intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập Sinh học 12 - Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Chia sẻ: Trần Thị Bích Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1.177
lượt xem
170
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập Sinh học 12 - Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập dễ dàng với nội dung câu hỏi bám sát lý thuyết theo chương trình các bạn đã học để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi sắp tới đạt kết quả tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập Sinh học 12 - Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

  1. Phần năm: DI TRUYỀN HỌC Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị (Cấp tế bào) Ví dụ 1: Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài rồi giấm 2n =8 1. Ở các tế bào sinh dưỡng (xôma)của ruồi có : a) Số lượng NST là bao nhiêu? b) Đặc điểm bộ NST như thế nào? 2. Ruồi giấm trưởng thành khi phát sinh giao tử có : a) Số lượng NST là bao nhiêu ? b) Đặc điểm bộ NST như thế nào? Thụ tinh xảy ra giữa ruồi đực với ruồi cái trưởng thành tạo ra hợp tử ở thế hệ con có : a) Số lượng NST là bao nhiêu? b) Đặc điểm bộ NST như thế nào? 3. Hãy rút ra nhận xét về cơ chế ổn định bộ NST có tính đặc trưng cho mỗi loài qua các thế hệ ? Hướng dẫn 1. Xét tế bào xôma ruồi dấm có : a) Số lượng NST là lưỡng bội.2n =8 NST. b) Đặc điểm : - Tồn tại thành 4 cặp NST. -Có ba cặp NST thường và một cặp NST giới tính . - Ở ruồi giấm cái có 4 cặpNST đều tương đồng vì cặp NST giới tính là XX (thể đồng giao tử ). - Ở ruồi giấm đực có 3 cặp NST là tương đồng và cặp NST giới tính XY không tương đồng (thể dị giao tử). 2. Xét tế bào giao tử của ruồi giấm có : a) Số lượng NST là đôn bội: n = 4 NST . b) Đặc điểm: - Các NST không bắt thành cặp - Có 3 NST thường và 1 NST giới tính. - Ở giao tử cái, NST giới tính luôn luôn là NST X - Ở giao tư đực, NST giới tinh có thể là NST X hoặc Y 3. Xét hợp tử ở thế hệ ruồi con: a) Số lượng NST là lưỡng bội: 2n = 8 NST b) Đặc điểm : - Tồn tại thành 4 cập NST - Có 3 cập NST thường và 1cặp NST giới tính hoặc XX hoặc XY 4. Nhận xét: Mỗi loài có bộ phận NST mang tính đặc trưng và được duy trì ổn định qua các thế hệ bằng các cơ chế: * Qua các thế hệ tế bào bằng các cơ chế nguyên phân: Từ hợp tử (2n) qua nguên phân hình thành các cơ quan sinh dững chứa tế bào xôma (2n) . *Qua các thế hệ cơ thể bằng sự kết hợp các cơ chế giảm phân, thụ tinh và nguyên phân: - Giảm phân: Từ tế bào sinh dục chín lưỡng bội (2n) qua giảm phân để tạo ra các giao tử đơn bội (n). - Tinh tinh: các giao tử đực và cái đơn bôi (n) tổ hộp vơi nhau tạo ra hợp tự lưỡng bội (n) thuộc thế hệ con. - Nguyên phân: Hợp tử (2n) tiếp tục nguyên phân hình thành cơ thể con có bộ NST (2n) đặc trưng của loài.
