intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nỗi niềm cây tràm

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

284
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giá tràm rẻ như giá củi! Năm nay nông dân không còn sợ cháy rừng nữa. Nhưng với giá bán tràm hiện nay, tụi tôi như ngồi trên đống lửa”, ông Bảy Sang - ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - tâm sự. Chưa bao giờ nông dân trồng tràm ở ĐBSCL lâm vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Giá tràm từ 60 – 80 triệu đồng/ha tuột dốc xuống còn 15 - 30 triệu đồng/ha, không ai thèm ngó! Dân trồng tràm nợ ngập đầu, không tiền trả. Nguy cơ phá rừng tràm, bán đất ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nỗi niềm cây tràm

  1. Nỗi niềm cây tràm Nguồn: diendan.camau.gov.vn Giá tràm rẻ như giá củi! Năm nay nông dân không còn sợ cháy rừng nữa. Nhưng với giá bán tràm hiện nay, tụi tôi như ngồi trên đống lửa”, ông Bảy Sang - ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - tâm sự. Chưa bao giờ nông dân trồng tràm ở ĐBSCL lâm vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Giá tràm từ 60 – 80 triệu đồng/ha tuột dốc xuống còn 15 - 30 triệu đồng/ha, không ai thèm ngó! Dân trồng tràm nợ ngập đầu, không tiền trả. Nguy cơ phá rừng tràm, bán đất ngày càng đến gần… Càng trồng, càng lỗ nặng! Rừng tràm Đồng Tháp Mười tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Gần đây, dân trồng tràm đứng ngồi không yên khi chứng kiến cây tràm rớt giá thê thảm. Ông Mười Dẫu, ở Thạnh Hóa (Long An), nhiều năm gắn bó với cây tràm thở dài ngao ngán: “Không thể hình dung được cây tràm bị mất giá và nhanh chóng đi vào ngõ cụt như hiện nay. 4ha tràm của tui đã trên 5 năm tuổi, kêu bán hổng ai mua; có người vào xem xong họ chỉ trả đúng một tiếng, 35 triệu đồng (cả 4ha), lỗ đứt đường là cái chắc”. Đi dọc từ thị trấn Thạnh Hóa sang Tân Đông, Tân Tây… đâu đâu cũng chứng kiến bà con “mặt ủ, mày ê” vì chuyện tràm rớt giá, không bán được. Anh Hai Thanh, ở xã Tân Đông (huyện Thạnh Hóa, Long An) kéo chúng tôi ra khu tràm xơ xác, loang lổ nhiều nơi, nói: “Cây tràm đã qua thời kỳ vàng son rồi, bây giờ trở thành thứ yếu. Tràm tốt hay xấu gì, muốn bán được phải năn nỉ thương lái khô cả họng. 8ha tràm đã phá bỏ 7ha, giờ còn 1ha nhưng vẫn lỗ…”. Đi sâu vào huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh, tình hình cũng tương tự, hộ cần bán tràm thì nhiều nhưng thương lái mua rất ít. Anh Bùi Thế Hiếu, xã Kiến Bình (huyện Tân Thạnh, Long An) chua chát: “Từ ngày trồng đến ngày thu hoạch phải mất 6 -
  2. 7 năm dài chăm sóc. 20 công tràm rất tốt nhưng thương lái chỉ mua 45 triệu đồng, chưa đủ chi phí đầu tư. Bán xong tràm, tui bán… luôn đất để trồng lúa, vì càng đeo càng lỗ!”. Ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), nông dân trồng tràm cũng lận đận. Anh Huỳnh Tấn Thọ, xã Mỹ Hòa, lắc đầu: “5 năm về trước, cây tràm đã giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu; còn bây giờ thì ngược lại, trồng ít lỗ ít - trồng nhiều lỗ nhiều, nhà nào cũng mang nợ”. Người dân Đồng Tháp Mười cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, tràm cừ bắt đầu rớt giá. Bình quân, 1ha tràm từ 60-80 triệu đồng, thậm chí 100 triệu đồng (tràm tốt), nay chỉ còn 15 - 30 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nhà thầu xây dựng bỏ cừ tràm chuyển sang sử dụng cừ sạn, bê tông, cọc nhựa… Sức mua giảm mạnh nhưng số lượng trồng tràm tăng, “cung vượt cầu” khiến tràm rớt giá. Mặt khác, do nôn nóng thu hoạch, người dân bón phân nhiều để tràm lớn nhanh, rút ngắn chu kỳ thu hoạch từ 12 năm xuống 5 - 6 năm, khiến chất lượng cừ tràm kém, bị nhà thầu chê? Cần đầu ra hợp lý cho cây tràm Tràm rớt giá và không bán được, dân trồng tràm đành phá bỏ hoặc bán đất trả nợ. Trong năm qua, ở Long An, người dân đốn bỏ hàng ngàn ha tràm; ở Đồng Tháp, Tiền Giang… diện tích tràm cũng giảm mạnh. Ở xã Tân Thạnh (Long An), anh Võ Hồng Sơn vừa đốn 1ha tràm để trồng lúa; anh Trần Văn Hoàng, xã Tân Tây, đốn bỏ 1ha tràm vì hết vốn đầu tư. Chị Út Tài cũng phá 2ha tràm, vì không khả năng theo đuổi. Hiện tại, người dân ĐBSCL tiếp tục phá tràm chuyển sang trồng lúa. Trước tình hình dân phá tràm ngày càng nhiều, tỉnh Long An đã triển khai nhiều biện pháp cố giữ lại cây tràm. Trước mắt, ngoài việc vận động bà con bình tĩnh, không nên đốn tràm ào ạt, tỉnh tiến hành khảo sát thực tế và điều chỉnh lại kế hoạch trồng tràm từ 70.000ha - 75.000ha xuống 60.000ha. Theo các nhà khoa học, để giữ cây tràm và đảm bảo người dân gắn bó lâu dài phải
  3. có giải pháp đồng bộ. Nếu trồng tràm để bán cừ thì lợi nhuận không cao. Do đó, cần nghiên cứu chế tạo ra nhiều sản phẩm phụ như: sản xuất nguyên liệu giấy, dầu tràm, than hoạt tính, đồ gỗ gia dụng… Tất cả những thứ này đều làm được, nếu biết tận dụng thế mạnh cây tràm. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng Bộ môn Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên Trường Đại học Cần Thơ cho rằng: “Cây tràm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường sinh thái. Tràm giúp điều hòa khí hậu, ngăn được tình trạng ô xy hóa đất phèn; đồng thời chống chịu gió bão, lũ lụt, chống xói lở vùng đầu nguồn… Rừng tràm còn là nơi trú ngụ của những loài chim và những động vật khác. Ngoài ra, tràm là loài cây truyền thống, gắn bó vùng đất này qua các thời kỳ kháng chiến. Do đó, giữ rừng tràm là cực kỳ quan trọng, không thể xem nhẹ”. Đầu ra cho cây tràm đang là nỗi niềm của người dân vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Tại U Minh Thượng giá tràm chỉ còn 380đ/kg, chở lên Cần Thơ bán được 550đ/kg; nếu bán 1 công (1.000m2) chỉ còn 4 triệu, giảm phân nửa so với cách đây vài năm. Anh Châu Văn Nở (Bảy Nở), Phó Bí thư xã Đông Hưng B, huyện An Minh có 200 công tràm đến kỳ thu hoạch nhưng đang “vất vả” tìm đầu ra. Sốt ruột với cảnh rớt giá, nhiều lần anh đã lên tận cảng Cần Thơ và nhiều vựa mua tràm để đặt vấn đề tìm đầu ra nhưng đều bí lối. Đáng buồn hơn, trong số gần 6.000ha tràm ở Đông Hưng B, chủ yếu rừng tràm trồng trong dân đã bị phá gần 2.000ha vì rớt giá thảm hại. Họ phá nhưng cũng không biết làm gì? Nuôi tôm thì bấp bênh, thiếu vốn, không am hiểu kỹ thuật. “Đất phèn, trồng tràm là thích hợp nhất. Tui hy vọng có đầu ra ổn định để giữ rừng tràm” - anh Bảy Nở tâm sự .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2