intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERN

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

François de Rose chủ toạ cuộc họp nhằm thiết lập một cơ sở tốt nhất ở châu Âu cho các nghiên cứu thí nghiệm nguyên tử và hạt. Trong bài này ông kể lại năm ngày đầy diễn biến đã thay đổi thế giới vật lý học. Là nhà ngoại giao trẻ Pháp mới bước vào lãnh vực ngoại giao, tôi đã hân hạnh đại diện cho nước tôi ở một ủy ban Liên Hiệp Quốc trong những năm cuối thập niên 1940. Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của nhà tài chánh và cố vấn của tổng thống Bernard...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERN

  1. Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERN François de Rose chủ toạ cuộc họp nhằm thiết lập một cơ sở tốt nhất ở châu Âu cho các nghiên cứu thí nghiệm nguyên tử và hạt. Trong bài này ông kể lại năm ngày đầy diễn biến đã thay đổi thế giới vật lý học. Là nhà ngoại giao trẻ Pháp mới bước vào lãnh vực ngoại giao, tôi đã hân hạnh đại diện cho nước tôi ở một ủy ban Liên Hiệp Quốc trong những năm cuối thập niên 1940. Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của nhà tài chánh và cố vấn của tổng thống Bernard Baruch và nhà vật lý J. Robert Oppenheimer , muốn Liên Hiệp Quốc được giao cho vai trò giám sát tất cả võ khí nguyên tử và năng lượng nguyên tử hiện có trên thế giới - gọi là kế hoạch Baruch. Kế hoạch thất bại, nhưng vì Pháp là một nước rất nhiệt tình ủng hộ, kế hoạch đã cho tôi cơ hội làm việc chung với Oppenheimer. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên để bàn luận về phương thức và chiến lược bảo vệ kế hoạch và chẳng bao lâu chúng tôi đã trở thành bạn Một hôm, Oppenheimer nói với tôi về một vấn đề khiến ông rất bận tâm. Ông nói đa số những nhà vật lý giỏi nhất của Mỹ, như ông, đã được huấn luyện và làm việc ở châu Âu trong những phòng thí nghiệm thời kỳ trước chiến tranh. Ông tin rằng
  2. các quốc gia châu Âu đã bị thiệt hại không còn nhiều tài nguyên để xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho ngành vật lý cơ bản. Ông cảm nghĩ là các nước châu Âu sẽ không thể giữ được vị trí dẫn đầu khoa học ti ên tiến nếu họ không gộp chung tài chánh và tài năng để hợp tác và xây dựng lại. Oppenheimer cũng tin rằng việc những nhà vật lý châu Âu phải qua Mỹ hay Liên Xô để làm nghiên cứu là “về cơ bản không lành mạnh”. Giải pháp, theo Oppenheimer, là tìm cách để các nhà vật lý châu Âu hợp tác với nhau. Khi ủy ban Liên Hiệp Quốc chấm dứt, tôi trở về Pháp, và mang ý tưởng này nói lại với ngoại trưởng của chúng tôi là Robert Schuman, một trong những người sáng lập ra Cộng đồng châu Âu (European Community). Schuman thích ý n ày và cho phép tôi, cùng với Francis Perrin, lúc đó là người đứng đầu Ủy ban Năng lượng nguyên tử của Pháp, tìm sự ủng hộ từ các đồng nghiệp ở các thủ đô châu Âu khác. Dần dần cái ý tưởng sau này sẽ phát triển thành CERN (Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire) bắt đầu thành hình. Chúng tôi đã gặp những đón nhận nhiều vẻ. Có khá nhiều ủng hộ, nhưng một số chính phủ và nhà khoa học cho là chương trình quá tốn kém ở thời điểm mà các công dân châu Âu đang bị đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng. Một số khác sợ rằng chương trình sẽ lấy bớt ngân quỹ của các phòng thí nghiệm riêng từng quốc gia – mà các phòng thí nghiệm này lại có thể ảnh hưởng đến chính chương trình, bởi vì sự thành công của hợp tác quốc tế cần các phòng thí nghiệm quốc gia được tài trợ tốt.