  2. Ví dụ 2 : Người ta thu thập 4 dòng ruồi giấm từ các vùng địạ lí khác nhau và phân tích trình tự các gen. Kết quả phát hiện trên NST số 2 ở các dòng như sau : a) ABCD* EFGHIK. b) ABCD * HIFEGK c) ABIHD*CFEGK d) ABCD*EFIHGK Giả sử dòng a là dòng gốc ban đầu. xác định : 1. Đột biến cấu trúc đã xảy ra trên NST số 2 thuộc dạng nào ? 2. Cơ chế hình thành dạng đột biến trên ? 3. Trình tự đã phát sinh các dạng đột biến ? 4. Dòng ruồi dấm đột biến nào có NST có hai thay đổi về hình thái ? 5. Dạng đột biến đã ảnh hưởng như thế nào đến loài ruồi giấm Hướng dẫn 1 .Đã xảy ra đột biến đảo đoạn trên NST số 2 . 2. Cơ chế đảo đoạn NST: Một đoạn không chứa tâm động của NST ban đầu sẽ : + Đứt ra. + Quay 180o. + Gắn trở lại vị trí đã đứt Kết quả tạo NST đột biến chỉ đổi về vị trí sắp xếp của các gen trên NST ban đầu 3. Trình tự phát sinh các dòng đột biến: a → b → c. Dòng a → dòng d: đảo đoạn GHI không chứa tâm động. Dòng d → dòng b: đảo đoạn EFIH không chứa tâm động Dòng b → dòng c: đảo đoạn CD*HI có tâm động 4. Dạng đột biến đảo đoạn làm thay thế hình thái NST: - Đảo đoạn không thể làm thay đổi kích cở thước NST ban đầu - Vì thế, khả năng thay đổi hình thái xảy ra chỉ do có sự thay đổi hình dạng do đoạn đảo có chứa tâm động (eo chính của NST). Kết quả: dạng c có NST số 2 từ hình thái tâm lệch chuyển sang tâm cân. 5. Đột biến đảo đoạn NST số2 ở loài ruồi giấm đã. - Không thay số lượng và hình thành các gen. - Chỉ thay đổi vị trí sắp xếp các gen  Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các dòng đột biến gen d, b, c Mở rộng khả năng phân bố ở các vùng địa lí khác nhau của loài Bài tập Bài tập tự luận Câu 1. Một loài A có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 1. Khả năng thay đỗi về số lượng NST ở các dạng thể đột biến như thế nào? 2. Khả năng xuất hiện các dạng đột biến thể ba nhiễm là bao nhiêu? Câu 2. Ở cà chua; A: cây quả đỏ, a: cây quả vàng. 1. Trình bày tóm tắt cơ chế phát sinh cây cà chua tứ bội (4n) từ dạng lưỡng bội (2n)? 2. Xác định kiểu gen của các cây tứ bội quả đỏ và quả vàng đều thuần chủng. 3. Đem lai giữa các cây cà chua đều tứ bội, thuần chủng quả đỏ với quả vàng thu được ở đời con lai F1, có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? 4. Khi các cây F1, trưởng thành có khả năng sinh sản hữu tính .Xác định : - Các loại giao tử hữu thụ (2n) được hình thành . - Tỉ lệ phần trăm của mỗi loại giao tử hữu thụ bao nhiêu?
  3. 5. Sự thụ tinh xảy ra giữa các cây cà chua F1, sẽ cho kết quả F2: - Có những loại cây cho quả màu gì? - Tỉ lệ giữa các loại cây khác màu quả là bao nhiêu? ĐÁP ÁN Bài tập tự luận Câu 1. 