intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ : NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 (CUỐI HỌC KÌ 1) NĂM HỌC 2023 - 2024 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Từ bài 1 đến hết bài « Người lái đò sông Đà»- Nguyễn Tuântrong SGK. B) KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: I. Đọc văn 1. Văn nghị luận: Văn bản: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) * Yêu cầu:Cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB. 2. Thơ trữ tình: Văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Trích – Tố Hữu); Đất Nước (Trích - Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) * Yêu cầu:Cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nhan đề, lời đề từ, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB. II. Tiếng Việt; Làm văn: Các bài học đến hết tuần 16 C) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: Cấu trúc đề: Tham khảo đề thi học kì I năm học 2021 – 2022; 2022-2023 (đính kèm) 1. Phần Đọc – hiểu: a) Lưu ý: * Về văn bản: - Những văn bản, đoạn văn bản được học trong chương trình, (bao gồm tất cả văn bản đọc thêm) - Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học) và những văn bản nhật dụng. * Về kiến thức: - HS cần nắm vững: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản (đoạn văn bản) - GV ôn tập cho học sinh kiến thức về: Các phong cách ngôn ngữ (đã học); Các biện pháp tu từ; Các phương thức biểu đạt; Các thể loại tác phẩm….. b) Phương pháp làm bài: - Phần này chỉ kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 2. Phần làm văn: 2.1. Nghị luận xã hội: - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. * Lưu ý: HS trình bày thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hoặc: quy nạp, tổng phân hợp, song hành…) 2.2. Phần Nghị luận văn học: - Các văn bản học trong chương trình: Nêu trên. * Lưu ý:
  2. - HS trình bày thành một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. D) THỜI GIAN, HÌNH THỨC: - Thời gian làm bài: (90 phút) - Hình thức: Tự luận ………………………………………. THAM KHẢO ĐỀ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Cuộc sống đôi khi khiến chúng ta kiệt sức. Nỗi bất hạnh từ đâu ập tới không hề báo trước tàn phá tâm hồn ta. Trong khu vườn trái tim in hằn những vết thương chỉ mọc những bụi gai um tùm. Cuộc sống luôn có những việc xảy ra lặp đi lặp lại như vậy. Điều quan trọng là ta quyết tâm làm gì để chữa lành cho chính mình. Và làm thế nào để việc đó không chỉ chữa lành cho bản thân mà còn tiếp tục chữa lành cho cả thế giới. Đó là năng lực tự phục hồi vốn có của con người. Con người lúc nào cũng có khả năng vượt qua nỗi buồn và trở lại nguyên vẹn. Tâm hồn trưởng thành giúp thế giới phát triển. Việc mang những hạt sồi tốt ra gieo xuống thế gian đã báo hiệu trước về một khu rừng xinh đẹp. Nếu không làm như vậy thì ta sẽ chỉ còn lại trái tim mục nát và thế giới hoang tàn trên cõi đời này. Trí tuệ cuộc sống không phải là thứ có thể chấm dứt nỗi bất hạnh, mà ngay trong nỗi bất hạnh luôn có một nơi để gieo mầm những hạt giống khoẻ mạnh. (Trích “Hàn gắn vết thương”, Chú chim bay không quay đầu ngoảnh lại, Shiva Ryu, NXB Hà Nội, 2018, tr. 151-152) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo đoạn trích, nỗi bất hạnh đã tác động tới tâm hồn chúng ta như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Việc mang những hạt sồi tốt ra gieo xuống thế gian đã báo hiệu trước về một khu rừng xinh đẹp.Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả:ngay trong nỗi bất hạnh luôn có một nơi để gieo mầm những hạt giống khoẻ mạnh? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
  3. Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... (Trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 118) --------------Hết-------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC BẮC NINH KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 (Hướng dẫn chấm Môn: Ngữ văn - Lớp 12 gồm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ phương thức nghị luận. 0,75 2 - Theo đoạn trích: Nỗi bất hạnh đã tàn phá tâm hồn ta. 0,75 Hướng dẫn chấm: HS trả lời đúng nội dung có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 3 - Biện pháp tu từ ẩn dụ: những hạt sồi tốt, khu rừng xinh đẹp 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS chỉ ra đúng biện pháp tu từ ẩn dụ đạt 0,25 điểm. - HS xác định được đủ hình ảnh ẩn dụ đạt 0,25 điểm. - Tác dụng: + Đề cao vai trò của quyết tâm tự chữa lành, tự phục hồi của con người trước những tàn phá của nỗi đau, sự bất hạnh. 0,5 + Tăng tính gợi hình, gợi cảm và ấn tượng với người đọc. Hướng dẫn chấm: HS trình bày được mỗi ý của đạt 0,25 điểm.
