intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ Lactate Dehydrogenase huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh, kết quả thai kỳ

Chia sẻ: ViYerevan2711 ViYerevan2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định mối liên quan giữa nồng độ Lactate Dehydrogenase (LDH) huyết thanh mẹ với mức độ nặng và kết quả thai kỳ ở những thai phụ tiền sản giật – sản giật (TSG-SG).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ Lactate Dehydrogenase huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh, kết quả thai kỳ

  1. CAO NGỌC ANH, TRẦN MẠNH LINH, VÕ VĂN ĐỨC SẢN KHOA – SƠ SINH NỒNG ĐỘ LACTATE DEHYDROGENASE HUYẾT THANH Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH, KẾT QUẢ THAI KỲ Cao Ngọc Anh, Trần Mạnh Linh, Võ Văn Đức Trường Đại học Y Dược Huế Keywords: LDH, Preeclampsia, Tóm tắt eclampsia, biochemical marker. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ Lactate Dehydrogenase (LDH) huyết thanh mẹ với mức độ nặng và kết quả thai kỳ ở những thai phụ tiền sản giật – sản giật (TSG-SG). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng trên 54 thai phụ bình thường và 54 thai phụ bị TSG – SG tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 04/2015 đến 04/2016. Kết quả nghiên cứu: Chỉ số LDH của nhóm TSG nặng (319,0 IU/L, 95% CI: 259,0 - 398,5) cao hơn nhóm TSG (192,0 IU/L, 95% CI: 179,0 - 225,0) và nhóm chứng (196,5 IU/L, 95% CI: 167,8 - 233,8), p < 0,0001. Có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về nồng độ LDH giữa nhóm TSG sớm và TSG muộn so với nhóm chứng, p = 0,006. Nồng độ LDH trong nhóm TSG có xuất hiện các biến chứng mẹ (403,0 IU/L, 95% CI: 306,2 - 958,5) cao hơn nhóm TSG không có biến chứng (208,5 IU/L, 95% CI: 189,6 - 251,8), p < 0,0001. Chưa thấy liên quan giữa nồng độ LDH huyết thanh mẹ và các biến chứng con và chỉ số Apgar sau sinh. Kết luận: Nồng độ LDH tăng liên quan đến mức độ nặng của bệnh và sự xuất hiện các biến chứng ở thai phụ bị TSG. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ LDH huyết thanh mẹ và chỉ số Apgar sau sinh cũng như các biến chứng con. Abstract MATERNAL SERUM LACTATE DEHYDROGENASE LEVELS IN PRE-ECLAMPSIA Tác giả liên hệ (Corresponding author): AND PREGNANCY OUTCOME Trần Mạnh Linh, Objective: To evaluate the maternal serum lactate dehydrogenase email: xu_linh2000@yahoo.com Ngày nhận bài (received): 10/7/2017 levels in preeclampsia and its related to severity of disease and Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): pregnancy outcomes. 15/8/2017 Materials and methods: A cross sectional descriptive study controlled Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 31/8/2017 over 54 normotensive pregnants women and 54 preeclamptic pregnancies 54
  2. TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(03), 54 - 60, 2017 visited at Obstetric and Gynecology Department, Hue University hospital from 4/2015 to 4/2016. Results: The mean value of maternal serum LDH levels in severe preeclampsia group (319.0 IU/L, 95% CI: 259.0–398.5) was significant higher then LDH levels in control group (196.5 IU/L, 95% CI; 167.8–233.8) and the pre-eclampsia group (192.0 IU/L, 95% CI: 179.0–225.0), p < 0.0001. And levels LDH in preeclampsia group with maternal complications (403.0 IU/L, 95% CI: 306.2 – 958.5) was higher than in uncomplicated preeclampsia