1- Các dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST lưỡng bội của loài A: a) Thể lệch bội: - Thể không: 2n-2 = 24-2 = 22 - Thể một : 2n-1 = 24-1 = 23 - Thể ba : 2n+1 = 24+1 = 25 - Thể bốn : 2n+2 = 24+2 = 26 Ngoài ra còn một số khả năng xuất hiện dạng lệch bội kép Ví dụ: Thể ba kép: 2n + 1 + 1 = 24 + 1 + 1= 26 b) Thể đa bội: (tự đa bội) - Thể tam bội: 3n = 36 - Thể tứ bội: 4n = 48 2- Thể tam nhiễm có số lượng NST thay đổi (2n + 1= 25) là do trong nhân tế bào xôma có thừa một NST bất kì 1 cặp NST tương đồng của loài để cặp NST đó gồm 3NST. - Vì loài có bộ NST 2n= 24= 12 cặp NST. Vậy khả năng có 12 dạng đột biến cùng thuộc thể ba nhiễm của loài. Câu 2: 1. Cà chua tứ bội (4n) là thể đa bội chẳn nên được hình thành từ cây lưỡng bội (2n) bằng 2 phương thức: - Trong nguyên phân: Hợp tử (2n) trong lần nguyên phân đàu tiêncó xảy ra rối loạn nên toàn bộ bộ NST không phân li hình thành tế bào (4n), phát triển thành cây cà chua tứ bội. Nguyên phân toàn bộ Sơ đồ: Hợp tử(2n) thể tứ bội (4n) NST không phân li - Trong giảm phân: + Cây bố và cây mẹ đều lưỡng bội(2n) Khi giảm phân xảy ra toàn bộ bộ NST không phân li tạo các giao tử đột biến (2n) + Các giao tử (2n) tổ hợp với nhau trong thụ tinh hình thành hợp tử (4n), phát triển thành cây cà chua tứ bội Sơ đồ: Cây bố (2n) X Cây mẹ(2n) NST không phân li Giao tử (2n) Giao tử (2n) Hợp tử (4n)
  4. Thể tứ bội 2. Kiểu gen của cây từ bội (4n) - Quả đỏ thuần chủng: AAAA - Quả vàng thuần chủng: aaaa 3. Sơ đồ tóm tắt P(4n): Cây quả đỏ T/C X Cây quả vàng AAAA aaaa G (2n): AA aa F1(4n): KG: AAaa KH: Quả đỏ Vậy con lai F1 cùng có kiểu gen AAaa đều biểu hiện kiểu hình cây quả đỏ. 4. a) Cây F1 quả đỏ 4n: AAaa khi giảm phân: tạo giao tử hữu thụ (2n) gồm 3 loại: AA, Aa, aa b) Xác suất phân li ( xét ở cặp tương đồng gồm 4 NST có chứa AAaa) để tạo thành 3 loại giao tử trên bằng nhau: Lệ phần trăm mỗi loại giao tử có: AA= 1/6≈ 16,67%; Aa = 4/6≈ 66,66% ; aa= 1/6≈ 16,67% 5. Các cây F1 (AAaa) cho 3 loại giao tử với tỉ lệ trên khi thụ tinh tạo F2: - Có 2 loại cây cho màu quả khác nhau: + Quả đỏ khi trong kiểu gen có ít nhất một alen A + Quả vàng khi kiểu gen đồng hợp 4 alen lặn - Tỉ lệ cây cùng màu quả: + Cây quả vàng:1/6 aa X 1/6 aa→ 1/36 aaaa + Cây quả đỏ: 1- 1/36 = 35/36( A---) Sơ đồ tóm tắt quá trình sinh sản ở các cây F1: F1(4n) X F1(4n): AAaa X AAaa G(2n)x (2n): (1AA: 4Aa: 1aa) (1AA: 4Aa: 1aa) F2: KG: 35/36 A---: 1/36 aaaa KH: 35/36 cây quả đỏ: 1/36 cây quả vàng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ở tế bào nhân thực, thành phần hóa học của NST là A. ARN, protein. B. ADN, protein. C. ADN. D. ARN. Câu 2: Số lượng NST ở mỗi tế bào nhân sơ là A. 1. B. 2. C. n. D. 2n. Câu 3: Trong tế bào sinh dưỡng của người có số lượng NST là A. 1. B. 2. C. 23. D. 46. Câu 4: Hai NST giống nhau về hình dạng, kích thước, trình tự các gen thì được gọi là A. Cặp NST chị em. B. Cặp NST cùng nguồn. C. Cặp NST mẹ con. D. Cặp NST tương đồng. Câu 5: Giao tử còn được gọi là A. Tế bào đơn bội (n NST) B. Tế bào lưỡng bội (2n NST) C. Tế bào sinh tinh. C. Tế bào sinh trứng. Câu 6: Trong chu kì tế bào, NST có hình dạng rõ nhất và đặc trưng cho loài ở A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối.
