intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô nhiễm vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ hải sản Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ô nhiễm vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ hải sản Đà Nẵng trình bày xác định xem các loài hai mảnh vỏ có giá trị thương mại ở Đà Nẵng có bị ô nhiễm bởi vi nhựa hay không; Xác định các đặc điểm vật lí của vi nhựa được ghi nhận trong các đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô nhiễm vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ hải sản Đà Nẵng

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0033 Ô NHIỄM VI NHỰA TRONG CÁC LOÀI HAI MẢNH VỎ TẠI CHỢ HẢI SẢN ĐÀ NẴNG Phan Thị Thảo Linh1, Nguyễn Hoài Như Ý1, Võ Đăng Hoài Linh1, Trịnh Đăng Mậu1,2, Trần Nguyễn Quỳnh Anh1,2, Võ Văn Minh1,2* Tóm tắt: Nghiên cứu này khảo sát sự tích lũy vi nhựa trong bốn loài hai mảnh vỏ có giá trị thương mại từ chợ thủy sản ở Đà Nẵng. Mật độ vi nhựa trong bốn loài dao động từ 5,2 đến 10,33 vi nhựa/cá thể và từ 1,38 đến 7,39 vi nhựa/g khối lượng ướt . Trong đó, mật độ vi nhựa cao nhất được ghi nhận ở Nghêu (Meretrix lyrata) (10,33 ± 5,78 vi nhựa/cá thể; 7,19 ± 3,8 vi nhựa/g). Vi nhựa có sự phong phú về màu sắc với tam nhom ma ch nh ao gồm đo, vang, xanh lam, xanh l c, trang trong ot , đen và tím. Sợi và mảnh là hai dạng vi nhựa chủ yế được phát hiện. Vi nhựa dạng sợi màu xanh lam với chiều dài trong khoảng 100 - 1000 μm là phổ biến nhất ở cả bốn đối tượng nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi cho thấy ô nhiễm vi nhựa đã phổ biến và ở mức độ tương đối cao trong các loài động vật hai mảnh vỏ tại Đà Nẵng. Từ khóa: Chợ hải sản, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ô nhiễm, sinh vật, vi nhựa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm vi nhựa đang là một trong những vấn đề môi trường được các nhà khoa học và mọi người quan tâm. Nhựa với kích thước từ 1 - 5000 µm được gọi là vi nhựa (Frias & Nash, 2019). Dựa vào nguồn gốc, vi nhựa được chia thành hai nhóm là vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp. Vi nhựa có thể xâm nhập vào môi trường theo nhiều cách khác nhau và không bị “cô lập” trong một môi trường nhất định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi nhựa phổ biến trong môi trường nước, đất và khí quyển (Picó & Barceló, 2019). Trong lục địa, vi nhựa được báo cáo đã được phát hiện trong môi trường không khí (Gasperi & cs., 2015), nước ngọt (Dris & cs., 2015b; Free & cs., 2014; Jambeck & cs., 2015), chất thải và nước đã qua xử lý (Dris & cs ., 2015a), trầm tích hồ (Fischer & cs.,2016) và sinh vật đất (Huerta Lwanga & cs., 2016; Rillig., 2012). Nhiều nghiên cứu cũng xác nhận sự xuất hiện với mật độ cao vi nhựa trong môi trường biển và ven biển như trong nước biển (Cózar & cs., 2015; Desforges & cs., 2014; Van Cauwenberghe & cs., 2015); cát và trầm tích (Blaskovic & cs., 2017; Graca & cs., 2017; Woodall & cs., 2014) và nhiều loài động vật biển (Besseling & cs., 2015; Desforges & cs., 2015; Karami & cs., 2017). Sự có mặt của vi nhựa với số lượng lớn trong môi trường sẽ gây ra những tác động lớn và là một mối lo ngại thực sự cho sức khỏe môi trường, hệ sinh thái và con người. Vi nhựa chứa đựng rủi ro vì chúng bền vững trong môi trường và có thể đi vào sinh vật qua chuỗi và lưới thức ăn (Anderson & cs., 2016). Vi nhựa có thể ảnh hưởng đến các quá trình diễn ra dưới lớp trầm tích, đặc biệt là chu trình dinh dưỡng của các sinh vật sống đáy, do đó ảnh hưởng gián tiếp đến các loài hai mảnh vỏ. Động vật có vỏ được coi là con đường 1 Nhóm nghiên cứu và giảng dạy Môi trường và Tài nguyên Sinh vật (DN-EBR), Đại học Đà Nẵng 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng *Email: vominhdn@ued.udn.vn