group (208.5 IU/L, 95% CI: 189.6 – 251.8), p < 0,0001. There were also significant differences in the level of LDH between early onset, late onset preeclampsia and controls group, p = 0,006. The study did not find any relative between level of LDH and complication of newborn and Apgar index. Conclusion: High maternal serum LDH levels related to severe preeclampsia and poor material outcome. However, correlation of serum LDH levels and perinatal outcomes need more further investigation. Keyword: LDH, Preeclampsia, eclampsia, biochemical marker. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của TSG-SG là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, TSG đang đần được làm rõ. TSG có thể gây tổn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ TSG xảy ra thương ở đa cơ quan, đây cũng chính là nguyên thay đổi khoảng 2 – 10% trong tất cả các lần mang nhân dẫn đến các kết quả thai kỳ bất lợi cho cả thai. TSG là một trong năm tai biến sản khoa có mẹ và thai, đặc biệt là nhóm TSG sớm – nặng và nguy cơ gây tử vong cao cho bà mẹ và thai nhi. Đây SG. Chính vì những đặc điểm trên nên TSG nhận là một hội chứng bệnh lý đặc trưng chỉ có khi mang được sự quan tâm lớn trong lĩnh vực sản khoa. thai, gây ra tình trạng tăng huyết áp và protein Trên thế giới cũng như Việt Nam, đã có rất nhiều niệu có thể kèm theo phù hoặc không, thường xuất nghiên cứu về TSG và nhiều nghiên cứu tập trung hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt khai thác những khía cạnh khác nhau của bệnh trước 6 tuần sau sinh [1], [2]. Tỷ lệ TSG thay đổi lý, trong đó có khảo sát các chỉ số cận lâm sàng tùy theo từng quốc gia và trong mỗi quốc gia tỷ để tiên lượng và theo dõi bệnh. Điều này giúp các lệ này thay đổi theo từng vùng. Theo thống kê của bác sĩ lâm sàng đưa ra những hướng xử trí hợp WHO năm 2014, TSG chiếm 14% nguyên nhân tử lý và kịp thời qua đó làm giảm tỷ lệ tử vong cũng vong mẹ [16]. Tại Hoa Kỳ, từ năm 1998 đến năm như các biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và thai. 2005, Berg và cộng sự (2010) đã báo cáo trong Lactate Dehydrogenase (LDH) là một enzym nội 4.693 ca tử vong mẹ, trong đó TSG - SG chiếm bào, có nhiệm vụ chuyển acid pyruvic thành acid 12,3%. Tỷ lệ tương tự khoảng 10% đã được báo lactic trong quá trình thủy phân đường. Thủy phân cáo ở Pháp từ năm 2003 đến năm 2007 (Saucedo, đường chính là con đường chính tạo thành năng 2013) [10]. Tại Việt Nam, tỷ lệ TSG theo các nghiên lượng trong rau thai. Mất cân bằng oxy hóa trong cứu công bố từ khoảng 4 – 8 % tổng số thai nghén, TSG làm tăng quá trình đường phân và tăng LDH tỷ lệ này thay đổi tùy từng vùng địa lý [3]. Theo kết hoạt hóa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy enzym quả nghiên cứu của Ngô Văn Tài (2006) tỷ lệ TSG LDH hoạt hóa và gen chịu trách nhiệm tăng biểu là 4% [5], nghiên cứu của Bạch Ngõ (2001) tại Bệnh hiện cao hơn trong rau thai của những bệnh nhân viện Trung ương Huế tỷ lệ này là 8,35% [4]. Tác giả TSG so với thai nghén bình thường. Bệnh sinh của Nguyễn Thành Vinh (2013) công bố tỷ lệ này là TSG liên quan đến tổn thương và rối loạn chức Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 5,5% tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế [7]. năng tế bào nội mô. LDH phản ánh sự phá hủy tế 55
