intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

nước đan mạch - Gia đình

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

99
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gia đình Gia đình và xã hội Các quyền lợi công bằng và trách nhiệm chung Xã hội Đan Mạch được xây dựng trên cơ sở tôn trọng cá nhân và trách nhiệm đối với lợi ích chung trên phạm vi gia đình lẫn xã hội. Điều này nghĩa là nam giới và nữ giới chia sẻ các quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng và có cùng cơ hội tham gia vào đời sống kinh tế và chính trị. Điều này cũng có nghĩa là các công dân và gia đình chia sẻ trách nhiệm với xã hội nhằm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: nước đan mạch - Gia đình

  1. Gia đình Gia đình và xã hội Các quyền lợi công bằng và trách nhiệm chung Xã hội Đan Mạch được xây dựng trên cơ sở tôn trọng cá nhân và trách nhiệm đối với lợi ích chung trên phạm vi gia đình lẫn xã hội. Điều này nghĩa là nam giới và nữ giới chia sẻ các quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng và có cùng cơ hội tham gia vào đời sống kinh tế và chính trị. Điều này cũng có nghĩa là các công dân và gia đình chia sẻ trách nhiệm với xã hội nhằm bảo đảm rằng trẻ em và thanh niên có một tuổi thơ và thời niên thiếu tốt đẹp và được đến trường. Để hợp tác với gia đình và cá nhân công dân, xã hội làm tròn các trách nhiệm nhằm mục đích giúp đỡ những người gặp khó khăn trong việc xoay xở cuộc sống hàng ngày. Đối mặt với cuộc sống bận rộn Công việc chiếm nhiều thời gian dành cho gia đình. Trong hầu hết các gia đình, cả chồng và vợ đều có việc làm và thời gian làm việc mỗi tuần của họ gần như bằng nhau. Đặc biệt, bố mẹ có con nhỏ dành nhiều thời gian cho công việc và học tập. Điều này nghĩa là họ có ít thời gian dành cho gia đình hơn, thí dụ như thời gian để chăm sóc người nhà bị bệnh nặng. Đây là một trong những lý do tại sao các gia đình ở Đan Mạch giao phó các nhà chức trách thành phố giải quyết một số những nhiệm vụ này. Do vậy, những người không thể tự chăm sóc chính bản thân vì tàn tật, ốm đau hoặc tuổi tác có thể đến các trung tâm chăm sóc ban ngày hoặc sống ở viện dưỡng lão. Đa số trẻ nhỏ đều được chăm sóc tại một cơ sở trông trẻ ban ngày hoặc một cơ sở trông trẻ tư nhân. Hơn 90% trẻ em trong nhóm tuổi 3-5 được gửi đến các cơ sở này. Nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường tham gia vào một hệ thống chăm sóc sau giờ tan trường hoặc tham gia vào trung tâm giải trí sau giờ tan trường. Ngày nay, rất ít phụ nữ Đan Mạch ở nhà nội trợ mặc dù họ vẫn là người làm phần lớn công việc gia đình. Tuy nhiên, sự chia sẻ công bằng các việc lặt vặt trong nhà đang trở nên phổ biến hơn, nhất là đối với những gia đình có con nhỏ mà người mẹ vẫn còn tương đối trẻ, có trình độ giáo dục cao và có việc làm. Các kiểu gia đình khác nhau Vào đầu thế kỷ 20, đa số các gia đình Đan Mạch đều có nhiều con nhưng trong 100 năm sau, số gia đình đông con giảm xuống, và cùng lúc đó, nhiều người sống độc thân hơn hoặc chỉ sống với một người khác. Vào năm 1901, một gia đình trung bình bao gồm 4,3 thành viên, nhưng vào năm 2000, con số đó giảm xuống còn 2,2.
  2. Những thay đổi chính diễn ra vào những thập niên 60. Ngày nay, một gia đình điển hình vẫn bao gồm một ông bố, một bà mẹ và con của họ, và trong năm 2000, 75% trẻ em dưới độ tuổi 18 đều sống với bố mẹ xét theo mặt sinh học. Nhiều người cưới nhau khá muộn, và vài cặp sống với nhau mà không kết hôn. Một số lớn các cặp vợ chồng ly hôn và đi tìm bạn đời mới. Điều này nghĩa là trẻ em trưởng thành trong những gia đình có một người bố hoặc người mẹ “mới” và những người anh chị em mang nửa dòng máu. Một số trẻ em sống với chỉ bố hoặc mẹ, cho dù chúng đến thăm người kia rất thường xuyên. Điều này làm gia tăng các kiểu gia đình mà, cho dù có khác biệt và biến động hơn so với những kiểu cách đây một trăm năm, chúng vẫn có thể thực hiện tốt chức năng và gắn bó với nhau của một gia đình. Trong năm 2002, có xấp xỉ 2,9 triệu gia đ ình ở Đan Mạch có trung bình 2,2 thành viên. Họ phân chia thành các loại gia đình như sau: 14%: các cặp vợ chồng kết hôn có con cái 4%: các cặp vợ chồng không kết hôn có con cái 21%: các cặp vợ chồng kết hôn không có con cái 6%: các cặp vợ chồng không kết hôn không có con cái 4%: các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ có con cái 49%: các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ không có con cái Nguồn: Danmarks Statistik. Các mối quan hệ lâu dài Hôn nhân Một đôi có thể kết hôn nếu cả hai đều đến tuổi 18. Những người dưới 18 tuổi phải xin một sự chấp thuận đặc biệt để có thể kết hôn từ chính quyền tỉnh địa ph ương*. Một số luật lệ đặc biệt được áp dụng nếu bạn muốn kết hôn với một người sống ở nước ngoài và đoàn tụ lại với người ấy tại Đan Mạch theo các luật lệ về tái hợp nhất gia đình. Hơn thế nữa, bạn bắt buộc không được kết hôn rồi, và bạn không được kết hôn với chị em gái, anh em trai, hoặc bất kỳ người họ hàng nào có quan hệ dòng dõi trực hệ, tức là bố mẹ, con cái và ông bà. Không ai bị ép hôn Với những ngoại lệ này, bạn được tự do lựa chọn người để kết hôn. Ở Đan Mạch, các cuộc hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, và do đó, ép buộc ai đó kết hôn chống lại ý muốn của người đó là hành vi bất hợp pháp. Một cuộc hôn nhân bị ép buộc có thể bị hủy bỏ. Tòa thị chính thành phố hoặc nhà thờ Một lễ cưới có thể được tổ chức theo nghi lễ tôn giáo hoặc không theo tôn giáo. Một hôn lễ không theo nghi thức tôn giáo đ ược một thị trưởng chủ trì. Một hôn lễ theo nghi thức tôn giáo lại được chủ trì bởi một giáo sĩ của Giáo Hội Quốc Gia Đan Mạch hoặc một mục sư của một cộng đồng tôn giáo khác được ủy quyền chủ trì các hôn lễ.
