Các định luật bảo toàn – Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 – Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com<br />
<br />
ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG.<br />
A.TÓM TẮT KIẾN THỨC.<br />
I. Động lượng.<br />
1. Xung lượng của lực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi một lực F tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t thì tích F t được định nghĩa là<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
xung lượng của lực F trong khoảng thời gian t ấy. Ở định nghĩa này, ta giả thiết lực F không đổi trong<br />
thời gian ấy. Đơn vị của xung lượng của lực là N.s<br />
2. Động lượng.<br />
<br />
<br />
<br />
Động lượng p của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức p mv<br />
Đơn vị động lượng là kgm/s<br />
c) Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ta có : p 2 - p 1 = F t<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hay p = F t<br />
Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng<br />
các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.<br />
Phát biểu này được xem như là một cách diễn đạt của định luật II Newton.<br />
Ý nghĩa : Lực tác dụng đủ mạnh trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra biến thiên động lượng<br />
của vật.<br />
<br />
II. Định luật bảo toàn động lượng.<br />
1.Hệ cô lập (hệ kín).<br />
Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các<br />
ngoại lực ấy cân bằng nhau.<br />
2.Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập.<br />
Động lượng của một hệ cô lập là không đổi.<br />
<br />
<br />
p1 p2 const<br />
B.BÀI TOÁN.<br />
Dạng 1. Tính động lượng, độ biến thiên động lượng. Xung lượng của lực.<br />
I.Phương pháp.<br />
-Vẽ các véc tơ động lượng của vật, của hệ vật.<br />
<br />
<br />
-Động lượng của vật được xác định bởi: p mv<br />
n <br />
<br />
<br />
- Động lượng của hệ vật được xác định bởi: phe p1 p2 pi<br />
i 1<br />
<br />
-Độ biến thiên động lượng: p p p0<br />
<br />
-Hệ thức liên lạc giữa lực và động lượng: p F .t Hệ thức này áp dụng khi:<br />
+ngoại lực tác dụng trong thời gian ngắn.<br />
+Khối lượng vật biến thiên.<br />
+Không xác định được nội lực tương tác.<br />
II.Bài tập làm trên lớp.<br />
Bài 1. Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật m1 1kg , m2 2kg , v1 v2 2m / s , biết hai<br />
vật chuyển động theo các hướng:<br />
<br />
a)ngược nhau. (ĐS: 2 N .s ; theo hướng v2 )<br />
b)vuông góc nhau. (ĐS: 2 5kg .m / s )<br />
c)hợp với nhau góc 600. (ĐS: 5, 3kg .m / s )<br />
Bài 2. Hòn bi thép m 100 g rơi tự do từ độ cao 5m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động<br />
lượng của bi nếu sau va chạm:<br />
a)viên bi bật lên với vận tốc cũ. (ĐS: 2kg.m/s)<br />
Trang 1<br />
<br />
Các định luật bảo toàn – Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 – Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com<br />
<br />
b)viên bi dính chặt với mặt phẳng ngang. (ĐS:1kg.m/s)<br />
c)Trong câu a) thời gian va chạm là 0,1s. Tính lực tương tác trung bình giữa bi và mặt phẳng<br />
ngang. (ĐS: 20N)<br />
Bài 3. Tính độ biến thiên động lượng của vật có khối lượng m 1kg sau những khoảng thời gian<br />
<br />
t1 2s; t2 4s . Biết phương trình chuyển động của vật là x 2t 2 6t 7(m, s) . (ĐS: 8kg.m/s; 16kg.m/s)<br />
Bài 4. Một quả bóng khối lượng m 500 g chuyển động với vận tốc 10m/s đến đập vào tường rồi bật trở<br />
lai với cùng vận tốc, hướng vận tốc của bóng trước và sau va chạm tuân theo quy luật phản xạ gương.<br />
Tính độ lớn động lượng của bóng trước, sau va chạm và độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đến<br />
đập vào tường dưới góc tới bằng;<br />