  3. CAO NGỌC ANH, TRẦN MẠNH LINH, VÕ VĂN ĐỨC SẢN KHOA – SƠ SINH bào và rối loạn chức năng tế bào là những cơ sở z: hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (= 1,96). để có thể sử dụng LDH như một chất chỉ điểm sinh p: tỷ lệ bệnh nhân TSG tại Bệnh viện Trường Đại hóa phản ánh mức độ nặng và tiến triển của bệnh, học Y Dược Huế được công bố trong một nghiên diễn tiến của những biến chứng và các kết quả thai cứu trước đó là 2,84% [6]. kỳ bất lợi. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài nhằm d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn, lấy d tập trung phân tích mối liên quan giữa nồng độ = 0,05. LDH với mức độ nặng của bệnh và kết qủa của thai n ≥ 42 bệnh nhân. kỳ trên những thai phụ TSG nhằm đóng góp vào 2.2. Phương pháp nghiên cứu công tác quản lý bệnh lý này nói riêng cũng phục Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng – vụ công tác chăm sóc sức khỏe nói chung tại cộng thời gian nghiên cứu từ 04/2015 đến 04/2016. đồng quản lý. Chúng tôi chọn những thai phụ bị TSG đến theo dõi tại bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn, chuẩn đoán TSG theo tiêu chuẩn của ACOG 2013. 2. Đối tượng và phương pháp Trong đó TSG được chuẩn đoán khi xuất hiện tăng nghiên cứu huyết áp sau tuần 20 thai kỳ và kết thúc trước 6 2.1. Đối tượng nghiên cứu tuần hậu sản kèm protein niệu (>0,3 g/l/24 giờ Chúng tôi phân tích trên mẫu gồm 54 bệnh nhân hoặc trên 0,5 g/l trong mẫu nước tiểu lấy ngẫu xuất hiện TSG và 54 thai phụ bình thường điều trị nhiên hoặc 2 (+) với que thử nhanh nước tiểu định tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược tính bán định lượng) trong trường hợp protein niệu Huế từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 âm tính các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh. liên quan TSG có thể sử dụng để chẩn đoán. Phân Tiêu chuẩn chọn bệnh: loại TSG theo nhóm TSG và TSG nặng, về thời − Các thai phụ được chẩn đoán TSG tại Bệnh điểm xuất hiện được chia TSG sớm (trước 34 tuần) viện Trường Đại học Y Dược Huế, theo tiêu chuẩn và TSG muộn (sau 34 tuần). Các trường hợp TSG của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ năm 2013 [9]. được theo dõi từ khi nhập viện cho đến khi kết thúc − Thai nhi còn sống đơn thai thai kỳ, ghi nhận các thông tin trước chuyển dạ, − Thai phụ đồng ý tham gia vào nghiên cứu của kết quả khám, kết quả xét nghệm sinh hóa và hình chúng tôi. ảnh, theo dõi chuyển dạ và đánh giá kết quả thai − Chọn nhóm chứng theo tỷ lệ 1:1 gồm 54 thai kỳ, các biến chứng. phụ không mắc bệnh lý TSG được lựa chọn ngẫu Chia nhóm theo nồng độ LDH để đánh giá nhiên cùng thời điểm tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện mối liên quan với kết quả thai kỳ và biến chứng. Đại học Y Dược Huế, các thai phụ này mang thai đủ Ngưỡng LDH > 250 IU/L là tăng so với giá trị bình tháng, đơn thai và thai nhi không có dị tật. thường tham chiếu tại phòng xét nghiệm sinh hóa Loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu các trường hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, máy xét mắc các bệnh lý như bệnh thận (viêm thận mạn, hội nghiệm sinh hoá tự động COBAS 6000 của hãng chứng thận hư,…, bệnh tim, bệnh lý gan, rối loạn ROCHE - Nhật Bản. chuyển hóa trước khi có thai. Mặc dù đây là những Xử lý số liệu bệnh lý có liên quan đến tăng nguy cơ TSG nhưng Tất cả các số liệu của các sản phụ được thu đồng thời