TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ LACTAT DEHYDROGENASE,<br />
PROCALCITONIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP<br />
Nguyễn Quang Duật**; Phạm Quang Phú*<br />
Phạm Cao Kỳ*; Diệp Hồng Kháng**<br />
TÓM TẮT<br />
Trong viêm tụy cấp, nồng độ LDH và PCT huyết thanh tăng cao có giá trị trong tiên lượng<br />
bệnh. Qua nghiên cứu 43 bệnh nhân (BN) viêm tụy cấp (VTC), chúng tôi rút ra một số kết luận:<br />
- Nồng độ LDH, PCT máu đều tăng ở BN VTC với giá trị trung bình của LDH là 343 ± 341,9<br />
IU/l và của PCT là 0,383 ± 0,299 ng/dl.<br />
- LDH, PCT tăng là dấu hiệu tiên lượng nặng cho VTC theo tiêu chuẩn Atlanta: mức chẩn<br />
đoán VTC nặng của LDH là 239 U/l, của PCT là 0,327 ng/ml. Mức có ý nghĩa chẩn đoán của<br />
LDH, PCT theo AUC với phân độ VTC theo tiêu chuẩn Atlanta là 0,743 và 0,86.<br />
* Từ khóa: Viêm tụy cấp; Lactat dehydrogenase; Procalcitoninin huyết thanh.<br />
<br />
Study of Changes of Lactate Dehydrogenase, Procalcitonin Serum<br />
in Patients with Acute Pancreatitis<br />
Summary<br />
Procalcitonin (PCT) is a cytokine, increasing in the case of arthritis, especially infection induced inflammation. Lactate dehydrogenase (LDH) is an enzyme in most tissues in the body,<br />
increasing in cases of tissue necrosis. In pancreatitis, inflammation and gangrene can<br />
pancreatic parenchyma. According to some domestic and foreign researches, concentration of<br />
these substances in the blood increases in patients with acute pancreatitis. However, the<br />
prognostic evaluation was based on the test which has not got adequate attention. Therefore,<br />
the study aimed to assess the changes of LDH concentration, PCT serum and their association<br />
with acute pancreatitis according to the Atlanta criteria.<br />
* Key words: Acute pancreatitis; Lactate dehydrogenase; Serum procalcitonin.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, nhờ tiến bộ trong lĩnh vực<br />
chẩn đoán, điều trị, hồi sức, việc tiên<br />
lượng BN VTC đã tốt hơn. Tuy vậy, tỷ lệ<br />
tử vong và biến chứng nặng vẫn còn<br />
cao. Trong VTC có tình trạng viêm<br />
nhiễm và có thể hoại tử nhu mô tuyến<br />
<br />
tụy, một số nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước [1, 3, 8] cho rằng nồng độ<br />
procalcitonin (PCT), lactat dehydrogenase<br />
(LDH) tăng cao trong huyết thanh BN<br />
VTC. Tuy nhiên, việc đánh giá tiên lượng<br />
bệnh dựa vào các xét nghiệm này chưa<br />
được quan tâm đúng mức. Vì vậy, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Quân y 175<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Quang Phú (bsphu79@yahool.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/11/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/12/2014<br />
<br />
95<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
Nghiên cứu biến đổi nồng độ LDH, PCT<br />
huyết thanh và mối liên quan với phân độ<br />
VTC theo tiêu chuẩn Atlanta ở BN VTC.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
43 BN được chẩn đoán và điều trị VTC<br />
tại Khoa Nội Tiêu hóa, Khoa Ngoại bụng<br />
và Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Quân<br />
