intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Người

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói đến quan điểm và cách dạy học của Bác, trước hết là học tập quan điểm đạo lí của Bác, học tập quan điểm của Bác đối với con người, đối với đồng bào đồng chí: học tập cái đạo lí làm người của Bác để tự mình trước tiên chăm lo cho mình cái đức, cái đạo, cái tình của người đi dạy và sau đó mới đến kiến thức và phương pháp. Trong bài viết này, tác giả ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dạy học cũng như giáo dục Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Người

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM". pp. 48-56 ÔN LẠI NHỮNG THU HOẠCH NHỎ TỪ ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI Phan Trọng Luận Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Từ những mẩu chuyện kể có phần riêng tư Cha tôi kể: Năm 1926 ông được người bạn cùng chí hướng là Tôn Quang Phiệt (Thanh niên Tân Việt sau này là chủ tịch Quốc hội Việt Nam) giúp cho 5 đồng Đông Duơng (hồi đó một đồng mua đuợc một tạ gạo) làm tiền đi đường trốn sang Quảng Châu Trung Quốc dự lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc. Chuyến đi có mấy người trong đó có cả Trần Phú sau là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta. Các đồng chí cùng đi của cha tôi ai cũng đuợc học hành, có nguời đã đỗ thành chung như Trần Phú. Riêng cha tôi là không có mấy kiến thức ngoài chút vốn chữ Hán ít ỏi. Việc tiếp thu bài giảng của đồng chí Vương (Bác Hồ) không khỏi không khó khăn. Cha tôi lo lắng, có phần tự ti. Được mấy hôm Bác gặp riêng cha tôi hỏi han chuyện học hành. Biết cha tôi là con trai ông nghè cần vuơng gặp cảnh ngộ thiệt thòi. Bác động viên và đặt tên cho cha tôi là Ngọc Nê Trung (Ngọc trong bùn). Bác ngầm ý nhắc nhở cha tôi là con nhà nòi có truyền thống danh giá cần cố gắng lên, có gì không biết lại hỏi các đồng chí và cả Bác nữa. Cuộc trò chuyện của Bác làm cho cha tôi từ đó tự tin và cố gắng hơn trong học hành. Kết quả là cha tôi đuợc Bác chọn trong số mấy đồng chí Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội của lớp học vào Thanh niên Cộng sản Đoàn. Ấn tuợng về câu chuyện của cha tôi đã khắc sâu trong trí nhớ và tuổi trẻ học hành của tôi. Lại một câu chuyện nữa về Bác trong lớp học hồi đó. Cha tôi kể học viên đều là trai tráng cả sức ăn mấy cũng không no. Bác hiểu đời sống còn kham khổ của anh em. Và Bác đã khéo léo nói chuyện với nhà bếp là ở Việt nam có thói quen bữa cơm xong thường hay tráng miệng bằng miếng cháy cho thơm. Từ hôm đó khẩu phần luôn kèm thêm miếng cháy cũng giúp các đồng chí ấm bụng hơn. Câu chuyện về miếng cháy cứ ám ảnh tôi nhiều năm và sau này cả trong những năm tháng dạy học thời bao cấp trong chiến tranh. 48
  2. Ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Người Những mẩu chuyện cụ thể riêng tư ấy chính là những gợi ý cho tôi đi tìm tòi học hỏi sâu hơn phần nào về tư tưởng phong cách dạy học của Bác để tự giáo dục cố gắng noi theo tấm gương Người. 