intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi tốt nghiệp PTTH và luyện thi ĐH: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

158
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'ôn thi tốt nghiệp ptth và luyện thi đh: vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi tốt nghiệp PTTH và luyện thi ĐH: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

  1. Ôn thi tốt nghiệp PTTH và luyện thi ĐH: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên I/ Kiến thức chính 1/ Vị trí địa lí: + Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt tạo nên nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế đồng thời cũng có những khó khăn nhất định: - Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. - Nằm trong bán đảo Đông Dương khu vực ĐNÁ. - Ở vào khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi nổi của thế giới. 2/ Tài nguyên thiên nhiên: + Nước ta có tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú:
  2. - Tài nguyên khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa theo mùa, theo vĩ độ, theo cao độ. - Nguồn đất trồng phong phú, độ màu mỡ cao. - Quần thể sinh vật trên cạn và dưới nước phong phú. - khoáng sản dồi dào, nhiều loại có trữ lượng lớn và quý. II/ Câu hỏi Câu 1: Phân tích ưu thế và các hạn chế của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế. a/ Những ưu thế của vị trí địa lí: + Nước ta gồm phần diện tích đất liền (330 991 km2) và phần biển ( Biển Đông) rất rộng ( khoảng 1 triệu km2 ). + Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuận lợi phát triển cây trồng và vật nuôi nhiệt đới; đồng thời khí hậu có sự phân hóa với tính chất cận nhiệt đới là điều kiện để nuôi trồng các loại có nguồn
  3. gốc ôn đới. + Gắn với Biển Đông làm cho nước ta có nguồn gốc tài nguyên lục địa với những tài nguyên đại dương; Biển Đông với nhiều đảo, thềm lục địa rộng… rất giàu tiềm năng. + Vừa tiếp giáp đất liền vừa tiếp giáp biển tạo sự thuận lợi giao lưu quốc tế. + Ở vùng ĐNÁ một khu vực hoạt động kinh tế sôi động của thế giới , nước ta có nhiều điều kiện hội nhập và phát triển. b/ Hạn chế của vị trí địa lí: + Nước ta ở vào khu vực khí hậu có nhiều tai biến: lũ lụt, hạn hán, bão… gây nhiều khó khăn và tổn thất. + Ở trong một vùng chịu nhiều ảnh hưởng của các thế lực chính trị - xã hội, nước ta phải cảnh giác trước các âm mưu thù địch. Câu 2: Trình bày thế mạnh và những hạnc chế của tài nguyên thiên nhiên nước ta.
  4. a/ Thế mạnh của nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng và quý: + Tài nguyên đất: - Diện tích đất tự nhiên hơn 33,1 triệu ha với khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp, với các loại: + Đồng bằng có đất phù sa thích hợp cây lương thực… + Miền núi và cao nguyên là đất feralit đã phân hóa thành đất badan vàng đỏ, nâu, xám và đất đá vôi thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp… + Tài nguyên khí hậu: - Tính chất khí hậu nhiệt độ ẩm, gió mùa. + Nhiệt độ trung bình năm cao trên 23độ C, tổng lượng nhiệt hoạt động lớn từ 8000-10000 độ C, số ngày nắng từ 200- 240 ngày: độ ẩm và lượng mưa cao (1500mm – 2000mm)… là các điều kiện để đấy mạnh thâm canh, tăng vụ… trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới.
  5. + Khí hậu. + Tài nguyên nước: Có một hệ thống sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển cứ 20 km có một cửa sông, tạo nên tổng lượng nước sông của nước ta lớn ( 900 tỉ mét khối). Nguồn nước phong phúc cung cấp chủ động cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra nguồn thủy năng lớn( hơn 30 triệu kw), là một bộ phận giao thông. + Tài nguyên sinh vật: Phong phú về số lượngu và chủng loại, với một hệ thực và động vật trên cạn, dưới nước, trong biển như: - Có 12 nghìn loài động vật bậc cao và 650 loài rong biển. - Với hơn 300 loài thú, 200 loài cá nước ngọt, 2000 loài cá biển, 70 loài tôm… + Tài nguyên khoáng sản: - Rất phong phú, đã phát hiện gần 300 mỏ. - Khoáng sản giầu về chủng loại gồm các nhóm chính: khoáng sản
  6. năng lượng, khoáng sản kim loại đen và màu, khoáng sản phi kim loại. + Tài nguyên biển: Gắn với biển Đong nước ta có các tiềm năng lớn: - Nguồn lợi hải sản rất lớn, có nhiều loại ngon và quý. - Tạo điều kiện giao thông đường biển. - là tài nguyên cuả ngành du lịch. b/ Những hạn chế của tài nguyên thiên nhiên: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiều nhiễu động và tai biến đã gây nhiều khó khăn. + Hệ đất trồng ở miền núi và cao nguyên có độ dốc, dễ bị xói mòi, bạc màu; các diện tích đất phù sa chua và mặn chưa được cải tạo. + Tài nguyên lâm sản đã bị tổn thất nhiều, tỉ lệ diện tích của rừng che phủ thấp khoảng 31%. + Nguồn khoáng sản phân tán, nằm sâu dưới các tầng đất gây khó khăn trong khai thác.
  7. + Nguồn nước sông ngòi diễn ra theo mùa, mùa khô thiếu nước, mùa mưa dư nước gây ra lũ lụt. Câu 3: Trình bày về các nguồn tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản nước ta tương đối phaon phú về chủng loại, có cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại đen và kim loại màu, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng sản phi kim loại. a/ khoáng sản năng lượng: + than có đầy đủ các loại: - Than antraxit: vùng mỏ có trữ lượng lớn ở Quảng Ninh. - Than nâu: có trữ lượng lớn ở Lạng Sơn. - Than bùn: có trữ lượng lớn ở Cà Mau. - Than mỡ: ít, có trữ lượng nhỏ ở Thái Nguyên. + Dầu khí: - Các mỏ khí có trữ lượng lớn ở Thái Bình, Bạch Hổ, Lan Đỏ, Lan Tây.
  8. - Các mỏ dầu có trữ lượng lớn là : Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,ở Vũng Tàu ( trên thềm lục địa phía nam ). b/ Khoáng sản kim loại: + Kim loại đen: - Sắt: có trữ lượng lớn ở Yên Bái, Hà Tĩnh.. - Crôm: có trữ lượng lớn ở Cổ Định- Thanh Hóa. - Mangan: có trữ lượng lớn ở Thái Nguyên, ven biển miền Trung. + Kim loại màu: - Đồng: có trữ lượng lớn ở Lào Cai, Sơn La. - Vàng: có trữ lượng trung bình ở Bồng Miêu – Quảng Nam, Cao Bằng. - Thiếc: có trữ lượng lớn ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An. - Chì – kẽm: có trữ lượng lớn ở Tuyên Quang.
  9. - Bô xít: có trữ lượng lớn ở Cao Bằng, Lạng Sơn và nhiều tỉnh ở Tây Nguyên. c/ Khoáng sản vật liệu xây dựng: - Đá vôi để làm xi măng, có trữ lượng lớn ở miền Bắc, như Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, miền Nam có ở Hà Tiên. - Đất sét để làm xi măng: các mỏ có trữ lượng lớn cũng trùng ở những tỉnh có mỏ đá vôi. d/ Khoáng sản phi kim loại: Apatit có trữ lượng lớn ở Lào Cai. Phốt pho: chỉ có trữ lượng nhỏ ở Hà Tĩnh. Pirit: có trữ lượng lớn ở Phú Thọ. Garaphit: các mỏ có trữ lượng lớn ở Yên Bái, Quảng Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2