  3. Các cuộc hôn nhân được đăng ký tại các quốc gia khác nhìn chung đều có cùng giá trị pháp lý tại Đan Mạch giống nh ư các cuộc hôn nhân được đăng ký tại Đan Mạch. Trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau Là một cặp vợ chồng, bạn phải có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau về mặt t ài chính. Đây được gọi là trách nhiệm cưu mang lẫn nhau. Theo kinh nghiệm, tất cả các tài sản của bạn sẽ được cùng đồng sở hữu. Khi bạn có con, tự động bạn sẽ có trách nhiệm cùng chia sẻ việc chăm sóc con. Các mối quan hệ không hôn nhân Khi các cặp trai gái quyết định chung sống với nhau và có con mà không kết hôn, thì mối quan hệ của họ được coi như là một cuộc hôn nhân không được xác nhận. Những người sống theo kiểu hôn nhân không được xác nhận mặc nhiên không có cùng các trách nhiệm pháp lý và tài chính đối với nhau giống như trường hợp khi họ kết hôn hợp pháp. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các cặp có con cái quyết định chia tay. Việc chăm sóc Nếu bạn có con mà không kết hôn một cách hợp pháp, người mẹ sẽ được trao quyền chăm sóc con*, trừ khi bố mẹ cùng đồng ý chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con. Việc chấm dứt một mối quan hệ không hôn nhân có thể cần phải đem ra t òa Nếu một cặp sống theo kiểu kết hôn không đ ược xác nhận chia tay, hai bên phải quyết định chia tài sản của họ như thế nào cho chính mình, và nếu họ có nợ, mỗi bên phải trả phần của mình. Họ cũng sẽ phải quyết định con cái sẽ sống ở đâu. Nếu họ không thể đạt được một thỏa thuận về cách chia tài sản của mình, vấn đề phải được giải quyết ở tòa án. Nếu họ không thể đi đến thỏa thuận liên quan đến việc con cái sẽ sống với ai, họ nên liên hệ với chính quyền tỉnh* để nhận được lời khuyên. Các mối quan hệ kết hợp được đăng ký Ở Đan Mạch, những người đồng tính luyến ái có các quyền lợi và trách nhiệm giống như những công dân khác, và họ được quyền có một mối quan hệ kết hợp được đăng ký, mà nó được ràng buộc về mặt pháp lý như một cuộc hôn nhân. Ly thân và ly hôn hợp pháp Bất kỳ ai đã kết hôn mà không muốn bị ràng buộc hôn nhân nữa đều có quyền ly thân hợp pháp. Ly thân hợp pháp là một hình thức của giai đoạn thử nghiệm, mà trong thời gian đó vợ chồng sống tách biệt nhưng vẫn trong tình trạng hôn nhân. Một cặp kết hôn có thể ly hôn sau khi đã ly thân hợp pháp trong một năm. Nếu cả hai bên muốn ly hôn, họ có thể thực hiện việc ly hôn sau sáu tháng. Nếu có liên quan đến việc ngoại tình hoặc bạo lực, việc ly hôn có thể được chấp thuận ngay lập tức mà không cần qua giai đoạn ly thân hợp pháp. Việc chăm sóc chung Nếu là một cuộc hôn nhân có con cái, thì cha mẹ phải quyết định việc chia sẻ trách nhiệm cha mẹ như thế nào. Nếu họ không thể chấp nhận các điều khoản ly hôn, họ
  4. nên liên lạc với chính quyền tỉnh địa phương* để nhận được lời khuyên. Biện pháp cuối cùng là cuộc tranh cãi phải được giải quyết ở tòa án. Những người đang muốn ly thân và ly hôn hợp pháp nên liên lạc với chính quyền tỉnh địa phương*. Nếu bạn sống ở Copenhagen, bạn nên liên lạc với Quận Trưởng Copenhagen*. Tại đây, bạn có thể biết thêm thông tin về các điều khoản và điều kiện đối với vấn đề ly thân, ly hôn, chăm sóc con, chia t ài sản chung và hỗ trợ tài chính đối với con cái hoặc đối với vợ hoặc chồng trước của bạn. Tiền chu cấp cho con Cha hoặc mẹ không sống cùng con phải trả trợ cấp nuôi con cho phía mẹ hoặc cha còn lại. Bạn phải trả một khoản tiền tối thiểu, nhưng bạn có thể trả nhiều hơn nếu bạn muốn. Tiền trợ cấp nuôi con thường được khấu trừ thuế. Tự do phá thai Đan Mạch đã cho phép tự do phá thai từ năm 1973. Bất kỳ phụ nữ nào cũng có quyền hợp pháp được phá thai tại bệnh viện trước khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Trong các trường hợp ngoại lệ, việc phá thai có thể được thực hiện trễ hơn trong thai kỳ. Nếu bạn chọn giải pháp phá thai, bạn phải xin bác sĩ đa khoa cho chuyển đến bệnh viện. Một ca phá thai bằng cách kích thích thông th ường là một ca phẫu thuật có gây mê toàn bộ. Bạn có thể được phá thai bằng y học, tức là sự phá thai có sự can thiệp của y tế. Chỉ phụ nữ là người quyết định liệu có nên phá thai hay không. Hàng năm, có khoảng 15.000 đến 20.000 ca phá thai được thực hiện tại Đan Mạch. Một số người cho rằng con số này quá cao. Một trong những cuộc tranh cãi chống lại việc phá thai là nó chấm dứt cuộc sống một cách không phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Nguyên tắc quyết định của luật phá thai Đan Mạch là phụ nữ nên được phép chọn phá thai để tránh sinh con ngoài ý muốn hoặc đẩy cuộc sống của chính họ vào chỗ nguy hiểm do phá thai bất hợp pháp. Khi xã hội lên tiếng và giúp đỡ Không ai phải chịu bạo lực Những gì diễn ra trong bốn bức tường gia đình là vấn đề riêng tư, và cả các nhà chức trách tỉnh lẫn thành phố đều không được phép can