intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKI (PHẦN 3)

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

185
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 21: Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ? a) Từ mượn: Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,....mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Vịêt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt) Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKI (PHẦN 3)

  1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKI (PHẦN 3) Câu 21: Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ? a) Từ mượn: Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,....mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Vịêt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt) Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,.. Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồ m trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. b) Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
  2. Câu 22: Từ mượn và từ thuần Việt khác nhau như thế nào? Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. Còn từ mượn là những từ mà chúng ta phải vay mượn từ các tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, ….trong đó một bộ phận từ mượn phong phú và quan trọng nhất trong tiếng Việt được mượn từ tiếng Hán. Câu 23: Tại sao tiếng Việt lại vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài? Nếu không vay mượn thì tiếng Việt gặp khó khăn gì? Vay mượn là một hiện tượng tất yếu của các ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm giàu cho tiếng mình. Tiếng Việt đã vay mượn từ ngữ của một số ngôn ngữ nước ngoài và Việt hóa chúng thành một bộ phận trong vốn từ tiếng Việt. Nếu không vay mượn từ ngữ nước ngoài, tiếng Việt phải tự tạo ra từ mới để diễn đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệ m mới xuất hiện. Con đường này rất khó, nhất là khi tạo ra từ ngữ mới trong lĩnh vực khoa học. Câu 24: Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? Nêu cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
  3. a) Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc mốt số) địa phương nhất định. - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. b) Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. Câu 25: Nêu đặc diểm, công dụng từ tượng hình, từ tượng thanh? a) Đặc điểm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
  4. b) Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Câu 26: Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ? 1) So sánh: - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: + Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh) + Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sư vật, sự việc nói ở vế A) + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh. + Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh) Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều: + Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt. + Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. - Có hai kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.
  5. - Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 2) Ẩn dụ: - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: + Ẩn dụ hình thức + Ẩn dụ cách thức. + Ẩn dụ phẩm chất. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 3) Nhân hóa: - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: + Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  6. + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. 4) Hoán dụ: - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệ m bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: + Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. + Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 5) Nói quá: - Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 6) Nói giảm, nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằ m tránh gây cả m giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 7) Điệp ngữ:
  7. Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 8) Chơi chữ: - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,.... làm câu văn hấp dẫn và thú vị. - Các lối chơi chữ thường gặp: + Dùng từ ngữ đồng âm + Dùng lối nói trại âm (gần âm) + Dùng cách điệp âm + Dùng lối nói lái. + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. - Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2