YOMEDIA
ADSENSE
Nỗi khổ có bố mẹ là... doanh nhân
74
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
.Tiền bạc được coi là chìa khóa vạn năng, có thể bù đắp mọi thiếu hụt trong đó có cả tình yêu và cả sự... bất lực của bố mẹ. Và nếu bỗng nhiên tiền bạc trở nên vô tác dụng... Thì một số bậc phụ huynh không biết phải làm gì nữa.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nỗi khổ có bố mẹ là... doanh nhân
- Nỗi khổ có bố mẹ là... doanh nhân (HocKynang.com) - ...Tiền bạc được coi là chìa khóa vạn năng, có thể bù đắp mọi thiếu hụt trong đó có cả tình yêu và cả sự... bất lực của bố mẹ. Và nếu bỗng nhiên tiền bạc trở nên vô tác dụng... Thì một số bậc phụ huynh không biết phải làm gì nữa. Ví dụ, khi con mèo của cô con gái nhỏ bị ô-tô cán chết, cô bé rất đau khổ và ông bố không biết phải an ủi con gái như thế nào đã mua tặng con... đôi khuyên tai đính kim cương. Marina Melia - chuyên gia tâm lý, Tổng giám đốc Công ty MM-Class của Nga hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Tâm lý tập đoàn chia sẻ với các doanh nhân một vấn đề đáng lưu tâm. Câu chuyện của bà như sau:
- “Gần đây tôi phải tư vấn cho hai ông chủ doanh nghiệp về một đề tài không giống với thông lệ. Họ là những người thành đạt và nghị lực. Họ không than phiền về những âm mưu quỷ kế của các đối thủ cạnh tranh; về sự bất tín của những nhà cung cấp; sự biếng nhác của nhân viên dưới quyền mà về... những đứa con của mình. Người thứ nhất than phiền rằng: cậu con trai của ông càng ngày càng có những đòi hỏi quá quắt hơn - những món quà đắt tiền; các chuyến du lịch; các trò tiêu khiển. Cậu bé không biết quý trọng những đồ vật mà bố mẹ mua cho, liên tục đập vỡ đồ chơi, sau đó lại đòi mua cái khác... Bố của cậu thiếu niên thứ hai, ngược lại với ông bố thứ nhất, than phiền rằng: con mình không tha thiết với bất thứ gì cả. Ai cho gì cậu cũng hững hờ. Cậu bé không đặt ra cho mình bất kỳ một mục đích nào và cũng không mơ ước điều gì hết. Tất cả mọi thứ đối với cậu đều chán ngắt. Cả ngày cậu chỉ vạ vật trong nhà, hết giường lại đến ghế. Và cả hai ông bố, không hề quen biết nhau, đều đi đến một kết luận
- rằng: chính tiền bạc đã gây nên hiện tượng này! Vấn đề mà những người khách hàng của tôi gặp phải, thoạt nhìn có vẻ khác nhau, nhưng về bản chất chỉ là một. Quan hệ tình cảm giữa bố mẹ và con cái đã bị thay thế bằng tiền bạc và các đồ vật đắt tiền. Trong tình huống này, chúng ta sẽ gặp phải hai dạng hành vi khác nhau của đứa trẻ phụ thuộc vào khí chất và tính cách của chúng. Đối với những đứa bé hiếu động, bướng bỉnh, phách lối và hay hờn dỗi, nếu không được bố mẹ quan tâm đầy đủ chúng sẽ bị rơi vào trạng thái tâm lý “đói khát” và sinh ra tình trạng không hài lòng mạn tính với những yêu sách không giới hạn. Đứa bé sẽ cố gắng thỏa mãn những đòi hỏi tâm lý của mình một cách vô ý thức bằng tiền bạc của bố mẹ và không bao giờ thấy đủ. Dù bố mẹ có mua cho cái gì đi chăng nữa đối với nó vẫn là quá ít, nó rất chóng chán và liên tục đòi thêm cái mới... Chúng luôn luôn tự so sánh mình với những người xung quanh theo chiều hướng có hại cho bản thân. Đứa trẻ cảm thấy mình như bị tước
