VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 46-48; 132<br />
<br />
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC, VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI<br />
QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH<br />
Nguyễn Thị Hải Thanh - Sở GD-ĐT Bắc Giang<br />
Ngày nhận bài: 28/11/2017; ngày sửa chữa: 06/12/2017; ngày duyệt đăng: 07/12/2017.<br />
Abstract: Pre-literacy is an important phase of developing language of children at kindergarten.<br />
There are many forms of activity through which children learn to read and write, and one of the<br />
most effective activities is to experience with books. This article presents the benefits and<br />
possibilities of developing pre-literacy skills for children and proposes some forms of organizing<br />
children aged five to six to experience with books to develop the pre-literacy.<br />
Keywords: Pre-literacy, experiential activities, book.<br />
1. Mở đầu<br />
Khả năng đọc, viết là một yếu tố quan trọng trong<br />
năng lực của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà<br />
trường, đó là cơ sở quan trọng để học sinh lĩnh hội tri<br />
thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống.<br />
Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viết<br />
nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc, viết<br />
cho trẻ. Công việc này được tiến hành trong suốt giai<br />
đoạn lứa tuổi mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5 - 6 tuổi,<br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.<br />
Tuy nhiên, hiện nay rất ít trường mầm non quan tâm<br />
đến phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ; giáo viên<br />
chủ yếu phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ và dạy trẻ mẫu<br />
giáo phát âm, nhận biết các chữ cái một cách đơn lẻ, tập<br />
tô 29 chữ cái. Do đó, các trường mầm non cần tổ chức<br />
các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải<br />
nghiệm của trẻ với chữ viết, nhằm phát huy tính tích cực<br />
ở trẻ, phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ nói riêng<br />
và các phẩm chất, năng lực khác của trẻ nói chung.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5 - 6 tuổi<br />
2.1.1. Khả năng tiền đọc, viết<br />
Nhà giáo dục Marie Clay, người New Zealand đã đưa<br />
ra khái niệm tiền đọc, viết để mô tả hành vi của trẻ khi<br />
chúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc, viết để bắt<br />
chước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sự<br />
không thể đọc, viết theo cách thông thường. Tiền đọc<br />
- viết không phải là một số kĩ năng cô lập mà là một tập<br />
hợp các kĩ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như<br />
là một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc, viết [1].<br />
Khả năng tiền đọc, viết được coi như là sự cố gắng,<br />
nỗ lực đầu tiên của trẻ trong việc học đọc, học viết. Có<br />
thể chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, những bài tô, viết<br />
chữ theo mẫu, sao chép chữ, tên, những bài đọc “vẹt”<br />
một cuốn sách nào đó… nhưng chúng mang ý nghĩa đặc<br />
<br />
46<br />
<br />
biệt với trẻ nhỏ. Đây là hành động mà trẻ đã biết sử dụng<br />