2. Đến những thu hoạch soi sáng cho một đời dạy học 60 năm qua Những ý kiến quý báu mà Bác Hồ trực tiếp huấn thị cho ngành Giáo dục cũng như toàn bộ ý kiến của Bác về công tác huấn luyện chính trị cho cán bộ, đảng viên cùng những trang hồi kí của các đồng chí vinh dự được Bác trực tiếp huấn luyện chính trị hay giảng dạy văn hoá là những cơ sở quan trọng để chúng ta tìm hiểu quan điểm dạy học của Bác. Những ý kiến dạy bảo của Bác là sự đúc kết thực tiễn của bản thân trong non một nửa thế kỉ công tác và huấn luyện, giáo dục cán bộ và đảng viên, có giá trị chung về nguyên lí và phương pháp luận khoa học. Những đồng chí được Bác trực tiếp dạy dỗ từ những ngày đầu ở Quảng Châu, thời kì ở hang Pác Bó hay những ngày kháng chiến ở Việt Bắc,. . . đều giữ lại những ấn tượng rất sâu sắc về cách dạy của Bác. Đồng chí Phan Trọng Bình, người được tham dự Huấn luyện lớp Chính trị đầu tiên ở Quảng Châu (tháng 8 năm 1926) kể lại: “Mỗi khi Người giảng bài, cả lớp đều say sưa. . . Lời của Người sao mà hấp dẫn lạ thường. Nó thu hút được tâm hồn và tập trung được tư tưởng người nghe. Nó đi vào lí trí và tình cảm của từng người. . . những câu kết luận, những ví dụ của đồng chí Vương giảng cho ở Quảng Châu cũng như những hình ảnh của Người. . . đến nay đã mấy chục năm rồi mà vẫn không quên được ”. Đồng chí Lê Mạnh Trinh nhớ lại nghệ thuật giảng dạy đặc biệt của Bác như sau: “Đồng chí giảng rất dễ hiểu. . . Mọi người rất thích đồng chí Vương đến giảng hay tham gia các cuộc báo cáo học ở tổ, vì cũng một vấn đề ấy mà được đồng chí Vương giảng hay giải đáp thì mọi người dễ nắm được vấn đề hơn. . . ”. Những dòng hồi kí kể trên, tuy ít ỏi nhưng vô cùng quý giá, là những bằng chứng cụ thể về hiệu lực thực tế của quan niệm và cách dạy mà Bác Hồ đã đề ra và chính Người đã gương mẫu thực hiện thành công. Do đó, một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của những người làm công tác giáo dục Việt Nam cũng như những người đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường là phải suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu cho thật thấu đáo và từ đó quán triệt cho thật đầy đủ những quan điểm dạy học của Bác. 2.1. Muốn dạy học có kết quả, trước hết phải yêu thương và quý trọng con người mình phục vụ Bác Hồ nói: “Thầy giáo ngày nay không phải như trước chỉ biết gõ đầu trẻ, miễn là có bài cho học trò, cuối tháng bỏ lương vào túi. Bây giờ thầy giáo phải có 49
  3. Phan Trọng Luận trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân, cách dạy, quan niệm dạy phải khác”(2). Cho nên bàn đến việc dạy học, trước hết phải nói đến nhiệm vụ chính trị của người thầy giáo. Người thầy giáo trong nhà trường phải xem công việc dạy học là một công tác quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Cách mạng đã đem đến cho người dạy học một lí tưởng cao cả, một tiền đồ rộng lớn: dạy học vì sự nghiệp của nhân dân. Vì vậy, công việc dạy học không phải là dạy chữ “miễn là có bài cho học trò”. Câu nói của Bác Hồ đã nêu rõ bản chất chính trị tốt đẹp, chỗ đứng vinh dự và nhiệm vụ to lớn của người dạy học và nghề dạy học. Khi nhiệm vụ chính trị đã đổi khác, nội dung dạy học không còn như xưa, thì nhất định quan niệm dạy học và cách dạy học cũng phải đổi khác. Một trong những mối quan hệ mà người làm công tác huấn luyện cũng như người giáo viên phải xử lí trước khi bắt tay vào thực hiện một chương trình huấn luyện hay dạy học, đó là mối quan hệ với đối tượng mà mình phụ trách. Tháng 10 năm 1947, trong cuốn Sửa đổi lối làm việc, khi nói đến việc chống thói ba hoa, Bác Hồ đã căn dặn: “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem [. . . ]”. Tục ngữ nói “đàn gẩy tai trâu” là có ý chê người nghe không hiểu. Song những người tuyên truyền mà viết và nói khó hiểu thì chính người đó là “trâu”(2). Lời nói giản dị, dễ hiểu và súc tích của Bác đã chứa đựng những nguyên tắc cơ bản nhất về quan niệm dạy học và cách dạy học. Quan niệm và cách dạy học của Bác, trước hết được bắt rễ từ lòng nhân ái sâu sắc của Người. Khi cái tình giữa người dạy học và người học là tình thương yêu, kính trọng, là tình đồng chí, tình bạn bè thì văn chương chữ nghĩa, kiến thức khoa học mới đi thẳng vào trí tuệ và tâm hồn người học được. Bác dạy: “Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng[. . . ]. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò”(2). Sức thuyết phục của lòng thương yêu học trò; do thương yêu mà nhiệt tình phục vụ, tận tụy và kiên nhẫn trong thái độ, tác phong. Trên đường từ Liễu Châu về Pác Pó, Bác dạy Chinh phụ ngâm do các đồng chí cùng đi. Đường đi vất vả, nhưng kết quả học tập vẫn cao; người học cứ thấm dần từng câu, từng đoạn. “Bác dạy học thuộc lòng và còn giải nghĩa từng câu và ý từng đoạn nữa. Người dạy như vậy phải rất thuộc và tận tâm, lại phải có phương pháp tỉ mỉ và đầy lòng kiên nhẫn lắm. Bản thân người học cũng do đó mà học thêm phương pháp làm việc tỉ mỉ, chu đáo và lòng kiên nhẫn. Đó là trường hợp ban ngày vừa đi đường vừa học. Kết quả là đi đường thêm hăng hái, phấn khởi và con đường như rút ngắn lại một phần. . . Còn buổi tối, sau một ngày hành quân dài mệt mỏi, cũng có người muốn tranh thủ nghỉ ngơi một chút, nhưng Bác đã tranh thủ bồi dưỡng cán bộ không biết mệt mỏi. Cơm nước xong xuôi, mọi người ngồi quây tròn lấy Bác. . . ”(2). 50
  4. Ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Người Người dạy học trước hết phải chăm lo đến cái tình, cái đức; đó là cái gốc của sức mạnh giảng dạy. Yêu thương, kính trọng, tin tưởng con người thì phải hiểu biết con người, đi sát con người. Thầy giáo phải là người chiến sĩ hành động. Bác nói: “Muốn làm bạn, phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau, không thành bạn. Người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại”(3). Trong chế độ người bóc lột người, kẻ giầu sang khinh rẻ người hèn mọn, người đối xử với người bằng tiền tài và roi vọt, cho nên trong nhà trường cũ, quan hệ thầy trò cũng nhiễm lấy quan hệ xã hội ấy. Nhiều giáo viên chỉ biết đến trường thuyết giáo xong rồi về. Thế giới học sinh là thế giới xa lạ với những người giáo viên. Càng lên cấp trên, sự xa cách càng trầm trọng hơn. Vết tích của lối giảng dạy cũ đó không phải là không còn lại trong giáo viên chúng ta. Người giáo viên không hiểu biết, không chịu tìm hiểu, ngại tìm hiểu đối tượng mình giảng dạy. Họ đang sống trong những điều kiện ra sao? Họ đang học tập với vốn văn hóa như thế nào? Có những khó khăn, thắc mắc, băn khoăn gì cần được giải quyết? Kết quả lời giảng dạy đến đâu? Giữa giáo viên và học sinh có một bức tường ngăn cách làm cho tiếng nói của giáo viên khó đến nhanh, đến thẳng với học sinh. Trái lại, đối với Bác, do yêu thương và gắn bó với con người nên Bác bao giờ cũng dạy bảo chu đáo. Bác thăm hỏi người học, lo lắng đến đời sống của họ và từng bước kiểm tra lại kết quả giảng dạy. Nhớ lại những ngày được Bác dạy dỗ, đồng chí Nông Thị Trưng còn ghi nhớ sâu sắc tình thương yêu, sự chăm sóc, thái độ niềm nở ân cần và cách dạy bảo chu đáo của Người: “Ông cụ nói tiếp: “Đáng nhẽ cháu ở đây, nhưng chỗ chật hẹp quá, nên cháu ra ở với chị anh Đại Lâm. Hằng tháng chú sẽ trả tiền cơm cho cháu mỗi tháng ba đồng (tiền Đông Dương) còn hằng ngày cháu cứ vào đây, bất cứ cháu vào lúc nào tuỳ ý. Cháu vào ăn cơm cũng được. Cháu nhớ mỗi ngày phải vào độ một tiếng đồng hồ để học tập”. . . Theo lời dặn, từ đó mỗi ngày tôi vào với chú một lần. Hằng ngày, chú dạy tôi khoảng 20 phút. Lúc đầu, chú dạy tôi về số dân và kinh đô các nước, sau đó mới đến các lãnh tụ đề xướng ra chủ nghĩa cộng sản [. . . ]. Cứ như vậy, hằng ngày chú giảng cho tôi từng vấn đề một, bao giờ tôi thật hiểu, chú mới chuyển sang giảng vấn đề khác”(2). Việc giảng dạy sát đối tượng và người giảng dạy đi sát, nắm chắc đối tượng, trước hết là do tấm lòng yêu thương mà cũng là do phương pháp tư tưởng chính xác. Khi phương pháp tư tưởng của giáo viên chủ quan thì nội dung giảng dạy dễ tuỳ tiện, không thiết thực, không thích hợp. Xa rời đối tượng, xa rời mục tiêu đào tạo thì nội dung giảng dạy cũng mất phương hướng. Trong bài huấn thị về công tác huấn luyện học tập tại Hội nghị Huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất, tháng 5 năm 1950, Bác đã căn dặn: “Ban Huấn luyện như là người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm 51
  5. Phan Trọng Luận ra nhiều bình tích thì hàng ế”(2). Dĩ nhiên, người huấn luyện hay nhà giáo, một mặt căn cứ vào yêu cầu của lớp học, của chương trình quy định, nhưng mặt khác lại phải căn cứ vào trình độ thực tế của đối tượng để từng bước nâng cao trình độ của họ lên kịp và vượt yêu cầu tối thiểu. Con đường nhận thức bao giờ cũng là con đường đi từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ phiến diện đến toàn diện, từ hiện tượng đến bản chất; không tính đến đặc điểm nhận thức của đối tượng là không tính đến khả năng lĩnh hội của đối tượng, do đó không tính toán được nội dung giảng dạy thích hợp và hiệu quả nhất định sẽ bấp bênh, không vững chắc. Một khi người giảng bài ba hoa khoe khoang kiến thức, nói cho mình hơn là nói cho học sinh, thì hậu quả tất nhiên sẽ là sự lãng phí thời gian, lãng phí năng lượng trí tuệ của người học một cách đáng tiếc và đáng sợ. Bác nói: “Có một lần đi dự hội nghị về, Bác gặp một đoàn thanh niên và phụ nữ thôn quê ngồi nghỉ ở một đầu dốc, Bác hỏi họ đi đâu, thì họ bảo là đi dự lớp huấn luyện về, tuy đang giữa ngày mùa nhưng họ cũng cố thu xếp để đi học, mỗi người đem theo mười ngày gạo, Bác hỏi: “Học có vui không?”. - Vui lắm. - Thế học những gì? - Các Mác. - Học thế rồi biết gì không? - Họ ấp úng: “Không ạ”. Thế là phí công, phí của vô ích”(2). Tóm lại, theo ý chúng tôi, quan điểm dạy học thứ nhất và cũng là quan trọng nhất của Bác là phải yêu thương và quý trọng con người mình phục vụ. Chính vì yêu thương và quý trọng con người mình phục vụ mà phải đi sát họ, hiểu biết sâu sắc hoàn cảnh, trình độ, tâm tư tình cảm và nguyện vọng của họ. Mà chỉ có như vậy thì việc giảng dạy mới sát đối tượng, những lời dạy bảo của giáo viên mới đến nhanh, đến thẳng với học sinh. 2.2. Muốn dạy học có kết quả, phải phát huy cao độ năng lực chủ quan của người học Yêu mến con người, tôn trọng con người bao nhiêu càng có thể yêu cầu cao đối với con người được bấy nhiêu. Nguyên tắc quan hệ và xử lí giầu tính chất nhân đạo đó cũng là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Chính vì yêu thương và quý trọng con người mình dạy dỗ, nên trong công tác huấn luyện chính trị hay giảng dạy văn hoá, Bác luôn luôn chú ý đề cao nguyên tắc người học nỗ lực chủ quan, độc lập suy nghĩ. Dựa vào sự vận động chủ quan của người học, phát động được hoạt động tích cực bên trong của người học là nguyên tắc phù hợp với quy luật nhận 52