nhóm bệnh này đã được chứng có liên thập trên phiếu điều tra thống nhất. Số liệu thu thập quan đến thay đổi nồng độ LDH mà không phai được nhập bằng phần mềm Epidata manager và do tiến triển của TSG. Chúng tôi cũng lọai trừ các xử lý, phân tích bằng phần mềm R phiên bản 3.2.1 trường hợp thai dị dạng, đa thai, thai chết trong tử (18/06/2015) sử dụng giao diện người dùng bởi cung không liên quan đến TSG. phần mềm Rstudio phiên bản 0.99.465. Sự phân Tính cỡ mẫu theo công thức: phối chuẩn của dữ liệu được kiểm định bằng phép kiểm định Shapiro-Wilk. Các biến định tính được mô tả bằng tỉ lệ phần trăm. Các biến định lượng Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 Trong đó, n: cỡ mẫu nghiên cứu. được mô tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn nếu 56
  4. TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(03), 54 - 60, 2017 dữ liệu có phân phối chuẩn hoặc trung vị và khoảng Bảng 2. Biến chứng mẹ ở bệnh nhân tiền sản giật-sản giật. tứ phân vị nếu dữ liệu không có phân phối chuẩn. Biến chứng n Tỷ lệ % Các biến số nghiên cứu được so sánh với nhóm Phù võng mạc 4 7,4 chứng để đánh giá sự khác biệt. Kiểm định Student t Rối loạn đông máu 4 7,4 Hội chứng HELLP 5 9,3 test được sử dụng nhằm kiểm định sự khác biệt trung Suy thận cấp 1 1,9 bình giữa 2 nhóm nếu dữ liệu có phân phối chuẩn. Nếu dữ liệu không có phân phối chuẩn, kiểm định Biến chứng mẹ gặp với tần suất cao nhất là hội Wilcoxson tổng xếp hạng (rank sum) được sử dụng. chứng HELLP, chiếm tỷ lệ 9,3%. Kiểm định ANOVA được sử dụng kiểm định sự khác Bảng 3. Biến chứng con ở bệnh nhân tiền sản giật. biệt trung bình giữa các nhóm bệnh nhân nếu dữ liệu TSG (n = 35) TSG nặng (n = 19) Tổng (n = 54) Biến chứng có phân phối chuẩn. Nếu dữ liệu không phân phối n % n % n % chuẩn, kiểm định Kruskal - Wallis được sử dụng. Hệ IUGR 1 2,9 2 10,5 3 5,6 Sinh non 1 2,9 7 36,8 8 14,8 số tương quan Pearson được sử dụng nhằm khảo sát sự tương quan giữa các biến số liên tục với nồng độ Biến chứng con hay gặp nhất là sinh non chiếm LDH trong máu. Nếu dữ liệu không tuân luật phân 14,8%, đặc biệt trong nhóm TSG nặng. phối chuẩn thì hệ số Spearman được sử dụng. Giá trị 3.2. Mối liên quan giữa nồng độ LDH máu với p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. mức độ bệnh và kết quả thai kỳ Bảng 4. Mối liên quan giữa nồng độ LDH và mức độ bệnh. LDH (IU/L) TSG n = 35 TSG nặng n = 19 Nhóm chứng n = 54 3. Kết quả nghiên cứu Trung vị 192,0 319,0 196,5 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (Tứ phân vị) (179,0 - 225,0) (259,0 - 398,5) (167,8 - 233,8) p < 0,0001 Trong thời gian nghiên cứu, 54 trường hợp TSG đã được đưa vào phân tích, trong đó có 35 trường Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ LDH giữa hợp TSG, chiếm tỷ lệ 64,8%, và 15 trường hợp nhóm TSG nặng với nhóm TSG và nhóm chứng (p TSG nặng, chiếm tỷ lệ 27,8%, và 4 trường hợp SG, < 0,0001). chiếm tỷ lệ 7,4% trong tổng số trường hợp TSG. Bảng 5. Mối liên quan giữa nồng độ LDH và thời điểm xuất hiện TSG. Tỷ lệ TSG sớm là 22,2%, tỷ lệ TSG muộn là 77,8% LDH (IU/L) TSG sớm n = 12 TSG muộn n = 42 Nhóm chứng n = 54 trong tổng số bệnh nhân TSG. Trung vị 236,5 223,5 196,5 (Tứ phân vị) (195,8 - 267,5) (189,5 - 267,5) (167,8 - 233,8) Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và kết quả thai kỳ. p p = 0,006 Nhóm TSG (n = 54) Nhóm chứng