chữ viết để truyền tải thông tin của bản thân mặc dù chưa<br />
chính xác.<br />
Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng khả năng tiền<br />
đọc, viết là khả năng khởi đầu cho việc đọc, viết trước<br />
khi trẻ có thể đọc và viết một cách thực thụ. Nó được coi<br />
như là sự cố gắng nỗ lực đầu tiên của đứa trẻ trong việc<br />
thực hiện những hành vi đọc, viết. Khả năng đọc, viết là<br />
nền tảng quan trọng cho sự phát triển các năng lực học<br />
tập của trẻ sau này, giúp trẻ có nhiều thuận lợi hơn trong<br />
lĩnh hội các kiến thức. Do đó, nhà giáo dục cần chuẩn bị<br />
khả năng tiền đọc, viết cho trẻ bằng con đường cung cấp,<br />
rèn luyện, tạo môi trường thuận lợi giúp trẻ phát triển<br />
những khả năng đầu tiên của việc học đọc, viết, nuôi<br />
dưỡng tình yêu tiếng Việt cho trẻ, mang lại cho trẻ sự<br />
hứng thú, ham thích học tập.<br />
Như vậy, khả năng tiền đọc, viết của trẻ là một quá<br />
trình trẻ xây dựng các khái niệm, chức năng của các biểu<br />
tượng, kí hiệu thông qua hoạt động thực hành, trải<br />
nghiệm và tiếp xúc với môi trường xung quanh, môi<br />
trường xã hội, sự tương tác với người lớn với các ấn<br />
phẩm như sách, báo, tạp chí… Từ đó trẻ có thể đọc vẹt,<br />
có thể sử dụng chữ viết, kí hiệu, tranh ảnh diễn đạt ý<br />
nghĩa điều trẻ mong muốn.<br />
2.1.2. Biểu hiện khả năng tiền đọc, viết ở trẻ 5-6 tuổi<br />
Ở thời kì mẫu giáo lớn, khả năng tiền đọc, viết của<br />
trẻ phát triển mạnh. Trẻ nhận biết được các mẫu âm<br />
thanh và các âm riêng biệt trong từ như khi chơi trò chơi<br />
trẻ nhận thức được sự lặp lại âm đầu và vần, trẻ có thể<br />
đáp lại những yêu cầu nối vần và lặp lại âm đầu. Ví dụ<br />
âm kiểu như “pha, ma, pan, ta, tan…” [2]. Trẻ cũng có<br />
thể thể hiện hiểu biết của mình về các chữ cái, phân biệt<br />
được sự giống và khác nhau của chữ cái. Chúng còn có<br />
thể sáng tạo ra những mẩu chuyện bằng cách tường<br />
thuật lại những sự kiện trong ngày hoặc theo hình ảnh<br />
của một vài bức tranh mà chúng nhìn thấy. Chúng đặt<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 46-48; 132<br />
<br />
tên cho mẩu chuyện đó và một lúc nào đó những cuốn<br />
sách của chúng tự làm hoặc làm cùng cô sẽ được chúng<br />
đọc (giả vờ đọc).<br />
Khả năng tiền đọc, viết ở trẻ cũng liên quan đến sách,<br />
những khái niệm về sách (trang bìa, tên sách, cách giở<br />
sách,…). Mặc dù trẻ chưa thực sự biết đọc, viết nhưng<br />
chúng đã hiểu về quá trình đọc sách, ý nghĩa của chữ viết.<br />
Trong quá trình cùng đọc sách với người lớn, phản ứng<br />
thông thường của trẻ được thể hiện qua nhiều hành động,<br />
cử chỉ: nhận xét tranh minh hoạ, tự đọc bằng ngôn ngữ<br />
của mình ở đoạn tiếp theo…<br />
Trẻ biết được mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, trẻ<br />
nhận biết chữ viết (bằng cách nhìn vào dưới hình ảnh mà<br />
chúng đã biết sau đó quan sát đến chữ minh họa phía<br />
dưới). Trẻ thích thú khi được hành động như người lớn,<br />
trẻ thấy người lớn viết và bắt chước theo, đầu tiên chỉ là<br />
những nét nguệch ngoạc dần dần nét chữ trở nên hoàn<br />
chỉnh, chính xác hơn nhờ sự luyện tập của bản thân và sự<br />
hướng dẫn của người lớn. Trẻ từ chỗ bắt chước một cách<br />