  2. 290 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM tiếp xúc quan trọng giữa con người với vi nhựa vì chúng lọc một lượng lớn nước biển trong khi ăn và do đó nó phản ánh được sự tích tụ vi nhựa trong môi trường nước. Hơn nữa, chúng được con người tiêu thụ toàn bộ mà không cần cắt bỏ ruột. Do đó, con người có thể gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi tiêu thụ động vật hai mảnh vỏ bị ô nhiễm bởi vi nhựa (Seltenrich, 2015). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập bốn loài hai mảnh vỏ được tiêu thụ phổ biến nhất từ chợ hải sản của thành phố Đà Nẵng để khảo sát hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong các loài này. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm (1) xác định xem các loài hai mảnh vỏ có giá trị thương mại ở Đà Nẵng có bị ô nhiễm bởi vi nhựa hay không và (2) xác định các đặc điểm vật lí của vi nhựa được ghi nhận trong các đối tượng nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu Bốn loài hai mảnh vỏ tiêu thụ phổ biến trên thị trường được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu là Chíp chíp (Paratapes undulatus), Hàu (Crassostrea gigas), Nghêu (Meretrix lyrata) và Vẹm xanh (Perna viridis). Đối với mỗi loài, 30 cá thể mua từ ba cửa hàng bán lẻ trong chợ hải sản Đà Nẵng được trộn lại thành một mẫu đồng nhất và từ đó chọn ngẫu nhiên 15 cá thể để tạo ra ba mẫu (5 cá thể/mẫu). Số mẫu tổng cộng cho cả 4 loài là 12 mẫu. Các mẫu khi thu được cho vào túi zip và bảo quản lạnh trong thùng đá, sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm và lưu trữ ở nhiệt độ - 20 °C trước khi tiến hành các bước phân tích tiếp theo. 2.2. Phương pháp xử lý mẫu Trước khi phân tích, các mẫu hai mảnh vỏ được rửa lại với nước cất đã lọc qua màng lọc thủy tinh (GF/A, kích thước lỗ: 1,6 µm, và đường kính: 47 mm). Sau khi loại bỏ vỏ, mô thịt được rửa sạch bằng nước cất đã lọc để loại bỏ các hạt mịn còn sót lại và cân khối lượng ướt, kết quả được xác định bằng cân phân tích 4 số lẻ. Sau đó, mẫu được cho vào cốc thủy tinh 500 ml, thêm khoảng 100 ml dung dịch KOH 10 %, và ủ trong tủ ấm trong 48 giờ (Thiele & cs., 2019). Sau 48 giờ, mẫu được lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 5 mm nhằm loại bỏ những vật liệu có kích thước lớn hơn 5 mm. Phần mẫu chứa các vật liệu có kích thước nhỏ hơn 5 mm được tiếp tục đem đi lọc qua mắt lưới 50 m. Phần mẫu giữ lại trên rây được thu và cho vào cốc thủy tinh để thực hiện quá trình tách vi nhựa bằng phương pháp chảy tràn với dung dịch NaCl bão hòa (d 1,18 g/ml). Sau đó, phần mẫu chảy tràn có chứa vi nhựa được lọc qua màng lọc sợi thủy tinh (GF/A, kích thước lỗ: 1,6 m) bằng bộ lọc thủy tinh và bơm hút chân không. Sau khi lọc, màng lọc được đặt trong đĩa petri đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng để quan sát dưới kính hiển vi và thực hiện các bước phân tích tiếp theo. 2.3. Phương pháp phân tích các đặc điểm của vi nhựa Các đặc điểm của vi nhựa được xác định dưới kính hiển vi soi nổi Leica S9i có gắn camera. Trong đó, hình dạng của vi nhựa được phân loại theo 5 nhóm chính, bao gồm: sợi, mảnh, xốp, film và viên (GESAMP, 2019; Hidalgo-Ruz & cs., 2019; Free & cs., 2014).
