc – hiểu, có thể trình bày suy nghĩ vấn đề theo   nhiều cách khác nhau nhưng lập luận phải hợp lí, chặt   chẽ. Có thể đảm bảo một số trong những nội dung gợi   ý sau: ­ – Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng   đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí   công việc mà không ỷ  lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách   nhiệm cho người khác.  – Sống và làm việc hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ;   sống với khát vọng được cống hiến cho gia đình và xã   hội. Biết chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động. – Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể  hiện   nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó cũng là   một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta.   Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn thành công và   luôn có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác   yêu mến, kính trọng, giúp đỡ. Ngược lại, kẻ  sống vô   trách   nhiệm   thường   chỉ   nhận   được   thất   bại   và   sự   thiếu tôn trọng từ mọi người. 6
  7. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, vừa   0.25 với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật e.  Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính   0.25 tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng việt Câu 2 HS viết bài văn NLVH 1 .Yêu cầu về kĩ năng: (0.25 điểm)                                         Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề nghị   luận.Thân bài triển khai các luận điểm để  giải quyết vấn đề. Kết   bài đánh giá kết luận được vấn đề. 2. Yêu cầu về kiến thức a. Xác định đúng văn đề nghị luận (0.5 điểm)                                b.Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm; vận dụng   tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ  và dẫn   chứng.   Học sinh có thể  trình bày hệ  thống các luận điểm theo nhiều cách   khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: ­ Giới thiệu khái quát về  tác giả  , tác phẩm và vấn đề  cần nghị   luận (0.5 điểm) 7
  8. ­ Cảm nhận về con sông Đà trong hai đoạn văn (2.0 điểm) +Đoạn 1: Con sông Đà ở thượng nguồn. .Cảnh bờ sông “dựng vách thành” hoang sơ, hiểm trở, hùng vĩ .Thủ pháp so sánh , liên tưởng nhiều tầng bậc, bất ngờ, độc đáo +Đoạn 2: sông Đà ở hạ nguồn .Cảnh ven bờ sông Đà yên tĩnh, hoang sơ ,thơ mộng trữ tình .Thủ  pháp so sánh, liên tưởng bất ngờ, độc đáo, câu văn giàu hình   ảnh, giàu chất thơ. ­Cái tôi tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân (0.5 điểm) +Tài hoa:Ở lối viết uyển chuyển, linh hoạt cách so sánh liên tưởng   nhiều tầng bậc,bất ngờ độc đáo. +Uyên bác: kiến thức sâu rộng, vận dụng đúng chỗ, thể  hiện tư   tưởng nhà văn ­Đánh giá chung (0.5 điểm) +Hai đoạn văn cùng nêu bật vẻ đẹp đa sắc của sông Đà­ chất vàng   miền Tây Bắc. + Thể  hiện cái tôi nghệ  sĩ, cái nhìn gắn bó,tin yêu cuộc đờicủa tác   giả sau Cách mạng tháng Tám c.  Văn   viết   đúng chuẩn  chính tả,  ngữ   pháp tiếng Việt      (0.25   điểm) d. Có cách cảm nhận sâu sắc, mới mẻ  cách trình bày sáng tạo   hợp lý  (0.5 điểm) 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2