  5. Câu 7: Tâm động của NST là A. Vị trí NST liên kết với thoi phân phân bào. B. Vị trí hai đầu mút của NST. C. Vị trí mà tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi. D. Vị trí trung tâm của đột biến cấu trúc NST. Câu 8: Ở tế bào nhân thực, cấu trúc NST gồm nhiều đơn vị cấu tạo nên là A. ADN. B. ARN. C. Nuclêootit. D. Nuclêôxôm. Câu 9: Một nuclêôxôm gồm: A. Một đoạn phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. B. Phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. 3 D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 vòng xoắn dài 146 cặp nuclêôtit. 4 Câu 10: Các mức độ xoắn của NST theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là A. Sợi nhiễm sắc  Crômatit  ADN +histôn  NST đơn  siêu xoắn. B. Nuclêôxôm  sợi cơ bản  Crômatit  ADN+histôn  sợi nhiễm sắc  siêu xoắn. C. ADN+histôn  Nuclêôxôm  sợi cơ bản  sợi nhiễm sắc  siêu xoắn  Crômatit. D. ADN+histôn  Nuclêôxôm  sợi cơ bản  Crômatit  siêu xoắn. Câu 11: Bộ NST của loài ổn định qua sinh sản hữu tính là nhờ cơ chế A. Nguyên phân, giảm phân. B. Giảm phân, thụ tinh. C. Nguyên phân, thụ tinh kép. D. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Câu 12: Đột biến cấu trúc NST là A. Biến đổi trong cấu trúc của NST. B. Biến đổi trong câu cấu trúc của gen. C. Biến đổi số lượng gen của NST. D. Thay đổi thành phần đơn phân cấu tạo nên NST. Câu 13: Các dạng đột biến cấu trúc NST là A. Mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. B. Lệch bội, đa bội. C. Lưỡng bội, đơn bội, đa bội. D. Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn Câu 14: Dạng đột biến làm cho NST mất nhiều gen là: A. Mất đoạn lớn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn trong 1 NST. Câu 15:Đột biến lặp đoạn NST là A. Sự đứt gãy đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST. B. Một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. Một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. Sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Câu 16: Đột biến không làm thay đổi thành phần và số lượng gen của NST là đột biến A. Mất đoạn . B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn giữa 2 NST. Câu 17: Cơ chế gây ra đột biến chuyển đoạn NST là A. Sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST. B. Một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. Một đoạn NST đứt ra rối đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. Sự trao đổi các đoạn NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Câu 18: Dạng đột biến cấu trúc gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với cơ thể sống là đột biến A. Mất đoạn . B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 19: Dạng đột biến có nhiều ý nghĩa đối với tiến hóa: A. Mất đoạn, đảo đoạn. B. Đảo đoạn, chuyển đoạn. C. Lặp đoạn, đảo đoạn. D. Chuyển đoạn lớn và nhỏ.