Các đặc điểm p Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ LDH giữa TSG (n = 35) TSG nặng–SG (n = 19) (n = 54) Tuổi thai 39,29 ± 1,36 37,32 ± 2,47 39,37 ± 0,96 < 0,01 nhóm TSG sớm và TSG muộn so với nhóm chứng Trọng lượng thai lúc sinh 3025,7±427,9 2626,3±757,1 3250,0±372,5 < 0,01 (p = 0,006). Sinh thường (n, %) 16 (45,7) 5 (26,3) 25 (46,3) - Mổ lấy thai (n, %) 19 ( 54,3) 14 (73,7) 29 (53,7) - Bảng 6. Mối liên quan giữa nồng độ LDH máu và kết quả thai kỳ. Tuổi mẹ 28,46 ± 6,85 29,54 ± 5,11 > 0,05 Đặc điểm (X ±̅ SD) LDH ≤ 250 IU/L LDH > 250 IU/L p Con so 27 (50,0%) 20 (37,0%) > 0,05 Tuổi thai lúc sinh (tuần) 39,21 ± 1,45 37,55 ± 2,48 < 0,01 Con rạ 27 (50,0%) 34 (63,0%) > 0,05 Trọng lượng lúc sinh (gr) 3035,24 ± 443,05 2630,00 ± 724,10 0, 032 BMI (kg/m2) 27,55 ± 3,16 26,83 ± 2,20 > 0,05 Apgar (X ±̅ SD) - 1 phút 8,32 ± 0,53 8,15 ± 0,99 0,905 Không có sự khác biệt về tuổi mẹ trung bình, tỷ - 5 phút 9,32 ± 0,53 9,2 ± 0,89 0,912 lệ mang thai con so và BMI giữa nhóm TSG-SG và nhóm chứng. Nhóm TSG nặng có trọng lượng thai Có mối liên quan giữa nồng độ LDH máu với trung bình lúc sinh thấp nhất 2626,32 ± 757,07 tuổi thai và trọng lượng thai lúc sinh. Trong nhóm gram. Có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng TSG, với ngưỡng LDH > 250 IU/L, trọng lượng thai thai trung bình lúc sinh giữa nhóm TSG nặng, TSG khi sinh thấp hơn và thời điểm kết thúc thai kỳ sớm và nhóm chứng (p < 0,01). Tuổi thai trung bình kết hơn (p < 0,05). Không có mối liên quan giữa nồng thúc thai kỳ ở nhóm TSG nặng thấp hơn so với nhóm độ LDH máu với chỉ số Apgar ở thời điểm 1 phút và Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 chứng và nhóm TSG (p < 0,01). 5 phút sau sinh (p > 0,05). 57
  5. CAO NGỌC ANH, TRẦN MẠNH LINH, VÕ VĂN ĐỨC SẢN KHOA – SƠ SINH Bảng 7. Mối liên quan giữa nồng độ LDH máu và biến chứng mẹ. nhau về đối tượng nghiên cứu và xét nghiệm TSG-SG (n = 54) LDH (IU/L) P này chưa được quy chuẩn giữa các phòng thí N Trung vị (Tứ phân vị) nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi và Không biến chứng 46 208,5 (189,6 - 251,8) Có biến chứng: 8 403,0 (306,2 - 958,5) < 0,0001 của các tác giả trên đều thống nhất là có sự gia - Phù võng mạc 4 403,0 (333,0 - 761,2) - tăng có ý nghĩa nồng độ LDH theo mức độ nặng - Rối loạn đông máu 4 1202,0 (605,5 - 1854,0) - của bệnh (p < 0,001, nghiên cứu của chúng tôi p - Hội chứng HELLP 5 715,0 (316,0 - 1689,0) - < 0,0001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho - Suy thận cấp 1 452,0 - thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ LDH Nồng độ LDH ở nhóm bệnh nhân TSG có biến máu trung bình giữa nhóm TSG sớm, nhóm TSG chứng cao hơn nhóm không biến chứng, sự khác muộn so với nhóm chứng (p = 0,006). biệt này có ý nghĩa (p < 0,0001). Mặc dù TSG khởi phát sớm, liên quan với mức Bảng 8. Mối liên quan nồng độ LDH máu và biến chứng con. độ nặng của bệnh và gây ra những biến chứng LDH ≤ 250 IU/L (n = 34) LDH > 250 IU/L (n = 20) nặng cho mẹ và thai hơn so với TSG muộn. Tuy Biến chứng con P n % n % nhiên, kết qủa nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy - IUGR 1 2,9 2 10 sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số LDH giữa nhóm p > 0,05 - Sinh non 2 5,9 6 30 hai nhóm này. Đối với nhóm TSG sớm trước 34 Chưa thấy mối liên quan giữa nồng độ LDH tuần thường có điều trị corticoid