intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ dioxin trong máu và thói quen sử dụng thực phẩm của người dân sinh sống quanh sân bay Biên Hòa - một điểm nóng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tình trạng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam liên quan đến việc sử dụng chất gây rụng lá (chủ yếu là chất da cam) trong chiến tranh từ 1962 - 1971, là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm dioxin hiện nay của người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm dioxin và tìm hiểu các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ phơi nhiễm dioxin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ dioxin trong máu và thói quen sử dụng thực phẩm của người dân sinh sống quanh sân bay Biên Hòa - một điểm nóng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> NỒNG ĐỘ DIOXIN TRONG MÁU VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG<br /> THỰC PHẨM CỦA NGƢỜI DÂN SINH SỐNG QUANH SÂN BAY<br /> BIÊN HÒA - MỘT ĐIỂM NÓNG Ô NHIỄM DIOXIN TẠI VIỆT NAM<br /> Phạm Thế Tài*; Nishijo Muneko**; Đỗ Minh Trung*<br /> Nguyễn Văn Long*; Hoàng Văn Lương*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: ô nhiễm dioxin tại Việt Nam liên quan đến việc sử dụng chất gây rụng lá (chủ yếu là chất<br /> da cam) trong chiến tranh từ 1962 - 1971, là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nghiên cứu<br /> này nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm dioxin hiện nay của người dân sinh sống quanh khu vực ô<br /> nhiễm dioxin và tìm hiểu các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ phơi<br /> nhiễm dioxin. Đối tượng và phương pháp: tổng số 51 đối tượng (19 nam và 32 nữ) sinh sống quanh<br /> sân bay Biên Hòa. Các đối tượng được định lượng dioxin trong máu bằng phương pháp sắc ký khí<br /> khối phổ độ phân giải cao (GC/MS). Đánh giá thói quen sử dụng các loại thực phẩm hằng ngày<br /> thông qua bộ câu hỏi. Kết quả và kết luận: nồng độ dioxin trong máu, đặc biệt đồng đẳng 2,3,7,8TetraCDD ở mức cao (6.5 pg/g mỡ, chiếm 26% tổng độ độc TEQ). Tương quan nồng độ giữa 17<br /> đồng đẳng phản ánh tình trạng phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc chất da cam của cư dân sinh sống<br /> quanh sân bay Biên Hòa. Tần suất sử dụng một số thực phẩm nguồn gốc động vật như cá biển,<br /> thịt gà, thịt bò, trứng gà liên quan đến gia tăng nồng độ dioxin trong máu.<br /> * Từ khóa: Dioxin; Chất da cam; Thực phẩm; Thói quen sử dụng; Sân bay Biên Hoà.<br /> <br /> Concentrations of Dioxin in Blood and Food Consumption Habits of<br /> the Population Living Near Bienhoa Airbase - “Hot Spot” Contaminated<br /> with Dioxin in Vietnam<br /> Summary<br /> Aims: Dioxin contamination in Vietnam is associated with the spraying of herbicides (mainly<br /> agent orange) in Vietnam during the war from 1962 to 1971 is a public concern. This study aimed to<br /> estimate the existing concentrations of dioxin in blood and habits of daily food consumption that<br /> related to exposure of dioxin of the population living near the area contaminated with dioxin.