  6. Câu 20: Dạng đột biến NST dùng để loại bỏ gen có hại A. Mất đoạn nhỏ. B. Đảo đoạn nhỏ. C. Thêm đoạn nhỏ. D. Chuyển đoạn lớn và nhỏ. Câu 21: Đột biến số lượng NST là A. Biến đổi trong cấu trúc NST. B. Biến đổi trong cấu trúc gen. C. Biến đổi số lượng bộ NST trong tế bào. D. Thay đổi thành phần đơn phân cấu tạo nên NST. Câu 22: Sự thay đổi số lượng NST chỉ liên quan đến mootjh hay một số cặp NST gọi là A. Thể đa bội. B. Thể lệch bội. C. Thể lưỡng bội. D. Thể tam bội. Câu 23: Trong các thể lệch bội, lượng ADN của tế bào bị giảm nhiều nhất là ở A. Thể ba nhiễm. B. Thể đa nhiễm. C. Thể khuyết nhiễm. D. Thể một nhiễm. Câu 24: Dạng đột biến mà trong tế bào của cơ thể sinh vật có một cặp NSTcó thêm một chiếc là thể A. Ba. B. Tam bội. C. Đa bội lẻ. D. Một. Câu 25: Trường hợp tất cả các tế bào trong cơ thể sinh vật bị mất hẳn một cặp NST, đó là A. Thể không nhiễm. B. Thể một nhiễm. C. Thể đơn nhiễm. D. Thể đa bội lệch. Câu 26. Bộ NST lưỡng bội bình thường ở một loài có số lượng 22, một cá thể loài đó có cặp NST thứ 5 và cặp thứ 6 đều có bốn chiếc, vậy đó là thể: A. tứ bội. B. bốn kép. C. đa bội chẵn. D. tam nhiễm kép. Câu 27. Bộ NST bình thường của một loài có số lượng 24, một cá thể A chỉ có 1 NST ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể: A. một nhiễm. B. tam bội. C. đa bội lẻ. D. đơn bội lệch. Câu 28. Ở người, trong số các ca sẩy thai tự nhiên có bất thường NST thì tỉ lệ thai thể ba chiếm: A. 1,53%. B. 15,3%. C. 53,7%. D. 70%. Câu 29. Trong chọn giống, người ta có thể đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác hoặc xác định vị trí gen trên NST nhờ sử dụng đột biến: A. đa bội. B. lệch bội. C. dị đa bội. D. tự đa bội. Câu 30. Sự tăng một số nguyên lần NST đơn bội (k > 2n) của một loài lưỡng bội là hiện tượng: A. tự đa bội. B. tam bội. C. tứ bội. D. dị đa bội. Câu 31. Sự không phân li của bộ NST 2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên: A. giao tử 2n. B. tế bào 4n. C. giao tử n. D. tế bào 2n. Câu 32. Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo nên: A. thể bốn nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép. C. thể một nhiễm. B. thể ba nhiễm hoặc thể một nhiễm. D. thể khuyết nhiễm. Câu 33. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là do: A. thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào. B. quá trình tự nhân đôi của NST bị rối loạn. C. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST ở kì đầu giảm phân bị rối loạn. D. sự phân li bất thường của một hay toàn bộ NST tại kì sau của quá trình phân bào. Câu 34. Một loài có bộ NST 2n = 16. Một cá thể của loài có bộ NST là 24, cá thể đó thuộc thể: A. dị bội. B. tam nhiễm. C. tam bội. D. đa bội lệch. Câu 35. Sự kết hợp giữa các giao tử 2n của loài tạo thể: A. bốn nhiễm. B. tứ bội. C. bốn nhiễm kép. D. dị bội lệch. Câu 36. Dị đa bội là hiện tượng trong tế bào chứa bộ NST: A. lưỡng bội của loài. B. lưỡng bội của 2 loài. C. lớn hơn 2n. D. đơn bội của 2 loài. Câu 37. Sự kết hợp giữa giao tử n của loài A với giao tử n của loài B tạo con lai bất thụ, đa bội hóa con lai tạo ra thể: A. tứ bội. B. song nhị bội. C. bốn nhiễm. D. bốn nhiễm kép.