y 103 từ 4 - 2012 đến 5 - 2013 và Bệnh<br />
viện E TW từ 2007 - 2010.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn<br />
đoán xác định VTC theo tiêu chuẩn Hội<br />
nghị Quốc tế Atlanta về VTC năm 1992<br />
đã sửa đổi năm 2007 [4]:<br />
- Lâm sàng: cơn đau bụng điển hình.<br />
- Cận lâm sàng: có ít nhất 2/4 tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
+ Amylase máu tăng trên 3 lần giá trị<br />
bình thường.<br />
+ Lipase máu tăng trên 3 lần giá trị<br />
bình thường.<br />
+ Siêu âm: thay đổi kích thước, mật độ tụy.<br />
+ Chụp CT ổ bụng: tụy to, nang tụy,<br />
tụy hoại tử, dịch ổ bụng.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Viêm tụy mạn đợt cấp.<br />
- BN VTC nhưng kèm theo bệnh lý<br />
mạn tính trước đó như: đái tháo đường,<br />
suy tim, suy thận mạn, xơ gan giai đoạn<br />
Child- Pugh B, C…<br />
- BN đang có các bệnh kèm theo: quai<br />
bị, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng…<br />
gây sai lệch về kết quả amylase; có viêm<br />
nhiễm ở các cơ quan khác làm ảnh hưởng<br />
kết quả LDH, PCT.<br />
- VTC đến muộn sau 72 giờ.<br />
- BN không hợp tác nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
96<br />
<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
- Tiến cứu theo dõi dọc kết hợp với hồi<br />
cứu.<br />
* Chọn mẫu và cỡ mẫu:<br />
Chọn mẫu thuận tiện theo chủ đích.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm<br />
sàng: tuổi, giới, tiền sử.<br />
- Xét nghiệm LDH máu: định lượng<br />
theo nguyên lý enzyme động học, bằng<br />
máy Olympus AU 640 tại Khoa Sinh hóa,<br />
Bệnh viện Quân y 103. Giá trị bình thường:<br />
< 120 U/l.<br />
- Xét nghiệm PCT máu: theo phương<br />
pháp miễn dịch điện hóa phát quang<br />
ECLA, trên máy Cobas e 411 tại Khoa<br />
Vi sinh vật, Bệnh viện Quân y 103. Giá trị<br />
bình thường < 0,046 ng/ml.<br />
- Đánh giá phân độ VTC theo tiêu<br />
chuẩn Atlanta:<br />
BN VTC được chẩn đoán mức độ<br />
nặng khi có ít nhất một trong các biến<br />
chứng tại chổ hoặc toàn thân [4]:<br />
+ Biến chứng toàn thân:<br />
. Suy hô hấp cấp: có một hay nhiều<br />
rối loạn sau: nhịp thở tự nhiên < 5 hoặc<br />
> 49 lần/phút; Pa02 < 60 mmHg; PaCO2<br />
≥ 50 mmHg; phải thở máy trên 24 giờ.<br />
. Suy thận cấp: có một trong nhiều rối<br />
loạn sau: lượng nước tiểu ≤ 479 ml/24<br />
giờ hay ≤ 159 ml/8 giờ; ure máu ≥ 16,7<br />
mmol/l; creatinin ≥ 310 µmol/l.<br />
. Suy tuần hoàn: nhịp tim ≤ 54 lần/phút<br />
hoặc có nhịp nhanh thất hay rung thất;<br />
huyết áp tối đa < 60 mmHg hoặc huyết áp<br />
trung bình ≤ 50 mmHg; pH máu động<br />
mạch ≤ 7,24 và PaCO2 ≤ 35 mmHg mà<br />
không có suy hô hấp.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
. Suy gan: có cả hai rối loạn sau:<br />
bilirubin toàn phần > 60 mg/l hoặc<br />
phosphatase kiềm trong máu tăng ≥ 2 lần<br />
giới hạn của giá trị bình thường.<br />
. Huyết học: bạch cầu ≤ 1 G/l hoặc ≥<br />
40 G/l; tiểu cầu ≤ 20 G/l hoặc có bằng<br />
chứng của hội chứng đông máu rải rác<br />
nội quản; hematocrit ≤ 20%.<br />
. Thần kinh: điểm Glasgow ≤ 6 (không<br />
dùng thuốc an thần).<br />
. Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống: có<br />
ít nhất 2/4 tiêu chuẩn: T0 < 360C hoặc ><br />
380C; nhịp tim > 90 lần/phút; nhịp thở ><br />
20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg;<br />
bạch cầu đa nhân trung tính > 12 G/l<br />
hoặc < 4 G/l hoặc > 10% là bạch cầu non.<br />
. Xuất huyết tiêu hóa: nôn máu, đi<br />
ngoài phân đen.<br />
+ Biến chứng tại chỗ:<br />
. Hoại tử tụy lan rộng.<br />
. Ổ tụ dịch, trong ổ bụng hoặc dịch<br />
màng phổi.<br />
. Nang giả tụy.<br />
. Áp xe tụy.<br />
. Viêm phúc mạc.<br />
* Xử lý và phân tích số liệu:<br />
<br />
- Các số liệu thu thập được xử lý theo<br />
phương pháp thống kê y học bằng phần<br />
mềm Epi.info 3.3.2 và SPSS 16.0.<br />
- Các thuật toán thống kê được sử dụng:<br />
+ Tính tỷ lệ phần trăm (%).<br />
+ Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.<br />
+ Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên<br />
đoán dương, giá trị tiên đoán âm, diện<br />
tích dưới đường cong (AUC).<br />
+ Giá trị cắt tối ưu (cut-off) được xác<br />
định dựa vào đồ thị đường cong ROC, đó<br />
là điểm trên đồ thị có tổng độ nhạy và độ<br />
đặc hiệu lớn nhất.<br />
+ Kiểm định kết quả: phương pháp so<br />
sánh hai giá trị trung bình bằng t-test và<br />
so sánh hai tỷ lệ bằng phương pháp khi<br />
bình phương.<br />
+ Tương quan tuyến tính giữa hai biến<br />
định lượng. Giá trị /r/ dùng để đánh giá<br />
mức độ tương quan; 0 - 0,3: thấp; 0,3 - 0,5:<br />
vừa; 0,5 - 0,7: khá chặt chẽ; 0,7 - 1: rất<br />
chặt chẽ.<br />
+ Khác biệt được coi có ý nghĩa thống<br />
kê với p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Từ 3 - 2012 đến 4 - 2013 nghiên cứu trên 43 BN VTC tại Bệnh viện Quân y 103 và<br />
Bệnh viện E TW, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br />
1. Đặc điểm về tuổi, giới.<br />
Bảng 1: Phân loại theo tuổi và giới.<br />
n<br />
<br />
97<br />
<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
< 30<br />
<br />
2<br />
<br />
4,8<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
3<br />
<br />
7,1<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
18<br />
<br />
41,9<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
19<br />
<br />
44,2<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
12<br />
<br />
27,9<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
13<br />
<br />
30,2<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
4<br />
<br />
9,3<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
5<br />
<br />
11,6<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
2<br />
<br />
4,6<br />
<br />
> 70<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
37<br />
<br />
86,2<br />
<br />
6<br />
<br />
13,8<br />
<br />
43<br />
<br />
100<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến<br />
hành ở 43 BN VTC, trong đó, 37 BN nam<br />
(86,2%) và 6 BN nữ (13,8%). Sở dĩ có sự<br />
khác biệt này là do nam giới uống rượu<br />
nhiều hơn, đối tượng này chiếm 41,9%<br />
tổng số BN nghiên cứu. Trong đó, nguyên<br />
nhân sỏi mật đều gặp ở cả nam và nữ.<br />
> 90% BN nằm trong độ tuổi lao động<br />
(18 - 60 tuổi), gặp nhiều nhất ở độ tuổi<br />