<br /> Subjects and method: A total of 51 participants (19 men and 32 women) living around Bienhoa<br /> airbase were recruited in the study. Level of dioxin in blood of each people was determined by a<br /> system of high resolution gas chromatography equipped with mass spectrometry (GC/MS). Habits of<br /> daily food consumption of the subjects were evaluated by food questionnaire. Result and conclusion:<br /> Concentration of dioxin in blood was high. Especially, 2,3,7,8-TetraCDD concentration was 6.5 pg/g<br /> fat, which constituted 26% of total equivalent toxic. The profile of dioxin congeners reflected that the<br /> habitants living near Bienhoa airbase exposed to dioxin originated mainly from agent orange.<br /> Frequencies of food consumption that originate from animals such as sea fish, chicken, beef and<br /> chicken egg related to an increase of dioxin concentration in blood of this population.<br /> * Key words: Dioxin; Agent orange; Consumption habits; Food; Bienhoa Airbase.<br /> * Học viện Quân y<br /> ** Đại học Y khoa Kanazawa, (Nhật Bản)<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thế Tài (email: phamthetai@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 30/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/01/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/01/2016<br /> <br /> 20<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tại Việt Nam, ô nhiễm dioxin có nguồn<br /> gốc từ chất gây rụng lá (chủ yếu là chất<br /> da cam) được sử dụng trong chiến tranh<br /> Việt Nam (1962 - 1971) là mối lo ngại trong<br /> xã hội. Hơn 4 thập kỷ đã qua kể từ khi<br /> chiến dịch phun dải chấm dứt, một số sân<br /> bay trước đây được quân đội Mỹ sử dụng<br /> như sân bay Đà Nẵng, Phù Cát, Biên Hòa<br /> vẫn là điểm nóng ô nhiễm dioxin do nồng<br /> độ dioxin trong môi trường ở mức rất cao<br /> [1]. Trong những sân bay đó, sân bay<br /> Biên Hòa được coi là khu vực ô nhiễm<br /> nặng nhất. Cộng đồng dân cư sống quanh<br /> khu vực sân bay Biên Hòa đang chịu nguy<br /> cơ phơi nhiễm cao với dioxin thông qua<br /> nguồn nước và thực phẩm ô nhiễm trong<br /> và xung quanh sân bay. Một nghiên cứu<br /> gần đây về nồng độ dioxin trong sữa mẹ<br /> sinh sống tại Biên Hòa cho thấy 2,3,7,8tetrachlorodibenzo-p-dioxin (2,3,7,8-TetraCDD)<br /> tăng cao, một đồng đẳng dioxin có nguồn<br /> gốc đặc trưng từ chất da cam [2]. Tuy nhiên,<br /> các nghiên cứu về nồng độ dioxin trong<br /> máu của người dân sinh sống quanh sân<br /> bay vẫn còn hạn chế.<br /> Nhìn chung, thức ăn hằng ngày là<br /> nguồn phơi nhiễm dioxin chính ở người,<br /> chiếm > 90% lượng dioxin tích trữ trong<br /> cơ thể. Do đó, nghiên cứu thói quen sử<br /> dụng thực phẩm hằng ngày để tìm ra thực<br /> phẩm nguy cơ đóng vai trò quan trọng.