  3. Tuy vậy, đến năm 1950 ch ương trình đã đạt tính năng động khá lớn, và nhà vật lý Mỹ Isidor Rabi đã trình bày ý tưởng này đến các nước hội viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ở một buổi họp ban đầu tại Firenze (Florence), Ý. Sau đó, một cuộc họp tiếp theo tại tổng hành dinh UNESCO ở Paris được dự định ngày 17 tháng Chạp 1951, hôm đó sẽ tranh luận trên ý tưởng về chương trình và thảo luận chi tiết thêm. Quan điểm từ chủ tịch chương trình Tôi đã được đề nghị làm chủ tịch cho buổi họp có lẽ quan trọng nhất trong lịch sử của CERN. Các nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 20 đều tham dự. G. P. Thomson đại diện cho Vương quốc Anh, Francis Perrin đại diện Pháp, Werner Heisenberg đại diện Đức và Jacob Bielsen và Niels Bohr đại diện Đan Mạch. Tổng cộng có 21 nước gởi các đại biểu, cũng như bốn tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng châu Âu (Council of Europe) và Hội đồng Quốc tế các Liên hiệp Khoa học, International Council of Scientific Unions (mà ngày nay gọi là Hội đồng Khoa học quốc tế, International Council for Science). UNESCO do nhà vật lý Pierre Auger đại diện. Các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi: Có thật sự l à châu Âu cần một trung tâm mới và thường trực cho nghiên cứu thực nghiệm, hay tốt hơn là các nhà khoa học nên hợp tác tại những phòng thí nghiệm đã có ở châu Âu? Một trung tâm nghiên cứu như thế sẽ cần bao nhiêu ngân quỹ để hoạt động?. Chính phủ nào sẽ sẵn sàng đóng góp chi phí, và hứa hẹn đóng góp bao nhiêu? Những bất đồng ban đầu chẳng bao lâu
  4. sau thành công khai, vì Đức và Vương quốc Anh, hai nước rất hệ trọng mà chương trình cần sự ủng hộ, biểu lộ rõ sự hoài nghi. Auger mở đầu bằng lời cám ơn Hoa kỳ đã đề nghị ý tưởng chương trình đến UNESCO. Thomson tiếp đó đứng lên nói, và theo biên bản tường trình chính thức của buổi họp, ông đã đi thẳng vào vấn đề: “Nước Anh, từ lúc chiến tranh, đã đầu tư một số tiền rất lớn trong vật lý nguyên tử và nhất là cho các máy móc lớn. Trong tình trạng tài chánh eo hẹp hiện nay, những chi phí lớn của Anh thêm vào cho vật lý nguyên tử sẽ không được ủng hộ. Phải nhớ rằng còn có những ngành khoa học khác đắt tiền cũng đang đòi hỏi tài chánh của chúng tôi.” Thomson, thay vào đó, ủng hộ ý kiến cho là các nhà vật lý châu Âu nên hợp tác dùng các phương tiện hiện có. Điều này có lợi điểm là các nhà vật lý có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức và không phải đợi nhiều năm cho đến khi một tru ng tâm mới được xây xong. Để chứng tỏ mình đề nghị nghiêm chỉnh, Thomson mời gọi sử dụng máy cyclotron 400MeV ở Đại học Liverpool, sắp ho àn tất. “Sự vĩ đại của một cơ chế không thể được đo chỉ bằng, hay ngay cả phần lớn bằng, độ cao của ngân sách,” ông kết luận. “Con người quan trọng hơn máy móc.” Sau đó, Steva Dedijer, đại biểu từ Nam Tư, phản biện: “châu Âu biết đào tạo con người một cách tuyệt vời. Nhưng con người không thể làm việc nếu không có máy móc. Và họ sẽ đi đến nơi nào có máy móc.”
  5. Về phần Pháp, Perrin nói rằng sự thiếu thốn máy mạnh h ơn trong lãnh vực vật lý hạt cơ bản sẽ có ảnh hưởng “thiệt hại cho các nước châu Âu và những khía cạnh văn minh mà họ đại diện”. Ông nhắc nhở hội nghị là các nhà khoa học gia châu Âu sẽ sang Mỹ nếu họ không tìm được những phương tiện tốt ở châu Âu; và ông nói việc xây dựng một máy tương tự các máy đang được xây ở Mỹ sẽ “đi quá khả năng của bất cứ một nước nào ở châu Âu”. Perrin cho ý kiến là ngay cả nếu ý kiến về sự xử dụng phương tiện ở Vương quốc Anh được chấp thuận, cũng không nên đình trệ công trình xây dựng phòng thí nghiệm mới. Hồ sơ của buổi họp cho thấy sự ủng hộ có thế lực cho quan điểm của Thomson l à từ Heisenberg. “Nước chúng tôi đang trong tình trạng kinh tế rất là khó khăn và ở thời điểm này tôi không có quyền nhân danh chính phủ chúng tôi cam kết bất kỳ chi tiêu nào vào sự liên kết này”, ông nói. Ông cũng nhấn mạnh điểm quan trọng là bất kỳ kế hoạch nào cũng nên cho ra kết quả nhanh chóng và tốn ít nhất. “Chúng ta không nên chỉ cố gắng bắt chước một trong những máy lớn của Mỹ.”