  4. 4 - Bày tỏ quan điểm cá nhân: có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần. 0,5 - Lí giải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ví dụ lí giải trong trường hợp đồng tình: - Con người luôn có khả năng vượt qua nỗi buồn, đối đầu với những nỗi bất hạnh trong cuộc đời. - Đủ bình tĩnh để không rơi vào tuyệt vọng thì những hạt mầm hi vọng sẽ được nảy sinh, sự sống sẽ trở lại. - Gian nan, bất hạnh không tuyệt đường sống của chúng ta mà để chúng ta được tôi luyện vững vàng, trưởng thành hơn. Hướng dẫn chấm: HS trình bày thuyết phục đạt 0,5 điểm. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình 2,0 bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 0.25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. c. Triển khai vấn để nghị luận HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: Vượt lên chính mình là vượt qua những giới hạn của bản thân, vượt qua khó khăn, nghịch 1,0 1.0 cảnh, đau buồn trong cuộc sống; chiến thắng những tật xấu của bản thân: ích kỉ, ghen tị, thù hận… Dũng cảm vượt lên chính mình giúp con người có niềm tin vào bản thân, có tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống, thay đổi được hoàn cảnh số phận để cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn, đồng thời sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục…, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  5. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về sự cần thiết của việc vượt lên chính mình trong cuộc sống; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Phân tích 9 câu thơ đầu của đoạn trích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)để làm rõ cảm 5,0 nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích 9 câu thơ đầu của đoạn trích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)để làm rõ cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt Đường khát vọng” (0,25 điểm), 0,5 đoạn trích “Đất nước” và 9 câu thơ mở đầu (0,25 điểm). - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước: Trong suốt chiều 2,5 dài hình thành và phát triển lâu đời của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm chú ý vào hai thời điểm Đất Nước bắt đầu và Đất Nước lớn lên. - Đất Nước bắt đầu từ rất xa xưa như một sự tất yếu, từ thời các vua Hùng dựng nước (Khi ta lớn lên, đã có rồi); Đất nước trưởng thành người dân có ý thức đánh giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc (Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc). - Đất Nước gắn liền, ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi người: + Những câu chuyện cổ tích của của mẹ, những bài học đạo lí làm người, ước mơ khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng (ngày xửa ngày xưa, mẹ thường hay kể); phong tục ăn trầu của các bà gợi nhớ sự tích Trầu cau (miếng trầu); truyền thống chống giặc ngoại xâm và truyền thuyết về người anh hùng Thánh Gióng biết trồng tre mà đánh giặc); phong tục lâu đời của người Việt, người phụ nữ để tóc dài và búi lên (Tóc mẹ bới sau đầu); tình cảm thủy chung
  6. của người Việt (Cha mẹ thương nhau, gừng cay muối mặn); vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam gắn với lao động sản xuất và nền văn minh lúa nước (Cái kèo, cái cột, hạt gạo, xay, giã, giần, sàng)…. - Đất Nước có truyền thống, phong tục, tập quán, văn hoá, văn minh….Đó là những thành tố tạo nên Đất Nước (Đất Nước có từ ngày đó). - Nghệ thuật: Vận dụng khéo léo chất liệu văn hoá dân gian như tục ăn trầu, búi tóc sau đầu, truyền thuyết Thánh Gióng, sử dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ… Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, từ Đất Nước được viết hoa thể hiện sự trân trọng, ngợi ca. Lời thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, mang đậm chất triết lí. Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm). * Đánh giá chung về cảm nhận mới mẻ của tác giả thể hiện trong đoạn thơ: 0,5 - Đất Nước bình dị, tươi đẹp, gắn liền với cội nguồn văn hóa, cội nguồn dân tộc. - Đất Nước không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi, thân thiết trong cuộc sống mỗi người. Điều đó khơi dậy trong người đọc tình yêu, sự trân trọng trách nhiệm đối với Tổ quốc, quê hương mình… Hướng dẫn chấm: HS đánh giá được mỗi nội dung đạt 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh đất nước; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. + Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,5 điểm. + Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 (Đề kiểm tra có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi người. Những quyết định được thai nghén trong những giây phút bạn trăn trở, suy ngẫm thường ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của bạn mỗi ngày. Trái tim luôn là người dẫn đường tài ba nhất của bạn, hơn mọi lời chỉ bảo của những người xung quanh. Tất nhiên, bạn cũng nên cởi mở để chia sẻ và đón nhận mọi lời khuyên. Nhưng nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân, bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình. Suy cho cùng, bạn mới là người biết rõ về khả năng và cảm giác thực sự trước những việc mình làm.