để hỗ trợ trưởng máu mẹ với biến chứng con (p > 0,05). thành phổi có thể làm thay đổi trị số LDH, và ở thời điểm này đa số lúc này bệnh chưa diễn tiến nặng do đó kết quả xét nghiệm LDH có thể gặp yếu tố 4. Bàn luận nhiễu do quá trình điều trị. 4.1. Mối liên quan giữa LDH với mức 4.2. Mối liên quan giữa nồng độ LDH độ bệnh và thời điểm xuất hiện TSG máu và kết quả thai kỳ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có cho thấy, nồng độ LDH trong nhóm TSG nặng là mối liên quan giữa nồng độ LDH với tuổi thai và 319,0 IU/L, 95% CI: 259,0-398,5, cao hơn nhóm trọng lượng thai lúc sinh (p < 0,05). Tuổi thai trung TSG, 192,0 IU/L, 95% CI: 179,0 - 225,0 và nhóm bình lúc sinh qua nghiên cứu của Jaiswar và cộng chứng, 196,5 IU/L, 95% CI: 167,8 - 233,8. Đồng sự (2011), Umasatyasri và cộng sự (2015) ở bảng thời cũng có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ 10 cho thấy tuổi thai trung bình của hai nghiên cứu LDH máu giữa nhóm TSG nặng với nhóm TSG và trên gần tương đương nhau, Jaiwar kết luận không nhóm chứng (p < 0,0001). So sánh kết quả LDH có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi thai theo nồng độ qua các nghiên cứu: LDH máu (p = 0,25). Kết luận này khác với nghiên Bảng 9. So sánh nồng độ LDH máu qua các nghiên cứu. cứu của chúng tôi, có thể là do chúng tôi phân Nghiên cứu Năm TSG TSG nặng Nhóm chứng chia mức LDH máu theo giá trị tham chiếu thấp Qublan [14] 2005 348,0 ± 76,0 774,9 ± 69,6 229,0 ± 79,0 hơn trong khi các tác giả khác phân nhóm với mức Jaiswar [12] 2011 400,5 ± 145,2 646,9 ± 401,6 278,7 ± 119,3 nồng độ LDH cao hơn, mặc khác trong nghiên cứu Munde [13] 2014 535,2 ± 44,8 819,9 ± 90,7 305,2 ± 42,2 Umasatyasri [15] 2015 323,3 ± 77,4 636,2 ± 132,3 159,1 ± 41,9 chúng tôi số lượng bệnh nhân quan sát được có giá Afroz [8] 2016 255,7 704,5 153,8 trị LDH trên mức 600IU/l không nhiều nên chúng Chúng tôi 2016 205,6 ± 39,9 509,3 ± 554,6 201,6 ± 43,0 tôi chưa thể phân tích ở ngưỡng cắt này. Qua bảng trên có thể thấy, kết quả nghiên Bảng 10. Đánh giá tuổi thai trung bình theo nồng độ LDH máu. cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên Nghiên cứu n < 600 IU/L 600-800 IU/L > 800 IU/L cứu của Afroz và cộng sự (2016), Umasatyasri Jaiswar [12] 61 36,92 ± 3,4 34,77 ± 3,1 35,23 ± 3,2 Umasatyasri [15] 100 37,60 ± 2,7 36,7 ± 2,9 36,3 ± 2,7 và cộng sự (2015), Qublan và cộng sự (2005). Nghiên cứu của Jaiswar và cộng sự (2011), Về trọng lượng thai lúc sinh, nhóm LDH ≤ 250 Munde và cộng sự (2014) công bố kết quả LDH IU/L có trọng lượng thai lúc sinh là 3035,2 ± 443,1 máu trong các nhóm cao hơn so với nghiên cứu gr, nhóm LDH > 250 IU/L là 2630,0 ± 724,1. So Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 của chúng tôi. Điều này có thể do là sự khác với kết quả của các nghiên cứu khác (bảng 11) 58
  6. TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(03), 54 - 60, 2017 như nghiên cứu của Jaiswar và cộng sự (2011) và 4.4. Mối liên quan giữa nồng độ LDH Qublan và cộng sự (2005), có cùng kết luận với máu và biến chứng con chúng tôi là có mối liên hệ giữa giảm trọng lượng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thai trung bình lúc sinh với nồng độ LDH cao (p nhóm bệnh nhân nồng độ LDH máu > 250 IU/L < 0,05). Nghiên cứu của Umasatyasri và cộng sự có sự gia tăng biến chứng thai chậm phát triển (2015), kết luận trọng