Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ - GIẢI PHÁP HỮU HIỆU<br />
CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM<br />
Đỗ Linh Hiệp*, Lê Thị Tuyết Hoa**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Để tiến tới mục tiêu xây dựng Việt Nam thành quốc gia theo tôn chỉ dân giàu, nước mạnh, xã<br />
hội công bằng văn minh, trước hết chúng ta phải hiện thực hóa được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo<br />
bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong cộng đồng xã hội. Có thể tiến hành bằng nhiều<br />
giải pháp và một trong những giải pháp được coi là hữu hiệu nhất, đó chính là thông qua việc đẩy<br />
mạnh phát triển hoạt động Tài chính vi mô. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, cũng như<br />
thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, muốn xử lý tận gốc tình trạng đói nghèo, phải ngăn chặn<br />
được đói nghèo mới xuất hiện thêm cũng như tái đói nghèo trở lại.<br />
Trong những năm qua hoạt động tài chính vi mô của Việt Nam đã có những đóng góp đáng<br />
kể vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên so với yêu cầu và tiềm năng phát triển, lĩnh vực tài<br />
chính vi mô cần có những giải pháp hữu hiệu, nhằm khắc phục những hạn chế về mọi mặt, để có thể<br />
phát triển mạnh mẽ hơn cả chiều rộng và chiều sâu, nhằm vươn lên góp phần hoàn thành tốt trọng<br />
trách xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.<br />
Thông qua nội dung bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một số thông tin hữu<br />
ích xoay quanh chủ đề tài chính vi mô gắn với hoạt động xóa đói giảm nghèo; đồng thời nhận được<br />
nhiều ý kiến trao đổi với mục tiêu xây dựng và phát triển hoạt động tài chính vi mô Việt Nam an<br />
toàn, bền vững, để có thể đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: Tài chính vi mô; xóa đói giảm nghèo, Việt Nam<br />
<br />
MICROFINANCE DEVELOPMENT - EFFECTIVE SOLUTIONS FOR<br />
SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION IN VIETNAM<br />
ABSTRACT<br />
Towards the goal of building Vietnam into a country under the principles of a prosperous<br />
people, a strong country and an equitable and civilized society, first of all we must realize hunger<br />
eradication, sustainable poverty reduction, narrowing the rich-poor gap in the social community.<br />
Can proceed with multiple solutions, and one solution is considered the most effective, it is through<br />
the development of activities promoting microfinance. The experience of countries in the world,<br />
as well as practical Vietnam last time shows, want to handle the root of poverty, must prevent new<br />
poverty as well as re-appeared back poverty.<br />
*<br />
<br />
PGS,TS.Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương. Email: dlhiep@ktkt.edu.vn<br />
PGS,TS.Trường ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Email: hoa_letuyet@yahoo.com<br />
<br />
**<br />
<br />
54<br />
<br />
Phát triển tài chính . . .<br />
<br />
In recent years the microfinance activities of Vietnam has made significant contributions to<br />
the cause of poverty reduction.<br />
In recent years the microfinance activities of Vietnam has made significant contributions to<br />
the cause of poverty reduction.However compared to the requirements and potential for development,<br />
micro-finance sector should have effective measures in order to overcome the limitations in all<br />
aspects, to be able to grow stronger both width and depth in order to strive to fulfill the responsibility<br />
for sustainable poverty reduction in Vietnam.<br />
Through the content of this article, the writer hopes to provide some useful information<br />
