YOMEDIA
ADSENSE
ÔN TẬP THI TNPT –CHƯƠNG II SÓNG CƠ
60
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'ôn tập thi tnpt –chương ii sóng cơ', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ÔN TẬP THI TNPT –CHƯƠNG II SÓNG CƠ
- ÔN TẬP THI TNPT –CHƯƠNG II SÓNG CƠ- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 31/3/2009 TÓM TẮT LÝ THUYẾT A. SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ 1> Định nghĩa: Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất. sóng cơ không truyền được trong chân không. 2> Phân loại: + Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Trừ trường hợp sóng trên mặt chất lỏng, sóng ngang chỉ truyền đ ược trong chất rắn. + Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn. 3> Bước sóng : là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha với v nhau. Bước sóng cũng là quãng đường sóng lan truyền trong một chu kỳ: = vT = . f + Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là . 2 4> Năng lượng sóng : Sóng truyền dao động cho các phần tử của môi trường, nghĩa là truyền cho chúng năng lượng. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. 5> Phương trình sóng + Neáu phöông trình soùng taïi nguoàn O laø u0 = Acos(t + ) thì phöông trình soùng taïi M treân phöông + } = AMcos {2π( - truyeàn soùng laø: uM = Acos {(t - +} + Neáu phöông trình soùng taïi M laø uM = Acos(t + ) thì phöông trình soùng taïi nguoàn O treân phöông + } = Acos {2π( + truyeàn soùng laø: uo = Acos {(t + +} + Ñoä leäch pha giöõa hai ñieåm treân phöông truyeàn soùng caùch nhau moät ñoaïn d laø = = 6> Phản xạ sóng : Khi sóng truyền đi nếu gặp vật cản thì nó có thể bị phản xạ. Sóng phản xạ cùng tần số và cùng bước sóng với sóng tới. Nếu đầu phản xạ cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới. Nếu đầu phản xạ tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới. B. GIAO THOA SÓNG 1> Điều kiện để có giao thoa : Phải có hai nguồn kết hợp + Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. Hai nguồn kết hợp có cùng pha là hai nguồn đồng bộ. + Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp. 2> Hiện tượng giao thoa + Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điem, ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau. 3> Phương trình và biên độ sóng tổng hợp trong hiện tượng giao thoa * Phương trình : Nếu tại hai nguồn S1 và S2 cùng phát ra hai sóng giống hệt nhau: u1 = u2 = Acost và nếu bỏ qua mất mát năng lượng khi sóng truyền đi thì thì sóng tại M (với S1M = d1; S2M = d2) là tổng hợp hai sóng từ S1 và S2 truyền tới sẽ có phương trình là: (d 2 d 1 ) (d 2 d 1 ) cos {t - uM = 2Acos } (d 2 d 1 ) (d 2 d1 ) * Biên độ sóng tổng hợp tại M là với gọi là độ lệch pha của AM = 2A cos hai sóng tại M
- + Nếu tại hai nguồn S1 và S2 phát ra hai sóng kết hợp có biên độ khác nhau u1 = A1cost, u2 = A2cost thì biên độ dao động tổng hợp tại M được xác định theo biểu thức: A 2 = A 1 + A 2 + 2A1A2cos . với = 2 =2 M 2 (d 2 d 1 ) 4> Vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa + Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nguyên lần bước sóng: d2 – d1 = k; với k Z. + Cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số lẻ nữa bước sóng: 1 d2 – d1 = (k + ); với k Z. 2 + Khoảng vân giao thoa (khoảng cách giữa hai cực đại hoặc hai cực tiểu liên tiếp trên đoạn nối hai nguồn kết hợp S1S2): i = . 2 C. SÓNG DỪNG + Sóng tới và sóng phản xạ nếu truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau, và tạo ra một hệ sóng dừng. Trong sóng dừng có một số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng sóng. +Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng (0,5). + Khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau thì bằng một phần tư bước sóng (0,25). + Để có sóng dừng trên sợi dây với hai nút ở hai đầu (hai đầu cố định) thì chiều dài của sợi dây phải bằng một so nguyên lần nữa bước sóng l = k với k = 1;2;3;4.... là số bụng và (k + 1) là số nút. + Để có sóng dừng trên sợi dây với một đau là nút một đầu là bụng (một đầu cố định, một đầu tự do) thì chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ một phan tư bước sóng l = (2k+1) với k = 0;1;2;3;4.... và (k+1) = số bụng = số nút. + Đặc điểm của sóng dừng: Biên độ dao động của phần tử vật chất ở mỗi điểm không đổi theo thời gian. + Xác định bước