- đoạt mất một điều gì đó. Về phía các phụ huynh, họ sử dụng tiền bạc để lấp khoảng trống quan hệ tinh thần đáng lẽ phải có với con cái. Và hiển nhiên, đây là việc làm vô ích. Còn đối với những đứa bé ít hiếu động hơn, đa sầu đa cảm, hay phụ thuộc vào người khác, không có khả năng thể hiện bản thân, thì khi không nhận được sự hỗ trợ tinh thần cần thiết từ phía bố mẹ, chúng cảm thấy mình trở nên vô dụng, không được yêu mến và rơi vào trạng thái không biết phải làm gì cả. Đây là trường hợp mà các nhà tâm lý học gọi là “kết nang”: đứa trẻ thu mình lại giống như con ốc chui vào trong vỏ, và khi đã đến mức đó thì dù bố mẹ có cố gắng đến đâu, có tìm mọi cách nhử “chú ốc” ra ngoài bằng hàng núi quà cáp cũng vô ích. Đứa trẻ không cho phép mình “chui ra” vì sợ bị “lừa”, nó nhận các món quà với thái độ lãnh cảm, như một việc không thể đừng. Một vật dù có đắt tiền đến đâu cũng không thể bù đắp được sự thiếu hụt tình yêu và tình cảm ấm áp của bố mẹ. Bằng chính cảm nhận của mình, đư có được “kinh nghiệm” đau đớn đầu tiên về cuộc
- sống: điều quan trọng nhất là sự quan tâm của bố mẹ mà không thể có được, vậy liệu còn điều gì đáng để mơ ước hơn? Trong cả hai trường hợp đều là phản ứng của đứa trẻ khi quan hệ mẫu tử bị thay thế bằng tiền bạc và tùy vào tính cách của từng đứa trẻ mà phản ứng này sẽ khác nhau. Ngày nay, tình trạng này xảy ra trong rất nhiều gia đình mà bố mẹ quá bận rộn với công việc đến mức tâm trí và tình cảm của họ nằm ở một nơi “xa lắc” so với với nhu cầu của chính những đứa con ruột của mình. Rất thường xảy ra tình huống, những ông bố bà mẹ giàu có cho rằng tiền bạc là thứ tốt nhất mà họ có thể đem lại cho con cái. Hiển nhiên, tiền bạc có thể đem lại các điều kiện tốt về giáo dục, làm cho cuộc sống trở nên thú vị, đem đến sự tiện nghi và cảm giác an toàn. Và vô hình trung, các bố bà mẹ đã tự biến mình thành những thày phù thủy đầy quyền năng có thể thỏa mãn bất cứ đòi hỏi vật chất nào của con cái. Không hiếm khi chúng ta nghe thấy câu nói: “Tôi có thể cho con cái
- nhiều hơn là việc chỉ phí thời gian với chúng”; “Chung quy tôi làm việc cũng là vì con cái”. Tam giác quan hệ “thời gian-tiền bạc-con cái” ở đây có thể hiểu như sau: thời gian “tiết kiệm” được thay vì phải dành cho con sẽ được bù đắp lại bằng “vật chất”, và do đã được bù đắp “thích đáng” nên các ông bố bà mẹ không hề cảm thấy lương tâm bị cắm rứt mà ngược lại họ còn cho rằng mình là những bậc phụ huynh tuyệt vời. Không hiếm khi người bạn hàng ngày của các cậu con trai là chú lái xe. Người lái xe đưa cậu bé đi học, đi bơi, đi đánh tenis, đi đá bóng và thậm chí là cả đi dạo cùng. Còn bố ruột của mình thì cậu bé rất ít khi nhìn thấy, có khi cả tuần họ mới gặp nhau vài phút. Khi gặp nhau, hai bố con chả biết nói chuyện gì với nhau. Khó mà nói, trong tình cảnh này ai là người đáng thương hơn – ông bố hay là cậu con trai. Tiền bạc được coi là chìa khóa vạn năng, có khả năng bù đắp mọi thiếu hụt trong đó có cả tình yêu và cả sự... bất lực của bố mẹ. Và nếu bỗng nhiên tiền bạc trở nên vô tác dụng, thì một số ông bố bà mẹ hoàn toàn không biết phải làm gì nữa. Ví dụ, khi con mèo của cô con gái nhỏ bị ô-