a) 300 (ĐS: p 10 N .s; F 20 N )<br />
b) 600 (ĐS: p 5 N .s; F 10 N )<br />
Suy ra lực trung bình do tường tác dụng lên bóng nếu thời gian va chạm là 0,5s.<br />
Bài 5. Vật khối lượng m 1kg chuyển động tròn đều với vận tốc v 10 m / s . Tính độ biến thiên động<br />
lượng của vật sau:<br />
a) 1 chu kì. (ĐS: 14kg.m/s)<br />
b) 1 chu kì. (ĐS: 20kg.m/s)<br />
c)cả chu kì. (ĐS: 0)<br />
4<br />
2<br />
Bài 6. Xe khối lượng m 1000kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và dừng lại sau<br />
5s. Tìm lực hãm. (ĐS: 2000N)<br />
Bài 7. Súng liên thanh được tì lên vai và bắn với tốc độ 600 viên đạn/phút, mỗi viên đạn có khối lượng<br />
20g và vận tốc khi rời nòng là 800m/s. Tính lực trung bình do súng nén lên vai người bắn. (ĐS: 160N)<br />
Bài 8. Một người đứng trên thanh trượt của xe trượt tuyết chuyển động ngang, cứ mỗi 3s người đó lại đẩy<br />
xuống tuyết một cái với xung lượng 60kgm/s. Biết khối lượng của người và xe trượt tuyết là 80kg, hệ số<br />
ma sát là 0,01. Tìm vận tốc của xe sau khi bắt đầu chuyển động 15s. (ĐS: 2,25m/s)<br />
III.Bài tập về nhà.<br />
Bài 1. Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng một súng trường bộ<br />
binh, biết rằng đạn có khối lượng 10g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng 1( ms ) ;vận<br />
tốc đầu bằng 0; vận tốc khi đến đầu nòng súng v 865m / s . (ĐS: 8650N)<br />
Bài 2. Một ống phun nước với lưu lượng 2, 0 kg / s , tốc độ của nước bắn ra là 20m / s . Nước được<br />
bắn theo phương ngang, vuông góc vào một bức tường thẳng đứng và sau đó chảy dọc theo chân tường.<br />
Hãy tính lực trung bình do nước tác dụng vào tường theo phương ngang. (ĐS: 40N)<br />
Bài 3. Một trái bóng tennis có khối lượng 60,0g bay đến đập vào mặt vợi với vận tốc 30,0m/s. Sau<br />
khi va chạm với mặt vợt, trái bóng bay ngược lại theo hướng cũ với vận tốc có độ lớn cũng bằng 30,0m/s.<br />
Cho biết thời gian va chạm giữa bóng và mặt vợt là 4,00.102 s .<br />
a.Hãy xác định độ biến thiên động lượng của trái bóng trước và sau khi chạm mặt vợt. Lực trung<br />
bình của mặt vợt tác dụng vào bóng bằng bao nhiêu? (ĐS: p 3, 60kg.m / s; F 90 N )<br />
b.Làm lại câu a) nếu sau khi va chạm, bóng bay ngược lại theo phương hợp một góc 300 với<br />
phương chuyển động tới. (ĐS: p 3, 48kg.m / s; F 87 N )<br />
Dạng 2. Bảo toàn động lượng.<br />
I.Phương pháp.<br />
-Xác định hệ vật và khoảng thời gian khảo sát.<br />
<br />
Fngoài 0<br />
-Xét điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng: <br />
Fngoài Fnoi<br />
<br />
<br />
-Tìm tổng động lượng của hệ trước tương tác pi , sau tương tác pi'<br />
<br />
<br />
-Phương trình: pi' pi<br />
-Giải phương trình này bằng phép cộng véc tơ hay phép chiếu lên một trục để có các phương trình<br />
vô hướng, giải tìm ẩn của bài toán.<br />
Chú ý:<br />
<br />
Fngoài 0 , nếu theo phương x nào đó ngoại lực triệt tiêu thì ta áp dụng bảo<br />
<br />
*Trong trường hợp<br />
toàn hình chiếu của các véc tơ động lượng trên phương x đó.<br />
Trang 2<br />
<br />
Các định luật bảo toàn – Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 – Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com<br />
<br />
*vận tốc các vật trong hệ phải được xét trong cùng một hệ quy chiếu.<br />
II.Bài tập làm trên lớp.<br />
Bài 1. Một người khối lượng m1 = 60kg đang chạy với tốc độ v1 = 4m/s thì nhảy lên một chiếc xe<br />
khối lượng m2 = 90kg chạy song song ngang qua người này với tốc độ v2 = 3m/s. Sau đó, xe và người vẫn<br />
tiếp tục chuyển động trên phương cũ. Tính vận tốc của xe sau khi người nhảy lên nếu ban đầu xe và người<br />
chuyển động:<br />
a.Cùng chiều. (ĐS: 3,4m/s)<br />