sóng, vận tốc truyền sóng nhờ sóng d ừng: Đo khoảng cách giữa 2 nút sóng ta suy ra b ước sóng . Nếu biết được hoặc đo được tần số f (hoặc chu kỳ T), ta tính đ ược vận tốc truyền sóng : v = f = . T D. SÓNG ÂM 1> Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn (Âm không truyền được trong chân không) 2> Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20000Hz. 3> Siêu âm : sóng âm có tần số trên 20 000Hz 4> Hạ âm : sóng âm có tần số dưới 16Hz 5>Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm. 6> Môi trường truỵền và vận tốc truyền âm: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường. * Chú ý: +Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tốc đô truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi con tần số của âm thì không thay đổi. + Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len, ... Những chất đó được gọi là chất cách âm. 7> Cường độ âm : Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuô ng góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian; đơn vị W/m2. I I 8> Mức cường độ âm: Đại lượng L(dB) =10 lg hoặc L(B) = lg với I0 là cường độ âm chuẩn (thường I0 I0 lấy chuẩn cường độ âm
- I0 = 10-12W/m2 với âm có tần số 1000Hz) gọi là mức cường độ âm của âm có cường độ I. Đơn vị của mức cường độ âm là ben (B). Trong thực tế người ta thường dùng ước số của ben là đêxiben (dB): 1B = 10dB. 9> Họa âm- đồ thị dao động âm: Khi một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0, 3f0, ... có cường độ khác nhau. Âm có tần số f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất, các âm có tần số 2f0, 3f0, … gọi là các họa âm thứ 2, thứ 3, … Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm. Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau. Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó. 10> Các đặc tính vật lý: Về phương diện vật lí, âm được đặc trưng bằng tần số, cường độ (hoặc mức cường độ âm) và đồ thị dao động của âm. 11> Đặc trưng sinh lí của sóng âm * Ba đặc trưng sinh lí của sóng âm là: độ cao, độ to và âm sắc, - Độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm. - Độ to của âm là đặc trưng liên quan đến mức cường đô âm L. - Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn khác nhau. Âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm. Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ của các hoạ âm. * Giới hạn nghe của tai người + Do đặc điểm sinh lí của tai, để âm thanh gây đ ược cảm giác âm, thì cường độ âm phải lớn hơn một giá trị cực tiểu nào gọi là ngưỡng nghe. Ngưỡng nghe thay đổi theo tần số củ a âm. + Khi cường độ âm lên tới 10W/m2 ưng với mức cường độ âm 130dB thì sóng âm với mọi tần số gây cho tai ta cảm giác nhức nhối, đau đớn. Giá trị cực đại của cường độ âm mà tai ta có thể chịu được gọi là ngưỡng đau. Ngưỡng đau ứng với mức cường độ âm là 130dB. TRẮC NGHIỆM SỰ TRUYỀN SÓNG 1>Hãy chọn câu đúng. A. Sóng là dao động và phương trình sóng là phương trình dao động. B. Sóng là dao động và phương trình sóng là phương trình khác dao động. C. Sóng là sự lan truyền của dao động, nhưng phương trình sóng là phương trình dao động. D. Sóng là sự lan truyền của dao động và phương trình sóng cũng khác phương trình dao động. 2> Hãy chọn câu đúng. Sóng ngang không truyền được trong các chất A. rắn, lỏng và khí B. rắn và lỏng C. rắn và khí D. lỏng và khí 3>Hãy chọn câu đúng.Sóng dọc không truyền được trong A. kim loại B. nước C. không khí D. chân không 4> Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học? A. Sóng âm truyền được trong chân không. B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng. D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng. 5> Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. C. Sóng cơ không truyền được trong chân không. D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng
- 6> Hãy chọn câu đúng.Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v , bước sóng , chu kì T và tần số f của sóng: A. = B. C. D. 7> Một nguồn dao động đặt tại điểm A trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = acos ωt . Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách A một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi tru yền đi thì phương trình dao động tại điểm M là A.uM = acos t B. uM = acos(t x/) C. uM = acos(t + x/) D. uM = acos(t 2x/) 8> Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng tru yền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM(t) = acos2ft thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là A. u0 = acos2π(ft d/) B. u0 = acos2π(ft + d/) C. u0 = acos π(ft d/) D. u0 = acosπ(ft + d/) 9> Một sóng cơ học có bước sóng λ tru yền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha Δϕ của dao động tại hai điểm M và N là A. = B. = C. = D. = 10> Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng. A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. không đổi D. giảm 2 lần 11> Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào: A. năng lượng sóng B. tần số dao động C. môi trường truyền sóng D. bước sóng 12> Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60m/s, thì bước sóng của nó là bao nhiêu? A. 1m B. 2m C. 0,5m D. 0,25m 13> Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng 0,25 m. Tần số của sóng đó là A.440 Hz B.27,5 Hz C.50 Hz D.220 Hz 14> Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc 320m/s, bước sóng 3,2m. Chu kì của sóng đó là : A. T=0,01s B. T=0,1s C. T=50s D. T=100s 15> sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau A. 3,2m. B. 2,4m C. 1,6m D. 0,8m. 16> Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là : A. v=1m/s B. v=2m/s C. v=4m/s D. v=8m/s 17> Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = acos20t(cm) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng ? A. 20 B. 40 C. 10 D. 30 18> Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = cos (20t-4x) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng này trong môi trường trên bằng A. 5 m/s. B. 50 cm/s. C. 40 cm/s D. 4 m/s.
- 19> Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc B. rad. C. 2 rad. A. rad. D. rad 20> Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng x có phương trình dao động uM= 4cos(200πt - 2πx/) cm. Tần số của sóng là : A. f=200Hz B. f=100Hz C. f=100s D. f=0,01s 21> Cho một sóng quang có phương trình sóng là u=8sin2( mm trong đó x tính b ằng cm, t tính bằng giây. Chu kì của sóng là : A. T=0,1s B. T=50s C. T=8s D. T=1s 22> Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u=8sin2( mm trong đó x tính b ằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là : A. =0,1m B. =50m C. =8m D. =1m 23> Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80cm. Vận tốc truyền sóng trên đây là : A. x=400cm/s B. x=16cm/s C. x=6,25cm/s D. x=400m/s GIAO THOA SÓNG 1> Hai nguồn phát sóng nào dưới đây là hai nguồn kết hợp?Hai nguồn có A. cùng tần số. B. cùng biên độ dao động. C. cùng pha ban đầu. D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian. 2> Hai nguồn đồng bộ là hai nguồn dao động cùng phương , A. cùng biên độ, cùng tần số B. cùng biên độ, cùng pha C. cùng chu kỳ, cùng pha D. cùng chu kỳ, ngược pha 3>.Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng: A. một bội số nguyên của bước sóng. B. một bội số chẳn của bước sóng. C. một bội số lẻ của bước sóng. D. một bội số nguyên của nửa bước sóng. 4>.Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng: A. một bội số nguyên của nửa bước sóng. B. một bội số chẳn của bước sóng. C. một bội số lẻ của nửa bước sóng. D. một bội số nguyên của nửa bước sóng. 5> Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại ( hoặc hai cực tiểu ) liên tiếp nằm trên đường nối tâm sóng bằng bao nhiêu? A. bằng hai lần bước sóng B. bằng một bước sóng C. bằng một nửa bước sóng D. bằng một phần tư bước sóng 6> Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách một cực đại và một cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối tâm sóng bằng bao nhiêu? A. bằng hai lần bước sóng B. bằng một bước sóng C. bằng một nửa bước sóng D. bằng một phần tư bước sóng 7> Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nướ c thì dao động tại trung điểm của đoạn S1 S2 có biên độ A.cực đại B.cực tiểu C.bằng a/2 D.bằng a 8> Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, cùng pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan tru yền trên mặt nước không đổi trong quá trình tru yền sóng. Phần tử nước thuộc trung trực của đoạn AB A. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn. B. dao động với biên độ cực đại. C. không dao động. D. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn.
