intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ magnesium huyết thanh và loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Chia sẻ: ViAres2711 ViAres2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định mối liên quan giữa nồng độ magnesium huyết thanh với tình trạng loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ magnesium huyết thanh và loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> NỒNG ĐỘ MAGNESIUM HUYẾT THANH VÀ LOẠN NHỊP TIM<br /> Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP<br /> Nguyễn Thị Mộc Trân*, Lê Đình Thanh*, Hồ Thượng Dũng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ magnesium huyết thanh với tình trạng loạn<br /> nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.<br /> Đối tượng nghiên cứu: 68 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhập khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh<br /> viện Thống Nhất từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2014.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.<br /> Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp nhanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có hạ magnesium huyết thanh (< 0,8<br /> mmol/L) so với bệnh nhân không có hạ magnesium huyết thanh (≥ 0,8 mmol/L): 95,5% so với 63% (OR = 12,3;<br /> KTC 95%: 1,517 - 99,879; p = 0,005). Tỷ lệ rối loạn nhịp chậm - blốc dẫn truyền ở bệnh nhân hạ magnesium<br /> huyết thanh so với bệnh nhân không hạ magnesium huyết thanh: 31,8% so với 32,6%, p = 0,948. Tỷ lệ loạn nhịp<br /> lúc nhập viện: 64,7%, 24 giờ đầu: 36,8%, sau 3 -5 ngày: 22,7%. Không có sự khác biệt nồng độ magnesium huyết<br /> thanh ở bệnh nhân có rối loạn nhịp và bệnh nhân không có rối loạn nhịp: lúc nhập viện (0,82 ± 0,12 so với 0,85 ±<br /> 0,07 mmol/L, p = 0,147), 24 giờ đầu (0,83 ± 0,13 so với 0,83 ± 0,09 mmol/L, p = 0,911), sau 3 - 5 ngày (0,94 ± 0,1<br /> so với 0,88 ± 0,13 mmol/L, p = 0,138).<br /> Kết luận: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có hạ magnesium huyết thanh có nguy cơ rối loạn nhịp nhanh cao<br /> hơn so với bệnh nhân không có hạ magnesium huyết thanh. Không có mối liên quan giữa nồng độ magnesium<br /> huyết thanh với: rối loạn nhịp chậm - blốc dẫn truyền, thời điểm xảy ra loạn nhịp.<br /> Từ khóa: magnesium huyết thanh, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim.<br /> ABSTRACTS<br /> SERUM MAGNESIUM LEVELS AND ARRHYTHMIAS IN ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION<br /> PATIENTS<br /> Nguyen Thi Moc Tran, Le Dinh Thanh, Ho Thuong Dung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 69 - 73<br /> <br /> Objectives: Identify the relations between the serum magnesium levels and arrhythmias status in acute<br /> myocardial infarction patients.<br /> Subjects: 68 acute myocardial infarction patients admitted to the department of interventional cardiology at<br /> Thong Nhat Hospital from January to May, 2014.<br /> Methods: Cross - sectional descriptive, analysis study.