b.Ngược chiều. (ĐS: 0,2m/s)<br />
Bài 2. Xe chở cát khối lượng m1 = 390kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 8m/s.<br />
Hòn đá khối lượng m2 = 10kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào trong cát<br />
trong hai trường hợp:<br />
a.Hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc v2 = 12m/s. (ĐS: 7,5m/s)<br />
b.Hòn đá rơi thẳng đứng. (ĐS: 7,8m/s)<br />
Bài 3. Một người khối lượng m1 = 60kg đứng trên một xe goòng khối lượng m2 = 240kg đang<br />
chuyển động trên đường ray với vận tốc 2m/s. Tính vận tốc của xe nếu người:<br />
a.nhảy ra sau xe với vận tốc 4m/s đối với xe sau khi nhảy. (ĐS: 2,8m/s)<br />
b.nhảy ra phía trước xe với vận tốc 4m/s đối với xe sau khi nhảy. (ĐS: 1,2m/s)<br />
<br />
<br />
c.nhảy ra khỏi xe với vận tốc v1' đối với xe, v1' vuông góc với thành xe. (ĐS: 2m/s)<br />
Bài 4. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có<br />
khối lượng bằng nhau. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh thứ nhất biết mảnh thứ hai bay với vận tốc<br />
500m/s theo phương lệch một góc 600 với đường thẳng đứng, hướng:<br />
a.lên phía trên. (ĐS: 500m/s; lệch 600 so với phương thẳng đứng)<br />
b.xuống phía dưới mặt đất. (ĐS: 866m/s; lệch 300 )<br />
Bài 5. Một viên đạn khối lượng m 0,8kg đang bay ngang với vận tốc v0 12,5m / s ở độ cao<br />
H 20m thì vỡ thành hai mảnh. Mảnh I có khối lượng m1 0,5kg , ngay sau khi nổ bay thẳng đứng<br />
<br />
xuống và khi sắp chạm đất có vận tốc v1' 40m / s . Tìm độ lớn và hướng vận tốc mảnh đạn II ngay sau<br />
khi vỡ. Bỏ qua sức cản của không khí. (ĐS: 66,7m/s; hướng lên, hợp với phương ngang góc 600 )<br />
Bài 6. Một hạt nhân phóng xạ ban đầu đứng yên phân rã thành ba hạt: electron, notrino và hạt<br />
nhân con. Động lượng của electron là 9.10-23kgm/s, động lượng của notrino vuông góc với động lượng<br />
của electron và có độ lớn 12.10-23kgm/s. Tìm hướng và độ lớn động lượng của hạt nhân con. (ĐS:<br />
15.10 23 N .s )<br />
Bài 7. Một khẩu súng có khối lượng 2000kg, được lắp một viên đạn có khối lượng m. Ban đầu hệ<br />
đứng yên, sau khi bắn đạn rời nòng với tốc độ 1250m/s, còn súng giật lùi với tốc độ 5m/s. Tìm khối lượng<br />
của viên đạn. (ĐS: 8kg)<br />
Bài 8. Xác định lực tác dụng của súng trường lên vai người bắn biết lúc bắn, vai người giật lùi<br />
2cm, còn viên đạn bay tức thời khỏi nòng súng với vận tốc 500m/s. Khối lượng của súng là 5kg, khối<br />
lượng đạn là 20g.<br />
Bài 9. Hai quả bóng khối lượng m1 50 g , m2 75 g ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi<br />
buông tay, quả bóng I lăn được 3,6m thì dừng lại. Hỏi quả bóng II lăn được quãng đường bao nhiêu? Biết<br />
hệ số ma sát lăn giữa bóng và mặt sàn là như nhau cho cả hai bóng.<br />
Bài 10. Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không<br />
ma sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn khối lượng<br />
100kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 500m/s đối với khẩu pháo. Xác định vận tốc<br />
giật lùi của bệ pháo ngay sau khi bắn trong các trường hợp:<br />
a.Lúc đầu hệ đứng yên. (ĐS: 3,11m/s)<br />
b.Trước khi bắn bệ pháo chuyển động với vận tốc 18km/h:<br />
-Theo chiều bắn. (ĐS: 1,69m/s)<br />
-Ngược chiều bắn. (ĐS: 8,31m/s)<br />
Bài 11. Khẩu đại bác đặt trên một xe lăn, khối lượng tổng cộng m1 = 7,5 tấn, nòng súng hợp thành<br />
góc 600 với mặt đường nằm ngang. Khi bắn một viên đạn khối lượng m2 = 20kg, súng giật lùi theo<br />
Trang 3<br />
<br />
Các định luật bảo toàn – Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 – Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com<br />
<br />
phương ngang với vận tốc v1 = 1m/s. Tính vận tốc viên đạn lúc rời nòng súng. Bỏ qua ma sát. (ĐS:<br />