30 - 39 (44,2%). Tuổi trung bình của BN<br />
là 41.<br />
<br />
VTC. Các căn cứ để phân loại VTC chủ<br />
yếu dựa vào biến chứng: tại chỗ và toàn<br />
thân. Áp dụng hệ thống phân loại này,<br />
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có<br />
29 BN VTC nhẹ và 14 BN VTC nặng.<br />
4. Nồng độ LDH, PCT.<br />
Bảng 2: Thay đổi LDH, PCT máu.<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
> 120<br />
<br />
40<br />
<br />
93<br />
<br />
≤ 120<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
> 0,046<br />
<br />
41<br />
<br />
95,3<br />
<br />
≤ 0,046<br />
<br />
2<br />
<br />
4,7<br />
<br />
LDH (IU/l)<br />
<br />
2. Nguyên nhân gây bệnh (n = 43).<br />
Do rượu: 18 BN (41,9%); sỏi mật:<br />
4 BN (9,3%); sỏi tụy: 1 BN (2,3%); rối loạn<br />
lipid: 3 BN (7,0%); chụp đường máu nội<br />
soi ngược dòng: 1 BN (2,3%); chưa rõ<br />
nguyên nhân: 16 BN (37,2%).<br />
Mặc dù nghiên cứu được tiến hành ở<br />
các cơ sở y tế hàng đầu của Việt Nam,<br />
nhưng cũng chỉ tìm được nguyên nhân<br />
gây VTC ở 68,2% tổng số BN. Tương tự<br />
như kết quả của một số tác giả trong<br />
nước trước đây [2, 3], uống nhiều rượu là<br />
nguyên nhân hay gặp nhất gây VTC. Tiếp<br />
theo là do sỏi mật (9,3%).<br />
Vẫn còn tới 31,8% chưa tìm được<br />
nguyên nhân, tỷ lệ này của một số tác giả<br />
trong nước từ 42,3 - 63%. Đây là vấn đề<br />
quan trọng, cần phải từng bước để giảm<br />
tỷ lệ này, vì nhiều nghiên cứu cho rằng có<br />
tới 70% trường hợp VTC tự phát (chưa<br />
tìm được nguyên nhân) là do vi sỏi mật<br />
(biliary microlithiasis).<br />
3. Phân loại viêm tụy cấp.<br />
* Phân loại VTC theo tiêu chuẩn của<br />
Atlanta (n = 43):<br />
Nhẹ: 29 BN (64,4%); nặng: 14 BN (32,6%).<br />
Thống nhất của Hội nghị Tiêu hóa Thế<br />
giới tại Atlanta năm 1992, sửa đổi năm<br />
2007 đã đưa ra cách phân loại độ nặng<br />
98<br />
<br />
PCT (ng/ml)<br />
<br />
Bảng 3: Nồng độ trung bình LDH, PCT<br />
huyết thanh.<br />
±<br />
<br />
(min)<br />
<br />
(max)<br />
<br />
LDH (U/l)<br />
<br />
90<br />
<br />
1958<br />
<br />
343 ± 341,9<br />
<br />
PCT (ng/ml)<br />
<br />
0,035<br />
<br />
1,26<br />
<br />
0,383 ± 0,299<br />
<br />
Với mục đích khảo sát nhằm tiên<br />
lượng và phát hiện sớm các trường hợp<br />
VTC nặng, tất cả BN trong nghiên cứu<br />
này đều được định lượng, LDH, PCT<br />
sớm nhất có thể, ngay khi vào viện hoặc<br />
có thể muộn hơn nhưng không quá 48<br />
giờ kể từ khi nhập viện.<br />
LDH là một enzyme có ở hầu hết các<br />
tổ chức trong cơ thể, nồng độ LDH tăng<br />
cao trong những trường hợp hoại tử tổ<br />
chức, trong đó hoại tử tụy trong VTC bình<br />
thường nồng độ LDH máu < 120 IU/l.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ<br />
LDH tăng ở BN VTC, giá trị trung bình là<br />
343 ± 341,9 IU/l. LDH là một trong nhiều<br />
chỉ số thang điểm tiên lượng Ranson,<br />
BALI đối với VTC. Nhưng chưa có nhiều<br />
nghiên cứu coi LDH như một yếu tố<br />
độc lập liên quan đến đánh giá độ<br />
nặng của VTC. Một số nghiên cứu của<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
Phạm Trần Chí, Hoàng Trọng Thảng cho<br />
