Nội thất gỗ công nghiệp cho nhà ở thu nhập thấp, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
lượt xem 4
download
Bài viết này nghiên cứu và phân loại các loại gỗ công nghiệp hiện nay và chỉ ra ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên nhằm thúc đẩy thị hiếu của con người sang sử dụng gỗ công nghiệp nhằm hạn chế việc khai thác rừng góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội thất gỗ công nghiệp cho nhà ở thu nhập thấp, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP CHO NHÀ Ở THU NHẬP THẤP, GÓP PHẦN GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG WOOD INDUSTRIAL INTERIOR FOR LOW-INCOME HOUSING, CONTRIBUTING THE REDUCTION OF CLIMATE CHANGE AND ENVIRONMENTAL PROTECTION Trương Văn Minh Riêng1 Tóm tắt: Việc khai thác và sử dụng gỗ tự nhiên phục vụ nhu cầu nội thất nhà ở của con người ngày càng tăng nhanh, đã làm cho nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Không những thế nó còn là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường một thêm nghiêm trọng. Ngày nay chúng ta có thể giảm thiểu việc khai thác rừng quá mức bằng cách sử dụng máy móc và công nghệ vào chế tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ công nghiệp có thể thay thế gỗ tự nhiên trong nội thất nhà ở. Với giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên mà vẫn đạt chất lượng thẩm mỹ. Bài viết này nghiên cứu và phân loại các loại gỗ công nghiệp hiện nay và chỉ ra ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên nhằm thúc đẩy thị hiếu của con người sang sử dụng gỗ công nghiệp nhằm hạn chế việc khai thác rừng góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Có thể kết luận rằng trong tương lai gỗ công nghiệp có thể thay thế hoàn toàn gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Từ khóa: Nội thất gỗ công nghiệp, nhà thu nhập thấp, biến đổi khí hậu. Abstract: The exploitation and use of natural wood to serve the interior needs of people are increasing rapidly, which has made forest resources increasingly exhausted. Not only that, it is also one of the main causes of severe climate change and environmental pollution. Nowaday we can reduce the over-exploitation of forests by using machinery and technology to create industrial wood materials that can replace natural wood in the interior of houses. With lower cost than natural wood but still aesthetic quality. This paper studies and classifies the current industrial wood types and points out the advantages and disadvantages of industrial wood compared to natural wood in order to promote the taste of people to use industrial wood to limit the exploitation. Forests contribute to protecting the environment and reducing climate change. It can be concluded that in the future, industrial wood can completely replace natural wood in interior design, contributing to climate change mitigation and environmental protection. Keywords: Wood furniture, low-income houses, climate change. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu về trang thiết bị nội thất phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong nhà ở là không thể thiếu và ngày càng tăng. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu này mà con người đã khai thác nguồn gỗ tự nhiên quá mức làm cạn kiệt tài nguyên rừng. Đồng thời việc khai thác rừng gây ra nhiều hệ lụy nổi bật như là: mất cân bằng hệ sinh thái, lũ quét, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… Đối mặt với vấn Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 45
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI đề này các nước phát triển đã tiên phong trong việc tìm ra giải pháp về vật liệu trong nội thất. Vật liệu ấy được gọi là gỗ công nghiệp, nó giúp hạn chế việc khai thác rừng bằng việc thay đổi tư duy sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên theo hướng khác, đó là bằng kỹ thuật và máy móc hiện đại con người đã tạo ra được vật liệu gỗ công nghiệp được làm từ gỗ tự nhiên tuy nhiên nó cho phép chúng ta vừa tiết kiệm nguyên liệu gỗ quí, tận dụng hết tất cả thành phần từ gỗ khai thác được. Gỗ công nghiệp có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu thẩm mỹ mà gỗ tự nhiên mang lại. Song song đó là vấn đề thu nhập trung bình của người dân Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Do đó để phục vụ nhu cầu về trang thiết bị nội thất trong nhà ở thì gỗ công nghiệp là giải pháp lựa chọn phù hợp với thu nhập người dân. Tuy nhiên với tư tưởng một số người Việt xưa nay là “ăn chắc mặc bền” thì việc thay thế vật liệu gỗ tự nhiên bằng liệu gỗ công nghiệp đang còn là trở ngại lớn. Người dân cần hiểu rằng việc sử dụng gỗ công nghiệp trong nội thất nhà ở góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường thì đó mới là mục tiêu lâu dài mà xã hội cần tiến đến. Biểu đồ 1. Diện