  3. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 291 Kích thước của vi nhựa (chiều dài sợi, diện tích mảnh) được đo bằng phần mềm LASX® dựa trên các hình ảnh đã chụp. Vi nhựa cũng được phân thành các nhóm theo màu sắc. 2.4. Phòng tránh nhiễm bẩn vi nhựa từ môi trường xung quanh Trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành phân tích mẫu, quần áo từ vải bông, găng tay và khẩu trang được sử dụng. Một mẫu đối chứng được sử dụng xuyên suốt quá trình phân tích để kiểm soát sự nhiễm bẩn vi nhựa từ môi trường không khí. Đặc biệt, tất cả các dung dịch sử dụng trong quá trình phân tích như nước cất, nước muối và dung dịch KOH đều được lọc qua màng lọc sợi thủy tinh (GF/A, kích thước lỗ: 1,6 m) trước khi sử dụng. Tất cả dụng cụ thí nghiệm đều bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ và được rửa sạch với nước cất đã lọc. Tất cả các mẫu đều được đậy kín ngay sau khi hoàn thành mỗi bước phân tích. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các phép phân tích dữ liệu đều được thực hiện bằng phần mềm R (R Core Team, 2018). Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mật độ vi nhựa ở các loài nghiên cứu. Dữ liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mật độ vi nhựa Mật độ vi nhựa ghi nhận được ở tất cả các đối tượng nghiên cứu dao động từ 5,2 đến 10,33 vi nhựa/cá thể và từ 1,38 đến 7,39 vi nhựa/g (Hình 1). Mật độ vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ hải sản Đà Nẵng cao hơn so mật độ vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ được thu mẫu tại chợ của Hàn Quốc (0,97 ± 0,74 vi nhựa/cá thể và 0,15 ± 0,20 vi nhựa/g; Cho & cs., 2019), chợ thủy sản của Lima, Peru (2,25 ± 0,54 vi nhựa/cá thể và 0,13 ± 0,03 vi nhựa/g; De-la-Torre & cs., 2019) và chợ ở Anh (0,9 vi nhựa/g; Li & cs., 2018) (Bảng 1). Tuy nhiên, mật độ vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ Đà Nẵng lại khá tương đồng với mật độ vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại các khu vực nuôi trồng. Tại đầm Ria Formosa miền Nam Bồ Đào Nha, Nghêu Palourde được ghi nhận có mật độ cao nhất (18,4 ± 21,9 vi nhựa/g), tiếp theo là Sò huyết (11,9 ± 5,5 vi nhựa/g) và Polititapes spp. (10,4 ± 10,4 vi nhựa/g) (Cozzolino & cs., 2021). Tại vịnh Ba Tư, Iran, mật độ của vi nhựa trong loài Ốc, Nghêu và Hàu đạt 3,9-6,9 vi nhựa/cá thể (Abolfazl & cs., 2018). Nghiên cứu của Võ Công Chí & cs. ghi nhận mật độ vi nhựa 3,26-13 vi nhựa/cá thể ở loài Sò huyết (Anadara granosa) tại đầm Thị Nại, Bình Định, Việt Nam. Sự xuất hiện vi nhựa với mật độ cao trong các loài hai mảnh vỏ ở đầm Ria Formosa được cho là do hệ thống đầm phá nửa kín chịu áp lực do con người gây ra cao hơn so với các hệ thống ven biển mở (Cozzolino & cs., 2021). Đây cũng có thể là lý do cho mật độ cao của vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ trong nghiên cứu này khi chúng có nguồn gốc từ vịnh Mân Quang, Đà Nẵng. Đây là khu vực nuôi trồng thủy sản (cá và các loài hai mảnh vỏ) có diện tích gần 20 ha với hơn 300 lồng bè nhưng cũng là nơi chịu sự tác động rất lớn từ các hoạt động của người dân làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng (Báo Biên phòng, 2021). Việc sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa như thùng nhựa, can, dây thừng và phế liệu đóng thành những bãi cọc lớn nhỏ và các lều tạm trái phép trên bờ cũng như trên mặt nước để