thiệp vào. Tuy nhiên, không công dân nào, bất kể là trẻ em hoặc người lớn, bị đối xử bằng bạo lực hoặc bị ngược đãi bởi các thành viên gia đình. Bất kỳ ai bị đánh đập, đe dọa hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục đều có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ nhà chức trách thành phố hoặc tại một trung tâm tư vấn hoặc nơi lánh nạn/che chở nếu những cơ quan như thế ở trong khu vực lân cận của bạn. Lời khuyên và những nơi che chở khẩn cấp Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể chuyển đến một nơi lánh nạn hoặc che chở cho đến khi bạn biết được phải làm gì tiếp theo. Bạn cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ về mặt xã hội, tâm thần và giáo dục. Các trung tâm lánh nạn được thành lập trên khắp Đan Mạch, dành cho cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, hầu hết những trung tâm lánh nạn là dành cho nữ giới, những người cần được bảo vệ khỏi người chồng vũ phu hoặc một ai đó ngược đãi họ. Tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi vấn đề phát triển thành một cơn khủng hoảng Điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi mọi việc đạt đến giai đoạn bạn phải chuyển đến một nơi lánh nạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn nên liên lạc với nhà
  5. chức trách thành phố hoặc trung tâm tư vấn, nơi quyền được giấu tên của bạn sẽ được tôn trọng. Hỗ trợ trẻ em và người lớn thiểu năng Trẻ em và người lớn bị thiểu năng về tâm lý hoặc thể chất và gia đình của họ đều có quyền nhận được sự hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích của việc hỗ trợ này là cho phép những người bị tật nguyền sống một cuộc sống càng chủ động và càng gần với cuộc sống bình thường càng tốt. Cả chính quyền thành phố và tỉnh đều thuê các chuyên gia tư vấn về thiểu năng, những người sẽ cho lời khuyên và hướng dẫn có liên quan đến những phương tiện trợ giúp, nhà ở, việc giáo dục và các cơ hội nghề nghiệp cho người thiểu năng. Các cơ quan đặc biệt Hầu hết trẻ em tàn tật sống cùng cha mẹ của chúng và tham gia vào các trường mẫu giáo, trường học và các hoạt động sau giờ lên lớp bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ em dạng này lại đến các trường mẫu giáo và các trường học đặc biệt, nơi chúng được rèn luyện và dạy dỗ bởi một nhân viên đã qua đào tạo đặc biệt. Những thanh niên và người trưởng thành bị tật nguyền được hưởng một chế độ giáo dục đặc biệt, có các trung tâm chăm sóc dân cư hoặc trung tâm chăm sóc ban ngày, các nơi gặp gỡ, các phân xưởng làm việc và các phương tiện làm việc được bảo vệ đặc biệt. Một số người tàn tật sống trong nhà riêng của họ và nhận sự hỗ trợ cá nhân và thực tế từ chính quyền thành phố. Những người khác sống trong một cơ sở từ thiện đặc biệt, một căn hộ/nhà góp chung hoặc nhà được bảo vệ. Vấn đề sinh sản Những lần khám thai trước khi sinh với bác sĩ và bà đỡ của bạn Tất cả các phụ nữ mang thai đều có quyền nhận được sự kiểm tra sức khỏe từ một bác sĩ và một bà đỡ. Lần khám đầu tiên sẽ do bác sĩ của bạn đảm nhiệm khi thai của bạn được chín tuần tuổi. Bạn phải lên lịch hẹn gặp cho một lần khám. Hồ sơ y tế cho bạn và con của bạn Bác sĩ sẽ lập một hồ sơ y tế về quá trình mang thai của bạn, bạn phải mang nó theo mình trong tất cả các lần kiểm tra thai tiền sản cho bác sĩ và bà đỡ xem. Trong hồ sơ này, bác sĩ và bà đỡ sẽ ghi lại quá trình mang thai của bạn. Mục đích của những lần kiểm tra này là để bảo đảm rằng mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp đối với bạn và con bạn và để sớm phát hiện bất kỳ vấn đề nảy sinh nào. Một số tỉnh còn cung cấp việc quét siêu âm*. Các lớp quét có thể phát hiện ra vấn đề nếu đứa trẻ đang chịu đau đớn từ bất kỳ sự biến dạng c ơ thể nghiêm trọng nào hoặc bất kỳ biến chứng nào khác. Việc chấp nhận lời đề nghị này hay không là tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể đi theo chồng bạn hoặc bất kỳ người nào khác, như một người bạn hoặc mẹ của bạn, trong tất cả những lần kiểm tra thai tiền sản. Các lớp tiền sản Bạn có thể thấy bổ ích khi tham gia vào các lớp tiền sản, đặc biệt nếu bạn đang có thai lần đầu tiên. Trong các lớp học, bạn sẽ biết được những gì xảy ra với cơ thể của bạn trong thời kỳ mang thai, và đứa trẻ phát triển như thế nào. Bạn cũng sẽ