750m/s)<br />
Bài 12. Một người khối lượng m1 = 50kg đang đứng trên một chiếc thuyền khối lượng m2 = 200kg<br />
nằm yên trên mặt nước yên lặng. Sau đó, người ấy đi từ mũi đến lái thuyền với vận tốc v1 = 0,5m/s đối<br />
với thuyền. Biết thuyền dài 3m, bỏ qua lực cản của nước.<br />
a.Tính vận tốc của thuyền đối dòng với nước. (ĐS: 0,1m/s)<br />
b.Trong khi người chuyển động, thuyền đi được một quãng đường bao nhiêu? (ĐS: 0,6m)<br />
c.Khi người dừng lại, thuyền còn chuyển động không? (ĐS: không chuyển động)<br />
Bài 13. Thuyền dài l 4m , khối lượng M = 160kg, đậu trên mặt nước. hai người khối lượng m1 =<br />
50kg, m2 = 40kg đứng ở hai đầu thuyền. Hỏi khi họ đổi chỗ cho nhau thuyền dịch chuyển một đoạn bao<br />
nhiêu? (ĐS: 0,16m)<br />
Bài 14. Hai thuyền, mỗi thuyền có khối lượng M chứa một kiện hàng khối lượng m, chuyển động<br />
song song ngược chiều với cùng vận tốc v0. Khi hai thuyền ngang nhau, người ta đổi hai kiện hàng cho<br />
nhau theo một trong hai cách:<br />
-Hai kiện hàng được chuyển theo thứ tự trước sau,<br />
-Hai kiện hàng được chuyển đồng thời.<br />
Hỏi với cách nào thì vận tốc cuối của hai thuyền lớn hơn. (ĐS: cách 1)<br />
Bài 15. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng M = 500kg đang chuyển động với vận tốc 200m/s thì<br />
khai hỏa động cơ. Một lượng nhiên liệu, khối lượng m1 = 50kg, cháy phụt tức thời ra phía sau với vận tốc<br />
700m/s.<br />
a.Tính vận tốc của tên lửa sau khi nhieen liệu cháy. (ĐS: 300m/s)<br />
b.Sau đó phần vỏ chứa nguyên liệu, khối lượng 50kg tách khỏi tên lửa, vẫn chuyển động theo<br />
hướng cũ nhưng vận tốc giảm còn 1 . Tìm vận tốc phần tên lửa còn lại. (ĐS: 325m/s)<br />
3<br />
Bài 16. Một tên lửa khối lượng tổng cộng 100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s thì phụt ra tức thời<br />
20 tấn khí với vận tốc 500m/s đối với tên lửa trước khi phụt khí. Tính vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí<br />
nếu khí được phụt ra:<br />
a.Phía sau tên lửa. (ĐS; 325m/s)<br />
b.Phía trước tên lửa. (ĐS: 75m/s)<br />
Bỏ qua lực hấp dẫn của Trái đất và lực cản của không khí.<br />
Bài 17. Hai người có khối lượng bằng nhau là 50kg đứng trên xe goòng khối lượng 300kg. Bỏ qua<br />
ma sát giữa xe với đường ray.<br />
1)Xe goòng đang chuyển động trên đường ray với vận tốc 2m/s. Tính vận tốc của xe nếu người<br />
thứ nhất nhảy ra khỏi xe với vận tốc 4m/s đối với xe trong ba trường hợp sau:<br />
a)nhảy ra phía sau.<br />
b)nhảu ra phía trước.<br />
c)theo hướng vuông góc với thành xe.<br />
2)Bây giờ xe goòng đứng yên. Tính vận tốc của xe nếu hai người nhảy xuống xe với vận tốc 4m/s<br />
nằm ngang theo phương đường ray đối với xe trong hai trường hợp:<br />
a)đồng thời<br />
b)kẻ trước người sau<br />
Bài 18. Một lựu đạn được ném từ mặt đất với vận tốc v0 = 20m/s theo phương lệch với phương<br />
ngang một góc 300 . Lên tới điểm cao nhất nó nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh I<br />
rơi thẳng đứng với vận tốc đầu v1 = 20m/s.<br />
a.Tìm hướng và độ lớn vận tốc mảnh II.<br />
b.Mảnh II lên tới độ cao cực đại cách mặt đất bao nhiêu?<br />
III.Bài tập trắc nghiệm.<br />
Câu 1: Trong các quá trình nào sau đây động lượng được bảo toàn?<br />
A.Ôtô tăng tốc.<br />
B.Ôtô giảm tốc.<br />
C.Ôtô chuyển động tròn đều.<br />
D.Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.<br />
Câu 2: Đơn vị của động lượng là?<br />
A. kg.m.s2<br />
B. kg.m.s<br />
C. kg.m/s<br />
D. kg/m.s<br />
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng?<br />
Trang 4<br />
<br />
Các định luật bảo toàn – Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 – Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com<br />
<br />
A.Xung của một lực càng lớn nếu tác dụng càng lâu.<br />
B.Động lượng của một vật phụ thuộc vào tốc độ thay đổi vận tốc<br />
C.Với cùng một xung của lực, vật nặng thì có động lượng lớn hơn vật nhẹ<br />
D.Khi biết vận tốc của một vật ta có thể xác định được động lượng của nó ngay cả khi không biết<br />
khối lượng.<br />
Câu 4: Định luật bảo toàn động lượng tương đương với:<br />
A.Định luật I Niu-tơn<br />
B.Định luật II Niu-tơn<br />
C.Định luật IIII Niu-tơn<br />
D.Không tương đương với các định luật Niu-tơn.<br />
Câu 5: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp:<br />
A. Hệ có ma sát<br />
B. Hệ không có ma sát.<br />
C. Hệ kín có ma sát.<br />
D. Hệ cô lập.<br />
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Hệ vật – trái đất chỉ gần đúng là hệ kín vì:<br />
A.Trái đất luôn chuyển động.<br />
B.Trái đất luôn hút vật.<br />
C.Vật luôn chịu tác dụng của trọng lực.<br />
D.Luôn luôn tồn tại cá lưc hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên hệ.<br />
Câu 7: Chọn câu trả lời sai:<br />
A.Hệ vật – Trái đất luôn coi là hệ kín.<br />
B.Hệ vật – Trái đất chỉ gần đúng là hệ kín.<br />
C.Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.<br />
D.Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.<br />
Câu 8: Một hệ vật là hệ kín nếu:<br />
A.Chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau.<br />
B.Không có tác dụng của những vật từ ngoài hệ.<br />
C.Các nội lực từng đôi một trực đôi nhau theo định luật III Niu-tơn.<br />
D.Cả A, B, C đều đúng.<br />
Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng nhất<br />
A.Vectơ động lượng của hệ được bảo toàn.<br />
B.Vectơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.<br />
C.Vectơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn.<br />
D.Động lượng của một hệ kín được bảo toàn.<br />
Câu 10: Chọn câu phát biểu sai<br />
A.Động lượng là đại lượng vectơ.<br />
B.Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.<br />
C.Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương.<br />
D.Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương.<br />
Câu 11: Động lượng toàn phần của hệ được tính bằng biểu thức sau:<br />
A. p p1 p 2 ...<br />
B. p m1 m2 ...v<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C. p m1 m2 ... v<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
D. p m1 v 1 m2 v 2 ...<br />
<br />
Câu 12: Biểu thức p p12 p 22 là biểu thức tính động lượng của hệ trong trường hợp.<br />
A.Hai vectơ vận tốc cùng hướng.<br />
B.Hai vectơ vận tốc cùng phương ngược chiều.<br />
C.Hai vectơ vận tốc vuông góc với nhau.<br />
D.Hai vectơ vận tốc hợp với nhau một góc 600.<br />
Câu 13: Trong thực tế, để khẩu pháo sau khi nhả đạn ít bị giật lùi về phía sau người ta thường<br />
A.Tăng khối lượng viên đạn.<br />
B.Giảm vận tốc viên đạn.<br />
C.Tăng khối lượng khẩu pháo.<br />
D.Giảm khối lượng khẩu pháo.<br />
Câu 14: Chọn câu phát biểu sai. Trong một hệ kín:<br />
A.Các vật trong hệ kín chỉ tương tác với nhau.<br />
B.Các nội lực từng đôi trực đối.<br />
C.Không có ngoại lực tác dụng lên các vât trong hệ.<br />
D.Nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.<br />
Câu 15: Hệ nào sau đây không được coi là hệ kín:<br />
A.Một vật ở rất xa vật khác.<br />
B.Hệ hai vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.<br />
C.Hệ “súng và đạn” trước và sau khi bắn súng.<br />
D.Hệ chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm nghiêng.<br />
Câu 16: Hệ “vật rơi tự do và Trái đất” là hệ kín vì:<br />
A.Bỏ qua lực cản của không khí.<br />
B.Vì chỉ có một mình vật rơi tự do.<br />
Trang 5<br />
<br />