  4. 292 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM nuôi thủy sản đã phát thải một lượng lớn nhựa ra môi trường, làm gia tăng mật độ vi nhựa trong các loài thủy sản nuôi trồng ở khu vực này. Trong bốn đối tượng hai mảnh vỏ nghiên cứu tại Đà Nẵng, mật độ vi nhựa được ghi nhận cao nhất trong Nghêu (Meretrix lyrata) (10,33 ± 5,78 vi nhựa/cá thể; 7,19 ± 3,8 vi nhựa/g). Tương đồng với kết quả của nghiên cứu này, mật độ của vi nhựa trong Nghêu cũng được ghi nhận cao hơn nhiều so với trong các loài khác tại chợ Hàn Quốc (Nghêu Milan clam: 0,34 ± 0,31 vi nhựa/g; 1,15 ± 0,74 vi nhựa/cá thể; Hàu: 0,07 ± 0,06 vi nhựa/g; 0,77 ± 0,74 vi nhựa/cá thể; Trai xanh (Mytilus edulis): 1,21 ± 0,7 vi nhựa/cá thể, 0,68 ± 0,64 vi nhựa/g; Sò điệp (Patinopecten yessoensis):1.21 ± 0.71/ cá thể, 0,08 ± 0,08 vi nhựa/g). Sự khác biệt này được cho là có liên quan đến nơi chúng được nuôi trồng khi các loài Hàu, Trai và Sò điệp đến từ bờ biển phía nam Hàn Quốc trong khi Nghêu có nguồn gốc từ bờ biển phía tây (Cho & cs., 2019). Tại đầm Ria Formosa miền nam Bồ Đào Nha, Nghêu Palourde cũng được ghi nhận có mật độ cao nhất (18,4 ± 21,9 vi nhựa/g) (Cozzolino & cs., 2021). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên hai đối tượng Hàu (Crassostrea gigas) và Nghêu (Siliqua patula) thì lại ghi nhận mật độ cao nhất ở Hàu (Crassostrea gigas) với 10,95 ± 0,77 vi nhựa/cá thể và 0,35 ± 0,04 vi nhựa/g (Baechler & cs., 2020). Trong nghiên cứu này, mật độ vi nhựa trong Hàu (Crassostrea gigas) (10,33 ± 5,78 vi nhựa/cá thể; 7,19 ± 3,8 vi nhựa/g) không phải là giá trị cao nhất trong số bốn loài được khảo sát. Tuy nhiên, nó vẫn cao hơn mật độ vi nhựa trong Hàu (Crassostrea gigas) tại chợ Hàn Quốc (0,07 ± 0,06 vi nhựa/g; 0,77 ± 0,74 vi nhựa/cá thể) cũng như Hàu (Crassostrea gigas) được nuôi trồng tại Pháp (0,47 ± 0,16 vi nhựa/g) và Mỹ (0,6 ± 0,9 vi nhựa/g) (Cho & cs., 2019; Van Cauwenberghe & Janssen, 2014; Rochman & cs., 2015). Hình 1. Mật độ vi nhựa trên cá thể và trên trọng lượng ướt ở bốn đối tượng hai mảnh vỏ được nghiên cứu Chíp chíp (Paratapes undulatus), Hàu (Crassostrea gigas), Nghêu (Meretrix lyrata), Vẹm xanh (Perna viridis) Việc tiêu thụ động vật hai mảnh vỏ tích luỹ vi nhựa gây nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người vì vi nhựa sẽ được chuyển và tích lũy trong cơ thể con người thông qua
  5. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 293 quá trình tích lũy và khuếch đại sinh học. Các tác động hóa học của vi nhựa có thể được gây ra bởi các thành phần của polyme, chất phụ gia và POP bị hấp phụ, thường là những chất ô nhiễm gây nguy hiểm hàng đầu cho sức khỏe con người. BPA và phthalate tích tụ trong các mô của động vật hai mảnh vỏ có thể chuyển sang người và gây ra các vấn đề sức khỏe do đặc tính phá vỡ hormone của chúng (Benjamin & cs., 2017). Một số loại nhựa có chứa chất phụ gia hóa học độc hại được sử dụng làm chất hóa dẻo, chất làm mềm hoặc chất chống cháy. Các hóa chất này gồm các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) như parafin clo hóa chuỗi ngắn (SCCP), polychlorinated biphenyls (PCB), polybromo diphenyl (PBDEs bao gồm tetrabromodiphenyl ether (tetraBDE), pentabromodiphenyl ether (pentaBDE), octabromodiphenyl ether octaBDE) và decabromodiphenyl ether (decaBDE)), cũng như các chất gây rối loạn nội tiết như bisphenol A (BPA) và phthalate. Những hóa chất này có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như gây ung thư, bệnh tâm thần, ảnh hưởng sự sinh sản và phát triển ở con người (Thompson & cs., 2009). Bảng 1. Mật độ vi nhựa trong các đối tượng hai mảnh vỏ ở các nghiên cứu trên thế giới Loài nghiên cứu Khu vực Khoảng kích Mật độ vi Mật độ Nguồn thước nghiên nhựa (vi vi nhựa tham khảo cứu (μm) nhựa/cá thể) (vi nhựa/g) Vẹm Chợ hải sản 50 - 5000 8,33± 0,23 2,01± 0,28 Nghiên cứu (Perna viridis) Đà Nẵng này Chíp chíp 5,2 ± 1,83 4,22 ± 0,73 (Paratapes undulatus) Hàu 7,33 ± 1,06 1,38 ± 0,44 (Crassostrea gigas) Nghêu 10,33 ± 5,78 7,19 ± 3,8 (Meretrix lyrata) Sò điệp Chợ 2,25 ± 0,54 0,13 ± 0,03 De-la-Torre (Argopecten Lima, Peru & cs., 2019 purpuratus) Trai xanh Chợ 0,9 Li & cs., (Mytilus edulis) Anh 2018 Hàu Chợ 20-5000 1,15 ± 0,74 0,07 ± 0,06 Cho & cs., (Crassostrea gigas) Hàn Quốc 2019 Trai xanh 0,12 ± 0,11 0,68 ± 0,64 (Mytilus edulis) Nghêu 1,15 ± 0,74 0,34 ± 0,31 (Tapes philippinarum) Sò Điệp 1,21 ± 0,71 0,08 ± 0,08 (Patinopecten yessoensis)