  6. học các bài tập thở và các bài tập vận động cơ thể để rèn luyện cơ thể bạn và giúp cho sự sinh nở dễ dàng và ít đau hơn. Bạn nên hỏi bà đỡ của bạn về các lớp tiền sản đang được mở trong khu vực bạn sinh sống. Bạn có thể cùng đi với chồng bạn đến những lớp học hoặc bất kỳ ai bạn muốn có mặt khi bạn sinh nở. Sinh tại nhà Hầu hết các phòng hộ sinh đều cho phép bạn chọn lựa việc sinh nở tại bệnh viện hoặc tại nhà. Nếu bạn chọn sinh tại nhà, một trong những bà đỡ ở phòng hộ sinh sẽ đến nhà bạn để giúp bạn trong quá trình sinh nở. Những phòng hộ sinh không có dịch vụ này có thể giới thiệu bạn đến một bệnh viện khác có dịch vụ ấy. Một vài quốc gia có các kế hoạch sinh sản tại nhà đặc biệt, theo đó những bà đỡ được phân công đặc biệt sẽ có trách nhiệm coi sóc cả việc kiểm tra thai nhi lẫn việc sinh nở tại nhà. Khi có nghi ngờ, hãy liên lạc với bác sĩ hoặc bà đỡ của bạn Bác sĩ và bà đỡ của bạn sẽ giải đáp bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn biết trong thời kỳ mang thai. Vì thế, đừng do dự hỏi họ bất kỳ khi nào bạn có nghi ngờ về điều gì, ví dụ, có liên quan đến các vị trí sinh nở, thuốc giảm đau trong quá trình sinh, v.v.. Hãy viết các câu hỏi của bạn ra giấy trước khi liên lạc với bác sĩ hoặc bà đỡ của bạn để không quên bất kỳ điều gì quan trọng. Bạn cũng nên cho bệnh viện hoặc phòng khám biết bạn muốn sinh nở như thế nào, hoặc bạn có bất kỳ yêu cầu hậu sản nào hay không, ví dụ, các chế độ ăn kiêng đặc biệt. Chuẩn bị sinh nở Khi bạn cảm thấy đứa trẻ bắt đầu ra đời, bạn nên gọi cho phòng hộ sinh tại bệnh viện. Họ sẽ cho bạn biết liệu bạn có cần đến bệnh viện ngay lập tức hay không, hay yêu cầu bạn gọi lại sau. Bạn phải sắp xếp việc đi lại đến bệnh viện cho chính bạn. Nhớ mang theo túi xách có các vật dụng vệ sinh và bộ áo quần đầu tiên của trẻ. Bố cũng có thể đi theo Việc một đứa trẻ chào đời là một sự kiện quan trọng, và bạn có thể muốn chia sẻ kinh nghiệm này với người nào đó gần gũi với bạn. Một số ông bố muốn có mặt vào lúc đứa trẻ chào đời, nhưng nếu điều đó là không thể được, bạn có thể yêu cầu người nào khác mà bạn tin tưởng đến hỗ trợ bạn trong quá trình sinh nở. Chọn lựa của bạn Bạn không phải sử dụng bất kỳ phương pháp sinh sản riêng biệt nào. Bạn được tự do đi lại, ngồi hoặc nằm xuống trong những lần co bóp dạ con. Một số bệnh viện có các bể bơi ấm. Bạn cũng có thể có nhiều phép điều trị giảm đau khác nhau. B à đỡ sẽ xác định xem cái gì là tốt nhất cho bạn. Nếu bạn cần phải mổ đẻ, bạn có thể dùng phương pháp gây mê toàn bộ hoặc cục bộ. Sự tiếp xúc quan trọng đầu tiên Sự tiếp xúc cơ thể đầu tiên giữa người mẹ và đứa trẻ có vai trò rất quan trọng. Do vậy, bà đỡ sẽ hỏi bạn xem liệu bạn có muốn đặt con bạn l ên trên phần bụng của
  7. bạn ngay sau khi sinh hay không. Đặt đứa trẻ tại phần ngực ngay sau kh i nó được chào đời là một ý kiến hay. Một phần vì điều này sẽ giúp việc bắt đầu bú sữa dễ dàng hơn, và một phần vì sữa mẹ bao gồm nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể thiết yếu cho sức khỏe của trẻ. Bạn nên cho bà đỡ biết là bạn có muốn cho con bạn bú sữa mẹ hay không. Trong phòng hậu sinh Sau khi sinh, bạn và con bạn sẽ được chuyển đến một phòng trong khu vực hậu sinh*. Nhân viên sẽ giúp bạn chăm sóc đứa trẻ mới chào đời và khuyên bạn cách thức cho con bú, cách rửa và chăm sóc vú. Giấy khai sinh, đặt tên và lễ rửa tội Khi một đứa trẻ được chào đời, bố mẹ nó sẽ nhận được một mẫu đơn cần được hoàn thành và chuyển cho hoặc gửi thư đến văn phòng giáo xứ nơi đứa trẻ được sinh ra. Sau đó, văn ph òng giáo xứ sẽ cấp cho một giấy khai sinh. Tất cả các công dân mới, bất kể tín ngưỡng tôn giáo nào, đều được Giáo hội Quốc gia Đan Mạch* đăng ký vào sổ, thay mặt cho nhà nước Đan Mạch. Giáo hội Quốc gia Đan Mạch đăng ký cho tất cả những công dân mới chào đời Giáo hội Quốc gia Đan Mạch cũng đăng ký tên cho tất cả những đứa trẻ mới chào đời. Do đó, bạn phải thông báo cho văn phòng giáo xứ tên của đứa trẻ trước khi nó được sáu tháng tuổi. Sau đó, đứa trẻ sẽ nhận được giấy khai sinh và giấy chứng nhận danh tính. Đứa trẻ cũng sẽ được đặt tên tại lễ rửa tội do một giáo sĩ của Giáo hội Quốc gia Đan Mạch hoặc một mục s ư dòng đạo của một giáo phái tôn giáo được công nhận khác chủ trì. Trong trường hợp này, đứa trẻ sẽ có được một giấy khai sinh và giấy chứng nhận danh tính. Giấy tờ chứng nhận sẽ cần đến sau n ày, ví dụ như khi xin hộ chiếu. Chỉ có thể sử dụng tên đã được công nhận Bạn không được phép đặt cho con một cái tên có thể bị đặt vào tình thế bất lợi và bị trêu chọc bởi những người khác. Ủy ban các Vấn đề Giáo hội Đan Mạch (Kirkeministeriet) đã phát hành một thông báo chính thức liệt kê tất cả các tên gọi được công nhận. Danh sách có thể được tải xuống tại trang chủ của Ủy ban. Bạn phải xin phép Ủy ban các Vấn đề Giáo hội Đan Mạch (thông qua văn ph òng giáo xứ của bạn) để được đặt tên con với tên gọi không nằm trong thông báo đó. Bất kỳ ông bố hoặc bà mẹ nào là hoặc đã từng là người dân của một quốc gia khác đều có quyền đặt tên cho con mình với một tên gọi không được công nhận ở Đan Mạch, nếu đó là một tên gọi thông thường tại quốc gia bản xứ của một trong hai người, bố hoặc mẹ. Thiên chức làm mẹ, thiên chức làm cha và thời gian nghỉ phép nuôi con Tất cả mọi phụ nữ có thai đều có quyền có thời gian nghỉ mang thai và thời gian nghỉ đẻ trong một thời gian nhất định tr ước và sau khi sinh. Tương tự, bố của đứa trẻ cũng có thể có thời gian nghỉ phép nuôi con trong một thời gian nhất định n ào đó. Các cơ quan nhà nước và một số công ty tư nhân đã ký vào các thỏa thuận về việc trả lương trong thời gian nghỉ đẻ hoặc nghỉ phép nuôi con. Những ông bố b à mẹ không được nhận lương hoặc tiền công trong thời gian nghỉ phép có thể yêu cầu có các khoản trợ cấp nghỉ đẻ/nghỉ nuôi con từ chính quyền th ành phố. Điều