<br /> Results: Tachyarrhythmia’s rate in patients with hypomagnesaemia versus without hypomagnesaemia<br /> (95.5% vs. 63%, OR = 12.3, 95% CI: 1.517 - 99.879, p = 0.005). Bradyarrhythmias rate in patients with<br /> hypomagnesaemia versus without hypomagnesaemia (31.8% vs. 32.6%, p = 0.948). Arrhythmias rate in patients<br /> admitted to the hospital: 64.7%, within the first 24 hours: 36.8%, after 3 - 5 days: 22.7%. There was a non -<br /> significant difference between the serum magnesium levels in patients with arrhythmias and without<br /> <br /> * Khoa Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Thị Mộc Trân ĐT: 0945424022 Email: nguyenmoctran@gmail.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 69<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> arrhythmias: admission to the hospital (0.82 ± 0.12 vs. 0.85 ± 0.07 mmol/L, p = 0.147), within the first 24 hours<br /> (0.83 ± 0.13 vs. 0.83 ± 0.09 mmol/L, p = 0.911), after 3 - 5 days (0.94 ± 0.1 vs. 0.88 ± 0.13 mmol/L, p = 0.138).<br /> Conclusions: Tachyarrhythmia’s risk in patients with hypomagnesaemia was higher than patients without<br /> hypomagnesaemia. No relation between the serum magnesium levels and Brady arrhythmias - conduction blocks,<br /> occurring time of arrhythmias.<br /> Keywords: serum magnesium levels, acute myocardial infarction, arrhythmias.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp nghiên cứu<br /> Tử vong trong giai đoạn cấp của nhồi máu Thiết kế nghiên cứu<br /> cơ tim liên quan chặt chẽ với các biến chứng như Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.<br /> choáng tim, loạn nhịp tim(14). Tỷ lệ xuất hiện rối Cỡ mẫu<br /> loạn nhịp sau nhồi máu cơ tim cấp có thể đến<br /> Áp dụng công thức ước lượng trung bình<br /> 90%(6). Tỷ lệ rối loạn nhịp tăng 50% khi có rối<br /> một dân số.<br /> loạn điện giải xảy ra(4). Magnesium đóng vai trò<br /> quan trọng trong việc điều hòa các điện giải kali,<br /> natri, canxi. Đồng thời magnesium duy trì tính n=<br /> ổn định của màng tế bào cơ tim, giảm ảnh hưởng<br /> trực tiếp lên hệ thống dẫn truyền của tim nên Trong đó: α = 0,05  Z1-α/2 = 1,96, σ: độ lệch chuẩn.<br /> giảm được nguy cơ rối loạn nhịp nhanh, không Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thùy<br /> đều(3). Hạ magnesium huyết thanh trong giai Quyên(2), nồng độ magnesium huyết thanh<br /> đoạn đầu sau nhồi máu cơ tim cấp có thể gây ra ((Mg2+)ht) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT)<br /> nhanh thất, đột tử và nhồi máu tái phát(1).<br /> cấp là: 0,93 0,15 mmol/L  5. : độ<br /> Nồng độ magnesium huyết thanh là một<br /> xét nghiệm nhanh, đơn giản và có thể đánh chính xác mong muốn (d = 0,04). Thay vào công<br /> giá bước đầu tình trạng thiếu hụt magnesium thức trên, ta được n = 55. Thực tế cỡ mẫu thu<br /> cơ thể. Phát hiện các bất thường nồng độ thập được là 68 bệnh nhân.<br /> magnesium huyết thanh có thể góp phần (Mg2+) ht: được đo bằng phương pháp quang<br /> trong điều trị rối loạn nhịp sau nhồi máu cơ phổ hấp thụ nguyên tố. Mẫu xét nghiệm được<br /> tim. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu lấy 2 lần: lần 1 (trong 24 giờ đầu nhập viện), lần 2<br /> này với mục tiêu “Khảo sát nồng độ (sau 3 - 5 ngày).<br /> magnesium huyết thanh và tình trạng loạn Phương pháp theo dõi rối loạn nhịp (RLN)<br /> nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”. RLN trong 24 - 48 giờ đầu được theo dõi<br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU bằng monitor trung tâm. RLN sau 48 giờ được<br /> theo dõi bằng monitor trung tâm kết hợp điện<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo.<br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Xử lý số liệu<br /> Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại khoa Tim<br /> Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS<br /> mạch cấp cứu và can thiệp.<br /> 18.0.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> KẾT QUẢ<br /> Bệnh nhân sử dụng các chế phẩm có chứa<br /> magnesium (MgS04, MgB6...) trong vòng năm Nồng độ magnesium huyết thanh và tình<br /> ngày trước nhập viện hoặc bệnh nhân không trạng loạn nhịp tim<br /> đồng ý tham gia nghiên cứu. (Mg2+) ht ở bệnh nhân có RLN thấp hơn so<br /> <br /> <br /> <br /> 70 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> với bệnh nhân không có RLN. Sự khác biệt Bảng 1: Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết<br /> không có ý nghĩa thống kê (p = 0,171). thanh và tình trạng loạn nhịp chung<br /> 2+<br /> RLN chung n Tỷ lệ (%) (Mg ) ht (TB ± SD) P<br /> Có 56 82,4 0,82 ± 0,11<br /> 0,171<br /> Không 12 17,6 0,86 ± 0,06<br /> <br /> <br /> Bảng 2: Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết thanh với thời điểm xảy ra loạn nhịp<br /> 2+<br /> Rối loạn nhịp n (%) (Mg )ht (TB ± SD) P<br /> Có, n = 44 (64,7) 0,82 ± 0,12<br /> Lúc nhập viện 0,147<br /> Không, n = 24 (35,3) 0,85 ± 0,07<br /> Có, n = 25 (36,8) 0,83 ± 0,13<br /> 24 giờ đầu 0,911<br /> Không, n = 43 (63,2) 0,83 ± 0,09<br /> Có, n = 15 (22,7) 0,94 ± 0,10<br /> Sau 3 - 5 ngày 0,138<br /> Không, n = 51 (77,3) 0,88 ± 0,13<br /> Rối loạn nhịp sau 3 -5 ngày chiếm tỷ lệ thấp 24 giờ đầu. Không có sự khác biệt (Mg2+) ht với<br /> hơn so với lúc nhập viện và 24 giờ đầu. (Mg2+) ht thời điểm xảy ra loạn nhịp.<br /> sau 3 -5 ngày có giá trị cao hơn lúc nhập viện và<br /> Nồng độ magnesium huyết thanh và rối loạn nhịp trên thất, thất, rối loạn dẫn truyền<br /> Bảng 3: Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết thanh lúc nhập viện với RLN trên thất, RLN thất và rối loạn<br /> dẫn truyền<br /> 2+ 2+<br /> Rối loạn nhịp n (%) (Mg )ht ≥ 0,8 (mmol/L), n (%) (Mg )ht < 0,8 (mmol/L), n (%) P<br /> RLN trên thất 40 (58,8) 24 (52,2) 16 (72,7) 0,107<br /> RLN thất 31 (45,6) 18 (39,1) 13 (59,1) 0,122<br /> Rối loạn dẫn truyền 15 (22,1) 10 (21,7) 5 (22,7) > 0,05<br /> RLN trên thất chiếm tỷ lệ nhiều nhất, kế đến nhập viện với RLN trên thất, thất và rối loạn dẫn<br /> là RLN thất, chiếm tỷ lệ thấp nhất là rối loạn dẫn truyền.<br /> truyền. Không có sự khác biệt giữa (Mg2+)ht lúc<br /> Nồng độ magnesium huyết thanh và rối loạn nhịp nhanh, rối loạn nhịp chậm - blốc dẫn truyền<br /> Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết thanh lúc nhập viện với rối loạn nhịp nhanh và rối loạn nhịp<br /> chậm - blốc dẫn truyền<br /> 2+ 2+<br /> RLN (Mg )ht ≥ 0,8 (mmol/L), n (%) (Mg )ht 0,7 mmol/L (p < 0,005)(13). Theo kết<br /> dẫn truyền. quả nghiên cứu của Kiranmai P., tỷ lệ RLN thất<br /> ở bệnh nhân NMCT cấp là 33,34%. Trong đó<br /> BÀN LUẬN<br /> bệnh nhân có (Mg2+)ht < 0,8 mmol/L thì tỷ lệ RLN<br /> Nồng độ magnesium huyết thanh và thời thất nhiều hơn(9). Tác giả Olgin Jeffrey cũng cho<br /> điểm xảy ra loạn nhịp rằng (Mg2+)ht thấp có liên quan nhiều đến tăng tỷ<br /> RLN trong nghiên cứu chủ yếu xảy ra lúc lệ RLN thất(7).