  6. 294 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Loài nghiên cứu Khu vực Khoảng kích Mật độ vi Mật độ Nguồn thước nghiên nhựa (vi vi nhựa tham khảo cứu (μm) nhựa/cá thể) (vi nhựa/g) Vẹm xanh Thanh Hoá 12 - 5000 2,6 0,29 Nam & cs., (Perna viridis) Việt Nam 2019 Vẹm xanh 0,76 ± 0,40 0,15 ± 0,06 (Mytilus edulis) Bờ biển Hermabessi Sò huyết Pháp 2,46 ± 1,16 0,74 ± 0,35 ere, 2019 (Cerastoderma edule) 3.2. Hình dạng, màu sắc và kích thước vi nhựa Trong tổng số 479 vi nhựa ghi nhận được trong bốn loài hai mảnh vỏ nghiên cứu chỉ phát hiện được hai dạng chính là dạng sợi (chiếm 84,6 % tổng số lượng vi nhựa) (Hình 2) và dạng mảnh (15,6 % tổng số lượng vi nhựa). Mặc dù tỷ lệ vi nhựa dạng sợi có sự biến động theo các loài nghiên cứu, nó vẫn luôn là hình dạng vi nhựa chiếm ưu thế cao nhất ở cả bốn loài. Cụ thể, vi nhựa dạng sợi chiếm 76 % tổng lượng vi nhựa ở loài Vẹm xanh (Perna viridis), chiếm 84,2 % ở loài Hàu (Crassostrea gigas), chiếm 87,8 % ở loài Nghêu (Meretrix lyrata) và thậm chí chiếm 100% ở loài Chíp chíp (Paratapes undulatus) (Hình 3). Hình 2. Vi nhựa dạng sợi trong cơ thể các loài hai mảnh vỏ được nghiên cứu
  7. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 295 Hình 3. Phân bố hình dạng vi nhựa trong bốn loài hai mảnh vỏ được nghiên cứu Sự phân bố về hình dạng của vi nhựa ở các loài hai mảnh vỏ ở Đà Nẵng là khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới. Tại chợ lớn nhất Thượng Hải (Trung Quốc), sợi cũng là loại vi nhựa phổ biến nhất (chiếm hơn 50 % tổng số vi nhựa) được tìm thấy ở chín loài hai mảnh vỏ (Li & cs., 2015). Nghiên cứu của Jin-Feng & cs đã chỉ ra vi nhựa dạng sợi chiếm tỷ lệ cao nhất (84,11 %) trong sinh vật ở cả hai địa điểm là chợ và ngoài tự nhiên Huangda ở Qingdao, Trung Quốc (Jin-Feng & cs., 2018). Trong khi đó, tại ba chợ hải sản lớn nhất Seoul, Gwangju, và Busan (Hàn Quốc), vi nhựa dạng mảnh lại được ghi nhận là dạng phổ biến nhất trong bốn loài Hàu (Crassostrea gigas), Trai (Mytilus edulis), Ngao Manila (Tapes philippinarum) và Sò điệp (Patinopecten yessoensis) (Cho & cs., 2019). Tuy nhiên, ở nghiên cứu của Cho & cs. (2019), hoá chất được sử dụng để phân hủy mô thịt là HNO3, một hóa chất được xem là có thể gây ra sự phá hủy đối với các vi nhựa dạng sợi (ví dụ: nylon) nên có thể làm tỷ lệ vi nhựa dạng sợi ghi nhận được thấp hơn so với thực tế. Việc sử dụng các thuốc thử khác nhau (HCl, HNO3, NAOH hoặc HClO4) trong công đoạn phân hủy mẫu là một trong những nguyên nhân gây ra sự khó so sánh về kết quả giữa các nghiên cứu (Dehaut & cs., 2016). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng KOH 10 %, là một trong những thuốc thử được cho là tốt nhất để thực hiện phân hủy mô thịt mà không ảnh hưởng đến vi nhựa (Phuong & cs., 2018). Bên cạnh đó, tỷ lệ cao của vi nhựa dạng sợi có thể là kết quả của quá trình tích lũy lâu dài của vi nhựa trong cơ thể các loài hai mảnh vỏ bởi vì việc loại bỏ vi nhựa dạng sợi tổng hợp lâu hơn các dạng khác (De Witte & cs., 2014). Hơn nữa, các sợi mắc kẹt trong mang và gan tụy không thể dễ dàng loại bỏ bởi các đối tượng nghiên cứu (Renzi & cs., 2018). Màu sắc của vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ Đà Nẵng được xác định bao gồm 8 nhóm màu chính: đỏ, vàng, cam, xanh lam, xanh lục, trắng (trong suốt), đen và tím. Cả 8 màu sắc này đều được tìm thấy ở cả bốn loài. Trong đó, xanh lam là màu phổ biến nhất, chiếm 48,23 % tổng số vi nhựa tại tất cả các mẫu hai mảnh vỏ, xếp ưu thế thứ hai là vi nhựa màu trắng (17,95 %), và tiếp đến là vi nhựa màu lục (14,82 %). Các màu sắc còn