  8. này cũng áp dụng cho những người làm riêng, những người điều hành công việc kinh doanh của họ trong vòng ít nhất sáu tháng. Hơn thế nữa, những ông bố bà mẹ có con nhỏ được quyền có thời gian nghỉ phép nuôi con. Bạn n ên liên lạc với ban quản lý xã hội và y tế tại thành phố của bạn để biết thêm thông tin. Nhân viên kiểm tra sức khỏe đến khám tại nhà Bạn được quyền khám hậu sinh miễn phí tại nhà từ một nhân viên kiểm tra sức khỏe. Lần khám đầu tiên thường diễn ra khoảng một tuần sau khi người mẹ và đứa trẻ từ bệnh viện trở về nhà. Nhân viên kiểm tra sức khỏe sẽ sắp xếp các lần khám tiếp theo với bạn theo mỗi lần đến khám. Giám sát quá trình phát triển của trẻ Công việc của nhân viên kiểm tra sức khỏe là cho lời khuyên và hướng dẫn để chắc chắn rằng bạn và con bạn có thể có được một khởi đầu cùng nhau tốt đẹp nhất. Nhân viên kiểm tra sức khỏe sẽ giám sát quá trình phát triển của trẻ qua việc đo và cân trẻ. Người đó sẽ kiểm tra các phản xạ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ, cũng như sự phát triển ngôn ngữ và vận động của trẻ. Nhân viên kiểm tra sức khỏe quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cả gia đình và có thể cho bạn lời khuyên về quá trình phát triển của trẻ. Người đó cũng sẽ giải đáp bất kỳ câu hỏi nào về những mối nghi ngờ bạn có thể có. Nhân viên kiểm tra sức khỏe là một y tá có trình độ, một người đã hoàn thành khóa huấn luyện cao hơn. Do đó, nhân viên ki ểm tra sức khỏe có thể giải đáp các câu hỏi của bạn về cách chăm sóc trẻ bị ốm. Kiểm tra sức khỏe với bác sĩ đa khoa RIÊNG CỦA BẠN Con bạn có quyền có những lần kiểm tra sức khỏe miễn phí từ bác sĩ gia đ ình của bạn. Các nhóm Mẹ và Bé Nhân viên kiểm tra sức khỏe có thể lập nên các nhóm Mẹ và Bé cho những phụ nữ trong khu vực hàng xóm, những người sinh nở trong khoảng thời gian gần nhau. Những bà mẹ cảm thấy thích tham gia một nhóm nh ư thế sẽ luân phiên gặp mặt tại nhà của nhau để tán gẫu và chia sẻ kinh nghiệm. Trẻ em nên được lắng nghe, được chăm sóc và được động viên khuyến khích Tại Đan Mạch, nhìn chung, trẻ em được xem như là những cá thể cần được lắng nghe và chú ý vào thời gian đầu đối với những quyết định có ảnh hưởng đến chúng. Cả gia đình, cơ sở trông trẻ và trường học đều chú trọng đến việc dạy dỗ trẻ theo cách phù hợp với tuổi và độ trưởng thành của trẻ, để chúng có trách nhiệm và bày tỏ sự quan tâm đến những người khác. Theo luật Đan Mạch, trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và được đối xử tôn trọng tính chính trực cá nhân của chúng. Đánh đập hoặc bắt trẻ em phải chịu các hình thức vũ lực khác là phạm pháp và có thể bị pháp luật trừng trị. Điều này cũng áp dụng cho việc cắt bỏ giới tính của các cô gái trẻ theo hủ tục để lại những hậu quả nghiêm trọng cho họ. Trẻ em và thanh niên Vườn trẻ, cơ sở trông trẻ ban ngày và các trường mẫu giáo
  9. Hầu hết trẻ em dưới sáu tuổi đều cùng chơi với những đứa trẻ khác, ví dụ, tại nơi trông trẻ của một người giữ trẻ, vườn trẻ ban ngày hoặc tại một trường mẫu giáo. Có nhiều loại hình cơ sở trông trẻ ban ngày. Chính quyền thành phố có trách nhiệm đáp ứng vấn đề trông trẻ ban ngày, và nhiều cơ sở cung cấp nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc vào từng thành phố. Tuy nhiên, các cơ sở thường gặp nhất bao gồm: Cơ sở trông trẻ ban ngày của thành phố. Trong loại hình sắp xếp này, trẻ được trông nom tại một nhà riêng cùng với những đứa trẻ khác do một người trông trẻ được chính quyền thành phố công nhận chăm sóc. Độ tuổi: từ 0 đến 3 tuổi. Vườn trẻ ban ngày. Độ tuổi: từ 0 đến 3 tuổi. Trường mẫu giáo. Độ tuổi: từ 3 đến 6 tuổi. Trường mẫu giáo vùng xa. Tại đây, trẻ em sống trong vùng nông thôn hoặc trong rừng. Cơ sở trông trẻ ban ngày kết hợp nhiều lứa tuổi. Đây là một cơ sở hỗn hợp dành cho độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi. Kế hoạch tùy chọn. Một kế hoạch mà theo đó một số chính quyền thành phố sẽ trợ cấp cho những ông bố bà mẹ chọn cơ sở trông trẻ tư. Bạn phải xin một nơi chấp nhận Con bạn phải được đăng ký vào sổ của ban đăng ký trông trẻ ban ngày tại thành phố của bạn. Nếu chính quyền thành phố không thể tìm được ngay lập tức một nơi cho bạn, tên con bạn sẽ được đặt vào trong danh sách chờ. Bạn điền tên con mình vào danh sách chờ càng sớm thì cơ hội giành được một chỗ trong một cơ sở chăm sóc trẻ ban ngày theo chọn lựa của bạn. Nếu bạn muốn con mình đến vườn trẻ, bạn phải ghi tên con bạn vào danh