intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi Kỹ thuật môi trường

Chia sẻ: Trần Viết Hùng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

276
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Ôn thi Kỹ thuật môi trường bao gồm 11 câu hỏi môn Kỹ thuật môi trường kèm câu trả lời cụ thể, chi tiết. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các bạn sinh viên ngành Môi trường để ôn tập và chuẩn bị kiến thức cho thi cử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi Kỹ thuật môi trường

  1. Câu 1: trình bày khái niệm và chức năng của môi trường ? Trả lời Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người , có ảnh hưởng đén đời sống sản xuất , sự tồn tại , phát triển của con người và sinh vật Thành phần của môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất nước , không khí âm thanh ánh sáng , sinh vật , hệ sinh thái , và hình thái vật chất khác Các chức năng của môi trường : Có 5 chức năng cơ bản là - Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật : con người và thế giới sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một không gian môi trường . trong quá trình hình thành và phát triển của sinh giới , không gian sống không thay đổi về độ lớn .sự xuất hiện phát triển hay tuyệt chủng của các loài đều nằm trong phạm vi không gian hữu hạn của trái đất Đối với con người , không gian sống có những đặc thù riêng vì con người có khả năng tạo dựng thay đổi không gian sống của mình theo nhu cầu phát triển và chia thành các chức năng như xây dựng giao thông vận tải , sản xuất thương mại dịch vụ , khu vực tài nguyên thiên nhiên ,tài nguyên trí thức và khu vực sống của con người \ - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên : môi trường là nơi cung cấp cho con người và và các sinh vật khác nguồn thiên nhiên bao gồm tài nguyên tái tạo và tài nguyên không có khả năng tái tạo , bên cạnh đó môi trường còn là nơi chứa đựng thông tin trong tự nhiên mà con người cần khai thác , các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khí quyển thạch quyển , địa quyển và sinh quyển còn nguồn tài nguyên tri thức có trong trí quyển con người ttham gia khai thác tài nguyên nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống nhưng do khai thác không hợp lí nên đang có xu hướng làm tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt , tài nguyên tái tạo không phục hồi dẫn đén cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường . - Môi trường là nơi chứa đựng chất thải : trong các hoạt đọng của con người từ việc khai thác tài nguyên cho quá trình sản xuất đến việc tiêu dùng sản phẩm đều sinh ra phế thải có nhiều loại chất thải nhưng đều tập trung ở 3 dạng chính là thải rắn , khí thải và chất thải lỏng . các chất thải do con người tạo ra được đưa trở lại môi trường cung cấp tài nguyên nhờ các hoạt động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác chất thải sẽ trở thành các dạng ban đầu thành chu trình được gọi là khả năng của môi trường
  2. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất :sự phát sinh và phát triển phụ thuộc vào các thành phần môi trường như khí quyển , sinh quyển , thạch quyển , thủy quyển , trí quyển và các chức năng của chúng - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người : môi trường là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất , lịch sự tiến hóa của vật chất và sinh vật , lịch sử phát triển và văn hóa của con người . cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang các tính chất báo đọng sớm các nguy hiểm cho con người và thế giới sinh vật …như bão lũ , đọng đát , núi lửa . ngoài ra môi trường con lưu trữ và cung cấp đa dạng các nguồn gen - Câu 2: trình bày về ô nhiễm không khí ? *Các nguồn gây ô nhiễm không khí gồm : + nguồn ô nhiễm tự nhiên - Ô nhiễm do hoạt đọng của núi lửa , ô nhiễm do cháy rừng , ô nhiễm do bão cát , ô nhiễm do đại dương , ô nhiễm do thực vật, ô nhiễm do vi khuẩn –vi sinh vật , ô nhiễm do các chất phóng xạ , ô nhiễm do các nguồn gốc từ vũ trụ + nguồn ô nhiễm nhân tạo ; - Nguồn ô nhiễm do hoạt đọng công nghiệp - Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải - Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người • Các tác nhân gây ô nhiễm : các chất gây ô nhiễm không khí thường để chỉ các phần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt đọng của con người và gây tác hại tới sức khỏe tới con người và các hệ sinh thái khác nhau . có các chất ô nhiễm chính bao gồm; -các loại oxit như NO2, NO ,SO2,CO,H2S… Các hợp chất flo Các chất tổng hợp Các chất lơ lửng như bụi rắn bụi lỏng , bụi vi sinh vật , muội , khói sương mù … Các chất bụi nặng , bụi đất , đá , bụi kim loại như đồng , chì m sắt…. Khí quang như ozon,FAN,FB2N… Các chất ô nhiễm phóng xạ , ô nhiễm nhiệt , ô nhiễm tiếng ồn Câu 3: trình bày khái niệm và các thành phần của hệ sinh thái , cho ví dụ -Khái niệm: hệ sinh thái là tổ hợp các quần xã sinh vật với môi trường vật lí mà quần xã ở đó tồn tại ở đấy các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng
  3. -Thành phần hệ sinh thái : + sinh vật sản xuất : là những sinh vật tự dưỡng bao gồm các loại thực vật có màu và một só nấm . vi khuẩn có khả năng quang hợp…..chúng là nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để để nuôi sống chính những sinh vật sản xuất sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật và con người +sinh vật tiêu thụ là những sinh vật dị dưỡng bao gồm các động vật và vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ sinh vật sản xuất +sinh vật phân hủy bao gồm các vi khuẩn và nấm , chúng phân hủy các phế thải và xác chết của các sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ +môi trường bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái của sinh cảnh như đát nước , không khí , tiếng ồn Vd: hệ sinh thái ao hồ các chất vô sinh : là các thành phần hữu cơ và vô cơ H2O,CO2, muối ,N2.. và các chất dinh dưỡng khác Ca,P,K.. sinh vật sản xuất :thực vật như tảo, bèo thực vật nổi trên mặt sinh vật tiêu thụ : gồm các đọng vật ấu trùng , côn trùng , tôm , cua , cá…ăn trực tiếp thực vật hoặc xác bã đọng vật.. sinh vật phân hủy: như vi khuẩn nước trùn chỉ , nấm .. câu 4:trình bày mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ? trong quá trình tiến hóa của sinh giới phát triển được hiểu như sự thay đổi để thích nghi với điều kiện sống và bảo tồn , duy trì những đặc điểm có lợi cho các thế hệ sau . có thể xem quá trình tiến hóa của hệ sinh giới trên trái đát là quá trình phát triển theo hướng có lợi cho hướng tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trên hành tinh chúng ta . trong lịch sử phát triển của các quốc gia đặc biệt là sau cách mạng công nghiệp , phát triển được đặt lên hàng đầu lấn át hết các yếu tố khác của quá trình phát triển như văn hóa , xã hội , môi trường ..vì vậy phát triển tự phát đã diễn ra thịnh hành , gây nên những hậu quả hết sức tai hại cho xã hội loài người và môi trường sinh thái trong thế kỉ 21 khi mà cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia ,giữa các khu vực kinh tế … đang diễn ra ngày càng gay gắt khốc liệt thì khuynh hướng phát triển bằng mọi giá thì vẫn được các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng >>>>>>>>hi sinh môi trường dẫn đén hậu quả là môi trường bị suy thoái , cơ sở của phát triển bị thu hẹp ,tài nguyên thiên nhiên bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng mặt khác các nước kém phát triển lại tăng rất nhanh >>>nghèo đói , phá vỡ cân bằng sinh thái , suy thoái môi trường và khai thác cạn kiệt tài nguyên tiêu biểu là 1 số nước châu phi như xomali,etiopia,…còn ở các nước phát triển thì việc bảo vệ tài nguyên thiê nhiên đã và đang được ưu