<br /> Theo nhiều báo cáo trước đây trên thế<br /> giới, thực phẩm liên quan đến ô nhiễm<br /> dioxin thường đa dạng ở các quần thể<br /> dân cư khác nhau. Tại Nhật Bản, hải sản<br /> được coi là nguồn thực phẩm liên quan<br /> đến dioxin trong cơ thể [3]. Trong khi đó,<br /> tại Hà Lan, nơi có nồng độ dioxin cao<br /> <br /> nhất trong sữa mẹ tại châu Âu, thịt được<br /> coi là nguồn thực phẩm liên quan nhiều<br /> đến nồng độ dioxin trong cơ thể [4]. Tại<br /> Trung Quốc, thực phẩm liên quan đến<br /> dioxin là cá nước ngọt [5]. Từ những số<br /> liệu trên cho thấy, thói quen sử dụng thực<br /> phẩm hàng ngày là yếu tố quan trọng liên<br /> quan đến phơi nhiễm dioxin và mang tính<br /> đặc thù địa lý cho từng khu vực dân cư.<br /> Theo một nghiên cứu đánh giá nồng<br /> độ dioxin trong thực phẩm năm 2003 tại<br /> Thành phố Biên Hòa, nồng độ dioxin cao<br /> được ghi nhận ở thịt vịt, thịt bò, thịt gà<br /> nuôi thả tự do và cá nước ngọt nuôi tại<br /> địa phương [6]; tuy nhiên, liên quan giữa<br /> thực phẩm và thói quen sử dụng với nguy<br /> cơ phơi nhiễm ở người dân nơi đây vẫn<br /> chưa được nghiên cứu chi tiết.<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi: Đánh<br /> giá tình trạng phơi nhiễm dioxin hiện nay,<br /> đồng thời tìm hiểu các loại thực phẩm sử<br /> dụng hàng ngày liên quan đến nguy cơ<br /> phơi nhiễm dioxin của nhóm dân cư sinh<br /> sống quanh sân bay Biên Hòa, một điểm<br /> nóng về ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Phường Trung Dũng và Bửu Long nằm<br /> sát sân bay Biên Hòa được lựa chọn đưa<br /> vào nghiên cứu. Năm 2014, một nghiên<br /> cứu đánh giá ảnh hưởng của dioxin đến<br /> sức khoẻ cho 212 người. Từ những đối<br /> tượng này, chúng tôi chọn 51 người gồm<br /> 19 nam và 32 nữ để định lượng dioxin<br /> trong máu bằng phương pháp GCMS và<br /> phỏng vấn thói quen sử dụng các loại<br /> thực phẩm hàng ngày.<br /> 21<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: đối tượng có<br /> thời gian sinh sống lâu dài (> 20 năm)<br /> tại khu vực nghiên cứu và trong độ tuổi từ<br /> 40 - 50.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Các thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội<br /> của đối tượng nghiên cứu được thu thập<br /> qua phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng nghiên<br /> cứu được giải thích mục đích nghiên cứu<br /> và tình nguyện tham gia vào chương trình.<br /> Nghiên cứu được Hội đồng Y Đức Học viện<br /> Quân y thông qua.<br /> * Định lượng dioxin trong máu bằng<br /> phương pháp GC/MS:<br /> Lấy mẫu máu tĩnh mạch với thể tích<br /> khoảng 20 ml vào buổi sáng từ mỗi đối<br /> tượng và bảo quản ở -800 cho đến khi<br /> phân tích. Định lượng dioxin bằng hệ thống<br /> sắc ký khí khối phổ độ phân giải cao<br /> (GC/MS) tại Đại học Y khoa Kanazawa<br /> (Nhật Bản). Ban đầu, làm khô mẫu máu<br /> bằng hệ thống đông khô (EYELA FDU-1200,<br /> Tokyo Rikakikai Co., LTD) trong 8 giờ.