around microfinance topics associated with poverty reduction activities;and received many<br />
opinions exchanges with the aim of building and developing microfinance operation Vietnam safe,<br />
sustainable, to be able to contribute more to the work of poverty reduction in Vietnam.<br />
Key words: Microfinance; poverty reduction, Vietnam<br />
<br />
1. TÀI CHÍNH VI MÔ - NGƯỜI BẠN<br />
ĐỒNG HÀNH VỚI XÓA ĐÓI GIẢM<br />
NGHÈO<br />
1.1. Xóa đói, giảm nghèo: Thành tựu<br />
bước đầu và những khó khăn thách thức<br />
Đói nghèo là một hiện tượng xã hội khách<br />
quan. Xây dựng xã hội dân chủ công bằng văn<br />
minh phải đi đôi với việc giảm thiểu mức độ<br />
đói nghèo trên mọi phương diện.<br />
Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, hạn chế<br />
phân hóa giầu nghèo đã và đang được coi là<br />
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong<br />
quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.<br />
Điều đó đã được xác nhận không chỉ thông<br />
qua nội dung các văn kiện đại hội Đảng, các<br />
chủ trương chính sách của cơ quan quản lý<br />
Nhà nước, điều hành Chính phủ mà nó cũng<br />
đã được ghi nhận thông qua những số liệu<br />
thống kê kết quả hoạt động này, bởi các tổ<br />
chức trong nước và quốc tế.<br />
Thật vậy, sau 10 năm nỗ lực thực hiện<br />
“chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa<br />
đói, giảm nghèo (2002-2013) và 5 năm thực<br />
hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính<br />
phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo<br />
nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo<br />
<br />
nhất trong cả nước (2008-2013)”, đất nước ta<br />
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong<br />
công tác xóa đói giảm nghèo.<br />
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua số<br />
liệu trong một Báo cáo đánh giá nghèo Việt<br />
Nam năm 2012, được công bố bởi tổ chức<br />
Ngân hàng Thế giới (World Bank), trong hai<br />
thập kỷ qua ở Việt Nam đã có hơn 30 triệu<br />
người thoát khỏi đói nghèo. Tình trạng nghèo<br />
đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60%<br />
hồi đầu những năm 1990, xuống còn 20,7%<br />
vào năm 2010.<br />
Cũng theo đánh giá gần đây nhất của một<br />
tổ chức Quốc tế - Tổ chức Nông lương Liên<br />
Hợp Quốc (FAO), thì Việt Nam là một trong<br />
số các quốc gia đạt được thành tích nổi bật<br />
trong việc giảm số người bị đói từ 46,9%<br />
(tương đương 32,16 triệu người) ở giai đoạn<br />
1990 – 1992 xuống chỉ còn 9% (tương đương<br />
8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 – 2012<br />
và đã đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên<br />
kỷ 1, hướng tới mục tiêu giảm một nửa số<br />
người bị đói vào năm 2015.<br />
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương<br />
binh và Xã hội, đến hết năm 2013, bình quân<br />
số hộ nghèo giảm 2% mỗi năm; các huyện<br />
55<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một<br />
năm. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa đồng<br />
đều và bền vững. Địa bàn các xã nghèo miền<br />
núi, vùng dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn<br />
cao, chiếm 50% trong tổng số hộ nghèo cả nước.<br />
Những thành tựu bước đầu đạt được trong<br />
công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian<br />
qua cần được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn<br />
nữa, nếu không nguy cơ tái đói nghèo sẽ có<br />
thể lại diễn ra, phá hủy những thành quả đã<br />
đạt được từ những cố gắng nỗ lực của toàn xã<br />
hội trong thời gian qua.<br />
Có thể điểm qua một số khó khăn thách<br />
thức chủ yếu mà công tác xóa đói giảm nghèo<br />
hiện nay đang phải đối mặt:<br />
Thứ nhất: Nhìn chung tình trạng đói<br />
