intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 (Ban KHXH) - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Nội dung ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 (Ban KHXH) - Trường THPT Đào Sơn Tây” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 (Ban KHXH) - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SINH-CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thủ Đức, ngày 10 tháng 4 năm 2023 NỘI DUNG KIỂM TRA HỌC KÌ 2- MÔN SINH 12 BAN KHXH ☘☘☘☘☘☘ I/ NỘI DUNG: 1/ Quần thể sinh vật - Định nghĩa: Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong 1 không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. -Hai mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể + Hỗ trợ: Động vật: cùng nhau kiếm ăn, chống kẻ thù Thực vật: có hiện tượng liền rễ… + Cạnh tranh: Động vật: các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực giành con cái … Thực vật: có hiện tượng tự tỉa thưa tự nhiên. 2/ Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? Gồm: 1.Tỉ lệ giới tính 2. Nhóm tuổi 3. Sự phân bố cá thể của quần thể 4. Mật độ cá thể (mật độ là chủ yếu) 5. Kích thước quần thể 6. Tăng trưởng của quần thể 3/ Biến động số lượng cá thể trong quần thể - Định nghĩa: Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể. - Hai dạng biến động số lượng cá thể trong quần thể: + Biến động theo chu kỳ: chu kỳ mùa, ngày đêm, nhiều năm… VD: số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô + Biến động không theo chu kỳ: số lượng cá thể trong quần thể tăng, giảm đột ngột do: • Điều kiện bất thường của thời tiết (lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh). • Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. VD: Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau cháy rừng. 4/ Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể (cân bằng sinh học)? Là trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 5/ Quần xã sinh vật là gì? trang 1
  2. - Định nghĩa: + Là tập hợp các QUẦN THỂ thuộc nhiều loài khác nhau. + Cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. + Các sinh vật trong quần xã có quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, quần xã có quan hệ tương đối ổn định, thích nghi với môi trường sống của chúng. - Hai đặc trưng cơ bản của quần xã: +Thành phần loài (độ đa dạng) + Sự phân bố cá thể trong không gian. -Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các loài trong quần xã • Quan hệ hỗ trợ: đem lại lợi ích cho 2 loài hoặc không có hại cho các loài khác • Quan hệ đối kháng: 1 bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại. 6/ Ví dụ về các dạng Quan hệ hỗ trợ khác loài trong quần xã - Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y … - Hợp tác: lươn biển và cá nhỏ … - Hội sinh: cá ép bám vào rùa biển nhờ đưa đi xa…. 7/ Ví dụ về các dạng Quan hệ đối kháng trong quần xã - Cạnh tranh: trâu và bò cùng sống trong cánh đồng cỏ. - Ký sinh: chấy rận hút máu trâu bò, dây tơ hồng và cây gỗ - Ức chế cảm nhiễm: cây sả tiết chất làm muỗi tránh xa, hiện tượng thủy triều đỏ - SV này ăn SV khác: cây nắp ấm bắt ruồi, sói và thỏ 8/ Ví dụ về Hiện tượng khống chế sinh học là gì? - Định nghĩa: Số lượng cá thể của loài này kìm hãm số lượng cá thể của loài kia. - VD: rắn và chuột trên 1 cánh đồng khống chế số lượng lẫn nhau. 9/ Diễn thế sinh thái - Định nghĩa: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với điều kiện biến đổi của môi trường. - Phân biệt Diễn thế nguyên sinh và Diễn thế thứ sinh: Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh - Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh - Khởi đầu từ môi trường đã có 1 Quần xã vật. sinh vật - Gồm 3 giai đoạn: - Gồm 3 giai đoạn: +Giai đoạn đầu: hình thành quần xã tiên +Giai đoạn đầu: từ 1 quần xã phát triển phong nhưng bị hủy diệt + Giai đoạn giữa: biến đổi tuần tự các + Giai đoạn giữa: biến đổi tuần tự các quần xã quần xã + Giai đoạn cuối: hình thành quần xã + Giai đoạn cuối: Có thể hình thành tương đối ổn định = Quần xã đỉnh cực. quần xã tương đối ổn định hoặc quần xã bị suy thoái trang 2
  3. -Nguyên nhân: -Nguyên nhân: +Tác động của ngoại cảnh +Tác động của ngoại cảnh +Cạnh tranh giữa các loài +Cạnh tranh giữa các loài + Tác động của con người -Vd: Diễn thế hình thành đảo mới trên - Vd: Diễn thế hình thành đồi trọc ở rừng tro tàn núi lửa lim bị khai thác quá mức 10/ Hệ sinh thái - Định nghĩa: Hệ sinh thái gồm Quần xã sinh vật và Sinh cảnh - Hai thành phần của hệ sinh thái +Thành phần vô sinh (=sinh cảnh): Gồm các yếu tố vật lí, hóa học (to, độ ẩm, ánh sáng, gió,…), thổ nhưỡng, nước. +Thành phần hữu sinh (=quần xã sinh vật) gồm 3 nhóm sinh vật: Sinh vật sản xuất: thực vật, vi sinh vật quang hợp. Sinh vật tiêu thụ: động vật, vi sinh vật ký sinh Sinh vật phân giải: nấm, vi sinh vật hoại sinh 11/ Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất -Hệ sinh thái tự nhiên: trên cạn, dưới nước. VD: rừng mưa nhiệt đới (đa dạng nhất), thảo nguyên… -Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, thành phố, rừng trồng. 12/ Chuỗi thức ăn - Định nghĩa: Là một dãy gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. -Ví dụ: + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất: Cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu. + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải: Mùn bã hữu cơ → Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá. 13/ Lưới thức ăn - Gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung: • Trong lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn. • Một lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng 14/ Vận dụng: Cho lưới thức ăn: trang 3
  4. Xác định: mắt xích chung, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, bậc dinh dưỡng và viết các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn trên. II/ THỜI GIAN LÀM BÀI - CẤU TRÚC ĐỀ THI - Thời gian làm bài: 45 phút - Cấu trúc đề kiểm tra: 40 câu trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn TTCM Phạm Nguyễn Mỹ Nhật trang 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2