  4. tiên .vì hậu quả của nó đã tác đọng mạnh mẽ vào kinh tế xã hội con người nên bắt buộc các quốc gia phải đầu tư và bảo tồn , khôi phục lại.có thể thấy phát triển và môi trường là 2 mặt của một vấn đè thống nhất chứ không phải là mâu thuẫn với nhau nếu phát triển không chú trọng đén môi trường thì sẽ gây cạn kiệt suy thoái môi trường còn nếu bảo vệ tài nguyên thì đi ngược lại với quy luật phát triển .do đó ko thể đưa ra vấn đề chú trọng ‘’phát triển’’ hay ‘’môi trường’’ mà phải đưa ra quan điểm ‘’môi trường và phát triển ‘’ hai vấn đề này song song bổ trợ cho nhau . câu 5:cân bằng sinh thái là gì ? trình bày các tác động của con người tới hệ sinh thái cho ví dụ cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái , hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống . tác động của con người :loài người là một sinh vật tiêu thụ nhưng là sinh vật hết sức đặc biệt ăn mặc đi lại , học hành ,giải trí ..để đáp ứng nhu cầu này thì con người không ngừng khai thác tài nguyên >>.bất lợi cho hệ sinh thái đe dọa cuộc sống trên trái đất con người thời nguyên thủy thì hòa nhập cùng hệ sinh thái nhưng đến khi biết khai thác và sử dụng lửa thì họ bắt đầu phá hủy môi trường không tương ứng với số lượng của họ .họ dung lửa để săn bắt thú làm cho quần thể sinh vật bị xáo trộn và nhiều loài bị tuyệt chủng .ngoài ra còn việc hoạt đọng nông nghiệp làm cho có sự cạnh tranh giữa các động vật , tiêu diệt nhiều thảm thực vật nguyên thủy và vai trò của con người trong việc trồng trọt và chăn nuôi là nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng trong hệ sinh thái tự nhiên .từ đây dẫn đén sự ra đời của đô thị hóa công nghiệp hóa dẫn tới ảnh hưởng mạnh mẽ hơn . con người trong xã hội hiện đại thì tác động đến yếu tố sinh học : -gây ra sự cạnh tranh . vd năm 1859 người ta đem 12 đôi thỏ từ châu âu sang châu úc sau vài năm thì số lượng thỏ tăng quá nhanh và ăn hết cỏ của cừu khiến nông dân nuôi cừu ở đây phải làm hàng rào ngăn không cho thỏ vào trang trại của mình -làm tăng hoặc giảm số loài ăn thịt :năm 1900 người ta giết rất nhiều sói ở vùng Arizona, hoa kì làm số lượng hươu tăng nhanh>>gặm hết cỏ>>suy thoái môi trường trầm trọng Đem các cá thể mang mầm bệnh đến:năm 1800 người ta vô tình mang các hạt dẻ từ trung quốc qua mĩ . nhưng đặc tính của hạt dẽ trung quốc là sống chung với nấm còn hạt dẻ ở mĩ thì không dẫn đén chúng mắc bệnh và chết hàng loạt Tác đọng đén yếu tố vô sinh
  5. -gây ô nhiễm :ô nhiễm nước và không khí -làm hỏng các nguồn tài nguyên :nguồn nước ngầm nếu bị khai thác 1 cách vô thức thì cũng sẽ bị cạn kiệt -làm đơn giản hóa hệ sinh thái :vd như hoạt động đọc canh làm xuất hiện sâu rầy , bệnh hại gió , mưa và thời tiết khí hậu bất thường khác Câu 6:trình bày khái niệm và nội dung phát triển bền vững? Khái niệm:phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại , nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau Nội dung: -*về kinh tế :giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua việc thay đổi coong nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thay đổi lối sống , thay đổi nhu cầu tiêu thụ Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận nguồn tài nguyên mức sống dịch vụ y tế -xóa đói giảm nghèo -ccong nghệ sạch , sinh thái hóa công nghệ *về xã hộ nhân văn ổn định dân số , phát triển nông thôn để giảm sức ép vào đô thị, nâng cao học vấn xóa mù chữ, bảo vệ đa dạng văn hóa, bình đẳng giới .. *về môi trường:sử dụng có hiệu quả tài nguyên đặc biệt là tài nguyên không tái tạo ,phát triển không chịu quá ngưỡng của hệ sinh thái , bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ozon, kiểm soát giảm thiểu hiệu ứng nhà kính giảm xả rác thải khắc phục ô nhiễm .. Câu7:nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm , trình bày một số biểu hiện của nguồn nước ngầm bị ô nhiễm Nước ngầm là nguồn nước cung cấp sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới , do vậy ô nhiễm nguồn nước ngầm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người . các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm gồm: Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn , nhiễm phèn , hàm lượng mangan và một số kim loại cao Các tác nhân nhân tạo như nồng đọ kim loại nặng cao , hàm lượng NO3 , NO3,NH4..vượt tiêu chuẩn cho phép , ô nhiễm bởi vi sinh vật Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác , hạ thấp mực nước ngầm , lún đất , để hạn chế tác đọng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra thăm dò trữ lượng chất lượng nguồn nước ngầm , xử lí nước thaiir và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm Câu 8: trình bày hiệu ứng nhà kính ?