- 9> Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nướ c dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động A. lệch pha nhau góc /3 B. cùng pha nhau C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc /2 10> trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn đồng bộ, số đ ường cực đại trên mặt nước là A. số chẳn B. số lẻ C. số nguyên D. số bán nguyên 11> Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 50Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối tâm dao động là 2mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. =1mm B. =2mm C. =4mm D. =8mm 12> Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 100Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối tâm dao động là 4mm. Vận tốc sóng trên mặt là bao nhiêu? A. v=0,2m/s B. v=0,4m/s C. v=0,6m/s D. v=0,8m/s 13> Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi tro ng quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng A. 2,4 m/s. B. 1,2 m/s. C. 0,3 m/s. D. 0,6 m/s. 14> Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp a,B dao động với tần số 20Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. v=20cm/s B. v=26,7cm/s C. v=40cm/s D. v=53,4cm/s 15> Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp a,B dao động với tần số f=16Hz. Tại một điểm M cách A và B những khoảng d1=30cm; d2=25,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu? A. v=24m/s B. v=24cm/s C. v=36m/s D. v=36cm/s 16> Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc tru yền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là A. 11. B. 8. C. 5. D. 9. 17> Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2= 9,6cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2? A. 8 gợn sóng B. 14 gợn sóng C. 15 gợn sóng D. 17 gợn sóng SÓNG DỪNG 1> Hãy chọn câu đúng. Sóng phản xạ A. luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. B. luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ. C. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản cố định. D. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản tự do. 2> Hãy chọn câu đúng. Sóng phản xạ A. luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. B. luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ. C. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản cố định. D. Cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản cố định. 3> Hãy chọn câu đúng. Sóng dừng là A. sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.
- B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường. C. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ tuyền trên cùng một phương D. sóng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định. 4> Hãy chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng. B. độ dài của dây. C. hai lần độ dài của dây. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng. 5> Hãy chọn câu đúng.Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây phải bằng A. một số nguyên lần của bước sóng B.một số nguyên lần của nửa bước sóng. C.một số lẻ lần của nửa bước sóng D.một số lẻ lần của bước sóng. 6> Hãy chọn câu đúng.Để tạo một hệ sóng dừng trên dây với một đầu cố định còn đầu kia tự do thì độ dài của dây phải bằng A. một số lẻ lần của một phần tư bước sóng bước sóng B.một số nguyên lần của một phần tư bước sóng bước sóng C.một số lẻ lần của nửa bước sóng D. một số lẻ lần của nửa bước sóng 7> Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng. B. một bước sóng. C. nửa bước sóng. D. hai bước sóng. 8> Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng. B. một bước sóng. C. nửa bước sóng. D. hai bước sóng 9> Hãy chọn câu đúng.Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau bằng A. một bước sóng. B. nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng D. hai lần bước sóng. 10> trong hiện tượng sóng dừng tại vật cản cố định A. là nút sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó cùng pha B. là nút sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó ngược pha nhau C. là bụng sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó cùng pha D. là bụng sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó ngược pha nhau 11> trong hiện tượng sóng dừng tại vật cản tự do A. là nút sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó cùng pha B. là nút sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó ngược pha nhau C. là bụng sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó cùng pha D. là bụng sóng vì sóng tới và sóng phản xạ tại đó ngược pha nhau 12> Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là a. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng A.a/2 B.0 C.a/4 D.a 13> Khi có sóng dừng trên dây có chiều dài l với hai đầu dây cố định thì bước sóng dài nhất trên dây là A. l B.2l C. l/2 D. l/4 14> Trên một sợi dây có chiều dài l , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là A. v/2 l B. v/4l C. 2v/ l D. v/l 15> Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động. B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây đều vẫn dao động. C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. 16> Một sợi dây dài 1m, hai đầu cố định và rung với hai múi thì bước sóng của dao động la bao nhiêu? A. 1m B. 0,5m C. 2m D. 0,25m 17>Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, ngườ i ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng tru yền trên dây bằng 100 Hz, vận tốc tru yền sóng trên dây là