<br /> Sau đó, nghiền nhỏ mẫu máu đông khô<br /> thành bột mịn để chuyển vào công đoạn<br /> tách mỡ. Tách mỡ toàn phần bằng hệ<br /> thống tách dung môi áp lực cao (ASE<br /> 200, Thermo Fisher Scientific Inc), với dung<br /> môi là hỗn hợp hexan và aceton theo tỷ lệ<br /> 1:1. Một chuỗi các bước làm sạch bao<br /> gồm xà phòng hóa, tách chiết bằng hexan,<br /> sắc ký qua cột Silica gel đa lớp. Cột sắc<br /> ký một lớp cacbon hoạt tính được dùng để<br /> tách thành phần dioxin và polychlorinated<br /> biphenyls (PCBs). Định lượng 17 đồng đẳng<br /> có vị trí clo ở 2,3,7,8 của polychlorinated<br /> dibenzo-p-dioxins (PCDDs), polychlorinated<br /> 22<br /> <br /> dibenzofurans (PCDFs) và 4 non-ortho<br /> PCBs. Tính độ độc quy đổi của các đồng<br /> đẳng theo hệ số độc WHO (2005).<br /> * Thông tin thói quen sử dụng thực<br /> phẩm hàng ngày:<br /> Do ở Việt Nam chưa có bộ câu hỏi<br /> chuẩn hóa về thông tin thói quen sử dụng<br /> thực phẩm hàng ngày, nên bộ câu hỏi sử<br /> dụng trong nghiên cứu này được thiết<br /> kế phù hợp với mục đích nghiên cứu. Các<br /> nhóm thực phẩm chính có nguồn gốc<br /> động vật hay ăn hàng ngày và là nguồn<br /> thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm dioxin<br /> như thịt (thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt vịt),<br /> cá (cá biển, cá nước ngọt), trứng (gà, vịt),<br /> sữa được tìm hiểu chi tiết. Đối với mỗi<br /> loại thực phẩm trên đều có câu hỏi đánh<br /> giá tần suất sử dụng với 3 mức độ<br /> “không/hiếm khi”, “thỉnh thoảng” và “thường<br /> xuyên”, đồng thời câu hỏi ước lượng số<br /> lần/bữa ăn loại thực phẩm đó/tuần.<br /> Tất cả các đối tượng tham gia điền vào<br /> bộ câu hỏi về thực phẩm dưới sự hướng<br /> dẫn và giải thích của cán bộ y tế địa phương.<br /> * Phân tích thống kê:<br /> Phần mềm SPSS (phiên bản 21.0)<br /> sử dụng cho Windows (SPSS; Chicago,<br /> 113 IL) được dùng để phân tích thống kê.<br /> So sánh nồng độ PCDDs, PCDFs và<br /> PCBs trong máu của nhóm nam và nữ<br /> bằng kiểm định independent-samples t<br /> test. Phân tích mối liên quan giữa nồng<br /> độ dioxin trong máu với tần suất sử dụng<br /> các loại thực phẩm bằng mô hình tuyến<br /> tính tổng quát, trong đó hiệu chỉnh tuổi và<br /> giới tính. Xác định ý nghĩa thống kê khi<br /> p ≤ 0,05.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Bảng 1:<br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> SD<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> SD<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> 46,6<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> 46,5<br /> <br /> 2,4<br /> <br /> Thời gian định cư (năm)<br /> <br /> 40,1<br /> <br /> 10,8<br /> <br /> 43,1<br /> <br /> 9,6<br /> <br /> Học vấn (năm)<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> 7,9<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> Chiều cao (cm)<br /> <br /> 163,6<br /> <br /> 6,8<br /> <br /> 153,7<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> Cân nặng (kg)<br /> <br /> 54,3<br /> <br /> 7,6<br /> <br /> 52,0<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 20,3<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> 52,0<br /> <br /> 