  6. Bức xạ từ bề mặt trái đất là song dài có năng lượng thấp dễ bị khí quyển giữ lại làm nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất tăng lên và do đó tăng nhiệt độ bề mặt trái đất , các tác nhân gây sự bức xạ sóng dài của khí quyển là CO2 ,bụi ,hơi nước,,CH4 ,CFC,NO2.hiện tượng này gọi là hiện tượng hiệu ứng nhà kính , các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ gọi là khí nhà kính .khi nồng độ của các khí nhà kính tăng do hoạt đọng tự nhiên và nhân tạo thì sự cân bằng nhiệt giữa năng lượng từ mặt trời và năng luuwongj phản xạ từ trái đất sẽ làm tăng nhiệt độ trái đất dẫn đén hàng loạt những biến đổi khác như thay đổi hệ sinh thái ,mực nước biển dâng cao do băng ở 2 bên tan chảy mà nguyên nhân chủ yếu là sự tăng khí co2 do hoạt động công nghiệp .từ đó nhiều dịch bệnh mới xuất hiện do hiệu ứng nhà kính dẫn đến trái đất ngày càng nóng lên nó ảnh hưởng đén hầu hết các sự sống trên trái đát . do vậy con ngưới cần ý thức bảo vệ chính cuộc sống của chính mình bằng cách ngày càng hạn chế sản xuất nhất là với việc mà tạo ra khí co2 nhiều …… Câu 9:nêu nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước mặt ? trình bày một số biểu hiện nguồn nước mặt bị ô nhiễm ? Nguyên nhân : do nước thải lên hệ sinh thái nước làm thay đổi nồng độ oxy trong nước . do thiếu hụt oxy trong nguồn nước nhiều loài thủy sinh như cá , tôm..không sống được . trong nước và trong lớp cặn lắng ở đáy sẽ diễn ra quá trình phân hủy yếm khí chất hữa cơ , giải phóng nhiều chất khí đọc như H2S,CH4.. gây ô nhiễm cho nguông nước và môi trường không khí . ngoài ra ở gần khu công nghiệp và thành phố lớn thường bị ô nhiễm kim loại nặng và các hóa chất độc hại nguyên nhân do xả nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí hoặc xử lí chưa đạt yêu cầu đặc biệt nước thải từ bệnh viện gây ô nhiễm vi sinh vật nhất .các thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón cũng là nguyên nhân gaay7 ô nhiễm nguồn nước mặt …. Câu 10 trình bày về hiện tượng suy giảm tầng ozon? Màn ozon chiếm khoảng 2/3 phía trên của tầng bình lưu tức cách mặt đất khoảng 20-40 km . tầng này là tấm màn che bảo vệ sinh vật khỏi bị gây hại bởi tia cực tím . sự sống trên trái đất này tùy thuộc vào sự tác động bảo vệ này của tầng ozon nếu không sự sống không thể tồn tại được . khi tia cực tím chạm vào các phần tử ozon nó sẽ cắt các phần tử này để tạo ra O và O2.tầng ozon được xem là cai ô bảo vệ loài người và thế giới khỏi tia tử ngoại vì nó có khả năng hấp thụ 90% tia tử ngoại từ bức xạ mặt trời . nếu O3 trong tầng bình lưu giảm 15% thì làm tăng 2% tia tử ngoại xuống trái đát . tia tử ngoại gây phá hủy mắt ,
  7. tăng ung thư da ,mưa axit….ngoài ra suy giảm tầng ozon còn làm cho hiệu ứng nhà kính với mưa axit trầm trọng hơn Nguyên nhân : do sử dụng chất freon, do hoạt đọng núi lửa , một số khí như CO,CH4,các máy bay siêu âm .phân đạm trong nông nghiệp … Biện pháp : sớm ngừng sản xuất và sử dụng hóa chất dạng Freon , nghiên cưú sản xuất các loại hóa chất khác thay thế các hóa chất dạng Freon , thay thế CFC bằng R134A Câu 11: trình bày chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất điện –điện tử và biện pháp giảm thiểu ? nhờ sự phát triển về khoa học và công nghệ, cuộc sống của con ng ười ngày nay có đủ trang thiết bị hiện đại được sản xuất hàng loạt từ các c ụm linh ki ện đi ện tử và nhựa tổng hợp, nhưng khi không còn được sử dụng nữa thì chính các lo ại máy móc hiện đại lại trở thành nguồn chất th ải rất độc h ại đ ối với môi tr ường. Rác thải điện tử đang là mối hiểm họa mà nhiều nước phải đối đầu, nh ất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, nguồn thải rác điện tử chủ yếu do doanh nghiệp điện tử trong nước nhập phế liệu từ nước ngoài về để tái chế hoặc do người dân sử dụng thải ra, cứ mỗi năm tăng trung bình 3 - 5%. Nhiều năm