không có ý thức hành động của người lớn tới việc sáng<br />
tạo. Chúng có thể vẽ phác, ghép chữ, sao chép thậm chí<br />
là sáng tác ra những chữ cái riêng của trẻ. Ngoài ra trẻ<br />
còn có khả năng đọc lại những thông tin tự mình viết ra<br />
hoặc của người khác. Trẻ nhận biết được cấu tạo của<br />
cuốn sách, tạp chí, biết quy tắc đọc thông thường.<br />
Có nhiều con đường phát triển khả năng tiền đọc, viết<br />
cho trẻ, trong đó cho trẻ trải nghiệm với sách cũng là một<br />
con đường có hiệu quả và khơi gợi được thêm niềm đam<br />
mê với sách, hứng thú đọc ngay từ nhỏ cho trẻ.<br />
2.2. Sách với sự phát triển khả năng tiền đọc, viết cho<br />
trẻ 5-6 tuổi<br />
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đọc sách cùng trẻ sẽ cung<br />
cấp một trong những cơ hội tốt để tiến hành hội thoại,<br />
qua đó giúp trẻ xây dựng, phát triển ngôn ngữ nói, đặc<br />
biệt là khi trẻ tham gia vào việc trả lời câu hỏi và cùng<br />
thảo luận về nội dung cuốn sách. Sách có ngôn ngữ riêng<br />
của nó. Sách không chỉ là những giao tiếp bằng miệng<br />
được viết ra dưới dạng chữ viết mà nó bao gồm cả những<br />
lời miêu tả, những câu hoàn chỉnh sơ đẳng, có nhịp điệu,<br />
những lời đối thoại và nhiều đặc điểm khác. Khi trẻ tiếp<br />
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sách, được nghe cô đọc,<br />
trẻ lắng nghe và hiểu được âm giọng đọc đặc biệt, phong<br />
cách đọc riêng, trẻ sẽ nhận ra các hình ảnh minh họa<br />
trong sách phản ánh lại những gì trong sách viết. Điều<br />
này giúp trẻ đoán biết một cách có giáo dục cả ý nghĩa<br />
và các từ chữ in ngay gần kề bức tranh minh họa. Những<br />
thời gian trẻ được hoạt động với sách có ảnh hưởng lớn<br />
đến tương lai của trẻ với sách. Việc tiếp xúc với sách giúp<br />
cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, hình thành một số<br />
kiến thức kĩ năng cần thiết cho việc học tập. Đương nhiên,<br />
<br />
47<br />
<br />
đọc sách vừa có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn<br />
ngữ, khả năng liên tưởng, khả năng biểu đạt cảm xúc…<br />
vừa còn có thể bồi dưỡng và vun đắp tâm hồn cho trẻ.<br />
Trẻ thấy được sự lặp lại và khác lạ trong hình minh<br />
họa và lời, chính điều này giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của<br />
việc đọc, chữ viết như:<br />
- Trẻ hiểu được đặc trưng cơ bản của sách và ấn phẩm,<br />
nhận biết phần mở đầu, phần kết thúc, trang trước và trang<br />
sau, trình tự đọc từ trái qua phải từ trên xuống dưới;<br />
- Nhận biết ý nghĩa của chữ viết;<br />
- Nhận biết mối liên quan giữa lời nói và chữ viết;<br />
- Biết sự khác biệt giữa từ được viết trong sách (ngôn ngữ<br />
nói) và từ khi nói (ngôn ngữ viết);<br />
- Thay đổi suy nghĩ “Việc đọc sách là đọc tranh”.<br />
Không còn dựa vào tranh để đọc sách mà cố gắng hiểu ý<br />
nghĩa của chữ viết; - Trẻ dần được làm quen với một số<br />
hoạt động trong trường học (hoạt động học tập, nội quy,<br />
thói quen đọc, viết…).<br />
2.3. Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải<br />
nghiệm với sách<br />
2.3.1. Trẻ trải nghiệm "đọc" sách cùng cô<br />
Mục đích của hình thức này giúp trẻ làm quen với<br />
cách sử dụng sách như: cầm sách và giở sách; cách "đọc"<br />
từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, lật giở trang tiếp theo<br />
đã "đọc'... Thông qua đó hướng sự chăm chú quan sát<br />
hướng đọc sách và hiểu nội dung được trình bày trong<br />
sách (tranh vẽ và lời đọc của cô). Giáo viên khuyến khích<br />
trẻ tìm các chữ cái đã học trong các từ có nghĩa qua sách<br />
truyện. Giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ, yêu quý sách, biết<br />
cất sách gọn gàng, ngăn nắp sau khi đọc.<br />
Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần cung cấp<br />
cho trẻ các loại sách khác nhau và cho trẻ được tiếp xúc<br />
thường xuyên với sách: xem sách tranh; nói về sự<br />
vật/hiện tượng trong tranh của quyển sách đó. Dành thời<br />
gian và tạo các nhóm nhỏ hoặc cá nhân để trẻ lắng nghe<br />
cô đọc truyện. Cô vừa đọc truyện vừa lần chỉ các dòng<br />
chữ để trẻ nghe nội dung kết hợp với tranh minh họa,<br />
quan sát hướng đọc và hình các chữ. Trong khi đọc, giáo<br />
viên hướng dẫn trẻ về cách thức lật giở cuốn sách; giữ<br />
gìn sách sau khi sử dụng; cho trẻ xem tranh và hình thù<br />
các chữ in trong sách; đoán nội dung qua hình vẽ; chỉ cho<br />
trẻ biết mở đầu và kết thúc cuốn sách; đọc từ trái qua<br />
phải, từ trên xuống dưới, hết trang lật giở sang trang<br />
tiếp,... Trẻ có thể cùng nhau “đọc” cuốn sách, chia sẻ về<br />
nội dung sách qua tranh.<br />
Để tạo sự hứng thú với hoạt động này, giáo viên nên<br />
thường xuyên thay đổi sách, truyện theo chủ điểm để tạo<br />
hứng thú của trẻ vào góc sách/góc thư viện.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 46-48; 132<br />
<br />
2.3.2. Cô và trẻ cùng làm sách<br />
Đôi khi sách hiện có chưa thỏa mãn nhu cầu của cô<br />
và trẻ vào một thời điểm nào đó hoặc có lúc muốn giúp<br />
trẻ làm quen với những kĩ năng tạo ra một cuốn sách. Khi<br />
đó giáo viên có thể tổ chức cho trẻ làm sách, cùng làm<br />
sách với trẻ. Những cuốn sách do trẻ hoặc giáo viên làm<br />
có rất nhiều giá trị, nó kích thích hứng thú trong việc sưu<br />
tầm sách ở lớp học, giúp trẻ thấy được mối liên hệ giữa<br />
ngôn ngữ nói và viết. Cuốn sách được hoàn thiện đều dựa<br />
trên ý thích và niềm tin của trẻ, kích thích sự tự bộc lộ<br />
khả năng, tính sáng tạo, sự nhận thức về giá trị bản thân<br />
và cá nhân hóa việc đọc. Trẻ sẽ rất hứng thú nếu như<br />
cuốn sách của mình được trưng bày trên giá sách.<br />
Giáo viên cần có sự chuẩn bị và giúp đỡ trẻ làm sách<br />
trong các hoạt động vui chơi, khuyến khích trẻ thể hiện nội<br />
dung viết phù hợp với trình độ, khả năng của trẻ bằng cách<br />
viết nghuệch ngoạc, sử dụng đường nét, kí hiệu. Trong quá<br />
trình hoạt động cùng trẻ, giáo viên nên chú ý tới tính vừa<br />
sức nhưng cũng cần kết hợp với việc đặt nhiều câu hỏi<br />
như: Câu hỏi kiểm tra trí nhớ, câu hỏi logic và đặc biệt là<br />
câu hỏi mang tính thử sức để trẻ phán đoán trả lời.<br />
2.3.3. Trẻ hoạt động với sách vải dính<br />
Một cuốn sách có thể không có chữ nhưng vẫn giúp<br />
bé hiểu được nhiều điều, giúp con nhận biết màu sắc, sự<br />
vật,... đồng thời có thể tư duy khi "chơi" với sách và rèn<br />
luyện sự khéo léo. Sách không làm từ giấy mà là từ... vải<br />
dạ sẽ mang đến cho bé trải nghiệm mới, là một loại sách<br />