  6. Ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Người thức, là nói đến quá trình tác động qua lại giữa thực tiễn với tư duy, là quá trình tích cực vận động những năng lực chủ quan của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kĩ, không tin một cách mù quáng, từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “Vì sao?”, đều phải suy nghĩ kĩ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lí không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn” (6). Lời căn dặn của Bác đối với người học cũng phải nỗ lực suy nghĩ, người dạy phải có ý thức và có phương pháp làm cho người học suy nghĩ để lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, có hiệu quả tốt nhất. Đây là một nguyên tắc trong công tác dạy và học phù hợp với quy luật nhận thức, bảo đảm cho việc giảng dạy không phải là công việc truyền thụ kiến thức đơn thuần mà là một hoạt động nhằm phát triển năng lực chủ quan, phẩm chất tư duy và phương pháp tư duy vốn là những chìa khoá bảo đảm cho người học có thể tiếp tục đi xa, đi sâu hơn vào địa hạt khoa học. Khuynh hướng hạ thấp, coi nhẹ vai trò quan trọng có tính chất quyết định của người học là biểu hiện sai lầm về phương pháp luận trong dạy học. Dạy và học đáng lẽ và thực ra bao giờ cũng là một quá trình thống nhất, nhưng trong thực tế giảng dạy chúng ta lại luôn luôn bắt gặp tình trạng tách rời. Giảng viên giảng, thuyết trình, truyền thụ kiến thức, nhưng không chú ý tạo những điều kiện, tìm tòi những biện pháp khơi gợi, kích thích nỗ lực tư duy của người học; thời gian trên lớp hầu như chỉ dành cho giáo viên diễn giảng, còn học sinh chỉ ngồi nghe một cách thụ động. Do đó việc giảng dạy mang tính chất hình thức, mệnh lệnh, nhồi nhét và việc học trở thành một công việc nặng nề, không hứng thú, không sáng tạo. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều cách giảng dạy linh hoạt của Bác có tác dụng khơi gợi được tính chủ động của người học. Nội dung giảng dạy là những vấn đề lí luận mới mẻ đối với người học. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của nội dung giảng dạy tương đối khó với trình độ bước đầu còn thấp của người học đã được Bác khắc phục bằng phương pháp dẫn dắt, gợi mở, hỏi đáp, thông qua sự suy nghĩ chủ quan của người học; có khi Bác đặt vấn đề suy nghĩ chung, hoặc dựa vào kinh nghiệm hay hiểu biết của cá nhân mà nâng dần lên một cách vững chắc trình độ hiểu biết của người học. Các đồng chí được dự lớp huấn luyện ở Vân Nam do Bác trực tiếp phụ trách đã kể lại: “Khi giảng bài, Bác cũng vẫn ít nói, Bác giảng về duy vật biện chứng thường chỉ đặt vấn đề khơi gợi cho chúng tôi tìm hiểu, Bác lại hay lấy việc trước mắt, thâu lượm được tình hình công nhân làm dẫn chứng. Bác nói nôm na như người kể chuyện. Nói xong lại hỏi chúng tôi có hiểu không, hiểu như thế nào? Thấy chúng tôi hiểu được chút ít, Bác lại hỏi rộng ra, lật lại vấn đề, gợi cho chúng tôi suy nghĩ”(1). . . 53
  7. Phan Trọng Luận Đồng chí Trường Khê (được Bác giảng dạy trên đường từ Liễu Châu về Pác Pó) cũng nhớ lại: “Những bài Bác giảng cho anh em nghe rất ngắn gọn, đơn giản và thiết thực. Bác không dạy lí luận cao xa và dài dòng văn tự, mà đi thẳng vào giải đáp vấn đề cụ thể của cách mạng trước mắt, phương pháp của Bác là phương pháp hỏi đáp rất nhẹ nhàng linh hoạt và có hiệu quả rất lớn”(1). Chúng ta tìm thấy ở cách dạy học của Bác, không những chỉ là bài học sâu sắc thấm thía về quan niệm dạy học, mà còn cả những phương pháp và biện pháp có hiệu lực nhằm phát triển được tính năng động chủ quan của học sinh. Có thể nói rằng nghệ thuật dạy học của Bác không phải chỉ là nghệ thuật truyền thụ kiến thức một cách sinh động, mà còn là nghệ thuật khơi gợi tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm phát huy cao độ năng lực chủ quan của họ. 2.3. Muốn dạy học có kết quả, phải dựa vào vốn sống của từng người học, phải kết hợp lí luận với thực tiễn, kết hợp học