  8. 296 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM lại được tìm thấy với tỉ lệ khá nhỏ (đỏ - 3,34 %, vàng - 3,76 %, đen - 4,59 %, tím - 4,38 %, cam - 2,92 %) (Hình 4). Tương đồng với kết quả của nghiên cứu này, nghiên cứu của Cozzolino & cs. (2021) tại đầm Ria Formosa miền nam Bồ Đào Nha cũng ghi nhận sự ưu thế của màu xanh lam (51,7 %) và màu trắng (21,9 %) của vi nhựa dạng sợi trong ba loài hai mảnh vỏ, và màu đỏ là màu có tỷ lệ thấp nhất (5,4 %). một nghiên cứu khác, nơi sợi là hình dạng phổ biến của vi nhựa, màu xanh lam lại chỉ chiếm 27,78 % tổng số vi nhựa ghi nhận được trong khi màu sắc phổ biến nhất là sợi màu đỏ (36,11 %), tiếp theo là màu xanh lá cây (19,44 %) và màu đen (16,67 %) (De-la-Torre & cs., 2019). Hình 4. Phân bố màu sắc vi nhựa trong bốn loài hai mảnh vỏ được nghiên cứu Hình 5. Phân bố kích thước của vi nhựa trong bốn loài hai mảnh vỏ được nghiên cứu
  9. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 297 Kích thước vi nhựa ở bốn đối tượng hai mảnh vỏ tại chợ Đà Nẵng không có sự khác nhau. Phần lớn (80 %) vi nhựa dạng sợi trong các loài hai mảnh vỏ nghiên cứu có chiều dài dưới 1700 m. Đặc biệt, vi nhựa tập trung nhiều nhất (hơn 50 %) ở khoảng kích thước 100-1100 µm (Hình 5). Sự phân bố kích thước của vi nhựa trong các loài hai mảnh vỏ tại chợ Đà Nẵng tương tự với kích thước vi nhựa tìm thấy trong Vẹm tại chợ và bờ biển Bỉ (dao động từ 200 - 1500 µm, khoảng kích thước phổ biến nhất là 1000 - 1500 µm) (De Witte & cs., 2014). Khoảng kích thước vi nhựa lớn hơn 1000 µm chiếm ưu thế trong các nghiên cứu trên đối tượng Trai xanh (Mussel edulis) tại Bỉ (khoảng kích thước phổ biến nhất là 1000 – 1500 µm) (De Witte & cs. 2014), Vẹm xanh (Perna viridis) tại Brazil ghi nhận được hơn 75% kích thước 1000 – 5000 µm (Santana & cs., 2016). Trong khi đó, theo nghiên cứu của Li và cs. (2015) về chín loài hai mảnh vỏ tại chợ lớn nhất Thượng Hải (Trung Quốc), kích thước vi nhựa phổ biến nhất là dưới 250 µm (chiếm 33 – 84 %), tuy nhiên cỡ rây sử dụng trong nghiên cứu này là 20 µm. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã cho thấy các loài hai mảnh vỏ có giá trị thương mại tại Đà Nẵng đều đang bị ô nhiễm vi nhựa ở mức độ tương đối cao, trong đó Nghêu tích lũy lượng vi nhựa trong cơ thể lớn nhất trong số bốn loài được khảo sát. Mặc dù có sự khác biệt về mật độ, vi nhựa trong bốn loài nghiên cứu lại có sự tương đồng về các đặc điểm hình dạng, màu sắc và kích thước. Vi nhựa có sự đa dạng về màu sắc, trong đó xanh lam là màu phổ biến nhất. Về hình dạng, vi nhựa dạng sợi chiếm ưu thế vượt trội so với dạng mảnh trong khi các dạng khác không được tìm thấy. Phần lớn các sợi vi nhựa trong hai mảnh vỏ có chiều dài dưới 1700 m, trong đó vi nhựa ở khoảng kích thước 100 - 1000 m chiếm đến hơn một nửa tổng số vi nhựa. Động vật hai mảnh vỏ được coi là con đường tiếp xúc quan trọng giữa con người với vi nhựa. Điều này đã gây ra những lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe con người. Do đó, chúng ta nên có các biện pháp phân vùng, giám sát và quản lý các khu vực nuôi trồng các loài hai mảnh vỏ cũng như các loài thủy sản khác một cách hợp lý hơn, đồng thời cần nghiêm cấm các hành vi phát thải ra môi trường. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Khoa học và Công nghệ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề tài mã số B2021-DNA-11. TÀI LIỆU THAM KHẢO Andrady, A. L., 2011. Microplastics in the marine environment. Mar. Pollut. Bull. 62, 1596-1605. Andrady, A. L., & Neal, M. A., 2009. Applications and societal benefits of plastics. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences, 364(1526), 1977-1984. Baechler, B. R., Granek, E. F., Hunter, M. V., & Conn, K. E., 2020. Microplastic concentrations in two Oregon bivalve species: Spatial, temporal, and species variability. Limnology and Oceanography Letters, 5(1), 54-65.