nghèo ở nước ta đã được giải quyết cơ bản,<br />
song phần lớn những đối tượng đói nghèo còn<br />
lại (khoảng 70% số người nghèo ở thời điểm<br />
2010) hiện đang sinh sống ở những vùng sâu,<br />
vùng xa, người dân tộc thiểu số trong điều<br />
kiện môi trường tự nhiên và xã hội có nhiều<br />
khó khăn, với nhiều mặt hạn chế (trình độ học<br />
vấn, tình trạng sức khỏe, tài sản, môi trường<br />
kinh tế-xã hội…).<br />
Thứ hai: Tình trạng đói, nghèo quay trở<br />
lại diễn ra thường xuyên: Không ít người<br />
dân trước đây thuộc đối tượng xóa đói, giảm<br />
nghèo, sau thời gian nhận được sự hỗ trợ<br />
thiết thực từ các chương trình xóa đói, giảm<br />
nghèo đã vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Tuy<br />
nhiên, do những tác động rủi ro khách quan<br />
bất thường như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,<br />
biến đổi khí hậu, …làm nẩy sinh những khó<br />
khăn mới trong cuộc sống, có thể buộc họ<br />
lại trở về trạng thái nghèo đói ban đầu. Hay<br />
nói cách khác, họ lại trở về nhóm đối tượng<br />
tiềm tàng cần được xóa đói, giảm nghèo và<br />
từ đó góp phần tạo nguy cơ tiềm ẩn gia tăng<br />
đói, nghèo. Theo đánh giá của Bộ Lao động,<br />
<br />
Thương binh và Xã hội, “…Tỷ lệ hộ tái nghèo,<br />
phát sinh nghèo hàng năm còn cao. Bình quân<br />
cứ 3 hộ thoát nghèo thì có một hộ tái nghèo,<br />
phát sinh nghèo, bao gồm cả số hộ tái nghèo<br />
và phát sinh nghèo do hậu quả thiên tai, lũ lụt,<br />
dịch bệnh, do tách hộ”.<br />
Thứ ba: Trải qua một quá trình phấn đấu<br />
liên tục, Việt Nam được thế giới công nhận<br />
thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung<br />
bình. Điều này có ý nghĩa chính trị-xã hội rất<br />
lớn, song cũng đặt ra những thách thức mới<br />
đối với Việt Nam, xuất phát từ lý do nguồn hỗ<br />
trợ của các tổ chức Quốc tế cho nước nghèo<br />
sẽ không còn được duy trì với mức độ cao và<br />
thường xuyên như trước đây. Vì vậy, nguồn<br />
lực để chi cho hoạt động xóa đói, giảm nghèo<br />
chủ yếu sẽ trông chờ vào nguồn nội lực, từ<br />
nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong cộng<br />
đồng xã hội; trong đó nguồn lực tài chính từ<br />
nhà nước là chủ yếu. Tuy nhiên nguồn lực này<br />
vốn đã hạn hẹp, lại luôn trong tình trạng khó<br />
khăn: nợ công ngày càng cao, bội chi ngân<br />
sách lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu<br />
hướng giảm,… do vậy sẽ ảnh hưởng nhiều tới<br />
việc thực hiện tài trợ cho hoạt động này.<br />
Thứ tư: Công cụ trực tiếp chủ yếu và cũng<br />
là người bạn đồng hành trong công cuộc xóa<br />
đói giảm nghèo chính là các tổ chức tài chính<br />
vi mô (TCVM). Trong quá trình hoạt động, hệ<br />
thống các tổ chức này (bao gồm cả chính thức<br />
và bán chính thức) đã có nhiều đóng góp tích<br />
cực vào những thành tựu chung của sự nghiệp<br />
xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó hoạt động<br />
TCVM cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế,<br />
yếu kém cả trên phương diện quản lý vĩ mô và<br />
vi mô cần sớm được nghiên cứu khắc phục,<br />
tạo điều kiện cần thiết để hệ thống này có thể<br />
tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình, đóng<br />
góp tích cực trong sự nghiệp xóa đói giảm<br />
nghèo bền vững tại Việt Nam.<br />
56<br />
<br />
Phát triển tài chính . . .<br />
<br />
1.2. Phát triển tài chính vi mô - Giải pháp<br />
hữu hiệu cho xóa đói giảm nghèo bền vững<br />
Để tiến tới mục tiêu xây dựng Việt Nam<br />
thành quốc gia theo tôn chỉ dân giàu, nước<br />
mạnh, xã hội công bằng văn minh, trước<br />
hết chúng ta phải hiện thực hóa được mục<br />
tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, thu hẹp<br />
khoảng cách giàu-nghèo trong cộng đồng xã<br />
hội. Muốn vậy, ngoài sự quan tâm lãnh đạo<br />