qua, mối nguy này đã được cảnh báo, nhưng đến nay việc quản lý và xử lý rác thải điện tử vẫn còn nhiều bất cập. Các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, máy in, đi ện thoại di động, đ ồ chơi đi ện tử... trở thành vật không thế thiếu trong cuộc sống hôm nay vì vô số ch ức năng và tiện ích do chúng mang lại đã quá rõ ràng. Do công nghệ thay đ ổi liên t ục, giá của các thiết bị điện tử rẻ hơn trước đây, nhưng vòng đời của chúng cũng ngắn hơn nhiều so với các thế hệ trước, hậu quả là lượng rác thải đi ện tử ngày càng tăng. Chỉ sau một thời gian sử dụng, có khi chưa hết tuổi thọ thì thi ết bị cũ đã b ị loại bỏ để thay bằng những thiết bị mới. Vòng đời của một chi ếc máy tính đã giảm từ sáu năm xuống còn hai năm, còn vòng đời của một chi ếc đi ện thoại di động chỉ dưới hai năm. Đó là nguyên nhân chính làm cho rác thải đi ện t ử ngày càng gia tăng đáng kể. có biện pháp quản lý lực lượng thu gom rác thải điện tử, Theo một kết quả điều tra, tổng lượng chất thải công nghiệp đi ện t ử trong toàn quốc lên tới khoảng 1.630 tấn/năm, bao gồm vụn kim loại, dây dẫn đi ện, bản mạch in hỏng, linh kiện hỏng, chất thải hàn... Những đồ điện tử tiêu dùng như tivi, máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị âm thanh, điện thoại… chiếm 2% trong tổng số toàn bộ rác thải. Dù xét về lượng thì nhỏ nhưng nguy cơ và mức đ ộ đ ộc hại c ủa những loại rác thải này lại rất đáng lo ngại. N ếu không đ ược xử lý đúng cách, những chất cực độc như chì (trong chân các linh kiện, dây cáp…), th ủy ngân (có trong bóng đèn tivi, màn hình LCD, plasma…), cadmium (trong pin, t ụ đi ện, biến thế…) từ rác thải điện tử có thể ngấm sâu vào lòng đất và mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và để lại những hậu họa khôn lường cho môi trường. Kể cả khi được đưa vào các trung tâm tái chế rác thải thì vẫn còn đó những rủi ro. Khi công nhân tháo rời các bộ phận để tái chế, những
  8. phần không thể tái chế bị bỏ ở những bãi rác ngoài trời, các hóa chất t ừ trong thiết bị sẽ rò rỉ ra, thấm vào đất, vào nguồn nước mặt và nước ngầm. Chưa kể việc hầu hết công nhân làm việc này đều theo cách thủ công, dùng búa, đèn xì, tay trần để lấy kim loại, thủy tinh và các chất liệu có thể tái chế khác mà không có thiết bị bảo hộ lao động. Nhiều loại rác thải, tro phát sinh từ việc đốt than bị đổ xuống các con kênh, mương, làm độc hại nước ngầm và nước gi ếng. Môi tr ường và sức khỏe của công nhân, của dân cư trong khu vực có rác thải đi ện t ử v ề lâu dài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có khi ảnh hưởng đến cả thế hệ sau. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng hầu hết rác điện tử như thiết bị điện gia dụng, nghe nhìn, đồ chơi điện tử, viễn thông, thiết bị điện tử y tế... đều có hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, giảm trí nhớ, phát sinh mầm bệnh ung thư... Trên thế giới, để đối phó với cuộc khủng hoảng rác đi ện tử, các t ổ ch ức quốc t ế và nhiều quốc gia đã đề ra những quy định bắt buộc về quản lý và x ử lý rác th ải độc hại rất nghiêm ngặt. Một trong những giải pháp giúp giải quyết tận gốc vấn đề rác thải điện tử là gắn trách nhiệm với nhà sản xuất. Bên cạnh đó, cũng cần áp dụng các công cụ kinh tế như đánh thuế chất thải, khuyến khích các c ơ sở sản xuất triển khai các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải r ắn đi ện t ử t ại nguồn. Hướng giải pháp khác cũng quan trọng không kém là xây dựng các cơ sở tái chế, xử lý rác thải điện tử tập trung để thu hồi kim loại và x ử lý ổn th ỏa các chất thải phát sinh trong quá trình tái chế. Về mặt cá nhân, mỗi người trước khi quyết định loại bỏ thiết bị điện tử đang sử dụng cần phải cân nhắc kỹ và luôn nhớ đến ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ hành tinh xanh này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2