intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII (PHẦN 1)

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

418
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. Khởi ngữ là gì? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ chỉ quan hệ như: về, còn, với, đối với… - Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ. -Trước khởi ngữ có thể có hoặc dễ dàng thêm các quan hệ từ như: về, còn, với, đối với… - Có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với CN, VN hoặc thành phần nào đó trong câu. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII (PHẦN 1)

  1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII (PHẦN 1) Câu 1. Khởi ngữ là gì? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đế n trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ chỉ quan hệ như: về, còn, với, đối với… - Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ. -Trước khởi ngữ có thể có hoặc dễ dàng thêm các quan hệ từ như: về, còn, với, đối với… - Có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với CN, VN hoặc thành phần nào đó trong câu. - Công dụng: Nêu lên đề tài của câu. Câu 2. Nêu khái niệm các thành phần biệt lập?Tại sao các thành phần tình thái, gọi – đáp, cảm thán và phụ chú được gọi là thành phần biệt lập? a.Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
  2. - Chức năng của tình thái: + Tình thái thể hiện thái độ tin cậy đối với sự việc được nói tới như: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là ( độ tin cậy cao ) hình như, hầu như, dường như, có vẻ như…(chỉ độ tin cậy thấp) + Tình thái thể hiện ý kiến của người nói như: theo ý tôi, theo anh, theo ý ông ấy ,… + Tình thái cảm thán: thay, sao,… + Tình thái nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,… + Tình thái cầu khiến: nào, đi, với,… + Tình thái biểu thị sắc thái tình cảm như: à , ạ, hử, nhỉ, đây, đấy, nhé, cơ , mà… b. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, ngạc nhiên, mừng, giận…) c. Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. d.Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặcgiữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. * Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi – đáp và phụ chú không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
  3. Câu 3.Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản? Liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Câu 4.Thế nào là liên kết nội dung và liên kết hình thức? a. Liên kết nội dung: - Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn ( liên kết chủ đề ) - Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ( liên kết lô- gic) b. Liên kết hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: - Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
  4. - Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Câu 5.Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.( Nghĩa tường minh còn gọi là hiển ngôn ) Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. ( Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn ) Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí,… Câu 6.Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý? Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây: -Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. -Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý.
  5. Câu 7. Hãy nêu đặc điểm của danh từ? - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, kia, ấy đó,…ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. Câu 8. Nêu các loại danh từ? a. Danh từ chỉ đơn vị: -Danh từ chỉ đơn vị là những danh từ nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. -Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là: +Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ ) +Danh từ chỉ đơn vị quy ước: Gồm danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. b. Danh từ chỉ sự vật: Danh từ chỉ sự vật là những danh từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,…
  6. Câu 9. Hãy nêu đặc điểm của động từ? - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,…để tạo thành cụm động từ. - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ,động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,… Câu 10. Nêu các loại động từ chính? Trong Tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là: - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ). - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm ). Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ: + Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì? ) + Động từ chỉ trạng thái ( trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào? )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2