lượng thai trung bình lúc sinh trong tử cung cao gấp 3,5 lần và tỷ lệ sinh non giảm ở nhóm có nồng độ LHD cao, tuy nhiên tác giả cao gấp 5,1 lần so với nhóm có nồng độ LDH máu không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa (p = 0,926). ≤ 250 IU/L. Tuy nhiên, không có mối liên quan giữa nồng LDH máu mẹ với biến chứng con nói Bảng 11. Đánh giá trọng lượng thai lúc sinh theo nồng độ LDH máu. chung (p > 0,05). Chúng tôi nhận thấy hạn chế Nghiên cứu n < 600 IU/L 600-800 IU/L > 800 IU/L Jaiswar [12] 61 2426 ± 791 1992 ± 618 1979 ± 87 của nghiên cứu là số lượng mẩu để phân tích các Umasatyasri [15] 100 2730 ± 683 2540 ± 748 2280 ± 790 biến chứng con của chúng tôi chưa nhiều. Nghiên Qublan [14] 111 1891 ± 489 1849 ± 563 1821 ± 656 cứu của Umasatyasri và cộng sự (2015), kết luận Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ số biến chứng sơ sinh (p = 0,33) và tử vong chu sinh Apgar sau sinh, không có mối liên quan giữa nồng (p = 0,79) cao hơn ở những bệnh nhân có nồng độ độ LDH máu với chỉ số Apgar ở thời điểm 1 phút LDH máu gia tăng. Tuy nhiên tác giả cũng không và 5 phút (p > 0,05). Tuy nhiên, Jaiswar và cộng sự tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa (p > 0,05) [15]. (2011) và Umasatyasri và cộng sự (2015), kết luận Jaiswar và cộng sự (2011) kết luận biến chứng sơ chỉ số Apgar trung bình 1 phút và 5 phút giảm có sinh (p = 0,003), tử vong ngay sau sinh (p < 0,001) ý nghĩa với sự gia tăng nồng độ LDH (p < 0,01). và tử vong chu sinh (p = 0,003) tăng có ý nghĩa ở 4.3. Mối liên quan giữa nồng độ LDH những bệnh nhân TSG có tăng nồng độ LDH máu máu và biến chứng mẹ [12]. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng đồng với nghiên cứu của Umasatyasri và cộng sự độ LDH của nhóm bệnh nhân TSG có biến chứng là (2015), nhưng kết qủa đó khác với nghiên cứu của 403,0 IU/L (95% CI: 306,2 - 958,5) cao hơn nhóm Jaiswar và cộng sự (2011). không biến chứng là 208,5 IU/L (95% CI: 189,6 - 251,8), p < 0,0001. Qublan và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 49 bệnh nhân TSG, 62 bệnh nhân 5. Kết luận TSG nặng và 60 bệnh nhân huyết áp bình thường; Nồng độ LDH tăng liên quan đến mức độ nặng kết luận bệnh nhân TSG nặng với nồng độ LDH của bệnh và sự xuất hiện các biến chứng ở thai phụ > 800 IU/L gia tăng có ý nghĩa các biến chứng bị TSG. Tuy nhiên, với số lượng quan sát hạn chế, sản giật, rau bong non, xuất huyết não, hội chứng chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa nồng HELLP, suy thận cấp, đông máu rải rác trong lòng độ LDH huyết thanh mẹ và chỉ số Apgar sau sinh mạch, phù phổi cấp so với nhóm có nồng độ cũng như các biến chứng con. LDH thấp hơn (p < 0,001) [14]. Nghiên cứu của Mặc dù vậy chúng tôi đề nghị xét nghiệm LDH Umasatyari và cộng sự (2015), Dave và cộng sự nên được thực hiện thường quy trong các trường (2014) cũng tìm được mối liên quan trên [11], [15]. hợp TSG, đặc biệt xét nghiệm này là một trong Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy biến chứng mẹ những tiêu chuẩn chẩn hội chứng HELLP. Và cần gia tăng khi nồng độ LDH máu ≥ 250 IU/L, nhóm thiết có thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, bệnh nhân có nồng độ LDH < 250 IU/L không có đánh giá chi tiết cho từng biến chứng cả mẹ và trường hợp nào xảy ra biến chứng ở mẹ và nồng độ con. Và đánh giá diễn biến của thông số LDH theo LDH ở nhóm có biến chứng cao hơn nhóm không có tiến triển của bệnh để có thể giúp tiên lượng và xử biến chứng mẹ (< 0,0001). trí bệnh lý này. Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 59