với hành Quá trình nhận thức, theo Lênin, “. . . là quá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiến dần đến khách thể. Phản ánh với giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách “chết cứng”, “trừu tượng”, không phải không vận động, không mâu thuẫn, mà là trong quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và của sự giải quyết những mâu thuẫn đó”(3). Người giáo viên không thể không vận dụng quy luật nhận thức vào trong quá trình vận động theo quy luật. Có thể nói, người giáo viên có tài năng sư phạm cao là người biết xử lí một cách khéo léo những mối quan hệ mâu thuẫn trong quá trình nhận thức của học sinh, làm cho kiến thức hình thành một cách biện chứng, sinh động và vững chắc. Nghiên cứu những lời chỉ bảo của Bác về công tác huấn luyện, chúng ta được sáng tỏ thêm về phương hướng giải quyết những mâu thuẫn nói trên một cách có kết quả, Bác nói “Việc cốt yếu là phải làm cho người đọc hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: Có cách hiểu thấu thật tỉ mỉ nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thời giờ. Trái lại cũng có cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được”. Ví dụ: Muốn dạy cho người ta biết con voi là thế nào thì có thể nói tỉ mỉ bộ xương của nó ra sao, nó có mấy răng, nó sống thế nào, sống được mấy năm. . . Nhưng nếu chưa thể dạy kĩ như thế được thì cũng có thể nói cho người ta biết bao quát hình thù của con voi như mình nó to bằng ba bốn con trâu, nó có chân lớn như cột nhà, hai tai to như hai cánh quạt, một cái vòi và hai cái ngà ở đầu. . . Như thế người học không thể lầm con voi với con tôm, con mèo hay con bò được. Hơn nữa khi nói chuyện săn voi hay bắt voi, người ta cũng không nghĩ lầm được rằng có thể dùng lưỡi câu mà móc hay dùng roi, dùng gậy mà đánh. Như thế là người học 54
  8. Ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Người dùng được sự hiểu biết của mình vào việc học một phần nào. Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ cái ngà voi không thôi chẳng hạn, thì khi trở về tưởng lầm con voi là cái ngà không ích lợi gì cả”(1). Trong cách nói giản dị, cụ thể thiết thực của Bác, ta thấy chứa đựng nhiều nguyên tắc giảng dạy phù hợp với phương pháp luận khoa học, giúp chúng ta giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian hạn chế với khối lượng kiến thức khá nhiều, khá cao. Ngoài ra, Bác cũng còn mở ra cho chúng ta phương hướng xử lí những mối quan hệ phức tạp, đối lập. Xử lí được đúng đắn mối quan hệ giữa tri thức cảm tính với tri thức lí tính, giữa kiến thức cụ thể với kiến thức tổng hợp, kết hợp những phương pháp phân tích và tổng hợp, quan sát và so sánh,. . . là những nội dung khoa học của công tác giảng dạy. Kiến thức dưới dạng khái niệm là kiến thức thuộc về bản chất. Hình thành được kiến thức khái niệm chính là hình thành được kiến thức cơ bản. Thế nhưng kiến thức cơ bản chỉ có thể xác lập trên cơ sở những tư liệu cụ thể. Tư liệu cảm tính cụ thể không nâng được thành khái niệm là kiến thức vụn vặt, phù phiếm, không bản chất và ngược lại khái niệm trừu tượng không được hình thành từ những tư liệu của thể cảm tính sẽ là những khái niệm chết, công thức. Trong giảng dạy, chúng ta cần đề phòng khuynh hướng hoặc lệch về kiến thức cụ thể, vụn vặt, hoặc lệch về khái niệm chung chung, trừu tượng. Cách giảng dạy của Bác để cho dễ hiểu thường đi từ những sự việc cụ thể, từ những bộ phận đến những nhận định tổng hợp khái quát. Bác cũng chú ý đưa người đọc học đi từ những kinh nghiệm, khái niệm thấp để dần dần nâng lên mức cao hơn. Bác tận dụng những hiểu biết hàng ngày, những tri thức cũ để hình thành những tri thức mới mẻ cao hơn. Trong giảng dạy văn hoá hay huấn luyện chính trị, Bác chú trọng vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm cá nhân và từ đó nâng dần lên thành những nhận định khái quát. Bác nói: “Ngoài những tài liệu về chủ nghĩa Mac - Lênin, còn có những tài liệu thiết thực. Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi gom góp lại tức là những bài học quý. Không phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học”(2). Nhiệm vụ giảng dạy không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu cung cấp tri thức. Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức. Bác thường xuyên nhắc nhở nguyên tắc “kết hợp học với hành, lí luận với thực tiễn”. Từ năm 1926 cho đến những năm về sau, trong những lớp huấn luyện chính trị hay những buổi nói chuyện, gặp gỡ, huấn thị cho giáo viên hay học sinh, Bác đã nhiều lần nhắc đến nguyên tắc cơ bản này. Trong Đường kách mệnh, Bác viết: “Nghiên cứu chẳng những là giở sách vở, giở báo ra giảng nhưng phải bàn bạc cách phấn đấu với tư bản và đế quốc chủ nghĩa”(2). Với học sinh và giáo viên, Bác nói: “Trước: Các cháu chỉ 55
  9. Phan Trọng Luận học trong sách. Bây giờ: học và thực hành kết hợp với nhau”(2). Và Bác đã nghiêm khắc phê phán lối giảng dạy và học tập lí thuyết suông: “Lí luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lí luận mà không áp dụng vào thực tế là lí luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lí luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách [. . . ]. Lí luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lí luận. Lí luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”(2). Một trong những thứ bệnh của nhà trường cũ là tách rời lí luận với thực tiễn, học với hành. Lênin cho rằng đó là một trong những “tội ác và tai hoạ lớn nhất” mà chế độ tư bản để lại cho chúng ta. Những biểu hiện của lối giảng dạy tách rời lí luận với thực tiễn, tách rời học với hành không phải không còn trong nhà trường chúng ta. Tách rời bài giảng với đời sống, tách rời việc lĩnh hội kiến thức với vận dụng kiến thức, giữa khoa học cơ bản với khoa học giáo dục, giữa kiến thức với phương pháp,... đều là những dấu hiệu không lành mạnh trong quan điểm và phương pháp dạy học của một số giáo viên. Sự thành công trong giảng dạy của Bác chỉ cho chúng ta thấy rằng nghệ thuật giảng dạy là nghệ thuật vận dụng một cách linh hoạt, quy luật nhận thức vào trong quá trình dạy học để nâng dần từng bước trình độ người học lên một cách toàn diện, cân đối về kiến thức lẫn phương pháp, về vốn hiểu biết lẫn năng lực vận dụng hiểu biết trong thực tiễn. Nói đến quan điểm và cách dạy học của Bác, trước hết phải nói đến quan điểm của Bác về con người, quan điểm hi sinh tất cả cho con người, tất cả vì con người. Nói đến quan điểm và cách dạy học của Bác, trước hết là học tập quan điểm đạo lí của Bác, học tập quan điểm của Bác đối với con người, đối với đồng bào đồng chí: học tập cái đạo lí làm người của Bác để tự mình trước tiên chăm lo cho mình cái đức, cái đạo, cái tình của người đi dạy và sau đó mới đến kiến thức và phương pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Trọng Bình, Nhớ lại lớp huấn luyện đầu tiên, báo Nhân dân, ngày 10/11/1970. [2] Hồ Chí Minh, Hồ Chủ Tịch bàn về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1962. [3] V.I.Lênin, Bút kí triết học, NXB Sự thật, Hà Nội. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2