  10. 298 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bellas, J., Martínez-Armental, J., Martínez-Cámara, A., Besada, V., & Martínez-Gómez, C., 2016. Ingestion of microplastics by demersal fish from the Spanish Atlantic and Mediterranean coasts. Mar. Pollut. Bul, 109(1), 55-60. Benjamin, E. J., Blaha, M. J., Chiuve, S. E., Cushman, M., Das, S. R., Deo, R., & Muntner, P., 2017. Heart disease and stroke statistic update: a report from the American Heart Association. Circulation, 135(10), e146-e603. Chatterjee, S., & Sharma, S., 2019. Microplastics in our oceans and marine health. Field Actions Science Reports. The Journal of Field Actions, (Special Issue 19), 54-61. Cho, Y., Shim, W. J., Jang, M., Han, G. M., & Hong, S. H., 2019. Abundance and characteristics of microplastics in market bivalves from South Korea. Environ. Pollut. 245, 1107-1116. Cluzard, M., Kazmiruk, T. N., Kazmiruk, V. D., & Bendell, L. I., 2015. Intertidal concentrations of microplastics and their influence on ammonium cycling as related to the shellfish industry. Archives of Environmental Contamination and Toxicology, 69(3), 310-319 Cozzolino, L., Carmen, B., Zardi, G. I., Repetto, L., & Nicastro, K. R., 2021. Microplastics in commercial bivalves harvested from intertidal seagrasses and sandbanks in the Ria Formosa lagoon, Portugal. Marine and Freshwater Research, 72(7), 1092-1099. De Witte, B., Devriese, L., Bekaert, K., Hoffman, S., Vandermeersch, G., Cooreman, K., & Robbens, J., 2014. Quality assessment of the blue mussel (Mytilus edulis). De-la-Torre, G. E., Mendoza-Castilla, L., & Laura, R. P., 2019. Microplastic contamination in market bivalve Argopecten purpuratus from Lima, Peru. Manglar, 16(2), 85-89. Derraik, J. G., 2002. The pollution of the marine environment by plastic debris: a review. Mar. Pollut. Bul, 44(9), 842-852. Ding, J., Sun, C., He, C., Li, J., Ju, P., & Li, F., 2021. Microplastics in four bivalve species and basis for using bivalves as bioindicators of microplastic pollution. Science of the Total Environment, 782, 146830 Dris, R., Gasperi, J., Saad, M., Mirande, C., & Tassin, B., 2016. Synthetic fibers in atmospheric fallout: a source of microplastics in the environment?. Mar. Pollut. Bul,, 104(1-2), 290-293. Fendall, L. S., & Sewell, M. A., 2009. Contributing to marine pollution by washing your face: microplastics in facial cleansers. Mar. Pollut. Bul, 58(8), 1225-1228.se de Green, D. S., Boots, B., O’Connor, N. E., & Thompson, R., 2017. Microplastics affect the ecological functioning of an important biogenic habitat. Environmental science & technology, 51(1), 68-77.
  11. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 299 https://www.bienphong.com.vn/no-luc-cham-dut-nuoi-trong-thuy-san-trai-phep-tren-vinh- man-quang-post444560.htmlComparison between commercial and wild types. Mar. Pollut. Bul, 85(1), 146-155. Jin-Feng, D. I. N. G., Jing-Xi, L. I., Cheng-Jun, S. U. N., Chang-Fei, H. E., Jiang, F. H., Feng-Lei, G. A. O., & Zheng, L., 2018. Separation and identification of microplastics in digestive system of bivalves. Chinese J. Anal. Chem., 2018, 46(5): 690-697 Jovanović, B., 2017. Ingestion of microplastics by fish and its potential consequences from a physical perspective. Integrated environmental assessment and management, 13(3), 510-515. Karlsson, T. M., Vethaak, A. D., Almroth, B. C., Ariese, F., van Velzen, M., Hassellöv, M., & Leslie, H. A., 2017. Screening for microplastics in sediment, water, marine invertebrates and fish: method development and microplastic accumulation. Mar. Pollut. Bul, 122(1-2), 403-408. Laist, D. W., 1997. Impacts of marine debris: entanglement of marine life in marine debris including a comprehensive list of species with entanglement and ingestion records. In Marine debris (99-139). Springer, New York, NY. Li, J., Yang, D., Li, L., Jabeen, K., Shi, H., 2015. Microplastics in commercial bivalves from China. Environ. Pollut. 207, 190-195. Lusher, A. L., Mchugh, M., & Thompson, R. C., 2013. Occurrence of microplastics in the gastrointestinal tract of pelagic and demersal fish from the English Channel. Mar. Pollut. Bul, 67(1-2), 94-99. Mao, Y., Ai, H., Chen, Y., Zhang, Z., Zeng, P., Kang, L. & Li, H., 2018. Phytoplankton response to polystyrene microplastics: perspective from an entire growth period. Chemosphere, 208, 59-68. Nam, P. N., Tuan, P. Q., Thuy, D. T., & Amiard, F., 2019. Contamination of microplastic in bivalve: first evaluation in Vietnam. Vietnam Journal of Earth Sciences, 41(3), 252-258. Neves, D., Sobral, P., Ferreira, J. L., & Pereira, T., 2015. Ingestion of microplastics by commercial fish off the Portuguese coast. Mar. Pollut. Bul, 101(1), 119-126. Nguyen, Q. A. T., Nguyen, H. N. Y., Strady, E., Nguyen, Q. T., & Trinh-Dang, M., 2020. Characteristics of microplastics in shoreline sediments from a tropical and urbanized beach (Da Nang, Vietnam). Mar. Pollut. Bul, 161, 111768. Pathak, J., Maurya, P. K., Singh, S. P., Häder, D. P., & Sinha, R. P., 2018. Cyanobacterial farming for environment friendly sustainable agriculture practices: innovations and perspectives. Frontiers in Environmental Science, 6, 7. Phuong, N. N., Poirier, L., Pham, Q. T., Lagarde, F., & Zalouk-Vergnoux, A., 2018. Factors influencing the microplastic contamination of bivalves from the French