rằng LDH tăng ở BN VTC nặng [1].<br />
PCT hiện được coi là một yếu tố tăng<br />
cao song hành với quá trình viêm nhiễm<br />
trong đó có VTC [6]. Nồng độ PCT trong<br />
nhóm BN của chúng tôi là 0,383 ± 0,299<br />
ng/ml. PCT là một marker của quá trình<br />
<br />
viêm, đặc biệt viêm do nhiễm khuẩn.<br />
Nhiều nghiên cứu cho rằng PCT tăng<br />
trong một số trường hợp suy tạng [2].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, PCT<br />
tăng cao có thể giải thích do nhiễm khuẩn<br />
đường mật, quá trình đáp ứng viêm hệ<br />
thống và suy tạng trong VTC.<br />
<br />
5. Đối chiếu nồng độ LDH, PCT với phân độ VTC theo Atlanta.<br />
Bảng 4: Thay đổi nồng độ trung bình LDH, PCT ở các nhóm theo phân loại Atlanta.<br />
Nhẹ (n = 29)<br />
<br />
Nặng (n = 14)<br />
<br />
p<br />
<br />
LDH<br />
<br />
240 ± 127,2<br />
<br />
558 ± 518,9<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
PCT<br />
<br />
0,265 ± 0,209<br />
<br />
0,628 ± 0,314<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Nồng độ LDH, PCT ở nhóm nặng đều<br />
cao hơn có ý nghĩa so với nhóm nhẹ.<br />
LDH tăng cao hơn ở nhóm VTC nặng,<br />
phần lớn là viêm tụy hoại tử, tổ chức hoại<br />
tử càng rộng, LDH được giải phóng càng<br />
nhiều, tương ứng với mức độ trầm trọng<br />
của bệnh. Kết quả của chúng tôi phù hợp<br />
với nhiều nghiên cứu trong nước cho<br />
rằng LDH tăng nhiều hơn ở nhóm BN<br />
viêm tụy có hoại tử lan rộng [4, 6]. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, LDH tăng cao<br />
ở một số BN VTC nhẹ. Hơn nữa, LDH<br />
không phải là một enzyme đặc hiệu cho<br />
một tổ chức nào, vì vậy khó có thể sử<br />
dụng LDH như một yếu tố độc lập để<br />
đánh giá độ nặng của VTC.<br />
PCT tăng cao phản ánh mức độ của<br />
tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, PCT<br />
tăng trong một số trường hợp có biểu<br />
<br />
hiện nhiễm khuẩn huyết, suy tạng. Điều<br />
này có thể giải thích tại sao PCT tăng cao<br />
hơn rõ rệt ở nhóm VTC nặng so với nhóm<br />
nhẹ. BN VTC nặng có quá trình viêm tụy<br />
lan rộng gây tổn thương các cơ quan lân<br />
cận, nặng hơn là quá trình đáp ứng viêm<br />
hệ thống, có thể kèm thêm yếu tố nhiễm<br />
khuẩn do thẩm lậu vi khuẩn trong bệnh<br />
sinh VTC. Có thể gặp ở BN suy tạng. Tất<br />
cả các nguyên nhân này đều làm CRP,<br />
LDH tăng cao hơn những BN VTC nhẹ<br />
không có các quá trình trên.<br />
Một số nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước về VTC đều có chung kết luận:<br />
trong VTC nặng đều có quá trình viêm<br />
nhiễm lan rộng, đi kèm với tăng cao các<br />
cytokine như interleukin, TNF-α… trong đó,<br />
có PCT [3, 5, 8].<br />
<br />
6. Giá trị của LDH, PCT trong dự đoán độ nặng của VTC theo Atlanta.<br />
Bảng 5: Giá trị của LDH, PCT huyết thanh trong dự đoán độ nặng của VTC theo Atlanta.<br />
<br />
PCT<br />
<br />
0,327<br />
<br />
0,860 (p < 0,001)<br />
<br />
92,9<br />
<br />
72,4<br />
<br />
61,9<br />
<br />
95,4<br />
<br />
LDH<br />
<br />
239<br />
<br />
0,743 (p < 0,01)<br />
<br />
71,2<br />
<br />
69<br />
<br />
52,6<br />
<br />
83,3<br />
<br />
99<br />
<br />