- tô cán chết, cô bé rất đau khổ còn ông bố không biết phải an ủi con gái như thế nào đã mua tặng con... đôi khuyên tai đính kim cương. Không hiếm trường hợp tiền bạc trở thành ngôn ngữ giao tiếp duy nhất giữa bố mẹ và con cái hoặc biện pháp gây ảnh hưởng của các bậc phụ huynh: “Nếu con không làm theo lời bố mẹ, thì sẽ không được nhận một đồng nào cả”; hay: “Nếu con muốn làm theo ý mình thì tự đi mà kiếm sống, ví như bố đây ở tuổi con đã...”... Những đứa trẻ phản ứng lại cách sống của bố mẹ, phản ứng lại sự đề cao chủ nghĩa vật chất quá mức, rất dễ chuyển sang trạng thái đối nghịch là coi thường đồng tiền, không chịu kiếm tiền mà chỉ tìm cách tiêu tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, những đứa trẻ này cũng coi thường mọi nỗ lực của bố mẹ, coi thường luận điểm của họ cho rằng “mình kiếm tiền là vì ai?”. Thực tế thì làm con của những ông bố bà mẹ thành đạt và giàu có liệu có dễ dàng không? Câu trả lời là không. Những đứa bé này luôn chịu áp lực từ uy tín của bố mẹ, bị cái bóng và tên tuổi của họ phủ lên. Chúng bị "ép" phải chứng minh rằng mình là con của “ông nọ bà kia”. Và trên
- thực tế, đứa trẻ thường cảm thấy mình quá nhỏ bé và đầy khiếm khuyết so với những bậc phụ huynh giàu có và nổi tiếng của mình. Và những cậu bé cô bé một cách vô ý thức đã rơi vào cái “bẫy vàng”: các ông bố bà mẹ đầu tư rất nhiều tiền vào con cái với hy vọng chúng sẽ đạt được những thành tích tương xứng với tiền bạc đã bỏ ra, họ luôn đưa ra những tiêu chuẩn rất cao cho con cái của mình mà không đếm xỉa đến khả năng, năng lực cũng như những mong muốn thực sự của đứa bé. Đứa trẻ thường phải gồng mình hết mức, thậm chí, có khi cả đời phải thực hiện những điều mà bố mẹ chúng cho là thích hợp, mà nhiều khi đây hoàn toàn chỉ là sự tự huyễn hoặc của bố mẹ chúng. Vậy phải làm gì khi sự xa cách giữa bố mẹ và con cái ngày một lớn hơn? Trước hết, các bậc phụ huynh cần phải nhận thức rằng, những đứa trẻ không có lỗi. Chúng là nạn nhân của tính thiển cận, của cường độ công việc quá cao, cũng như cách sống của bố mẹ mình. Tất nhiên, những điều đã mất thì không thể lấy lại được. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng giai đoạn phát triển quan hệ tình cảm quan trọng nhất giữa đứa trẻ và bố
- mẹ chúng vẫn chưa trôi qua. Mặc dù không thể làm cho thời gian quay trở lại, các bậc phụ huynh cũng nên cố gắng tìm tiếng nói chung và xây dựng một mối quan hệ ấm áp với con cái. Tiền bạc không thể thay thế được bố mẹ mà chỉ có thể làm cho cuộc sống dễ chịu hơn. (HocKynang.com)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn