intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phải làm gì khi hay bị viêm xoang

Chia sẻ: Phamtuan Khanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

1.441
lượt xem
804
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình thường chúng ta ai cũng phải thở để duy trì sự sống. Chức năng hô hấp tự nhiên đến độ không ai còn để ý tới nó nữa, coi đó như một việc đương nhiên, chỉ khi nào có gì trục trặc, người ta mới chú ý tới đường hô hấp. Xoang là những khoảng trống của xương sọ sắp xếp xung quanh hốc mũi, có chức năng và tác dụng như những cơ quan điều hòa chất lượng không khí trước khi đưa vào phổi. Mời các bạn tham khảo tài liệu để tìm hiểu những điều cần phải làm khi hay bị viêm xoang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phải làm gì khi hay bị viêm xoang

  1. Phải làm gì khi hay bị viêm xoang? Tác giả: BS. NGUYỄN LÂN ÐÍNH Xoang có chức năng gì? Bình thường chúng ta ai cũng phải thở để duy trì sự sống. Chức năng hô hấp tự nhiên đến độ không ai còn để ý tới nó nữa, coi đó như một việc đương nhiên, chỉ khi nào có gì trục trặc (chẳng hạn như khó thở), người ta mới chú ý tới đường hô hấp. Xoang là những khoảng trống của xương sọ sắp xếp xung quanh hốc mũi, có chức năng và tác dụng như những cơ quan điều hòa chất lượng không khí trước khi đưa vào phổi (thông qua các phế quản). Ngoài công dụng là những khoảng không làm cho xương sọ nhẹ bớt trong quá trình não phát triển mạnh ở tuổi thơ ấu, các xoang còn có nhiệm vụ làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí trước khi đưa vào phổi. Mặt trong xoang được lót bởi một lớp niêm mạc có những sợi nhung mao nhỏ li ti nhu động một chiều, hướng đều ra phía ngoài và những hạch tiết chất nhớt có vai trò cản giữ lấy những vi khuẩn, tống xuất chúng ra nước mũi và đẩy hẳn ra bên ngoài. Tại sao lại bị viêm xoang? Trong trường hợp ngõ ra của xoang vì một lý do nào đó, bị tắc nghẹt - thí dụ luồng nhu động của nhung mao bị tê liệt, có một dị vật gây chướng ngại, bị cảm, nghẹt mũi, hay có một dị ứng nguyên nào đó (phấn hoa, bụi nhà v.v...), một thứ thuốc gây mẫn cảm quá đáng (thuốc ngừa thai hay Aspirin chẳng hạn) làm sưng niêm mạc - lúc đó không khí bị "nhốt" trong xoang khiến áp suất trong xoang tăng lên, chất nhớt đọng lại và vi khuẩn sinh sôi nẩy nở. Tình trạng nhiễm trùng xoang xuất hiện một cách rõ rệt với các triệu chứng... "quen thuộc" như: - Nhức đầu ở vùng xoang trán, "giữa hai lông mày" vào ban ngày - trong tư thế đứng, hay ngồi. - Ho từng cơn vào ban đêm: vì khi ngả lưng và đầu xuống, sẽ làm nước, nhớt đằng sau mũi "nhỏ giọt" xuống phía sau họng kích thích gây ho - như một phản ứng để đẩy ra ngoài nước mũi nhiễm trùng khiến người bị viêm xoang khó ngủ và những người trong nhà, nhất là người nằm cùng giường cũng bị đánh thức. - Khi khạc nhổ hay hỉ mũi, thấy có từng cục đờm đặc màu vàng hay màu xanh.