sách chờ ngay sau khi trẻ chào đời. Nếu bạn muốn chuyển đến thành phố khác Nếu bạn chuyển đến một thành phố khác trước khi con bạn bắt đầu đi nhà trẻ, bạn phải liên lạc với chính quyền thành phố mới để ghi tên con bạn vào danh sách chờ của họ. Đừng quên thông báo cho chính quyền thành phố mới của bạn tên con bạn đã nằm trong danh sách chờ trong bao lâu rồi, nếu không bạn sẽ phải bắt đầu lại từ cuối danh sách. Nếu bạn chuyển đến một thành phố khác sau khi con bạn bắt đầu đi nhà trẻ, bạn cũng nên liên lạc với chính quyền thành phố mới để ghi tên con bạn vào danh sách chờ của họ. Bạn gần như chắc chắn sẽ được phép giữ con trong một cơ sở trông trẻ tại thành phố trước đây của bạn trong vòng tối đa sáu tháng sau khi bạn chuyển đi. Hãy gọi cơ sở trông trẻ và lên lịch hẹn gặp Bạn luôn luôn được chào đón khi đến thăm một vài cơ sở trông trẻ ban ngày trước khi quyết định bạn muốn con bạn đến cơ sở trông trẻ nào. Hãy gọi trước cho cơ sở trông trẻ và lên lịch hẹn gặp để chắc chắn rằng nhân viên có thời gian nói chuyện với bạn và chỉ cho bạn xem cơ ngơi của cơ sở trông trẻ ấy. Lệ phí Lệ phí được trả cho một chỗ trong cơ sở trông trẻ ban ngày. Tuy nhiên, chính quyền thành phố sẽ trả một phần chi phí, vì thế bạn sẽ không phải trả hết chi phí thực tế cho chỗ ấy. Nếu bạn có nhiều hơn một con đang đi nhà trẻ tại một cơ sở
  10. trông trẻ ban ngày, bạn có quyền được giảm giá, và bạn cũng có thể xin chính quyền thành phố cho một chỗ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần. Vui lòng liên lạc với văn phòng thành phố để biết thêm thông tin. Trách nhiệm chấp nhận một chỗ trông trẻ ban ngày cho con bạn Bất kỳ ai nhận các khoản bồi th ường tiền mặt, trợ cấp thất nghiệp hoặc tiền phụ cấp giới thiệu đều phải sẵn sàng tham gia thị trường lao động. Điều này nghĩa là bạn bị bắt buộc bắt đầu một công việc mới hoặc chấp nhận bất kỳ ch ương trình hoạt động* nào bất cứ khi nào bạn được đề nghị. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thực hiện như thế nếu con bạn được chăm sóc suốt cả ngày. Nếu bạn không tìm được một giải pháp nào đối với vấn đề trông trẻ ban ngày của bạn, thì chính quyền thành phố sẽ có thể đặt chỗ cho bạn trong một cơ sở trông trẻ ban ngày hoặc với một người trông trẻ. Nếu bạn không muốn mất những khoản trợ cấp tài chính của mình, bạn phải chấp nhận lời đề nghị như thế. Tiền trợ cấp thành phố đối với các chi phí trông trẻ tư Một số chính quyền địa phương cấp một khoản phụ cấp bổ sung cho những ông bố bà mẹ phải tự chăm sóc con của mình. Một khả năng khác là xin một khoản trợ cấp thành phố để chi trả tiền thuê vú em. Tuy nhiên, không phải tất cả các chính quyền thành phố đều có chọn lựa này cho bạn. Cuộc sống hàng ngày trong một cơ sở trông trẻ Các cơ sở trông trẻ thường được tổ chức thành những phòng theo độ tuổi. Điều này cho phép nhân viên phân chia trẻ em thành những nhóm nhỏ theo độ tuổi và các nhu cầu đặc biệt của chúng. Mỗi phòng có nhân viên chính thức riêng, người lên kế hoạch cho các hoạt động của nhóm, và họ là những người bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc khi mang con bạn đến trường và tìm hiểu về con. Không chỉ chăm sóc cho những đứa trẻ Cơ sở trông trẻ ban ngày của thành phố còn thực hiện nhiều hơn chức năng trông giữ trẻ. Đội ngũ nhân viên bao gồm các chuyên gia giảng dạy được huấn luyện với trình độ cao sẽ chăm sóc cho quá trình phát triển ngôn ngữ, thể chất và tâm hồn của trẻ thông qua các hoạt động ca hát, trò chuyện, chơi trò chơi, đi dã ngoại, thăm bảo tàng, đóng kịch, v.v. Việc là một thành viên trong nhóm với những đứa trẻ khác sẽ dạy cho trẻ có trách nhiệm xã hội và bày tỏ sự quan tâm đến những người khác. Thông qua hoạt động chơi đùa với những trẻ khác và tiếp xúc với các giáo viên, trẻ cũng trở nên quen thuộc với ngôn ngữ và xã hội Đan Mạch. Do vậy, các cơ sở trông trẻ ban ngày giúp trẻ có được một sự bình tĩnh tâm lý có lợi cho trẻ khi trẻ bắt đầu đến trường. Cho nhân viên biết về con bạn Khi con bạn bắt đầu đi nhà trẻ, bạn sẽ được mời đến họp mặt nơi bạn sẽ được thông tin về các quy tắc và công việc hàng ngày của cơ sở trông trẻ. Tại những cuộc họp, bạn cũng sẽ có cơ hội nói chuyện về con bạn. Liệu có bất kỳ điều gì đặc biệt mà nhân viên cần biết? Ví dụ, bất kỳ thói quen ăn uống hoặc vấn đề n ào về