của Đảng, triển khai thực hiện các giải pháp<br />
đồng bộ của Nhà nước, sự đồng thuận hưởng<br />
ứng của cả cộng đồng xã hội, với những động<br />
thái khác nhau như: sự nỗ lực vươn lên của<br />
bản thân người nghèo, hộ nghèo; sự chia sẻ,<br />
đóng góp hỗ trợ tài lực của các tổ chức và<br />
cá nhân người giầu,… điều có ý nghĩa hết<br />
sức quan trọng, đó là cần có những giải pháp<br />
hữu hiệu để một mặt xử lý tận gốc tình trạng<br />
đói, nghèo đang tồn tại; hạn chế việc nẩy sinh<br />
những trường hợp đói nghèo mới xuất hiện<br />
trong cộng đồng và mặt khác ngăn chặn hiện<br />
tượng tái đói, nghèo có khả năng xuất hiện trở<br />
lại thường xuyên trên diện rộng.<br />
Để tìm hiểu vấn đề này ta hãy bắt đầu từ<br />
một câu chuyện đơn giản. Trong dân gian<br />
người ta thường hay nhắc tới một hình tượng<br />
khá lý thú, để nói về cách xử lý khôn khéo<br />
trong tình huống, khi muốn hỗ trợ người nào<br />
đó vượt qua đói nghèo một cách hiệu quả, bền<br />
vững. Đó là hành động mang tính từ thiện,<br />
thay vì đưa cho một người nghèo đói con cá<br />
để ăn, thì họ lại cho người này cái cần câu<br />
cá. Điều này chứa đựng ẩn ý là nếu người<br />
nghèo đói có được con cá, họ có thể no trước<br />
mắt, nhưng sau khi ăn hết cá, họ lại trở về<br />
tình trạng đói như trước. Còn với cái cần câu,<br />
cũng tức là họ có được một công cụ để tự tìm<br />
kiếm nhiều cá hơn, để tạo ra nguồn sống no<br />
đủ lâu dài, không chỉ cho bản thân mà cho cả<br />
gia đình…<br />
<br />
Vậy, cơ sở để bàn tới một trong những<br />
giải pháp hữu hiệu nhằm thiết thực góp phần<br />
xóa đói, giảm nghèo bền vững cũng chính là<br />
việc đi tìm câu trả lời cụ thể, chính xác cho<br />
một câu hỏi tương tự như: Làm thế nào để<br />
giúp người nghèo có thể sở hữu những “chiếc<br />
cần câu cá”?<br />
Người viết muốn dùng biểu tượng được<br />
lưu truyền trong dân gian “chiếc cần câu cá”<br />
như trên để hình tượng hóa công cụ lao động,<br />
công cụ sản xuất giản đơn mà người nghèo<br />
cần có, để có thể thoát nghèo bằng chính sức<br />
lao động của bản thân. Tuy nhiên trong thực<br />
tế, nhu cầu cuộc sống con người không chỉ<br />
đơn giản và luôn đơn giản như vậy! Giả sử<br />
ngư dân này cần có nhiều cần câu hơn, hoặc<br />
có những tấm lưới và thậm chí có thêm chiếc<br />
thuyền để đánh bắt được nhiều hải sản hơn,<br />
để họ có thể tự tin nói lời từ biệt với sự nghèo<br />
khó của bản thân, gia đình và thậm chí đóng<br />
góp một phần cho cộng đồng xã hội. Song<br />
năng lực tài chính của bản thân lại rất hạn hẹp,<br />
do vậy họ không thể tự đáp ứng được những<br />
điều mình mong muốn.<br />
Để giải quyết khó khăn này họ có thể tìm<br />
đến, để giao dịch với một ngân hàng thương<br />
mại được không? Về nguyên lý chung thì có,<br />
nhưng không chắc nhu cầu của họ sẽ được đáp<br />
ứng tại đây, bởi vì còn có quá nhiều điều kiện<br />
và lý do khác nhau mà họ, với tư cách người đi<br />
vay, không có khả năng đáp ứng được (nào là<br />
tư cách pháp nhân, uy tín, năng lực tài chính,<br />
nào là phương án đầu tư hiệu quả, khả năng<br />
hoàn trả,…). Những “rào cản” này không phải<br />
ai trong số họ cũng dễ dàng vượt qua.Vậy là<br />
để có thể tồn tại họ cần phải tìm phương án<br />
giải quyết khác. Một trong những cách khá<br />
phổ biến là có thể thông qua quan hệ với một<br />
hoạt động tài chính vi mô “ngầm”- đó là hoạt<br />
động cho vay nặng lãi (hay tín dụng “đen”)<br />
57<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
chẳng hạn. Thực ra trong nhiều tình huống,<br />
những người nghèo biết rằng mình hành động<br />
như vậy rất mạo hiểm, nhưng cũng đành liều<br />
vì trước mắt họ chưa tìm ra con đường nào<br />
khác khả dĩ hơn!<br />
Có thể nói rằng, các hoạt động tài chính vi<br />