  7. Không ai dạy ta bài học quý báu hơn bài học ta tự nhận thức. Không thông điệp nào giàu ý nghĩa với trái tim ta bằng thông điệp đang ngân nga trong tâm hồn ta. Không trí tuệ nào thấu tỏ chiều sâu nội tâm ta hơn những lời trái tim ta mách bảo. Vậy tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình? Vì vậy, hãy giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân và luôn ghi nhớ rằng chọn lựa của bạn mới là điều quan trọng nhất. (Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.237 - 238) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân? Câu 3. Hãy chỉ ra hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Tại sao phải dành quá nhiều thời gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời cho mình? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi người không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân. Câu 2 (5,0 điểm) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. (Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.110) Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong giọng điệu thơ Tố Hữu. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận. 2 Theo tác giả, nếu 0,75 bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến
  8. của người khác hơn chính kiến của bản thân, bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình. 3 Hiệu quả của câu 0,5 hỏi tu từ: + Khẳng định, nhấn 0,5 mạnh làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của việc tự nhìn nhận chính mình, tin tưởng bản thân, không lệ thuộc vào sự đánh giá và định kiến của người khác.+ Tạo giọng điệu trăn trở, suy tư, giúp câu văn sinh động, hấp dẫn hơn. Hướng dẫn chấm: - HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 4 - HS trả lời đồng 0,5 tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình và có cách lí giải hợp lí. - Gợi ý cho câu trả lời đồng tình: bản thân mỗi người mới hiểu được rõ điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, mong muốn… của chính mình, vì thế có thể đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn. Những ý kiến của người khác chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng.
  9. Hướng dẫn chấm: - HS lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật đạt 0,5 điểm. - HS lí giải chưa đủ thuyết phục đạt 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn 2,0 trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân. a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận HS có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình
  10. bày theo hướng sau: - Niềm tin vào khả năng của bản thân là sự tự nhận thức, tin tưởng vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của chính mình… - Giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân giúp con người có được tinh thần lạc quan, rèn luyện ý chí, nghị lực, quyết tâm, bản lĩnh vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thiện mình, vươn lên phía trước, thực hiện ước mơ… - Cần phê phán thái độ sống tự ti, hèn nhát, không có chính kiến, sống dựa dẫm, ỉ lại, hoặc tự kiêu, tự phụ, chủ quan… Lưu ý:HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân trong cuộc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
  11. tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,25 điểm. 2 Phân tích đoạn thơ 5,0 trong tác phẩm Việt Bắc - Tố Hữu. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong giọng điệu thơ Tố Hữu. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Việt
  12. Bắc, nhận xét về nét đặc sắc trong giọng điệu thơ Tố Hữu. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề nghị luận đạt 0,5 điểm. - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm. c.Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm HScó thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, đoạn trích. * Phân tích nội 2,0 dung và nghệ thuật của đoạn thơ - Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi đối với thiên nhiên, cảnh vật, con người nơi chiến khu Việt Bắc. + Nỗi nhớ của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc được thể hiện qua so sánh với nỗi nhớ người yêu, người thương - mãnh liệt,
  13. thường trực, không thể nguôi ngoai… + Nỗi nhớ tha thiết, 0,5 nồng nàn về thiên nhiên Việt Bắc trong các chiều không gian và thời gian: thơ mộng với trăng vàng nơi đầu núi, ấm áp, nhạt nhòa cùng nắng chiều lưng nương, mơ hồ huyền ảo giữa bản khói cùng sương, êm đềm, đầm ấm khi sớm khuya bếp lửa người thương đi về. + Nỗi nhớ sâu đậm, tràn đầy, bao trùm khắp chiến khu Việt Bắc, từ những cảnh vật bình dị, giản đơn, cho tới những địa danh lịch sử ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê. ->Tình cảm sâu nặng, thắm thiết của người Cách mạng với chiến khu Việt Bắc. - Về nghệ thuật:Thể thơ lục bát uyển chuyển, trữ tình; sự kết hợp của điệp từ nhớ cùng các biện pháp so sánh, liệt kê, tiểu đối đã thành công thể hiện những cung bậc cảm xúc phong phú trong nỗi nhớ về thiên nhiên nơi chiến khu Việt
  14. Bắc. - Đánh giá: Thông qua bức tranh thiên nhiên mộc mạc, giản dị, đơn sơ mà thơ mộng, trữ tình, đầm ấm, tươi vui, đoạn thơ đã bộc lộ sự gắn bó sâu sắc, nỗi nhớ thương da diết của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc. Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm). * Nhận xét về nét 0,5 đặc sắc trong giọng điệu thơ Tố Hữu. - Thể thơ lục bát uyển chuyển, trữ tình, cách xưng hô mình - ta, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh đặc sắc, các phép liệt kê, so sánh …; thừa hưởng điệu tâm hồn của con người xứ Huế; quan niệm về thơ cùng cách diễn đạt tự nhiên, đằm thắm, chân thành, liền mạch, giàu nhạc
  15. điệu đã làm nên giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết trong thơ Tố Hữu. Hướng dẫn chấm: HS đánh giá được 02 trở lên ý đạt điểm tối đa. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0
  16. Bắc Ninh, ngày 05/12/2023 Nhóm trưởng Đặng Thị Thu Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0