  2. - Chụp hình X-quang xoang ở đầu thường thấy rõ vị trí xoang bị viêm: là nơi bị cản quang, trông "đục" hơn so với các xoang không bị viêm. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu đàm khạc ra, cho đi cấy vi trùng (tụ cầu vàng, liên cầu v.v...) và cho làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn nào đi kèm theo chứng viêm cũng như dùng loại kháng sinh nào hiệu quả nhất để chóng dứt bệnh. Cách xử lý tại nhà Dựa vào nguyên tắc chính là duy trì độ ẩm cho niêm mạc xoang, các bác sĩ Tai-Mũi- Họng (TMH) thường có lời khuyên khá cụ thể sau đây: 1. Hít hơi nước nóng nhằm "duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu" (theo lời khuyên của BS. Stanley N. Farb, Trưởng Khoa TMH tại các bệnh viện Montgomery và Thánh Tâm (Sacred Heart) ở Norriston, bang Pennsylvania). Có thể thực hiện điều này bằng một trong hai cách:  Ðứng dưới vòi sen nước ấm (đủ độ nóng ấm, tỏa hơi nước làm mờ gương trong phòng tắm là đạt yêu cầu) chừng 5 - 10 phút mỗi lần x 2 lần/ngày. Cách này đem lại hai lợi ích là vừa được tắm sạch người, vừa được hít hơi nước nóng làm thông xoang, thông mũi.  Ngồi trước một tô nước sôi tỏa hơi, xông hơi nước nóng, đầu phủ một chiếc khăn tắm, tạo ra như một chiếc "lều" để hơi nước nóng không thoát ra bên ngoài mà tập trung vào một khu vực nhỏ giữa mặt bàn, tô nước và lỗ mũi.  Kết hợp Ðông, Tây y bạn có thể mua một "bó lá xông" - trong đó thế nào cũng có lá bạc hà - về nấu để được hít cả tinh dầu của các loại lá cùng với hơi nước. Thay thế bó lá xông, có thể nhỏ vài giọt dầu gió xanh hoặc nâu có tinh dầu khuynh diệp hay bạc hà vào tô nước sôi - cũng có tác dụng tương tự. 2. Tăng độ ẩm không khí: Theo ý kiến của BS. Bruce Jalek, giảng viên về ngoại khoa Răng Hàm Mặt, Trường Y khoa, Trung tâm Khoa học Y tế, Ðại học Colorado, thì không khí trong nhà nên duy trì có một độ ẩm nhất định nhờ một máy tỏa "sương mù lạnh" (cold-mist machine), và phải làm sạch máy một tuần/lần để khử hết nấm mốc. (Không khí ở Việt Nam thường có độ ẩm cao, chỉ khô trong
  3. những phòng có máy điều hòa không khí chạy liên tục. Ðể không khí những nơi có "máy lạnh" không trở nên quá khô, chỉ cần đặt trong phòng một thau nước, thậm chí treo một cái khăn ướt là đủ làm ẩm không khí). 3. Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: BS. Jalek khuyên bệnh nhân viêm xoang nên rửa từng bên lỗ mũi một bằng nước muối sinh lý - nước muối 9/1000 có bán tại các cửa hàng thuốc hay tự pha với 1 muỗng cà phê muối và 2 tách nước ấm + một nhúm bicarbonat (baking soda) - theo cách sau: Rót nước muối pha vào một chén miệng đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Ðổi bên lỗ mũi và lập lại động tác này. 4. Hỉ mũi đúng cách: Người bị viêm xoang do cảm thấy nhớt tiết ra nên cứ khụt khịt (sniffle), để giúp nhớt dễ thoát ra khỏi xoang nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, như vậy sẽ dễ tống khứ các vi khuẩn ra ngoài hơn là hỉ cả hai bên cùng lúc, vì có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang, hóa ra phản tác dụng. (Nên dùng mùi-xoa hay giấy vệ sinh mềm dùng một lần rồi bỏ). 5. Dùng thuốc chống nghẹt mũi: (Có thể uống thuốc viên nén làm thông mũi (decongestant tablets), mua được không cần toa. Các bác sĩ khuyên chỉ nên dùng loại thuốc có đúng một tác dụng làm co mạch thôi (như pseudoephedrine (Actifed) chẳng hạn) và tránh dùng loại thuốc kháng histamin vì chúng làm khô các tiết dịch mũi khiến cho đã nghẹt mũi lại càng nghẹt hơn. (Có thể hỗ trợ dùng thuốc nhỏ mũi hay xịt mũi, nên dùng ít, không quá 2 lần/ngày vì lạm dụng dễ dẫn tới phản tác dụng: thoạt tiên sau khi nhỏ hay xịt, niêm mạc sẽ bớt sưng, dễ thở, song sau đó niêm mạc phản ứng lại, làm sưng và nghẹt thở nhiều hơn - tạo ra một vòng luẩn quẩn. 6. Ði bộ cho đỡ nặng đầu: Người ta giải thích là khi hoạt động cơ bắp, có thể bớt nghẹt mũi, nặng đầu là vì hoạt động thể chất phóng thích adrenalin có tác dụng làm co mạch khiến cho niêm mạc xoang đỡ