như vậy. Những hoạt động của trẻ trên cuốn sách vải dính<br />
là những hoạt động có giá trị. Trên thực tế, trẻ rất chăm<br />
chú lắng nghe diễn biến câu chuyện và mong ngóng<br />
những hình ảnh tiếp theo. Những nhân vật, hình ảnh<br />
minh họa cắt rời được trẻ kể chuyện bằng cách di chuyển<br />
những hình ảnh trên trang sách vải. Các bộ tranh rời này<br />
giúp trẻ cải thiện kĩ năng nghe, tăng vốn từ vựng và phát<br />
triển các khái niệm. Loại sách này hoặc có sẵn hoặc giáo<br />
viên có thể thiết kế, cùng trẻ thiết kế.<br />
Giáo viên và trẻ có thể làm những nhân vật, con giống<br />
cắt rời cho vào hộp bên cạnh những cuốn sách vải, các<br />
nhân vật cần phải đủ cho câu chuyện. Thường xuyên<br />
kiểm tra học liệu xem có đủ không, đọc truyện trước và<br />
kiểm tra từng miếng hình theo trình tự câu chuyện, cho<br />
trẻ được thực hiện việc “đọc”, kể chuyện theo ý thích,<br />
trình tự câu chuyện mà trẻ sáng tạo. Đôi khi chúng ta có<br />
thể giới thiệu một cuốn sách nào đó cho trẻ như một hoạt<br />
động kể chuyện trên sách vải dính, trước khi cuốn sách<br />
đó đến với trẻ.<br />
2.3.4. Trải nghiệm với sách khổ lớn<br />
Cách tiếp cận sách khổ lớn là phương pháp hướng<br />
dẫn đọc, viết có hiệu quả tích cực đối với trẻ, giúp trẻ<br />
<br />
48<br />
<br />
hiểu khái niệm về sách, biết phương pháp đọc sách, mối<br />
quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cấu trúc của<br />
truyện… Vì là sách cỡ lớn nên tất cả trẻ trong lớp có thể<br />
nhìn tranh và chữ trong sách cùng nhau.<br />
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với sách khổ lớn, giai<br />
đoạn đầu giáo viên đọc cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ<br />
đọc theo ở phần có nội dung được lặp đi lặp lại nhằm<br />
tạo hứng thú đọc sách cho trẻ. Giai đoạn tiếp theo cho<br />
trẻ khám phá về sách, hướng sự chú ý của trẻ đến chữ<br />
viết trong sách và tham gia đọc một cách tích cực.<br />
Thông qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức về chữ viết tự nhiên<br />
và dễ nhớ. Hoạt động này làm tăng hứng thú của trẻ với<br />
sách và sự tự tin vào bản thân trẻ.<br />
Thời gian cho trẻ hoạt động với sách khổ lớn có thể<br />
kéo dài trong 1 tuần được tích hợp trong chế độ sinh hoạt<br />
của trẻ. Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:<br />
Bước 1. Làm quen: - Cho trẻ tìm hiểu sách: cho trẻ<br />
quan sát bên ngoài bài sách (trang bìa đầu và trang cuối);<br />
- Giới thiệu về bìa sách (tranh, tên tác giả, tên sách);<br />
- Giới thiệu một số trang bên trong; - Cho trẻ dự đoán nội<br />
dung sách; - Đọc sách cho trẻ nghe (cô vừa chỉ chữ vừa<br />
đọc to cho trẻ nghe).<br />
Bước 2. Hoạt động đọc sách: - Giáo viên đọc lại cuốn<br />
sách cho trẻ nghe. Trong quá trình đọc khuyến khích trẻ<br />
đọc cùng mục đích cung cấp kinh nghiệm đọc sách cho<br />
trẻ; - Cho trẻ đọc sách theo nhóm nhỏ tại góc thư viện<br />
trong các giờ hoạt động vui chơi; - Cho trẻ vẽ lại tình<br />
huống hay nhân vật trẻ thích nhất trong sách và cả lớp<br />
đóng lại thành một cuốn sách;<br />
Bước 3. Trẻ nêu cảm nhận về cuốn sách và những<br />
việc trẻ làm được sau khi đọc sách đó.<br />
2.3.5. Tổ chức ngày hội sách<br />
Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm với<br />
sách ở trên. Trường mầm non cũng cần tổ chức Ngày hội<br />
sách dưới dạng triển lãm, trưng bày sách báo, tuyên<br />
truyền giới thiệu sách dành cho trẻ, vẽ tranh theo sách...<br />
Ngày hội sách là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng<br />
định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong việc<br />
hình thành thói quen đọc sách cho trẻ, góp phần hình<br />
thành văn hóa đọc.<br />
Giáo viên tổ chức ngày hội sách, đọc sách cho trẻ<br />
với các hình thức trò chơi như: Rung chuông vàng<br />
(cho trẻ nhìn hình đoán tên cuốn sách mà trẻ đã được<br />
làm quen), góc nghệ thuật (làm sách), góc đọc sách<br />
cùng con (phụ huynh tham gia đọc sách cho trẻ nghe,<br />
thi đua đọc diễn cảm, nói về nội dung cuốn sách), góc<br />
trò chơi và góc đọc tự do (trẻ tham gia đọc sách<br />
mình thích)....<br />
(Xem tiếp trang 132)<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 130-132<br />
<br />
người có phẩm chất năng lực và đạo đức vẹn toàn, có kiến thức<br />
và kĩ năng chuyên sâu về chuyên môn, có khả năng hợp tác với<br />
đồng nghiệp… và là một nhân cách thân thiện [3].<br />
- Đổi mới về chính sách quản lí nhân lực GD: Xây dựng<br />
khung năng lực nghề để làm cơ sở cho công tác tuyển chọn và<br />
sử dụng GV; đào tạo và bồi dưỡng GV theo năng lực nghề. Cơ<br />
chế tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề và<br />
cơ chế thải hồi đối với những GV không có khả năng đáp ứng<br />
năng lực nghề. Cơ chế bổ nhiệm, tái bổ nhiệm đối với CBQL<br />
các cấp và miễn nhiệm đối với những CBQL không có đủ<br />
phẩm chất và năng lực nghề, năng lực quản lí,…<br />
3. Kết luận<br />
Từ cách tiếp cận mới về khái niệm “chất lượng<br />
GDMN”, chúng tôi đã khảo sát chất lượng GDMN Việt<br />
Nam hiện nay về một số khía cạnh, đó là chương trình và<br />
việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN, kết quả GD<br />
trẻ trong gần 10 năm thực hiện chương trình đến nay,<br />
chất lượng đào tạo GVMN và các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng GDMN. Từ đó, đề xuất một số giải pháp về<br />
công tác quản lí thực hiện chương trình GDMN, xây<br />
dựng đội ngũ GV và CBQL, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao<br />
trình độ chuyên môn, trình độ quản lí cho GV và CBQL,<br />
xây dựng cơ sở vật chất thích hợp cho GDMN, nâng cao<br />
chất lượng đào tạo GV ở các trường sư phạm MN và đổi<br />
mới về chính sách quản lí nhân lực GD nhằm góp phần<br />
nâng cao chất lượng GDMN Việt Nam.<br />
Cần có những cuộc hội thảo về khái niệm “chất lượng<br />
GDMN“, xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng<br />
GDMN Việt Nam. Ngoài ra, cần có các công trình<br />
nghiên cứu sâu và rộng về thực trạng GDMN, đề xuất<br />
các giải pháp hoàn thiện hơn cho việc nâng cao chất<br />
lượng GDMN Việt Nam.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (1999). Chiến lược giáo dục mầm non<br />
từ năm 1998 đến năm 2020. NXB Giáo dục.<br />
[2] Bộ GD-ĐT. Báo cáo Hội nghị tổng kết 10 năm phát<br />
triển giáo dục mầm non ngày 22/4/2016.<br />
[3] Trần Bá Hoành (1995). Đánh giá trong giáo dục.<br />
NXB Giáo dục.<br />
[4] Đặng Hồng Phương (2012). Đôi điều suy nghĩ về<br />