<br /> nhập viện (64,7%) và trong 24 giờ đầu (36,8%), Theo nghiên cứu của tác giả Phan Xuân Tước<br /> RLN sau 3 - 5 ngày điều trị chiếm tỷ lệ thấp nhất thì tỷ lệ hạ magnesium huyết thanh ở bệnh nhân<br /> (22,7%). Trung bình (Mg2+)ht ở bệnh nhân có RLN có ngoại tâm thu thất là 40%(10), thấp hơn nghiên<br /> lúc nhập viện thấp hơn 24 giờ đầu và sau 3 - 5 cứu của chúng tôi là 59,1%. Tác giả Đặng Thị<br /> ngày điều trị (0,82 < 0,83 < 0,94 mmol/L). Như Thùy Quyên cũng cho rằng những bệnh nhân<br /> vậy, (Mg2+)ht ở bệnh nhân có RLN lúc nhập viện NMCT cấp có (Mg2+)ht lúc nhập viện < 0,9<br /> thấp nhất và tại thời điểm này có tỷ lệ RLN cao mmol/L thì tỷ lệ ngoại tâm thu thất là 55,6%. Tỷ<br /> nhất. Trong khi đó (Mg2+)ht ở bệnh nhân có RLN lệ bệnh nhân giảm magnesium huyết thanh có<br /> sau 3 - 5 ngày điều trị có giá trị cao nhất và tỷ lệ rung thất trong nghiên cứu của Đặng Thị Thùy<br /> RLN thấp nhất. Quyên là 22,2%(2), cao hơn so với nghiên cứu của<br /> Không có sự khác biệt (Mg2+)ht với RLN trên chúng tôi là 4,5%. Tuy nhiên tác giả cũng chưa<br /> thất, thất và rối loạn dẫn truyền. Bệnh nhân có ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ rung<br /> (Mg2+)ht < 0,8 mmol/L nguy cơ RLN nhanh gấp thất ở bệnh nhân có giảm và không giảm<br /> 12,3 lần so với bệnh nhân có (Mg2+)ht ≥ 0,8 magnesium huyết thanh.<br /> mmol/L (KTC 95%: 1,517 - 99,879, p = 0,005). Bên cạnh RLN thất thì rung nhĩ/cuồng nhĩ<br /> Theo Sanjeeva Reddy K., (Mg ) ở bệnh<br /> 2+ ht cũng là loại RLN nhanh chiếm tỷ lệ cao. Bệnh<br /> nhân NMCT cấp có RLN thấp hơn so với những nhân có (Mg2+)ht < 0,8 mmol/L có tỷ lệ rung<br /> bệnh nhân không có RLN (p < 0,001)(12), tương tự nhĩ/cuồng nhĩ cao hơn so với bệnh nhân có<br /> kết quả nghiên cứu của Kiranmai P.(9). Kết quả (Mg2+)ht ≥ 0,8 mmol/L (22,7% so với 8,7%). Kết<br /> nghiên cứu của Makoui Reza Hassanzadeh ghi quả nghiên cứu của Khan A. M. cho thấy bệnh<br /> nhận có 23,6% bệnh nhân hội chứng vành cấp nhân có (Mg2+)ht ≤ 0,73 mmol/L thì tỷ lệ rung nhĩ<br /> nhập viện có hạ magnesium huyết thanh < 2 cao hơn so với những bệnh nhân có (Mg2+)ht ><br /> mmol/L và 53,5% bệnh nhân hạ magnesium 0,73 mmol/L(8). Mặc dù điểm cắt (Mg2+)ht dùng để<br /> huyết thanh có xảy ra RLN. Tuy nhiên sự khác so sánh trong nghiên cứu của Khan A. M. thấp<br /> biệt không có ý nghĩa thống kê (5). Kết quả tương hơn chúng tôi nhưng hai nghiên cứu đều cho<br /> tự của chúng tôi cũng không thấy sự khác biệt thấy (Mg2+)ht thấp có liên quan đến tăng tỷ lệ<br /> (Mg2+)ht lúc nhập viện với thời điểm xảy ra loạn rung nhĩ.<br /> nhịp. Dyckner Thomas nhận thấy bệnh nhân<br /> Nồng độ magnesium huyết thanh và tình NMCT cấp có (Mg2+)ht > 1 mmol/L thì blốc nhĩ<br /> thất và nhịp chậm trên thất chiếm tỷ lệ cao(13).<br /> trạng loạn nhịp<br /> RLN trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu<br /> Tác giả Dyckner Thomas nhận thấy những<br /> xảy ra lúc nhập viện và trong 24 giờ đầu, bệnh<br /> bệnh nhân NMCT cấp có (Mg2+)ht ≤ 0,7 - 0,8<br /> nhân có (Mg2+)ht > 1 mmol/L vào thời điểm mới<br /> <br /> <br /> 72 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nhập viện chỉ có một trường hợp. Vì tỷ lệ bệnh and its relationship with occurrence of arrhythmias", Middle<br /> East journal of scientific research, 12(8), pp.1107-1110.