  4. phù nề. 7. Ngủ bị ho: Nên chêm gối để nâng đầu cao nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc dẫn lưu chất nhớt từ xoang và mũi ra, đỡ nhỏ giọt xuống gây kích thích cổ họng. 8. Ðau: Mát-xa và đắp nước nóng tại chỗ 2 bên sống mũi giữa hai lông mày, hay dùng hai ngón cái nhấn vào vùng đó trong 15 - 30 giây, lặp lại như vậy 5 - 10 lần... có tác dụng làm cho máu vùng xoang lưu thông, giảm đau. Có thể đắp khăn mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau, chỉ cần vài phút là thấy giảm đau ngay. 9. Ăn uống gì khi viêm xoang? Trước tiên hãy uống nhiều nước Khi bị viêm xoang, người ta khuyên nên uống nhiều nước trong ngày, nóng hay lạnh đều được, vì nước có tác dụng làm lỏng chất nhớt và làm cho dễ lưu thông trong phạm vi đường hô hấp trên, trong đó có các xoang. Các loại "trà" nóng sau đây cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm: cỏ cà-ri (fenugreek), thìa là (fennel), hồi (anise), cây xô thơm (sage). Về ăn, những thức ăn hay gia vị sau đây thường được khuyến khích sử dụng: - Tỏi: tỏi hàm chứa allicin tự nhiên, sẽ biến thành chất kháng sinh allicin - là một hợp chất sulfur vừa có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là với staphylocoque, thủ phạm chính trong viêm xoang, vừa làm lỏng, loãng chất nhớt mucus. (Trong biệt dược Exomuc có chất acétylcysteine cũng có tác dụng "làm lỏng, loãng nhớt" như vậy). - Củ cải trắng (horse radish) tươi, càng cay chừng nào xông lên mũi, càng tốt chừng nấy. Hợp chất sulfur trong củ cải cũng có tác dụng như allicin trong tỏi. (Trong sách của GS. Ðỗ Tất Lợi có đề cập củ cải là một vị thuốc y học cổ truyền "còn có tên là lai phục tử" và có nhắc một tác dụng của củ cải là "tiêu tích hóa đờm").
  5. - Cải dưa hay Cải canh (còn gọi là bạch giới tử) có chứa Glucosid, cũng là một hợp chất sulfur, có tên là Sinalbin và tác dụng dược lý dùng để chữa ho, đó cũng chính là nguyên liệu để ép dầu làm mù-tạt (moutarde). - Ớt cay: có hoạt chất capsaicin, càng cay càng dễ làm "chảy nước mắt nước mũi", chính nhờ vậy mà có tác dụng làm thông mũi (decongestant). Tóm lại: Khi bị viêm xoang, cách đối phó hợp lý nhất là làm tất cả những gì cần thiết để giúp các xoang trên xương mặt mau phục hồi lại đúng chức năng của mình là làm sạch không khí ở vùng hô hấp trên, trước khi được đưa vào phế quản và phổi. Từ làm tăng độ ẩm không khí, xông hơi nước nóng có tinh dầu, cho đến hỉ mũi, dùng đúng thuốc, đúng cách, đi đứng, ngủ, ăn uống hợp lý, kể cả kết hợp Ðông Tây y. Có như vậy mới mong vừa chữa được bệnh mau lành, vừa phòng ngừa cho bệnh khỏi tái phát và... đỡ phải tới khoa TMH thường xuyên! (Sức khoẻ- đời sống) Viêm xoang là một bệnh thường gặp, hay mắc đi mắc lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang sẽ giúp giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra. Các xoang mặt được thông với mũi qua lỗ thông xoang. Niêm mạc của xoang rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực không khí, áp lực O2 và CO2. Nguyên nhân Viêm xoang có thể do: - Tắc lỗ thông xoang: Do viêm mũi hoặc lỗ thông nhỏ, chất dịch thoát ra không kịp làm cho lỗ thông phù và càng nhỏ thêm. - Hệ thống lông chuyển ở mũi kém hoạt động. - Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2