giáo dục mầm non thời kì hội nhập quốc tế. Kỉ yếu<br />
Hội thảo: Mô hình nhân cách giáo viên mầm non<br />
thời kỳ hội nhập quốc tế - Khoa Giáo dục mầm non,<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; tr 103-105.<br />
[5] Bộ GD-ĐT (2015). Chương trình giáo dục mầm<br />
non. NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[6] Đinh Thị Kim Thoa (2008). Đánh giá trong giáo dục<br />
mầm non. NXB Giáo dục.<br />
[7] Lê Xuân Hồng - Trần Quốc Minh - Hồ Lai Châu Hoàng Mai - Lê Thị Khang (2001). Cẩm nang dành<br />
cho giáo viên trường mầm non. NXB Giáo dục.<br />
<br />
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT…<br />
(Tiếp theo trang 48)<br />
Ở mỗi khu vực đều được trang trí, thiết kế đẹp mắt<br />
và đều được trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ các<br />
hoạt động của ngày hội. Việc khuyến khích phụ huynh<br />
tham gia cùng con trong các hoạt động đã làm tăng<br />
thêm sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường, góp phần<br />
duy trì hoạt động bền vững của thư viện sách trong nhà<br />
trường. Giáo viên tuyên truyền hình thức hoạt động này<br />
tới cha mẹ trẻ, vận động cha mẹ trẻ cùng phối hợp trong<br />
hoạt động này thì sẽ nâng cao hiệu quả.<br />
3. Kết luận<br />
Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm với<br />
sách nhằm phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6<br />
tuổi. Giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình thức tổ<br />
chức sao cho phù hợp và hiệu quả. Các hình thức tổ chức<br />
trên chỉ là những gợi ý để giáo viên tổ chức có hiệu quả<br />
nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng mục tiêu giáo<br />
dục. Giáo viên cần khuyến khích những điều trẻ quan<br />
tâm, bởi vì không phải mọi đứa trẻ đến trường đều yêu<br />
thích sách. Các hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải<br />
nghiệm với sách như trình bày ở trên sẽ giúp các em hứng<br />
thú với việc đọc, tạo cảm nhận tích cực về sách, trẻ thu<br />
nhận kiến thức về đọc, viết một cách tự nhiên,...<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đinh Hồng Thái (2015). Giáo trình phát triển ngôn<br />
ngữ trẻ em tuổi mầm non. NXB Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội.<br />
[2] Phan Lan Anh (2010). Trò chơi với sự phát triển khả<br />
năng tiền đọc, viết của trẻ mầm non. Tạp chí Giáo<br />
dục, số 230, tr 30-31.<br />
[3] Nguyễn Thanh Hùng (2011). Kĩ năng đọc hiểu văn<br />
bản. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Trần Mạnh Hưởng (2008). Cần quan tâm dạy trẻ<br />
mẫu giáo những gì để học tốt môn tiếng Việt ở<br />
lớp 1. Tạp chí Giáo dục Mầm non số 4-2008.<br />
[5] Otto Beverly (2009). Phát triển khả năng đọc, viết<br />
tuổi mầm non. NXB Pearson, Hoa Kì.<br />
[6] Jenne M. Machado (2006). Những kinh nghiệm của<br />
trẻ mầm non trong nghệ thuật ngôn ngữ. NXB<br />
Delmar, Thomson I.<br />
[7] Đinh Hồng Thái (2011). Giáo trình phát triển ngôn<br />
ngữ tuổi mầm non. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[8] Đinh Hồng Thái (2014). Giáo trình phát triển khả<br />
năng tiền đọc, viết tuổi mầm non theo hướng tích<br />
hợp. NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
<br />
132<br />
<br />