  12. 300 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Atlantic coast: location, season and/or mode of life?. Environ. Sci. Pollut. Res. 25, 6135-6144. Picó, Y., & Barceló, D., 2019. Analysis and prevention of microplastics pollution in water: current perspectives and future directions. ACS omega, 4(4), 6709-6719. Rice, J. R., 1976. Localization of plastic deformation (No. COO-3084/43; CONF-760835- 1). Brown Univ., Providence, RI (USA). Div. of Engineering. Rochman, C. M., Hoh, E., Kurobe, T., Teh, S. J., 2013. Ingested plastic transfers hazardous 628 chemicals to fish and induces hepatic stress. Sci. Rep. 3, 3263. Rochman, C. M., Tahir, A., Williams, S. L., Baxa, D. V., Lam, R., Miller, J. T.,... & Teh, S. J., 2015. Anthropogenic debris in seafood: Plastic debris and fibers from textiles in fish and bivalves sold for human consumption. Scientific reports, 5(1), 1-10. Seltenrich, N., 2015. New link in the food chain? Marine plastic pollution and seafood safety. Environ. Health Perspect. 123 (2), A34-A41. Steer, D., Kang, M., & Leal, C., 2017. Soft nanostructured films for directing the assembly of functional materials. Nanotechnology, 28(14), 142001 Strady, E., Dang, T. H., Dao, T. D., Dinh, H. N., Do, T. T. D., Duong, T. N., ... & Chu, V. H., 2021. Baseline assessment of microplastic concentrations in marine and freshwater environments of a developing Southeast Asian country, Viet Nam. Mar. Pollut. Bull, 162, 111870. Thiele, C. J., Hudson, M. D., & Russell, A. E., 2019. Evaluation of existing methods to extract microplastics from bivalve tissue: Adapted KOH digestion protocol improves filtration at single-digit pore size. Mar. Pollut. Bul, 142, 384-393. Thompson, R. C., Olsen, Y., Mitchell, R. P., Davis, A., Rowland, S. J., John, A. W., ... & Russell, A. E., 2004. Lost at sea: where is all the plastic?. Science(Washington), 304(5672), 838. Thompson, R. C., Moore, C. J., Vom Saal, F. S., & Swan, S. H., 2009. Plastics, the environment and human health: current consensus and future trends. Philosophical transactions of the royal society B: biological sciences, 364(1526), 2153-2166. Waring, R. H., Harris, R. M., & Mitchell, S. C., 2018. Plastic contamination of the food chain: A threat to human health?. Maturitas, 115, 64-68. Winter, J., Jung, S., Keller, S., Gregory, R. I., & Diederichs, S., 2009. Many roads to maturity: microRNA biogenesis pathways and their regulation. Nature cell biology, 11(3), 228-234. Yan, L., Schöne, B.R., Li, S. et al., 2014. Shells of Paphia undulata (Bivalvia) from the Bien Dong as potential proxy archives of the East Asian summer monsoon: a sclerochronological calibration study. J Oceanogr 70, 35-44.
  13. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 301 MICROPLASTICS POLLUTION IN BIVALVE SPECIES FROM A SEAFOOD MARKET IN DA NANG, VIETNAM Thi Thao Linh Phan1, Hoai Nhu Y Nguyen1, Hoai Linh Vo Dang1, Mau Trinh-Dang1,2, Quynh Anh Tran-Nguyen1,2 , Van Minh Vo1,2,* Abstract. This study investigated the accumulation of microplastics in four commercially valuable bivalve species from a seafood market in Da Nang. The concentration of microplastics in these four species ranged from 5.2 to 10.33 microplastics/individual and from 1.38 to 7.39 microplastics/g. Of which, the highest concentration of microplastics was recorded in Clams (Meretrix lyrata) (10.33 ± 5.78 microplastics/individual; 7.19 ± 3.8 microplastics/g). Microplastics were abundant in color with eight main color groups including red, yellow, blue, green, white (transparent), black and purple. Fibers and fragments are the two main types of shape. Blue fibers with a length of 100 - 1000 μm were the mo t common in all four species. Our results showed that microplastic pollution is widespread and at a relatively high level in bivalve species in Da Nang. Keywords: Seafood market, bivalve, pollution, organisms, microplastic. __________________________ 1 Environment & Biological Resource Teaching Research Team (DN-EBR) - The University of Da Nang 2 The University of Da Nang-University of Science and Education * Email: vominhdn@ued.udn.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2