  11. các hoạt động nào đó. Nhân viên biết càng nhiều về con bạn, họ sẽ càng có thể giúp trẻ và điều chỉnh các nhu cầu của trẻ tốt hơn. Liên lạc giữa cơ sở trông trẻ và cha mẹ Một mối liên hệ tốt giữa bạn - cha mẹ của trẻ - và nhân viên cơ sở trông trẻ có vai trò thiết yếu đối với tình trạng phát triển của trẻ. Hầu hết các cơ sở trông trẻ đều có bảng tin nơi bạn có thể biết về những kế hoạch và hoạt động sắp tới. Bạn cũng có cơ hội hàng ngày khi bạn đưa đón trẻ để tiếp xúc với các thành viên trong đội ngũ nhân viên - những người chịu trách nhiệm về con bạn - và hỏi họ sinh hoạt trong ngày như thế nào hoặc thông tin cho họ về bất kỳ thay đổi nào trong gia đình bạn có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nếu bạn cần thêm thời gian nói chuyện với nhân viên, bạn có thể lên lịch cho một cuộc trao đổi của cha mẹ với nhà trường. Nhiều cơ sở trông trẻ có nhân viên thông thạo hai thứ tiếng có thể giúp bạn trong cuộc trao đổi đó. Nếu không có nhân viên nào thông th ạo ngôn ngữ của bạn, một phiên dịch viên ngoài sẽ được phép có mặt trong cuộc trao đổi. Họp phụ huynh Hai lần một năm, cơ sở trông trẻ sẽ tổ chức họp mặt tất cả cha mẹ. Tại những cuộc họp này, nhân viên sẽ trình bày các kế hoặc cho năm tới và đưa ra những vấn đề để thảo luận thêm. Phụ huynh được hy vọng sẽ tham gia những buổi họp này vì nó là cơ hội để có được những thông tin quan trọng về những gì đang diễn ra trong cơ sở trông trẻ. Phụ huynh cũng có thể đề xuất những chủ đề thả o luận và những hoạt động cho trẻ và tất cả các bậc cha mẹ. Tại một trong những cuộc họp này, các ông bố bà mẹ sẽ chọn ra những người đại diện cho hội phụ huynh. Hội phụ huynh Việc quản lý cơ sở trông trẻ là trách nhiệm vận hành hàng ngày của cơ sở trông trẻ đó. Tuy nhiên, hội phụ huynh sẽ nêu lên các quan điểm và yêu cầu của các bậc cha mẹ và có thể tác động lên những nguyên tắc giáo dục và sự phân phối ngân sách của cơ sở trông trẻ. Thanh niên thường bị kẹt giữa hai nền văn hóa Cả cha mẹ và thanh niên đều có thể nhận thấy thời thanh niên là một thời kỳ khó khăn. Thanh niên trải qua những thay đổi về cơ thể và tâm lý. Họ cần nhận biết được họ là ai, có khái niệm tách xa khỏi bố mẹ và thể hiện tính tự lập của mình. Cùng lúc đó, bố mẹ vẫn có trách nhiệm đối với những con người còn trẻ đó và đối với việc hình thành khuôn khổ cho sự phát triển và sự tự thể hiện của thanh niên. Giai đoạn chuyển tiếp này có thể đặc biệt khó khăn đối với những thanh niên và những ông bố bà mẹ nhận thấy được sự khác biệt rất rõ ràng giữa văn hóa Đan Mạch và văn hóa bản địa của họ. Thanh niên có thể cảm thấy bị giằng xé giữa nền văn hóa của lớp trẻ họ gặp trong xã hội Đan Mạch và nền văn hóa họ được giáo dục tại quê hương, và các bậc cha mẹ có thể thấy thật khó để hiểu được các tiêu chuẩn của xã hội Đan Mạch và do vậy, họ lo lắng về tương lai của con cái họ. Nếu các vấn đề đi đến tình trạng bế tắc, bạn có thể cần đến sự giúp đỡ chuyên môn. Cả cha mẹ và thanh niên đều có thể tìm lời khuyên và sự hướng dẫn - cùng nhau hoặc tách biệt nhau. Liên lạc với văn phòng thành phố bạn hoặc gọi cho
  12. đường dây nóng về vấn đề khủng hoảng hoặc cho chương trình tư vấn qua điện thoại để biết thêm thông tin. Những dịch vụ này là miễn phí, và cuộc gọi của bạn có thể được giấu tên. Giúp đỡ các gia đình và trẻ em khi khó khăn Bố mẹ có trách nhiệm yêu thương và chăm sóc con cái của mình và tạo một môi trường an toàn cho sự phát triển của chúng. Xã hội không can thiệp vào mối quan hệ này trừ khi có nghi ngờ rằng việc bảo vệ trẻ em đang bị đe dọa. Nếu trường hợp này xảy ra, chính quyền thành phố sẽ liên lạc với gia đình và cố gắng giúp giải quyết các khó khăn. Gia đình hoặc một trong các thành viên trong gia đình cũng có thể liên lạc với nhà chức trách để được giúp đỡ. Nếu vấn đề đó rất nghiêm trọng, trẻ có thể được đem tới sống tại một trung tâm chăm sóc gia đình hoặc hội từ thiện một thời gian. Những thanh niên có các vấn đề xã hội nghiêm trọng và những người có bố mẹ không thể chăm sóc cho họ được có thể được sống trong các cơ sở đặc biệt, nơi họ được giúp đỡ và ủng hộ để có được một trình độ học vấn hoặc tìm được một công việc. Điều này cũng áp dụng cho những thiếu niên dưới 15 tuổi đã từng phạm tội. Người cao tuổi Trợ cấp nghỉ hưu trước và tiền nghỉ hưu sớm Tuổi nghỉ hưu bình thường là 65 tuổi, nhưng một số người chọn nghỉ làm việc sớm hơn và lấy trợ cấp nghỉ hưu trước thời hạn (efterløn). Một số người có thể có những vấn đề về thể chất và tinh thần khiến họ không thể làm việc được và có thể được cấp tiền nghỉ mất sức (førtidspension). Bạn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định để có thể nhận được trợ cấp nghỉ hưu trước thời hạn và tiền nghỉ mất sức. Vui lòng liên lạc với chính quyền thành phố của bạn để biết thêm thông tin. Chương trình lương hưu quốc gia Bất kỳ người được hưởng lương hưu nào cũng có quyền nhận lương hưu nhà nước. Nếu bạn sống tại Đan Mạch trong 40 năm, tức là từ 15 tuổi đến năm nghỉ hưu của bạn, bạn có quyền nhận đầy đủ lương hưu nhà nước. Nếu bạn sống tại Đan Mạch trong khoảng thời gian ngắn hơn thì tiền lương hưu của bạn nhìn chung sẽ ít hơn. Văn phòng lương hưu địa phương sẽ xác định số tiền lương hưu, và sẽ cho bạn biết bạn được quyền nhận những gì. Những người về hưu tích cực Có nhiều cơ hội cho những người đã nghỉ hưu vẫn có quyết tâm và khả năng cần thiết để theo đuổi những vấn đề quan tâm và sống một cuộc sống tích cực với cộng đồng. Chính sách người già của chính phủ Đan Mạch là nhằm cho phép những người đã nghỉ hưu tác động và có trách nhiệm với cuộc sống của chính bản thân họ càng nhiều càng tốt. Do vậy, người già có các cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định, cả trên mức độ cá nhân lẫn trong cộng đồng địa phương của họ. Ví dụ, các hội đồng người về hưu được chọn ra trong số những người già trong một thành phố sẽ tư vấn cho chính quyền thành phố trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhóm này. Sự giúp đỡ tại nhà
  13. Hầu hết những người về hưu vẫn muốn sống trong nhà của chính họ càng lâu càng tốt. Những người về hưu có quyền được giúp đỡ, ví dụ, trong vấn đề chăm sóc cá nhân, lau dọn nhà và đi mua sắm. Bạn có thể nhận được bao nhiêu sự trợ giúp tùy thuộc vào sự đánh giá về các nhu cầu của bạn từ chính quyền thành phố. Nhà ở cho người già Nếu bạn là một người lớn tuổi đã nghỉ hưu và có các nhu cầu hoặc các vấn đề thể chất đặc biệt, bạn có thể xin cấp nhà ở cho người già về hưu từ chính quyền thành phố. Loại hình nhà ở này được thiết kế đặc biệt dành cho người già và những người tàn tật. Loại hình nhà ở này thường có một trung tâm điều d ưỡng đi kèm, điều này giúp việc gọi trợ giúp dễ dàng trong những trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể phải chờ đợi một thời gian để được cấp nhà ở cho người già về hưu. Vì thế, ghi trước tên bạn vào danh sách chờ là một ý kiến hay. Nhà nương tựa hoặc nhà an dưỡng Những người già đã nghỉ hưu cần một sự chăm sóc cẩn thận đều có quyền được cấp nhà nương tựa hoặc một chỗ ở trong nhà an dưỡng. Những nơi này thuê nhân viên trong những nhiệm vụ thực tế, như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn và giúp đỡ những người đang cư trú trong công việc vệ sinh cá nhân của họ. Những người lớn tuổi đã nghỉ hưu sẽ trả tiền cho những dịch vụ họ nhận được. Tuy nhiên, nhìn chung giá cả là có thể chấp nhận được, thậm chí khi bạn chỉ nhận được tiền lương hưu nhà nước. Khi cuộc sống kết thúc Giấy khai tử Khi một người mất đi, một bác sĩ sẽ phải cấp một giấy khai tử. Nếu cái chết xảy ra tại nhà, thì một người họ hàng của người đã qua đời phải thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Giấy khai tử sẽ được chuyển cho gia đình người đã qua đời cùng với một giấy báo tử, giấy này phải được trình lên văn phòng giáo xứ tại nơi người mất đã từng cư trú. Tất cả mọi cái chết, bất kể người đã mất hoặc họ hàng của người đã mất thuộc tôn giáo nào, đều được Giáo hội Quốc gia Đan Mạch* ghi vào sổ, thay mặt cho nhà nước Đan Mạch. Khi một người mất đi, tòa án xử lý chúc thư* sẽ được tự động thông báo. Ngay sau đó, tòa án sẽ triệu tập những họ hàng thân thích nhất đến một cuộc gặp mặt để thảo luận các vấn đề liên quan đến việc chuyển của cải đất đai của người đã mất, tức là tài sản của người chết. Tang lễ Thông thường, người chết phải được chôn cất hoặc hỏa thiêu trong vòng tám ngày. Người tế lễ sẽ giúp bạn trong tất cả những việc thực tế. Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính (phụ cấp tang lễ) từ chính quyền thành phố. Nếu người đã mất được chôn cất tại một quốc gia khác, chính quyền thành phố phải cấp một cái gọi là laissez-passer hay giấy thông hành (từ tiếng Pháp, nghĩa là ‘hãy cho qua’), một loại giấy tờ đặc biệt phải đi cùng với xác người chết trong quá trình vận chuyển. 2.100 nghĩa trang Giáo hội Quốc gia Đan Mạch* sở hữu và duy trì xấp xỉ 2.100 nghĩa tran g, và bất kỳ công dân Đan Mạch nào cũng đều có quyền được chôn cất tại nghĩa trang giáo
  14. xứ tại nơi mà người đó sống. Các thành viên của các cộng đồng tôn giáo khác ngoài Giáo hội Quốc gia của Đan Mạch không thể yêu cầu các tục lệ và trang phục chôn cất của họ phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, họ có thể trình bày các nguyện vọng của mình lên ban nghĩa trang. Nơi chôn cất cho những thành viên của các cộng đồng tôn giáo khác Một vài nghĩa trang có lập thêm một số nơi chôn cất đặc biệt cho các thành viên của các cộng đồng tôn giáo khác ngoài Giáo hội Quốc gia của Đan Mạch. Hơn thế nữa, các cộng đồng tôn giáo khác có thể lập nên các khu chôn cất của riêng họ. Phải lấy được sự chấp thuận của Ủy ban về các Vấn đề Giáo hội Đan Mạch, nh ưng việc tìm một nơi thích hợp và chi phí mua sắm và thiết lập khu an táng là nhiệm vụ của cộng đồng tôn giáo. Chấp thuận việc thiết lập các khu an táng Có một điều điện để có được sự chấp thuận này là dự án phải được các nhà chức trách y tế nhà nước phê chuẩn, và một bản kế hoạch cục bộ cho khu vực đó đã được thiết kế. Một số quy tắc về việc sử dụng và giám sát khu an táng cũng phải được nêu ra. Cộng đồng tôn giáo được tự do quyết định người nào được chôn cất trong nghĩa trang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2