intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói với bé về người khuyết tật

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

110
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách để bắt đầu nói chuyện về người khuyết tật với bé Cởi mở: Lần đầu tiên bé nhìn thấy ai đó khuyết tật, bạn hãy cho bé cơ hội để trò chuyện với mẹ về sự khác biệt. Giải thích với bé rằng mọi người đều có những điểm khác nhau, ví dụ về chiều cao, màu da hay gương mặt.a trẻ cần có sự hiểu biết và kỹ năng tốt để giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì sớm hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe, tâm lý. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói với bé về người khuyết tật

  1. Nói với bé về người khuyết tật Cách để bắt đầu nói chuyện về người khuyết tật với bé Cởi mở: Lần đầu tiên bé nhìn thấy ai đó khuyết tật, bạn hãy cho bé cơ hội để trò chuyện với mẹ về sự khác biệt. Giải thích với bé rằng mọi người đều có những điểm khác nhau, ví dụ về chiều cao, màu da hay gương mặt. Nói với bé về một người mù hai mẹ con gặp trên phố là vì người ấy không nhìn thấy; do đó, người ấy cần có người khác dắt hoặc cầm gậy để đi. Trả lời câu hỏi trực tiếp của bé: Giống như giải đáp mọi điều tò mò của bé, cha mẹ không nên dài dòng. Nếu bé hỏi vì sao người đàn ông trên vỉa hè phải ngồi xe lăn, chỉ cần nói với bé là người ấy có vấn đề ở đôi chân. Đó là một câu trả lời đầy đủ và đơn giản. Nếu bạn lúng túng khi giải đáp cho con, bạn chỉ cần nói vậy. Lưu ý với lời nói của bạn: Hãy cẩn thận khi bạn mô tả về người khuyết tật. Đừng dùng những từ ngữ thiếu tôn trọng. Nhưng cũng không nên nói người khuyết tật là bình thường vì bé sẽ bị khó hiểu. Khi bạn và bé gặp một người khuyết tật, bạn không cần quát con: "Đừng nhìn bác ấy chằm chằm thế con" hoặc giục bé đi nhanh. Giải tỏa lo lắng cho bé: Đôi khi, bé có thể lo lắng mình cũng bị khuyết tật như vậy. Bạn hãy trấn an để bé không bị ám ảnh. Dạy bé sự tôn trọng: Nếu bạn nghe thấy bé nói người khuyết tật nào đó là "điên" hoặc "dở hơi" thì bạn nên ngăn cản sự trêu chọc ở bé. Giải thích lời nói của bé có thể làm tổn thương người khác và đó là điều không nên. Giải đáp một số thắc mắc của bé - Con có bị như thế không?
  2. - Trấn an với bé rằng hầu hết người khuyết tật đều bị thế từ lúc sinh ra nên con không cần lo lắng. - Sao ông ấy (bà ấy) không nói chuyện như chúng ta? - Nếu bạn biết chắc lý do, hãy giải thích cho bé. Còn không, bạn có thể đoán và trả lời: "Bà ấy có vấn đề ở cơ bắp nên không thể nói được". - Bạn ấy có thích con không? - 4 tuổi, bé trở nên quan tâm về những người thích và không thích bé. Nếu có một bé khuyết tật như chứng tự kỷ và không tương tác với người khác nhiều, bé nhà bạn có thể tự hỏi tại sao và lo lắng: "Bạn ấy không thích con?". Bạn hãy trấn an bé và giải thích rằng: "Bạn ấy thích con nhưng không thể nói ra được". Những điều khác cha mẹ có thể làm - Nếu bé có bạn khuyết tật, hãy sắp xếp để các bé chơi chung. Nếu hai mẹ con đi qua một nhóm các bé khuyết tật, hãy cho phép bé được tham gia - Nói với bé về những người khuyết tật trên phim ảnh, truyền hình, sách báo.. Cha mẹ, người thân của trẻ cần có sự hiểu biết và kỹ năng tốt để giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì sớm hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe, tâm lý. Nhiều bậc cha mẹ rất phân vân có nên làm chậm lại quá trình dậy thì sớm của con hay không và phải làm gì? Thực tế thì khó mà can thiệp được vào quá trình này, trừ những trường hợp có bệnh lý thực thể. Điều quan trọng là luôn ở bên cạnh trẻ để sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Bạn hãy nói cho trẻ biết rằng ai
  3. cũng phải trải qua những thay đổi này nhưng có người sớm, có người muộn. Hãy thảo luận về sự phát triển của cơ thể sẽ xảy ra như thế nào và trò chuyện cởi mở về những điều trẻ đang lo lắng, quan tâm; khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội - những biện pháp giúp các em nhanh chóng vượt qua khó khăn về mặt tâm lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2