  7. Câu 38. Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n của loài tạo thể: A. tam nhiễm. B. tam bội. C. ba nhiễm kép. D. tam nhiễm kép. Câu 39. Một loài có bộ NST 2n = 24. Một cá thể của loài trong tế bào có 48 NST, cá thể đó thuộc thể: A. tứ bội. B. bốn nhiễm. C. dị bội. D. đa bội lệch. Câu 40. Thể đa bội được hình thành do trong quá trình phân bào: A. một số cặp NST không phân li. B. tất cả các cặp NST không phân li. C. một cặp NST không phân li. D. một nửa số cặp NST không phân li. Sử dụng dữ kiện này trả lời từ câu 41 đến 46. Cho biết bộ NST của người ở tế bào lưỡng bội 2n = 46. Câu 41. Số lượng, hình thái đặc trưng của bộ NST được quan sát rõ dưới kính hiển vi trong chu kì phân bào thuộc: A. kì trung gian. B. kì trước. C. kì giữa. D. kì cuối. Câu 42. Khi quan sát tế bào xôma sẽ phát hiện được số NST trong nhân là: A. 22 cặp. B. 23 cặp. C. 46 cặp. D. 48 cặp. Câu 43. Quan sát bộ NST của giao tử ở người sẽ phát hiện số lượng NST trong nhân tế bào là: A. 23 NST. B. 23 cặp NST. C. 46 NST. D. 46 cặp NST. Câu 44. Hợp tử hình thành sau khi thụ tinh giữa giao tử đực với giao tử cái của loài có số lượng NST là: A. 23 NST. B. 24 NST. C. 46 NST. D. 48 NST. Câu 45. Bộ NST ở tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có đặc điểm là: A. 47 NST, cặp NST giới tính là XXX. B. 47 NST, cặp NST 21 ba nhiễm. C. 46 NST, cặp 21 bị mất đoạn. D. 45 NST, cặp giới tính là XO. Câu 46. Sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính chỉ xảy ra ở bố sẽ không có khả năng làm xuất hiện ở đời con cặp NST bất thường nào? A. XO. B. YO. C. XXX. D. XXY. Sử dụng dữ kiện này trả lời từ câu 47 đến 50. Số lượng NST ở tế bào lưỡng bội của 1 loài là 2n = 10. Câu 47. Số lượng NST ở tế bào xôma của thể ba nhiễm là: A. 3 NST. B. 5 NST. C. 11 NST. D. 13 NST. Câu 48. Đột biến có thể tạo ra tối đa các loại thể ba khác nhau của loài là (không tính thể ba kép): A. 3 loại. B. 5 loại. C. 10 loại. D. 11 loại. Câu 49. Khi thể ba thực hiện giảm phân bình thường tạo giao tử có số lượng NST không bình thường là: A. 5 NST. B. 6 NST. C. 11 NST. D. 12 NST. Câu 50. Thể ba có thể tạo ra tối đa các loại giao tử có số lượng NST không bình thường là: A. 12 loại. B. 10 loại. C. 6 loại. D. 5 loại. Cho biết trình tự sắp xếp các gen trên NST ban đầu của một loài như sau: AABCD.EFGHIK. Giả sử đã xảy ra các dạng đột biến cấu trúc NST khác nhau ở NST này. Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 51 đến câu 55.
  8. Câu 51.Cơ thể có trình tự sắp xếp các gen trên NST có thay đổi là ABCEFD.HIK là dạng đột biến A. đảo đoạn không chứa tâm động B. đảo đoạn có chứa tâm động C. chuyển đoạn trên 1 NST không qua tâm động D. chuyển đoạn trên 1 NST có qua tâm động Câu 52. Thể đột biến có trình tự sắp xếp các gen AD.EFGHIK A. tăng cường sự đa dạng trong loài B. tăng cường sự biểu hiện của một tính trạng C. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống D. làm giảm chức năng sinh sản Câu 53. Đột biến không làm thay đổi hình thái của NST ban đầu có trình tự sắp xếp các gen là A. AD.CBEFGHIK B. ABCD.EIHGFK C. ABCD.EFGH D. ABCBCD.EFGHIK Câu 54. Đột biến tạo NST thay đổi về nhóm gen liên kết có trình tự sắp xếp các gen là A. ABCD.FGHIK B. ABCD.EEFGHIK C. ABFED.CGHIK D. ABD.EFCGHIK Câu 55.Kí hiệu NST ban đầu là dạng a. Các dạng đột biến đảo đoạn khác nhau đã xuất hiện bao gồm dạng b : ABCIFED.HGK; dạng c: ABCD.EFIHGK và dạng d: ABCD.EFIHGK. Trình tự xuất hiện các dạng đột biến đảo đoạn trong loài là A. a → c→ b → d B. a → c → d → b C. a → d → b → c D. a → b → c → d Số lượng bộ NST ở cà độc dược là 2n = 24. Sử dụng giữ kiện này để trả lời từ câu 56 đến câu 60. Câu 56.Bộ NST ở tế bào lá của thể 3 là A. 13NST B. 36 NST C. 23 NST D. 25 NST Câu 57. Các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước và sự phát triển gai trên cây thể 3 là A. 12 loại B. 13 loại C. 25 loại D. 36 loại Câu 58.Khi loại thể ba ở NST số 2 xảy ra sự phân ly và tổ hợp giữa các NST hoàn toàn ngẫu nhiên với cây lưỡng bội bình thường sẽ tạo ra số cây con có bộ NST khác nhau theo tỉ lệ A. 2 loại với tỉ lệ 3 : 1 B. 2 loại với tỉ lệ 1: 1 C. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1: 1: 1 D. 4 loại với tỉ lệ 9 : 3: 3: 1 Câu 59. Trong các thể đa bội đã xuất hiện của loài, bộ NST của dạng đột biến có khả năng sinh sản hữu tính là A. n = 12 B. 2n = 24 C. 3n = 36 D. 6n = 72 Câu 60. Thể đa bội làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển, có cơ quan sinh dưỡng lớn nhưng bất thụ là A. n = 12 B. 12n = 144 C. 9n = 108 D. 6n = 72
  9. Cho biết dạng chuối tứ bội ( hình thành từ đột biến nhân tạo) chỉ tạo các giao tử lưỡng bội có khả năng sống và thụ tinh. Hãy trả lời từ câu 61 đến câu 70. Câu 61. Thể tứ bội có kiểu gen Aaaa có khả năng hình các loại giao tử lưỡng bội là A. 100%Aa B. 50%Aa : 50%aa C. 100% Aaaa D. 50% AA : 50% aa Câu 62. Thể tứ bội có kiểu gen AAaa có khả năng hình các loại giao tử lưỡng bội là A. 100% Aa B. 1 AA : 1 aa C. 1 AA : 2Aa : 1 aa D. 1AA : 4Aa : 1aa Câu 63. Kết quả phân ly về kiểu gen của phép lai ♂Aaaa x ♀Aaaa là A. 3 : 1 B. 1: 1 C. 1: 1: 1: 1 D. 1: 2 : 1 Câu 64. Kết quả phân ly về kiểu gen của phép lai ♂AAaa x ♀AAaa là A. 1 :2: 1 B. 35 :1 C. 1: 8: 18: 8 : 1 D. 1 :4 :1 Câu 65. Kết quả phân ly về kiểu gen của phép lai ♂Aaaa x ♀AAaa là A. 1: 5: 5: 1 B. 1: 3 : 3 :1 C. 1: 1: 1: 1 D. 9: 3: 3: 1 Câu 66. Thể đồng hợp lặn thu được từ phép lai ♂Aaaa x ♀AAaa có tỉ lệ là A. ½ B. 1/12 C. ¼ D. 1/6 Câu 67. Thể đồng hợp lặn thu được từ phép lai ♂AAaa x ♀AAAa có tỉ lệ là A. 0% B. 12,5% C. 25% D. 50% Câu 68. Cho biết A: thân cao, a: thân thấp. Kết quả phân li về kiểu hình của phép lai ♂Aaaa x ♀Aaaa là A. 1 cao : 1 thấp B. 3 cao : 1 thấp C. 11 cao : 1 thấp D. 35 cao : 1 thấp Câu 69. Cho biết A: thân cao, a: thân thấp. Kết quả phân li về kiểu hình của phép lai ♂AAaa x ♀AAaa là A. 3 thấp: 1 cao B. 3 cao : 1 thấp C. 1 thấp : 35 cao D. 1 cao : 35 thấp Câu 70. Cho biết A: thân cao, a: thân thấp. Kết quả phân li về kiểu hình của phép lai ♂Aaaa x ♀AAaa là A. 11 cao : 1 thấp B. 1 cao : 1 thấp C. 7 cao : 1 thấp D. 3 cao : 1 thấp ĐÁP ÁN 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 D C B A C D A B D C B D D C A B A B C A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2