2,6<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Hút thuốc<br /> <br /> 14<br /> <br /> 73,7<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> Dùng chất có cồn<br /> <br /> 12<br /> <br /> 63,2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> Nội trợ<br /> <br /> 4<br /> <br /> 21,1<br /> <br /> 17<br /> <br /> 53,1<br /> <br /> Lao động phổ thông<br /> <br /> 5<br /> <br /> 26,3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> Lao động kỹ thuật<br /> <br /> 10<br /> <br /> 52,6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 21,9<br /> <br /> 2<br /> <br /> BMI (kg/m )<br /> <br /> Các loại nghề<br /> <br /> Tuổi trung bình cả hai nhóm khoảng 46,5; thời gian sinh sống tại địa phương<br /> > 40 năm. Người hút thuốc và người sử dụng chất có cồn lần lượt là 73,7% và<br /> 63,2% ở nhóm nam, nhưng chiếm tỷ lệ thấp ở nhóm nữ (tỷ lệ hút thuốc và sử dụng<br /> đồ chất có cồn đều < 10%). Ở nhóm nam, 52,6% là lao động kỹ thuật. Trong đó,<br /> ở nhóm nữ, trên 1/2 là nội trợ gia đình. Ngoài ra, khoảng 1/4 số đối tượng ở mỗi<br /> nhóm làm nghề lao động phổ thông. Nghiên cứu này tập trung vào đối tượng đại<br /> diện cho cư dân nói chung sinh sống quanh sân bay Biên Hòa, vì vậy không bao<br /> gồm một số đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm đặc biệt cao, ví dụ những người có<br /> công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong sân bay. Chỉ số BMI<br /> trung bình của cả nam và nữ đều trong giới hạn bình thường (20,3 đối với nam và<br /> 22 đối với nữ).<br /> 23<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br /> <br /> 2. Nồng độ dioxin và PCBs trong máu.<br /> Bảng 2: Nồng độ dioxin và PCBs trong máu ở hai nhóm nam và nữ.<br /> Đồng đẳng (pg/g mỡ)<br /> <br /> Nam (n = 19)<br /> G.M.<br /> G.S.D.<br /> <br /> Nữ (n = 32)<br /> G.M.<br /> G.S.D.<br /> <br /> Đồng đẳng PCDD<br /> 2,3,7,8-TetraCDD<br /> 7,2<br /> 4,2<br /> 6,1<br /> 2,1<br /> 1,2,3,7,8-PentaCDD<br /> 6,4<br /> 2,2<br /> 6,4<br /> 1,8<br /> 1,2,3,4,7,8-HexaCDD<br /> 4,7<br /> 1,6<br /> 4,9<br /> 1,8<br /> 1,2,3,6,7,8-HexaCDD<br /> 12,2<br /> 2,0<br /> 12,4<br /> 1,9<br /> 1,2,3,7,8,9-HexaCDD<br /> 6,0<br /> 1,9<br /> 6,7<br /> 1,9<br /> 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD<br /> 22,5<br /> 1,7<br /> 38,2<br /> 1,6<br /> OctaCDD<br /> 631,2<br /> 1,8<br /> 652,0<br /> 1,6<br /> Đồng đẳng PCDF<br /> 2,3,7,8-TetraCDF<br /> 8,1<br /> 1,9<br /> 9,3<br /> 1,8<br /> 1,2,3,7,8-PentaCDF<br /> 1,9<br /> 1,7<br /> 2,4<br /> 2,1<br /> 2,3,4,7,8-PentaCDF<br /> 9,1<br /> 1,8<br /> 8,7<br /> 1,6<br /> 1,2,3,4,7,8-HexaCDF<br /> 14,1<br /> 1,6<br /> 13,9<br /> 1,6<br /> 1,2,3,6,7,8-HexaCDF<br /> 9,0<br /> 1,7<br /> 9,3<br /> 1,7<br /> 1,2,3,7,8,9-HexaCDF<br /> 2,3<br /> 1,8<br /> 3,0<br /> 1,8<br /> 2,3,4,6,7,8-HexaCDF<br /> 2,2<br /> 1,8<br /> 3,3<br /> 2,0<br /> 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF<br /> 11,8<br /> 1,5<br /> 14,2<br /> 1,6<br /> 1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF<br /> 2,6<br /> 1,9<br /> 3,6<br /> 2,1<br /> OctaCDF<br /> 6,5<br /> 1,8<br /> 9,1<br /> 2,2<br /> PCBs<br /> T4CB #77<br /> 60,4<br /> 1,9<br /> 60,3<br /> 1,6<br /> T4CB #81<br /> 4,5<br /> 1,8<br /> 4,7<br /> 1,7<br /> P5CB #126<br /> 20,4<br /> 2,0<br /> 19,8<br /> 1,7<br /> H6CB #169<br /> 32,8<br /> 2,0<br /> 19,8<br /> 1,7<br /> TEQ<br /> PCDDs TEQ<br /> 18,5<br /> 3,0<br /> 16,8<br /> 1,7<br /> PCDFs TEQ<br /> 6,7<br /> 1,7<br /> 7,0<br /> 1,6<br /> PCBs TEQ<br /> 3,1<br /> 2,0<br /> 2,6<br /> 1,6<br /> PCDDs/Fs TEQ<br /> 26,3<br /> 2,7<br /> 24,2<br /> 1,6<br /> PCDDs/Fs+PCBs TEQ<br /> 29,8<br /> 2,6<br /> 27,0<br /> 1,6<br /> P:<br /> so<br /> sánh<br /> giữa<br /> nhóm<br /> nam<br /> và<br /> nữ<br /> bằng<br /> Independent-samples<br /> T-test<br /> p: So sánh giữa nhóm nam và nữ bằng Independent-samples t-test<br /> <br /> Toàn bộ (n = 51)<br /> G.M.<br /> G.S.D.<br /> <br /> Pp<br /> <br /> 6,5<br /> 6,4<br /> 4,8<br /> 12,3<br /> 6,4<br /> 31,3<br /> 644,2<br /> <br /> 2,8<br /> 1,9<br /> 1,8<br /> 1,9<br /> 1,9<br /> 1,7<br /> 1,7<br /> <br /> 0,588<br /> 0,986<br /> 0,762<br /> 0,912<br /> 0,574<br /> 0,001<br /> 0,844<br /> <br /> 8,9<br /> 2,2<br /> 8,9<br /> 14,0<br /> 9,2<br /> 2,7<br /> 2,9<br /> 13,3<br /> 3,2<br /> 8,0<br /> <br /> 1,8<br /> 2,0<br /> 1,7<br /> 1,6<br /> 1,7<br /> 1,8<br /> 2,0<br /> 1,6<br /> 2,0<br /> 2,1<br /> <br /> 0,456<br /> 0,187<br /> 0,78<br /> 0,956<br /> 0,863<br /> 0,154<br /> 0,032<br /> 0,146<br /> 0,097<br /> 0,086<br /> <br /> 60,3<br /> 4,6<br /> 20,0<br /> 23,9<br /> <br /> 1,7<br /> 1,7<br /> 1,8<br /> 1,9<br /> <br /> 0,989<br /> 0,829<br /> 0,863<br /> 0,011<br /> <br /> 17,0<br /> 6,9<br /> 2,8<br /> 24,9<br /> 28,0<br /> <br /> 2,2<br /> 1,6<br /> 1,8<br /> 2,0<br /> 2,0<br /> <br /> 0,662<br /> 0,767<br /> 0,338<br /> 0,677<br /> 0.675<br /> <br /> Nhìn chung, nồng độ dioxin và PCBs ở nhóm nam và nữ không khác biệt, ngoại trừ<br /> một vài đồng đẳng. Nồng độ 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD và 2,3,4,6,7,8-HexaCDF ở nữ cao<br /> hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ ở nam (38,2 pg/g mỡ so với 22,5 pg/g mỡ,<br /> p = 0,001 đối với 1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD và 3,3 pg/g mỡ so với 2,2 pg/g mỡ; p = 0,032<br /> đối với 2,3,4,6,7,8-HexaCDF). Tuy nhiên, nồng độ H6CB #169 ở nữ thấp hơn có ý nghĩa<br /> thống kê so với nam (19,8 pg/g mỡ so với 32,8 pg/g mỡ, p = 0,011).<br /> Tương quan giữa nồng độ các đồng đẳng PCDDs, PCDFs và PCBs trong nhóm<br /> dân cư sinh sống gần sân bay Biên Hòa cho thấy dioxin trong cơ thể có nguồn gốc đặc<br /> trưng từ nguồn nhiễm chất da cam rõ rệt hơn nhóm dân cư sinh sống tại Đà Nẵng và<br /> Phù Cát. Nghiên cứu của Hồ Dũng Mạnh và CS (2014) cho thấy: nam giới sinh sống<br /> gần sân bay Phù Cát có nồng độ huyết thanh của 2,3,7,8-TetraCDD một đồng đẳng<br /> đặc trưng cho nguồn ô nhiễm từ chất da cam là 2,6 pg/g mỡ [7]. Trong nghiên cứu này,<br /> 24<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2