intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôi, con tôi nói bậy!

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ai muốn con yêu của mình trông thì như thiên thần mà nói năng thì lại như quỷ sứ cả, nhưng khả năng này xảy ra không phải là ít. Vì sao lại thế? Và biết trách ai đây bây giờ? Sao con lại như thế? Sao chúng lại làm như thế? Đầu tiên là vì trong lời nói bậy hình như… có điều thần kỳ. Một đứa trẻ sớm nhận ra rằng khi hét lên một câu không hay ho, bé sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn. Bé còn thấy rằng những từ thô lỗ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôi, con tôi nói bậy!

  1. Ôi, con tôi nói bậy! Không ai muốn con yêu của mình trông thì như thiên thần mà nói năng thì lại như quỷ sứ cả, nhưng khả năng này xảy ra không phải là ít. Vì sao lại thế? Và biết trách ai đây bây giờ? Sao con lại như thế? Sao chúng lại làm như thế? Đầu tiên là vì trong lời nói bậy hình như… có điều thần kỳ. Một đứa trẻ sớm nhận ra rằng khi hét lên một câu không hay ho, bé sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn. Bé còn thấy rằng những từ thô lỗ mà bé nói khiến cho các bạn cười; bé có cảm giác mình “ngầu” hơn, thú vị hơn trong mắt các bạn cùng lứa nữa chứ.
  2. Thêm vào đó, thậm chí cả khi chẳng hiểu những từ chửi rủa kia có nghĩa gì, trẻ con cũng có thể dùng chúng như chúng ta – để biểu thị sự giận dữ và thất vọng. Theo Tiến sĩ Timothy Jay, tác giả cuốn sách What to Do When Your Kids Talk Dirty, thì: “Đó là một sự thay thế cho sự hung hăng thể chất.” Lại một lần nữa chúng ta đặt ra câu hỏi: Tại ai? Tại bố mẹ chứ ai! Trong nhiều trường hợp, lời chửi bậy đầu tiên của con là do bắt chước; có thể bé nghe thấy bạn đã buột miệng thốt ra khi có người vượt ẩu trước đầu xe bạn ngoài đường, hoặc một lúc nào đó bạn đang quá mệt mỏi và cáu kỉnh… và giờ bé cứ lải nhải mãi cái lời xấu xí ấy. Cách tốt nhất để đáp lại là lờ đi cho đến khi bé hết cảm thấy thú vị với nó. Nhưng nếu con vẫn cứ tiếp tục nói, hãy thừa nhận rằng bạn không nên nói ra những lời nói kia, và làm bé xao lãng bằng một bài hát hay một câu chuyện. Bỗng dưng "thiên thần" nhà bạn nói năng cứ như "quỷ sứ" vậy, vì sao? (Ảnh: Inmagine)
  3. Theo các nhà tâm lý học thì việc trẻ con nhại lại từ và ngữ này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Tiến sĩ Paul Bloom tại Đại học Yale nói: “Đó chỉ là cách bé đang học ngôn ngữ mà thôi. Những từ này đối với bé không có ý nghĩa đặc biệt là ‘những từ bị cấm’. Biết được rằng đó là những từ bị cấm là việc về sau.” Tiến sĩ Bloom cũng giải thích rằng trẻ em đang dùng từ ngữ để giao tiếp một cách bản năng. Chúng chưa có sự phán đoán để ngừng lại và nghĩ xem liệu từ đó có phải đã thích hợp với tình huống đó hay chưa. Tại các bạn cùng chơi! “Trẻ em chịu ảnh hưởng nhiều từ các bạn cùng lứa,” đó là nhận xét của Steven Pinker, một nhà tâm lý học tại Harvard. “Đó là lý do vì sao giọng nói của những đứa trẻ di cư (chuyển từ vùng này sang vùng khác) lại dễ bị thay đổi theo bạn bè hơn so với bố mẹ chúng.” Đặc biệt khi chúng bắt đầu vào tiểu học. Có thể một cậu bạn cùng học của con bạn vừa “phát triển” vốn từ, và nghĩ rằng nên chia sẻ với các bạn. Các phương tiện truyền thông
  4. Một nghiên cứu do Parents Television Council (Hoa Kỳ) thực hiện đã cho thấy cứ khoảng một giờ xem truyền hình, bé sẽ nghe thấy những từ không hay thuộc dạng nhẹ như “ngu ngốc”, “đồ thua cuộc”… Mức độ và tần suất còn có thể tăng lên rất nhiều ở các chương trình truyền hình dành cho người lớn (bố mẹ). Thêm vào đó, với việc chọn lựa từ ngữ, xã hội chúng ta có xu hướng thiên về tính mới lạ; không chỉ là đặt ra một từ mới hoàn toàn mà có những từ cũ được sử dụng với ý nghĩa khác hẳn. Những từ này được sử dụng nhiều đến nỗi theo thời gian đã làm người ta quên đi ý nghĩa ban đầu của chúng. Có những từ mà ngày trước khi nhắc đến là đám trẻ chúng ta đều biết đó là từ thô tục chỉ hành vi giao phối, nhưng nay con cái chúng ta chẳng có ý niệm gì về điều đó cả. Với chúng, những từ kia chỉ là một phần trong ngôn ngữ bình thường hàng ngày. Những từ “bình thường” ấy của bọn trẻ ta nghe mà hoảng hốt, nhưng cùng với đó là sự bối rối không biết phải giải thích thế nào để con hiểu đó là một từ không hay, đặc biệt khi con mới vào tiểu học. Nó có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện mà bạn e sợ và có thể chưa muốn nêu ra bây giờ.
  5. Dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn Khi nào thì bạn biết con mình đang gặp phải vấn đề thực sự với việc nói bậy chửi thề? Con bạn có ở trong tình trạng giống với cậu bé Eric dưới đây? Trong nhiều trường hợp bé nói bậy chỉ do bắt chước "bậy", nhưng cũng có những trường hợp bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. (Ảnh: Inmagine) Bố mẹ Eric vừa li dị, cậu bé sống với mẹ và gần đây bắt đầu gọi các bạn bằng những cái tên thô lỗ. Mẹ Eric cố bảo con mình không được trêu chọc các bạn nữa; ban đầu chị cố nói chuyện một cách bình tĩnh và nhỏ nhẹ, nhưng rồi cuối cùng đã hét lên, mắng, phạt, thậm chí cả đét đít. Và
  6. vốn từ của bé Eric ngày càng tệ hơn. Tình huống như của cậu bé Eric – ngày càng mất kiểm soát và đi cùng với những khó khăn khác mà bé đang phải đối mặt – có thể coi là một dấu hiệu của vấn đề thực sự. Đặc biệt với những bé lớn một chút, nói bậy chửi thề có thể là một biểu hiện của sự thù địch, chán nản, cô đơn và cảm thấy cáu giận tất cả. Nếu ngoài ra bé còn hay động tay chân, dễ khóc trong khi trước đây không thế, đó hẳn là dấu hiệu của vấn đề thực sự cần bạn phải có sự quan tâm một cách thật nghiêm túc. Bố mẹ hãy nhìn toàn cảnh bức tranh để nhận thấy việc chửi bậy kia có thể là một phần của chấn thương tinh thần mà bé không thể kiểm soát được. Và trong những trường hợp như thế này, phản ứng tiêu cực của bố mẹ sẽ chỉ càng làm tình hình tồi tệ hơn mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2