<br /> nhân có tăng (Mg2+)ht thấp nên chúng tôi không 6. Hebbar AK, Hueston WJ (2002), "Management of common<br /> ghi nhận sự khác biệt (Mg2+)ht ở bệnh nhân có và arrhythmias: Part II. Ventricular arrhythmias and arrhythmias<br /> in special populations", Am Fam Physician, 65(12), pp.2491-<br /> không có RLN chậm - blốc dẫn truyền.<br /> 2496.<br /> KẾT LUẬN 7. Jeffrey O, et al. (2012), "Specific arrhythmias: diagnosis and<br /> treatment". In: Braunwald E (Editors), Braunwald's Heart<br /> Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra kết Disease-A Textbook of Cardiovascular Medicine, 9th edition,<br /> pp.771-824, Elsevier Saunders, Philadelphia.<br /> luận sau: bệnh nhân NMCT cấp có hạ<br /> 8. Khan AM, Lubitz SA, Sullivan LM, Sun JX, Levy D, Vasan RS,<br /> magnesium huyết thanh lúc nhập viện có nguy et al. (2013), "Low serum magnesium and the development of<br /> cơ RLN nhanh cao hơn so với bệnh nhân không atrial fibrillation in the community: the Framingham Heart<br /> Study", Circulation, 127(1), pp.33-38.<br /> có hạ magnesium huyết thanh. Không có mối 9. Kiranmai P (2013), "Serial estimation of serum magnesium,<br /> liên quan giữa (Mg2+)ht với RLN chậm - blốc dẫn calcium, sodium and potassium levels in myocardial<br /> truyền hay thời điểm xảy ra loạn nhịp. infraction", Int J Pharm Bio Sci, 4(2), pp.(B) 1190-1195.<br /> 10. Phan Xuân Tước (1997), "Khảo sát những biến chứng của nhồi<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO máu cơ tim giai đoạn cấp tính", Luận án Thạc sĩ khoa học Y<br /> Dược, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.<br /> 1. Aftab A, Ahmad JB, ul Hassan RSF, et al. (2000), "Prevalence<br /> 11. Shechter M (2010), "Magnesium and cardiovascular system",<br /> of hypomagnesaemia in patients with acute myocardial<br /> Magnes Res, 23(2), pp.60-72.<br /> infarction compared with normal subjects", Journal of Sheikh<br /> 12. Sanjeeva RK (2008), "Serum magnesium levels in acute<br /> Zayed Medical College/Hospital, 1(4), pp.122-124.<br /> myocardial infarction". Synlett. p:1297 - 1304<br /> 2. Đặng Thị Thùy Quyên (2009), "Khảo sát rối loạn nhịp tim<br /> 13. Thomas D (1980), "Serum magnesium in acute myocardial<br /> bằng Holter ECG trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh<br /> infarction", Acta Medica Scandinavica, 207(1-6), pp.59-66.<br /> viện Thống Nhất", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược<br /> 14. Trương Quang Bình (2012), "Bệnh động mạch vành". Trong:<br /> thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Châu Ngọc Hoa (chủ biên), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản<br /> 3. Dhaval K, Krishnaswami V, Sahil K, et al. (2014), "Role of<br /> Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.68-80.<br /> Magnesium in cardiovascular diseases", Cardiology in Review,<br /> 22(4), pp.182-192.<br /> 4. González W, Altieri PI, Alvarado S, Banchs HL, Escobales N, Ngày nhận bài báo: 01/07/2015<br /> Crespo M, et al. (2013), "Magnesium: the forgotten electrolyte",<br /> Bol Asoc Med P R, 105(3), pp.17-20. Ngày phản biện: 15/07/2015<br /> 5. Hassanzadeh MR (2012), "Evaluation of serum value of . Ngày bài báo được đăng: 05/10/2015<br /> magnesium in patients with acute coronary syndrome (ACS)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015 73<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0