mô sơ khai đã hình thành và tồn tại ngay từ khi<br />
nền kinh tế hàng hóa –tiền tệ xuất hiện, dựa<br />
trên nguyên lý chung: nguyên lý Cung - Cầu.<br />
Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày, nếu các<br />
nhu cầu tài chính cá nhân vượt quá khả năng<br />
tự đáp ứng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp<br />
tới sự tồn tại và phát triển của cá thể đó. Tuy<br />
nhiên cũng không quá lo lắng điều này, bởi<br />
lẽ chúng ta đang sống trong một cộng đồng<br />
xã hội, cũng có nghĩa là trong lúc người này<br />
đang trong tình trạng tạm thời “thiếu” thì lại<br />
có người khác đang tạm thời “thừa”. Vấn đề<br />
chỉ là ở chỗ, làm thế nào để tạo ra được cơ chế<br />
tài chính thích hợp trong quá trình giải quyết<br />
mâu thuẫn, sao cho “cầu” có thể gặp “cung”<br />
một cách thích hợp và hiệu quả nhất mà thôi.<br />
Ở giai đoạn sơ khai những hoạt động tài<br />
chính này có quy mô nhỏ, rất gần gũi với đời<br />
sống hàng ngày của các chủ thể trong cộng<br />
đồng xã hội, kể cả về lý do xuất hiện cũng<br />
như biện pháp xử lý chúng. Tuy nhiên, một<br />
đặc điểm phổ biến là các mô hình tổ chức để<br />
đáp ứng nhu cầu tài chính này, trong thời kỳ<br />
sơ khai còn mang tính tự phát, với cơ chế hoạt<br />
động và khả năng quản lý đơn giản, kém hiệu<br />
quả, nguồn tài chính hạn hẹp, cơ sở pháp lý<br />
chưa rõ ràng,…nên khó có khả năng tồn tại và<br />
phát triển bền lâu.<br />
Trên phương diện lý thuyết, tồn tại một<br />
số quan điểm cho rằng TCVM cũng chỉ mới<br />
được biết đến với quan niệm chính thống lần<br />
đầu tiên vào thập niên 70, gắn với sự kiện một<br />
nhà kinh doanh tài chính - Ông Muhammad<br />
Yunus đã đứng ra thành lập ngân hàng<br />
<br />
Grameen, tại một thị trấn nhỏ vùng ngoại ô<br />
Bangladesh. Sẽ không phải là sự kiện mang<br />
dấu ấn quan trọng, gắn với sự xuất hiện quan<br />
niệm về tài chính vi mô, nếu như ngân hàng<br />
của ông Muhammad, cũng như muôn vàn<br />
ngân hàng thương mại thời đó, chỉ quan tâm<br />
tới mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, chứ không<br />
quan tâm đặc biệt tới việc cung cấp những<br />
dịch vụ tài chính vì mục tiêu xã hội, nhằm hỗ<br />
trợ giúp đỡ đối tượng người nghèo trong cộng<br />
đồng xã hội.<br />
Đánh giá cao tính nhân văn, xã hội trong<br />
hoạt động kinh doanh ngân hàng; đồng thời<br />
với mong muốn mở rộng hoạt động tài chính<br />
này trên phạm vi toàn thế giới, năm 2006 Ủy<br />
ban Nobel đã trao cho Grameen Bank và nhà<br />
sáng lập Muhammad Yunus giải thưởng Nobel<br />
Hòa bình “Vì những nỗ lực của họ trong việc<br />
tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội”. Tiếp<br />
theo, các mô hình tổ chức tài chính vi mô<br />
tương tự cũng xuất hiện ngày càng nhiều tại<br />
các quốc gia trên thế giới như : mô hình SHG<br />
(The self – help group) tại Ấn Độ hoặc BRI<br />
(Bank Rakyat Indonesia) tại Indonesia,…<br />
Cũng từ đây, hoạt động TCVM có tổ chức tạo<br />
được điểm nhấn hết sức quan trọng, thu hút<br />
ngày càng nhiều sự quan tâm tham gia đông<br />
đảo, rộng khắp trên toàn cầu, tạo cơ sở cho<br />
niềm tin vào khả năng đẩy lùi đói nghèo trên<br />
thế giới một cách bền vững.<br />
Thực tiễn cho thấy TCVM được đánh giá<br />
như một công cụ tác động mạnh mẽ, có hiệu<br />
quả tới tình trạng đói nghèo ở nhiều quốc gia<br />
trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Thông<br />
qua hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính ngân<br />
hàng, các tổ chức TCVM đã giúp cho người<br />
nghèo, người có thu nhập thấp vượt qua khó<br />
khăn, cải thiện điều kiện cuộc sống của mình.<br />
Vào thời điểm năm 2011, qua theo dõi<br />
và nghiên cứu thực tế của mình về hoạt động<br />
58<br />
<br />