. Nielsen, đại diện cho Đan Mạch, đồng ý là những nhà nghiên cứu trẻ từ các nước kém phát triển khoa học ở châu Âu rất mong bắt đầu làm việc ngay trên bất cứ phương tiện thí nghiệm sẵn có nào. Tuy vậy khi hội thảo tiến triển, lần lần hiện rõ là có nhiều đại biểu ủng hộ khuynh hướng xây máy mới hơn là chống lại, và các đóng góp ủng hộ cụ thể bắt đầu đến. Sau cùng Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Bỉ và Nam Tư đã đồng ý đóng góp chung $151000 cho một nghiên cứu khả thi và Đan Mạch cũng nói là rất chắc sẽ tham dự. Đan
  6. Mạch cũng đề nghị thủ đô Copenhagen là một địa điểm có thể cho phòng thí nghiệm mới, trong khi Bỉ và Ý đề nghị thành phố Genève. CERN thành hình Hai tháng sau, 11 chính phủ châu Âu đồng ý thiết lập một hội đồng quản trị lâm thời và tên gọi CERN ra đời (viết tắt của Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire). Nhờ sự hảo tâm và tầm nhìn xa của Thụy Sĩ, tháng 10.1952 Genève đã được chọn làm địa điểm cho cơ sở phòng thí nghiệm, và vào tháng 7.1953 Hiệp ước CERN được phê chuẩn bởi 12 nước thành viên sáng lập: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Nam Tư. Máy cyclotron đầu tiên – năng lượng 600 MeV – đi vào hoạt động năm 1957. Hai năm sau, thêm máy proton synchrotron 28 GeV gia nhập, và trong một giai đoạn ngắn đó là máy gia tốc hạt có năng lượng cao nhất thế giới. Ngày nay, lúc CERN bước vào một giai đoạn mới đầy phấn khởi, thật đáng hồi tưởng lại nhiều nghịch lý trong giai đoạn thành lập tổ chức nổi tiếng này. Thí dụ như, tại hội nghị 1951, bất thường trong thời điểm đó là Vương quốc Anh ở một vị trí đối lập với những ý nguyện của Mỹ. Và cũng bất thường là sự kiện Hoa Kỳ ý thức mạnh hơn hẳn Anh về nhu cầu tăng cường nền khoa học châu Âu, một thành phần trọng yếu của nền văn hóa châu Âu.
  7. Mặc dầu trong những người sớm có ý kiến thành lập CERN bao gồm cả nhà vật lý tên tuổi người Pháp Louis de Broglie, đối với những người ủng hộ thành lập CERN thì nhấn mạnh đến đâu cũng không quá tầm quan trọng của sự kiện Hoa Kỳ đã đi đầu đề nghị ý này đến UNESCO - điều này làm khó khăn hơn nhiều cho những ai khác ở châu Âu muốn chống lại. Nhưng sự ủng hộ của Mỹ cho sự ra đời của CERN có lẽ đã làm cho chính những nhà vật lý Mỹ phải trả giá. Những năm sau này, những nhà làm chính sách ở Mỹ đã dùng sự hiện hữu của CERN như là lý do để từ chối các đòi hỏi từ cộng đồng khoa học Mỹ để xây dựng những máy năng lượng cao đắt tiền ở chính nước của họ. Rất ít người trong nhóm chúng tôi có mặt trong hội nghị tháng 12 năm 1951 ấy nghĩ rằng khi hội nghị kết thúc lại có đông nh ư thế những người biểu quyết chấp nhận mang ý tưởng CERN tiếp tục tiến tới. Chúng tôi bắt đầu buổi họp bằng nhiều phát biểu các ý kiến khác nhau, nhưng luôn giữ một tầm nhìn xa thống nhất về sự hợp tác rộng lớn hơn trong khoa học và cho một nền hòa bình bền vững trên lục địa của chúng tôi. Tầm nhìn xa ấy là điều cuối cùng đã ngự trị vững vàng. Nếu lúc ấy hội nghị thất bại, nếu lúc ấy các nhà khoa học và chính phủ không thể đi đến đồng ý về một chương trình hành động chung, thì sự thất bại sẽ còn được cảm nhận rộng hơn nhiều bên ngoài thế giới vật lý nguyên tử.
  8. Hội nghị đã thành công, và điều này cho phép tôi chấm dứt bài nói chuyện của chúng ta với nhận xét là: “nếu trong các nhà ngoại giao ít có nhà khoa học, thì rõ ràng trong các nhà khoa học có nhiều nhà ngoại giao.” François de Rose François de Rose chủ toạ hội nghị do UNESCO tổ chức tại Paris từ 17 đến 21 tháng mười hai 1951. Ông là chủ tịch hội đồng CERN từ năm 1959 đến 1962 và là đại sứ Pháp trong khối NATO từ năm 1970 đến 1975. Ông là tác giả sách ‘La France et la defense de l’ Europe’ (Seuil, 1976), b ản dịch Anh ngữ là ‘European security and France’ (MacMillan, 1984).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2