intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi trẻ từ 9-12 tháng tuổi như thế nào?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở tuổi này, bé đã có thể chuyển sang ăn bột đặc hoặc cháo đặc. Bé bắt đầu tập đứng, đi... do đó bạn hãy giúp bé ăn tốt để cứng cáp hơn... Chế độ ăn của bé: Bú mẹ nhiều lần (ít nhất 3-4 lần trong ngày). Cho bé ăn bột đặc đủ 4 nhóm thức ăn 3 bữa trong ngày. Ăn thêm trái cây tươi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi trẻ từ 9-12 tháng tuổi như thế nào?

  1. Nuôi trẻ từ 9-12 tháng tuổi như thế nào? Ở tuổi này, bé đã có thể chuyển sang ăn bột đặc hoặc cháo đặc. Bé bắt đầu tập đứng, đi... do đó bạn hãy giúp bé ăn tốt để cứng cáp hơn... Chế độ ăn của bé:  Bú mẹ nhiều lần (ít nhất 3-4 lần trong ngày).  Cho bé ăn bột đặc đủ 4 nhóm thức ăn 3 bữa trong ngày.  Ăn thêm trái cây tươi.  Năng lượng cần cho bé trong ngày là: 800-1000 calo. Những điều cần chú ý khi bé gần thôi nôi: Bé của bạn đã nặng gấp 3 lần lúc sinh và đang tập bò, tập đứng rồi đi. Vậy bạn hãy giúp bé ăn tốt để còn chuẩn bị thôi nôi nữa. Tuổi này bé đã có thể chuyển qua 3 bữa bột đặc hoặc cháo đặc. Các cữ bú nên vào lúc sáng sớm - chiều - tối và ban ngày là 3 bữa ăn. Ví dụ như: bú mẹ - bột ngọt - bột mặn - cháo đặc - bú mẹ - bú mẹ. Bé bắt đầu thích "tự phục vụ" như giành muỗng của mẹ, thò tay bốc thức ăn, cầm ly uống... Bạn chớ bỏ qua mà nên hỗ trợ bé để bé vui thích với bữa ăn, để thức ăn đem lại niềm hứng thú cho bé. Bạn hãy thử:  Mẹ một muỗng, con một muỗng, ta cùng thi đua (dù bé đổ ra quần áo là chính).  Cho bé bốc miếng chuối, đậu, cà rốt... luộc nhừ (dù sau đó bôi trét đầy mặt mũi).  Cho bé cầm ly với một tí sữa, tí nước trái cây... (dù sau đó bạn phải thay hết đồ cho bé).
  2. Ông bà dạy rằng "học ăn, học nói, học gói, học mở". Vậy học ăn là hàng đầu, rồi bé sẽ ăn uống gọn gàng và có thói quen ăn uống tốt khi bé lớn lên. Thời kỳ này có khi vài tuần bé ham chơi hơn ăn (biếng ăn sinh lý), bạn đừng quá căng thẳng, la mắng, ép bé... chẳng có tác dụng gì mà còn làm bé sợ thức ăn kéo dài. Bạn hãy bình tĩnh chờ đợi, rồi tình trạng đó sẽ qua. Thông thường thì cháo đặc lại nghèo năng lượng hơn bột đặc, tuy nhiên có thể cho bé ăn thay đổi theo khẩu vị. Tuổi này bé cũng thích "làm người lớn" một chút. Bé sẽ thích thú hơn nếu được ngồi chung bàn ăn với gia đình và nếm chút đỉnh thức ăn người lớn: vài muỗng canh, miếng chả đùm, nhai vài hột cơm... Bạn có thể cho bé cầm và gặm miếng củ sắn, miếng táo, mận, miếng bánh mì, bánh lạt cứng... để chắc nướu răng, đỡ ngứa nướu khi mọc răng và còn để... nếm náp nữa. Song cần chú ý tránh để bé bị hóc. Lúc này bạn có thể cho bé ăn thêm yaourt, sữa bò, trứng cả lòng trắng lẫn lòng đỏ nhưng phải nấu chín kỹ.  Khi bé đã ăn 2 bữa, bạn cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó đã chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh sữa mẹ.  Bạn cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc trẻ đã quen.  Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà nên cách bằng các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ - bột ngọt - bú mẹ - bú mẹ - bột mặn - bú mẹ.
  3.  Nếu bé chưa ăn được nhiều, hãy cho bé bú thêm ngay sau đó để bé nhận đủ lượng thức ăn.  Tập cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn từ 3 nhóm thức ăn VẬN ĐỘNG - XÂY DỰNG - BẢO VỆ và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: bạn ăn cá cho bé ăn bột cá, bạn ăn rau bồ ngót hãy làm bột với bồ ngót.  Mỗi chén thức ăn của bé luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé đủ năng lượng hoạt động và lớn nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2