tích bị chặt phá ở nước ta từ 1995 – 2009 [1] 2. Tổng quan về gỗ công nghiệp 2.1. Khái niệm Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên hoặc cây gỗ ngắn ngắn ngày (Hình 1). Gỗ công nghiệp được tạo ra nhằm khắc phục vấn đề gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt do việc chặt phá rừng bừa bãi, các nhà sản xuất trong lĩnh vực nội thất đang dần chuyển sang sử dụng loại vật liệu mới là gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giải quyết khá nhiều vấn đề gặp phải ở các đồ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên. Đó là với gỗ công nghiệp cho ta nhiều hiệu ứng bề mặt, mẫu mã vân gỗ, màu sắc đa dạng và đặc biệt là giá thành rẻ. 46 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Hình 1. Qui trình sản xuất tấm ván gỗ công nghiệp [2] 2.2. Phân loại: Mẫu mã gỗ công nghiệp hiện nay rất đa dạng và phong phú, để phân loại được các gỗ công nghiệp chủ yếu dựa vào 2 yếu tố sau: chất liệu làm nên cốt ván của gỗ công nghiệp và bề mặt gỗ công nghiệp. 2.2.1. Theo cấu tạo cốt ván Gỗ ghép thanh: Gỗ ghép thanh tự nhiên chính là dòng ván gỗ được sản xuất từ việc lắp ghép những thanh gỗ tự nhiên với nhau theo những công nghệ hiện đại để tạo lên được một tấm gỗ có kích thước lớn (Hình 2a). Hầu hết, những thanh gỗ nhỏ đều được xử lý và tẩm sấy khá nghiêm ngặt trên dây chuyền rất hiện đại. Việc tẩm sấy gỗ với mục đích nhằm loại bỏ hết các tác nhân có thể xâm lấn gỗ như: mối mọt, ẩm mốc. Từ đó, những thanh gỗ này sẽ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép rồi phủ sơn để tạo lên sản phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm. Các loại gỗ ghép thanh hiện nay gồm có: gỗ ghép thông, ghép tràm và ghép cao su. MFC – ván dăm: MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. MFC là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày (Hình 2b). Ván dăm (chipboard), thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 47
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI như keo, cao su, bạch đàn... Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao. MDF: Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm (Hình 2c). Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. HDF: Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt nhịn, nhẵn (Hình 2d). Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000OC – 2000OC. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm. Plywood: Plywood trong tiếng Anh có nghĩa là gỗ dán hoặc còn được gọi là ván ép, chúng là sự sáng tạo của ngành kỹ thuật ra đời từ những năm 1980 tại NewYork và đến đầu những năm 1990 chúng ta đã thấy sự xuất hiện của loại ván ép này tại các nhà máy trực thuộc các công ty quốc doanh tại Việt Nam (Hình 2f). Gỗ Plywood (ván ép) được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng của đường vân gỗ. Các lớp này được dán lại với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ plywood hay còn gọi là ván ép. Gỗ nhựa: Gỗ nhựa có tên tiếng anh là: WPC – Wood Plastic Composite, hay còn gọi là Gỗ composite, là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa. Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Do đó, WPC còn có thể được gọi là vật liệu composite nhựa sợi tự nhiên hay sợi tự nhiên được gia cường bằng nhựa (Hình 2e). Gỗ nhựa là loại vật liệu thân thiện với môi trường với nguồn gỗ sử dụng là bột gỗ được chế biến, kiểm định kỹ càng từ các rừng trồng nguyên liệu hoặc mạt cưa, vụn bào… và nhựa (có thể sử dụng HPDE, PVC, PP, ABS…). Bột nhựa gỗ được trộn đều, đồng nhất rồi đi qua dây chuyền hợp nhất tạo ra hạt compound, từ các hạt compound là nguyên liệu duy nhất cho dây chuyền máy đùn, ép thành các hình dạng theo yêu cầu. Nhựa Gỗ Composite hiện vẫn là một loại vật liệu rất mới mẻ so với lịch sử phát triển lâu dài của gỗ tự nhiên. Nhưng vì sự khan hiếm của gỗ tự nhiên càng ngày càng cao, phương thức gia công không có gì quá khác biệt so với gỗ tự nhiên, và có các đặc tính vượt trội của WPC, gỗ nhựa hứa hẹn tương lai sẽ thay thế gỗ tự nhiên trong hầu hết các trường hợp ngoài trời và một phần trong nhà. Trong đó các loại cốt ván dăm, MDF, HDF gồm có loại thường và loại chống ẩm. Loại chống ẩm nhìn cốt ván có màu xanh lá, loại thường có màu vàng của gỗ tạo nên cốt ván. Loại Black HDF siêu chống ẩm cốt ván có màu đen. 48 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI a) gỗ ghép thanh b) ván dăm thường và ván c) MDF thường và MDF dăm chống ẩm chống ẩm d) HDF thường và HDF e) Black HDF siêu chống ẩm f) plywood chống ẩm – gỗ nhựa Hình 2. Minh họa các loại cốt ván gỗ công nghiệp hiện nay [5] 2.2.2. Theo vật liệu bề mặt Veneer: Veneer hay còn gọi là ván lạng, là một loại ván mỏng được lạng trực tiếp từ gỗ tự nhiên do vậy chúng mang những đặc tính y hệt cây chủ như vân gỗ, màu gỗ,…. Có nhiều loại veneer như veneer sồi, veneer xoan đào, hay veneer óc chó,...(Hình 3a) Melamine: Bề mặt Melamine là lớp giấy trang trí nhúng keo Melamine. Loại keo này được dùng để tăng độ bền cho sản phẩm, tăng khả năng chống cháy, chống ẩm mốc và chống thấm cho các sản phẩm nội thất. Bề mặt Melamine cũng được dùng để ép trên cốt ván dăm. Bề mặt Melamine còn có tên gọi khác là tấm phủ Melamine hay giấy Melamine (Hình 3c). Laminate: là loại vật liệu phủ bề mặt lên ván công nghiệp. Nhiều người vẫn hay gọi laminate là formica; chúng có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Xét về cấu tạo của laminate thì chúng bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau; được liên kết bằng loại keo dán gỗ. Loại keo thường sử dụng là keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất rất cao tạo nên sự ổn định và vững chắc cao. Acrylic: Acrylic có tên tiếng anh là High Gloss Acrylic, ở Việt Nam thường được gọi là gỗ công nghiệp Acrylic bóng gương, là một loại sản phẩm được ưa thích trong những không gian phong cách hiện đại, sang trọng. Bề mặt acrylic nhẵn bóng và độ phẳng mịn cao gấp 2 lần bề mặt phủ sơn, với sự hoàn hảo của bề mặt bóng gương, Acrylic giúp tạo không gian sang trọng, rộng mở và giúp tối đa hóa sử dụng ánh sáng. Bên cạnh đó bề mặt này còn dễ dàng lau chùi, đánh bay vết trầy xước nhẹ một cách nhanh chóng. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của loại vật liệu này (Hình 3b). Sơn bệt: Sơn trực tiếp bề mặt cốt gỗ bằng sơn PU, sau khi sơn lót, trà nhám, sơn màu, với màu sắc đa dạng như trắng, xanh, đỏ, tím, vàng,……bề mặt sơn bệt được sử dụng nhiều trong các công trình nội thất (Hình 3d). Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 49
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI a) veneer gỗ b) Acrylic c) chất liệu melamine và laminate tương tựa, laminate có khả năng chống trầy cao hơn melamine d) sơn bệt đơn sắc e) cấu tạo lớp vật liệu phủ melamine - laminate Hình 3. Minh họa các loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay[4] 3. Phân tích ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp 3.1. Ưu điểm Giá thành: Giá công gỗ công nghiệp rẻ hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau. Hình 4. Minh họa các loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay [5] 50 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
- NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Thời gian thi công sản xuất nhanh và mẫu mã đa dạng phong phú, gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp. Màu sắc đa dạng phù hợp với phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao (Hình 4). 3.2. Nhược điểm Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao. Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt. Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…). 4. Kết luận Với những ưu điểm vượt trội về giá thành, mẫu mã đa dạng, thời gian sản xuất nhanh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng nâng cao chất lượng gỗ công nghiệp. Do đó gỗ công nghiệp đang dần thay thế gỗ tự nhiên ở trong các căn hộ chung cư, nhà ở cho người có thu nhập trung bình thấp. Việc sử dụng nguồn gỗ công nghiệp thay thế nguồn gỗ tự nhiên làm giảm vấn đề khai thác rừng, góp phần cải thiện môi trường và vi khí hậu. Đó là một trong những lợi ích vì cộng đồng cần được ủng hộ và phát triển lâu dài. Tài liệu tham khảo [1]. https://www.thiennhien.net/2017/01/11/toan-canh-ve-rung-tu-nhien-cua-viet-nam-ke-tu- nam-1945/ [2]. https://hugemienbac.vn/hinh-anh/2019/quy-trinh-san-xuat-go-mfc.jpg. [3]. http://noithattrevietnam.com/kien-thuc-nha-dep/go-cong-nghiep-mdf-mfc-hdf-acrylic-laminate- melamine-veneer.html [4]. http://www.kientrucvhome.com/go-tu-nhien-va-go-cong-nghiep-trong-thiet-ke-thi-cong-noi/ [5]. https://thietkenoithat.com/tin-tuc/articleid/17910/go-cong-nghiep-an-cuong-san-pham -go- cong-nghiep-tai-morehome. Ngày nhận bài: 21/02/2020 Ngày gửi phản biện: 04/3/2020 Ngày chấp nhận đăng: 20/3/2020 1 1 Trường ĐHXD Miền Tây. Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng-Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất - chương 2
18 p | 371 | 185
-
Tư vấn màu sắc sàn gỗ trong thiết kế nội thất
3 p | 138 | 53
-
Sàn gỗ cho gia đình hiện đại
5 p | 98 | 36
-
Đồ gỗ nội thất tìm cơ hội xuất khẩu
6 p | 121 | 33
-
Hướng dẫn thi công, lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
7 p | 147 | 28
-
Hướng đẫn cách chọn gỗ công nghiệp trong trang trí nội thất nhà ở
7 p | 125 | 22
-
Một số lưu ý khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp
2 p | 100 | 10
-
Tăng độ bền cho sàn gỗ công nghiệp
3 p | 72 | 7
-
Để nhà thêm sành điệu: Sàn lát gỗ!
6 p | 128 | 4
-
Nội thất xanh - giải pháp cho một môi trường sống lành mạnh
7 p | 9 | 4
-
Nội thất phòng ngủ hiện đại
10 p | 84 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn