intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói thêm về Trái Rạ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trái rạ, tiếng Mỹ gọi là “chicken pox” hoặc “varicella”, là bệnh nhiễm trùng gây ra ban ngứa với các mụn nước, rất dễ lây lan. Ðây là một bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh gây ra bởi varicella-zoster virus (VZV). Virus (siêu vi trùng, vi rút) này đi vào cơ thể qua miệng, mũi sau khi tiếp xúc với người bệnh. Người bệnh bắt đầu có thể lây bệnh từ một ngày sau khi nổi ban cho đến khi tất cả các mụn nước đều đã đóng vẩy. Một khi đã bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói thêm về Trái Rạ

  1. Nói thêm về Trái Rạ Trái rạ, tiếng Mỹ gọi là “chicken pox” hoặc “varicella”, là bệnh nhiễm trùng gây ra ban ngứa với các mụn nước, rất dễ lây lan. Ðây là một bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh gây ra bởi varicella-zoster virus (VZV). Virus (siêu vi trùng, vi rút) này đi vào cơ thể qua miệng, mũi sau khi tiếp xúc với người bệnh. Người bệnh bắt đầu có thể lây bệnh từ một ngày sau khi nổi ban cho đến khi tất cả các mụn nước đều đã đóng vẩy. Một khi đã bị trái rạ, hầu như tất cả các bệnh nhân đều sẽ có sức đề kháng với bệnh này suốt đời, tức là sẽ không bao giờ bị trái rạ nữa. Trừ trường hợp người bệnh bị bệnh này lúc quá nhỏ, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể chưa có khả năng sản xuất ra kháng thể. Vì trái rạ có sức lây lan rất mạnh, hầu như 90% những người trong gia đình người bệnh sẽ bị lây bệnh, nếu những người này chưa có sức đề kháng với bệnh (nhờ thuốc chủng ngừa, hay đã từng bị bệnh này rồi).
  2. Trước lúc có thuốc chủng ngừa (được chuẩn thuận hồi năm 1995), trái rạ thường xảy ra thành dịch, thường thường vào cuối Mùa Ðông, đầu Mùa Xuân. Từ khi có thuốc chủng, và được khuyến cáo chủng ngừa cho tất cả trẻ em, các trường hợp trái rạ đã giảm đi một cách rất đáng kể. Trái rạ, dù là thường có triệu chứng rất khó chịu, trong đại đa số các trường hợp, thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng, ngay cả có khi dẫn đến tử vong. Khoảng một phần trăm trẻ em bị trái rạ có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não (encephalitis), hoặc bị biến chứng ở gan, hoặc nhiễm trùng da một cách nguy hiểm. Thiếu niên và người lớn, nếu bị trái rạ, thường có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng. Như đã trình bày kỳ trước, sau khi khỏi bệnh, virus vẫn thường tồn tại một cách yên lặng trong hệ thống thần kinh của người bệnh suốt đời. Ðến khi nào đó, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, chúng sẽ “vùng lên”, gây ra bệnh giời leo. Triệu chứng Các triệu chứng của trái rạ thường xuất hiện khoảng 10 đến 21 ngày sau khi người bệnh bị lây.
  3. Thường gặp, đầu tiên là sốt và uể oải. Sau đó là ban ngứa, với các nốt đỏ nhỏ. Các nốt đỏ này sẽ phồng lên thành mụn nước. Các mụn nước này thường tròn, với đường kính khoảng 5 đến 10 li (millimeters), (khoảng cỡ cục gôm ở đầu viết chì), có đáy màu đỏ (như hạt sương trên lá hoa hồng đỏ). Các mụn nước này có thể xuất hiện khắp cơ thể, ngay cả ở trong miệng, họng, hoặc âm đạo. Có người có thể chỉ có khoảng 50 mụn trở lại, có người có thể có vô số, không đếm nổi. Trong những ngày sau khi xuất hiện, mụn nước có thể ở các giai đoạn khác nhau, và cuối cùng tất cả đều đóng, rồi tróc vảy, mà không để lại sẹo (như trong bệnh đậu mùa). Các mụn nước thường xuất hiện trong khoảng 3 đến 5 ngày, sau đó đóng và tróc vảy trong khoảng 7 đến 10 ngày sau đó. Ở các trẻ khỏe mạnh, trái rạ thường nhẹ, da sẽ trở lại bình thường trong vòng hai đến bốn tuần. Ðôi khi có thể để lại vài vết sẹo mờ. Nếu gãi, sẹo có thể sẽ nặng hơn nhiều. Cần nhắc lại là, trong một số trường hợp nhỏ, trái rạ có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng, cần phải nhập viện, đôi khi có thể để lại biến chứng suốt đời, thậm chí cả tử vong.
  4. Cách phòng ngừa Với thuốc chủng hiện nay, bệnh có thể phòng ngừa một cách dễ dàng. Tất cả trẻ em, hoặc người lớn nếu chưa bị trái rạ đều nên chích. Chi tiết đã được trình bày kỳ rồi. Ðiều trị Bác sĩ có thể dùng thuốc chống virus acyclovir (Zovirax) để hạn chế triệu chứng của bệnh trái rạ (thường chỉ cần) ở người lớn. Tuy nhiên, cần chú ý là thuốc này chỉ có hiệu quả nếu bắt đầu ngay trong 24 tiếng sau khi tiếp xúc với bệnh. Do đó, cha mẹ của các trẻ bị trái rạ nên gọi bác sĩ càng sớm càng tốt xem có cần dùng thuốc hay không. Các trẻ em khỏe mạnh, nếu bị trái rạ, thường không cần dùng thuốc này. Vì các nghiên cứu cho thấy có vẻ như là thuốc không không giúp được gì lắm. Các bác sĩ của các cháu sẽ là người quyết định việc có nên dùng thuốc không. Trong đa số các trường hợp, thường chỉ cần trị triệu chứng ngứa ngáy của trái rạ và phòng ngừa các nơi mụn nước bể ra bị nhiễm trùng do các em gãi.
  5. Một số chất dùng ngoài da như calamine lotion, oatmeal baths có thể giúp giảm ngứa. Nếu không đủ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc uống giảm ngứa. Nhớ cắt móng tay cho trẻ, và nhắc trẻ không gãi, để tránh nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần dùng trụ sinh (như Benadryl). Nếu bị sốt, ta có thể dùng Tylenol (acetaminophen). Ðiều rất quan trọng, là không dùng aspirin ở trẻ em, vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye (Reye's syndrome), là một tình trạng nguy cấp, có thể dẫn đến chết. Cần nhắc lại, nhớ gọi và gặp bác sĩ sớm nếu bị nổi ban. Nếu đã gặp bác sĩ rồi và được chẩn đoán là bị trái rạ rồi, cần gọi lại bác sĩ ngay, nếu bệnh nhân phát triển các triệu chứng sau: - Sốt từ 103 độ F (Fahrenheit) trở lên. - Ngứa không thể kiểm soát được. - Mụn nước bị đỏ, sưng, có mủ. - Mụn nước ở gần mắt.
  6. - Nhức đầu dữ dội, lơ mơ, ói mửa (có thể là triệu chứng của biến chứng viêm não). - Ho, khó thở (có thể là triệu chứng của biến chứng viêm phổi). Ðể tránh lây lan, người bệnh nên (tạm thời) tránh tiếp xúc với những người khác trong nhà chưa có miễn nhiễm với bệnh, nhất là những người dễ bị lây hơn (như bị bệnh kinh niên, dùng các thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể như steroid). Nếu chưa từng bị trái rạ bao giờ, ta nên hỏi bác sĩ để được chích ngừa. Nếu là phụ nữ, đang dự định sẽ có thai, càng nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chích ngừa trái rạ và các bệnh cần được chủng ngừa khác. Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2