  7. CAO NGỌC ANH, TRẦN MẠNH LINH, VÕ VĂN ĐỨC SẢN KHOA – SƠ SINH Tài liệu tham khảo Soc. Physio, 10(2), pp 71-75. 1. Bộ môn Phụ Sản - Đại học Y Dược Huế (2007), “Tiền sản giật- 9. American College of Obstetricians and Gynecologists, American Sản giật”, Giáo trình Sản Phụ khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà College of Obstetricians and Gynecologists, eds. (2013), Hypertension Nội, tr 320-333. in pregnancy, American College of Obstetricians and Gynecologists, 2. Bộ môn phụ sản Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2010), Washington, DC. “Áp huyết cao do thai kì - Hội chứng tiền sản giật - sản giật”, Sản phụ 10. Cunningham FG, Leveno KJ, Bloom SL (2014), “Hypertensive khoa, Tập I, Nhà xuât bản Y Học, tr 584-591. Disorder in Pregnancy”, Williams Obstetrics,24th ed, McGraw Hill 3. Nguyễn Thị Hoa (2008), “Xác định chỉ số sinh hoá máu và nước tiểu Company, United state, pp 728-769. ở sản phụ mang thai 3 tháng cuối tại Thái Nguyên”, Tạp chí y học Việt 11. Dave A., Maru L., Jain A. (2016), LDH (Lactate Dehydrogenase): Nam, tr 281-285. “A Biochemical Marker for the Prediction of Adverse Outcomes in Pre- 4. Bạch Ngõ (2001), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm eclampsia and Eclampsia”, J. Obstet. Gynecol, India 66(1), pp 23-29. sàng và điều trị tiền sản giật-sản giật tại Khoa sản Bệnh viện Trung 12. Jaiswar S.P., Gupta A., Sachan R., et al. (2011), “Lactic ương Huế, Luận văn Thạc sỹ y học-Trường Đại học Y khoa Huế. Dehydrogenase: A Biochemical Marker for Preeclampsia-Eclampsia”, J. 5. Ngô Văn Tài (2006), Tiền sản giật và sản giật, Nhà xuất bản Y học. Obstet. Gynecol. India, 61(6), pp 645-648. 6. Cao Ngọc Thành và cộng sự (2015), “Mô hình sàng lọc bệnh lý 13. Munde S.M., Hazari N.R., Thorat A.P., et al. (2014), “Gamma tiền sản giật tại thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày thai kỳ dựa Glutamyl Transferase and Lactate Dehydrogenase as Biochemical vào các yếu tố nguy cơ mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP - A Markers of Severity of Preeclampsia”, Platelets, 5, pp 6. và siêu âm doppler động mạch tử cung”, Tạp chí Phụ Sản, Tập 13 14. Qublan H., Ammarin V., Bataineh O., et al. (2005), “Lactic số 03, tr 38-46. dehydrogenase as a biochemical marker of adverse pregnancy outcome 7. Nguyễn Thành Vinh (2013), Nghiên cứu giá trị một số đặc điểm lâm in severe pre-eclampsia”. Med. Sci. Monit, 11(8), pp 393-397. sàng và Doppler động mạc tử cung tại thời điểm tuổi thai 11 tuần - 14 15. Umasatyasri Y., Vani I., Shamita P. (2015), “Role of LDH (Lactate tuần trong dự báo tiền sản giật, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại dehydrogenase) in preeclampsia - eclampsia as a prognostic marker: An học Y khoa Huế. observational study”, International Archives of Integrated Medicine, pp 88. 8. Afroz R., Akhter Q.S., Sadia H., et al. (2016), “Serum Lactate 16. WHO (2014), “Causes of maternal death in the world by percentage”, Dehydrogenase (LDH) Level in Severe Preeclampsia”, J. Bangladesh www.who.int. Tháng 09-2017 Tập 15, số 03 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
164=>2