- A. 50 m/s B. 100 m/s C. 25 m/s D. 75 m/s 18> Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là : A. 60 m/s B. 80 m/s C. 40 m/s D. 100 m/s 19> Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thờ i gian giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Vận tốc tru yền sóng trên dây là A. 8 m/s. B. 4m/s. C. 12 m/s. D. 16 m/s. SÓNG ÂM - ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM- ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM 1>Hãy chọn câu đúng.Người có thể nghe được âm có tần số A. từ 16Hz đến 20 000Hz. B. từ thấp đến cao. C. dưới 16Hz D. trên 20 000Hz. 2> Chỉ ra câu sai.Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể cùng A. tần số B. cường độ C. mức cường độ D. đồ thị dao động âm 3> Hãy chọn câu đúng.Cường độ âm được xác định bằng A. áp suất tại một điểm trong môi trường mà sóng âm truyền qua. B. biên độ dao động của các phần tử của môi trường (tại điểm mà sóng âm truyền qua). C. năng lượng mà sóng âm chuyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị điện tích (đặt vuông góc với phương truyền sóng). D. cơ năng toàn phần của một thể tích đơn vị của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua. 4> Sóng siêu âm A. truyền được trong chân không. B. không truyền được trong chân không. C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước. D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt. 5> Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì A. tần số và bước sóng đều thay đổi. B. tần số tha y đổi, còn bước sóng không thay đổi. C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi. D. tần số và bước sóng đều không thay đổi. 6> Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì A. chu kì của nó tăng. B. tần số của nó không thay đổi. C. bước sóng của nó giảm. D. bước sóng của nó không thay đổi. 7> Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm. C. hạ âm. D. siêu âm 8> Mức cường độ âm được tính bằng công thức A. L(dB) = lg B. L(dB) =10lg . C. L(dB) =10lg D. L(B) = 10lg . 9>Đại lượng đo bằng năng lượng sóng âm truyền trong một đ ơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng là A.biên độ âm B.mức cường độ âm C.cường độ âm D.độ to của âm 10>. Độ cao của âm là đặc tính sinh lí gắn liền với : A. Vận tốc truyền âm B. Biên độ âm C. Tần số âm D. Năng lượng âm 11>.Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm gắn liền với : A. tốc độ âm B. đồ thị dao động âm C. Bước sóng D. Bước sóng và năng lượng âm 12>.Độ to của âm là một đặc tính sinh lí gắn liền với
- A. Vận tốc âm B. Bước sóng và năng lượng âm C. mức cường độ âm D. tốc đô âm và bước sóng 13>Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định C. Độ cao của âm là một đặc tính sinh lý của âm D. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm 14> cảm nhận được âm thanh khác nhau của các nốt nhạc Đô, Rê. Mi, Fa, Sol, Fa, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này có A. cường độ âm khác nhau. B. biên độ âm khác nhau. C tần số âm khác nhau. D. âm sắc khác nhau. 15> Hai âm cùng độ cao, có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau A. Cùng biên độ B.Cùng bước sóng trong 1 môi trường. C. Cùng tần số và bước sóng. D. Cùng tần số. 16> Âm thanh do hai nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về: A.Độ cao B.Độ to C. Âm sắc D. Cả A, B, C đều đúng. 17> Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là : A. f=85Hz B. f=170Hz C. f=200Hz D. f=255Hz 18> Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ đ ược sóng cơ học nào sau đây? A. Sóng cơ học có tần số 10Hz B. Sóng cơ học có tần số 30Hz C. Sóng cơ học có chu kì 2,0s D. Sóng cơ học có chu kì 2,0s 19> Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ A. giảm 4,4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 4,4 lần D. tăng 4 lần 20> Một sóng âm có tần số 450Hz lan truyền với vận tốc 360m/s trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau 1m trên một phương truyền sóng là : A. =0,5 (rad) B. =1,5 (rad) C. =2,5 (rad) D. =3,5 (rad) 21> khi cường độ âm tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm sẽ tăng thêm A. 2dB B. 20dB D. 100dB D. 10dB 22 Chọn câu trả lời đúng: Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là: D. W/m2 B. Đềxiben (dB) A. Ben C. J/s 23> Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là: A. f0. B. 2f0. C. 3f0. D. 4f0. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn